Hạng C
25/11/11
655
826
93
vinhomecitys.com
Ngày 15 tháng 4 năm 1972
Sau một đêm thức trắng và lao động cật lực, tôi đã mệt vô cùng. Vậy là đời lính, tôi đã “nếm” đủ gian truân – gian lao – khổ hạnh - ác liệt. Cái chết đe doạ, cảnh sống, chiến đấu nơi chiến trường đang như thách, như hành hạ một thằng lính mới đầy tuổi quân như tôi.

Mệt – thèm ngủ – khát nước. Nhưng lại không thèm ăn. Anh nuôi đưa cơm lên, ngửi cơm, thức ăn đều khét nùi thuốc đạn. Và cơm ăn, cũng chỉ thấy ăn vị đắng của thuốc đạn. Vì lửa khỏi chiến trận đã “nhuộm toàn bộ thân thể tôi”. Bom đạn chiến đấu chưa giết được tôi nhưng đã nhiễu lên toàn bộ môi trường tôi đang sống.

Nhìn chung tôi uể oải nhai cơm. Anh Bóng nuôi quân chỉ lắc đầu. Anh Liễu bảo “Hãy cố mà ăn đi các em”. Ta phải xác định, ăn cũng là việc rất khó nên phải cố, như đã cố làm bao việc khác, phải ăn no mới có đủ sức mà trụ bám. Nếu không ăn được thì đứng nóigì đến quyết tâm giữ chốt nữa”.

Biết vậy, nhưng không thể cố được. Lúc này, việc ăn cực kỳ khó, chúng tôi phải nhăn nhó mà “nhét” cơm vào bụng. Cơm như bị cực hình trong bữa ăn. Anh Liễu, anh Soạn động viên mấy chúng tôi cũng chỉ ăn một cách chiếu lệ. Rồi kiếm cớ chuồn. Nhưng nước uống thì thêm uống nhiều, nên càng dễ mệt.

Trong trạng thái sức khoẻ mỏi mệt, nhưng khi nghĩ tới nhiệm vụ chốt giữ và vị trí của 1 thằng lính chiến đang có mặt giữa chiến trường, đã từng sinh tử nhiều phen với thằng địch, đã từng đùa bỡn với thần chết. Là thống lĩnh chỉ được phép tiến không thể lùi, chỉ được phép chiến thắng không được đầu hàng – chiến bại. Nghĩ tới điều đó, tôi thấy mình cần phải tỉnh táo – phải tỉnh táo – phải sống khắc phục khó khăn để chiến đấu. Phải chiến đấu để bảo vệ danh dự là thằng lính chiến. Không thể khác được.

Tôi ngồi cảnh giới giữa tan hoang xơ xác của trận địa. Nguỵ trang lên người bằng cách: đái vào đất bột, xoa lên đầu, lên người cho hợp màu đất trận địa. Điều khó nhất lúc này là chống buồn ngủ. Càng ngồi yên, không hoạt động càng dễ ngủ. Tưởng vẫn còn tỉnh mà đã ngủ từ khi nào mới nguy hiểm chứ.

Mọi khi, chúng tôi thường chống buồn ngủ bằng cách: thả kiến bọ nẹt vào người cho nó đốt, cái đau sẽ khiến ta giật bắn người lên, tỉnh hẳn ra. Nhưng bây giờ, cách ấy cũng vô hiệu, chỉ đau ngứa nhất thời mà không giảm được thèm ngủ. Vả lại bom đạn Mỹ đã huỷ diệt sự sống của con côn trùng. Kiếm làm sao được con kiến ở đây nữa. Thứ dễ kiếm ở đây chỉ có mảnh đạn và cát tút mà thôi.

Kình ! Kình ! Kình!
Pháo địch đề ra đầu nòng nghe rất xa. Nhưng tiếng rất xé vải đã đến.
Mặt đất rung chuyển, khói táp vào mũi, vào miệng đến ngạt thở, cuồn cuộn trong hầm. Trời đất bỗng tối sập nhu hù nút.

- Nó bắn pháo bầy vào mình rồi, rút hết vào hầm đi (vì rằng mọi ngày, khi địch bắn pháo, ném bom hoặc bắn rốc két vào hầm tránh vẫn phải dè chừng thằng Nam Triều Tiên. Biết đâu không chừng nó lấp ló, đôi khi ta rút vào hầm là bí mật chiến trận địa.

Trong sự khốc liệt đến khủng khiếp của trận oanh tạc bằng pháo bầy. Mà anh em chúng tôi quen gọi là “Dàn nhạc Tân Tây Lan”. Toàn bộ là màu đen của màn đêm nhằng nhịt những tia chớp, tạo ra những luồng gió táp khỏi tiếp tục vào trong hầm, sau mỗi phát đạn nổ. Trời rung đất chuyển. Chúng tôi chỉ còn biết, bịt chặt 2 lỗ tai mà chịu đựng sống chết phụ thuộc vào chiều dày của nóc hầm, phụ thuộc vào rủi nữa mà thôi. Từ hôm qua đã nghe phổ biến:

Địch tăng cường nhiều pháo hạng nặng vào 2 trận địa pháo: Bình Tân và vườn mít. Ngoài ra nó còn tăng cường thêm trận địa pháo bầy từ hạm đội ngoài biển. Trận địa pháo bầy có từ 35 – 40 khẩu. Mỗi khẩu bắn 3 phát trong 1 phút. Mỗi trận oanh tặc chúng bắn từ 25 – 30 phút. Tính sơ cũng biết mức công phá ra sao rồi.

Rồi trận oanh tạc bằng pháo bầy cũng phải kết thúc, đất đá trên đồi sau bao lần xới, nhào tưởng đã nhuyễn thành bột, khốc liệt đến tột cùng. Sang trận địa của chúng tôi nằm ở vị trí đỉnh đồi. Dù đã nhiều lần bị oanh tạc trong khốc liệt. Cơ bản sập hỏng một số hầm, nhưng vẫn khắc phục được. Số hầm còn lại vẫn bảo vệ an toàn cho tập thể chốt, trong cách trận oanh tạc. Có lần anh Bình y tá nói với tôi:

- Ngọn đồi 384 vừa cao vừa nhọn, bọn địch bắn vào trận địa của ta thật khó, vì trận địa nằm ở đỉnh đồi. Địch ngắm vào đỉnh thì khi bắn quả đạn sẽ dễ dàng vọt qua đỉnh, thi thoảng lắm mới có quả đạn “rót” vào được mà thôi. Muốn cho ngọn đồi có đạn nổ thì chỉ còn cách, bọn chúng ngắm vào lưng chừng đồi mà thôi. Mà điều đó thì chúng lại không muốn. Cũng như ta ngắm vào ngọn cây cọt mà bắn đi. Trăm phát giỏi lắm trúng 3 – 4 phát là cùng. Nguyên nhân chính làm làm cho đạn địch khó giết nổi anh em mình là thế đó. Qua trận pháo bầy, tưởng được “xả hơi” nhưng bọn trực thăng lại tới bắn phá.

Du bảo “Trực thăng bắn thì ngủ được rồi, nóc hầm của mình dày, đảm bảo thách thằng trực thăng cũng chẳng làm gì được mà lo.
Dù lo hay không lo thì độ dày của nóc hầm cũng chỉ đến mức ấy là cùng. Cũng nên ngủ thì hơn vì đây là thời cơ tốt nhất cho giấc ngủ, không có ai ngăn cản kia mà. Tắt tiếng trực thăng, tôi chạy sang hầm của Bình – Hiển xin thuốc lá hút, thấy trong hầm có cả “Khương – 3 người đang ăn lương khô “tạp phẩm” bằng: ca cao + sữa bột + Trứng bột + Đường + Bột ngô rang trộn đều. Mỗi người cuộn một mảnh giấy nhỏ làm “Cùi dìa” xúc ăn ngon lành, thấy vậy vừa ngộ, vừa vui, tôi cũng ngồi ăn luôn, chợt anh Liễu xuất hiện nơi cửa nghiêm nét mặt anh quát:

Ai cho các anh cụm lại ở đây. Làm thằng lính trong chiến tranh sao ngu vậy. Khẩn trương giải tán ai về hầm nấy, không nhưng gì cả. Khương đứng dậy ra trước tôi cũng lũi lũi chuồn vì anh Liễu đã mắng thì không còn là bình thường nữa.

Địch lại tiếp tục oanh tạc. Nghe tiếng đạn bay, đạn nổ có gì khang khác, là lạ, - đục - nặng - trần.
Nhưng rồi tôi cũng không thể ngủ tiếp được nữa, vì mức độ bắn của địch đã tăng lên, dồn dập hơn, mạnh mẽ hơn, đạn nổ cấp tập vào trận địa, khói xộc vào, cuồn cuộn trong hầm ngột ngạt, khó chịu. Anh Liễu lầm bầm:
- Chỉ cần thiếu bom nguyên tử là chúng nó chưa bắn nữa mà thôi.

Oanh tạc suốt buổi sáng, bằng nhiều khẩu đạn, chán rồi chúng cũng phải đi ra. Khói tan dần, không khí sáng sủa của buổi trưa trên trận chốt, tôi cầm súng trở lại vị trí. Bộ cảnh đồi 384 lại một lần nữa đổi thay. Đất thì được moi từ dưới lòng hố bom, khi mới còn nguyên màu vàng, nay đã chuyển sang màu đen, màu đen của thuốc đạn, của khói do hàng ngàn quả pháo nổ mà nhuộm nên. Đó đây lửa vẫn còn cháy trên những bãi cỏ gianh còn sót lại sau trận oanh tạc. Một không gian đầy chết chóc và hừng hực nóng. Cộng với cái nắng nóng đầu hè, cộng với mùi thuốc lẫn mùi xác chết thối khiến càng nóng thêm. Trên đỉnh núi cao mà lúc này cũng không hề có một cơn gió. Cái không khí yên ả trên chốt cũng chẳng kéo dài được bao lâu. Bọn giặc lại tấn công.

Chốt đã kiệt sức cả đi về những trận oanh tạc bằng pháo. Chúng đưa đội quân công tử bột Nam Triều Tiên. Những tên lính to, khá giỏi võ ầm ầm xông lên, hò hét áp đảo tưởng rằng nuốt chửng chúng tôi trong chốc lát.

Vẫn là đại liên bắn kiềm chế cho bộ binh bọn lính cứ lũi lũi hành tiến theo đội hình “rích rắc”. Đạn đại liên nổ toang toác trên đầu. Tới tầm “chắc ăn” đại liên tắt đột ngột, bọn lính ầm ầm xông lên, tưởng có thể giàn hàng ngang nhảy xuống giao thông hào của chúng tôi trong tức khắc.

Song, cũng chính là lúc chúng tôi nhất loạt nổ súng, bị đánh bất ngờ chúng không thể nằm tại trên mặt đất mà bắn trả được. Trong cơn hoảng loạn, chúng bắt buộc phải lăn xuống hố bom tránh đạn và chiến thuật “mưa lựu đạn” của chúng tôi lại được thực hiện triệt để.

Quả bom Mỹ – Chỉ nguy hiểm đe doạ chúng tôi từ lúc chưa nổ tới lúc nổ. Nổ xong rồi nó lại trở thành cái bẫy của chúng tôi tạo ra một loại mồ chôn rất hữu hiệu cho lũ quân xâm lược. Triền núi thoai thoải trước trận địa, nội bọn Nam Triều Tiên phía Sô-Đô tiến sang, dù muốn hay không muốn cũng phải “tập kết” tại đây để đối phó với trận địa chốt. Song vì nôn nóng muốn diệt chúng tôi ngay nên Mỹ đã dốc vào đây cả màn là bom tiêu diệt đến cả sự sống của con côn trùng. Nên nơi ấy trở thành cái túi đựng bom, đựng đạn của bọn Mỹ. Giờ đây chúng tôi lại biến nó thành cái bẫy diệt lũ Nam Triều Tiên. Tương kế tựu kế là thế đấy.

Anh Liễu bảo:
Cũng thoả mãn cho thằng Thu suốt mấy hôm nay nó vẫn nguyền rủa thằng Mỹ rập pháo, làm hỏng hết bãi mìn nó “bố” trước trận địa. Nay thì nó đã “đền” cho cái bãi bom này rồi tha hồ mà diệt bằng lựu đạn nhé.
Kình ! Kình ! Kình!

Lại pháo, thằng lính bộ bị ăn đòn thì thằng pháo lại tiếp tục. Rõ ràng là thằng lính tỏ ra kém cỏi. Không còn khả năng chiến đấu “dứt điểm”. Chúng nó chỉ ỷ vào hỏa lực mà thôi.
Pháo từ Bình Tân bắn rất mạnh, cấp tập liên hồi vào trận địa. Đồi 384 lại một lần chìm trong biển lửa. Ngồi trong hầm tránh pháo, song mắt vẫn phải quan sát bên ngoài. Đề phòng pháo giấy, phải lao ra công sự đánh trả ngay. Tôi thấy anh Liễu chạy theo giao thông hào, tạt vào hầm của tổ tôi, gạt mồ hôi, nói:

- Nó bắn pháo khoan. Bọn này rất quỷ quyêt. Bắn pháo khoan vào trận sẽ phá sập hết hầm hào. Pháo khoan có tác dụng phá hủy hầm sâu. Quả đạn rúc sâu mới nổ, rất nguy hiểm cho hầm tránh pháo kiểu chúng tôi đang sử dụng hiện nay.
Sang chiều. Lũ Nam Triều Tiên lại tấn công. Bị đánh bật ra khỏi trận rồi chúng lại tổ chức 1 bọn khác, thay thế bọn trước đó. Có lẽ chúng chia thành nhiều tốp như vậy để tiếp sức cho nhau. Chúng tôi chỉ còn cách phát huy sức mạnh của vũ khí, giáng trả những đợt tấn công của chúng rất mãnh liệt. Kết quả của mỗi đợt chiến đấu: Số lượng xác giặc cứ tăng mãi lên. Tất cả các đợt tấn công của chúng đều bị bẻ gãy. 384 vẫn là của chúng tôi.
 
Hạng C
25/11/11
655
826
93
vinhomecitys.com
Một ngày căng thẳng đã đi qua. Song ban đêm trên chốt cũng chẳng thoải mái gì. Về đêm có phần việc của ban đêm. Vì giải quyết tồn tại sau 1 ngày chiến đấu. Với những thân thể khỏe mạnh, khi nhìn khối lượng công việc như vậy đã là nỗi kinh hoàng rồi. Sống, với chúng tôi đã bao đêm mất ngủ. Tới bữa không ăn được, đội bom, pháo, bao nhiêu trận đánh đã trải qua. Vẫn cứ phải chấp nhận bao nhiêu công việc phải giải quyết trong đêm nay. Ngày mai có sống chiến đấu được hay không là do nỗ lực của đêm nay. Phải cố gắng khắc phục thôi. Không còn cách gì khác được nữa. Dù mệt - thèm ngủ đến bao nhiêu cũng phải cố gượng dậy, mà làm lại hầm trú ẩn, sửa chữa lại công sự để ngày mai tránh pháo và chiến đấu.
Tổn thất đã đến với chúng tôi: Nông Văn Thu. Trung sỹ. Tiểu đội trưởng. Chàng trai người Tày bản Noọng – Phú Lương –Bắc Thái. Con gấu của rừng Việt Bắc – Hiền lành – Thật thà. Lúc bình thường lao động luôn chân tay, sẵn sàng san sẻ giúp đỡ anh em đồng đội lúc khó khăn. Với sức khỏe của anh – việc gì có anh cũng trôi băng băng. Nói ít, làm nhiều, đó là đặc điểm của anh. Song, đối với kẻ thù, chàng trai ấy đã chứng tỏ là con gấu dũng mãnh, sẵn sàng quật ngã đối thủ bằng kinh nghiệm chiến đấu và tài thiện xạ của mình. Anh nói với tôi: “Đánh nhau, phải biết sợ chết, đừng biết sống vớ. ” Lựu đạn của anh nổ hướng này, anh đã lẩn ra hướng khác. Nhanh và tháo vát như thỏ rừng. Với anh, khi đã nâng súng lên, chỉ có diệt mục tiêu mà không hề trượt. Ngày thường anh lầm lỳ ít nói, nhưng khi nổ súng giết giặc, anh thường hét to:
- Giết chết chúng nó đi
Trong chiến đấu, anh dũng cảm gan dạ đến lỳ lợm. Dường như không để ý tới đạn địch bắn lại, anh bình tĩnh xông xáo như trận địa chỉ có 1 mình. Thoắt ẩn, thoắt hiện sử dụng tài thiện xạ bắn tỉa rất chính xác vào lũ Nam Triều Tiên. Trong lúc trận đánh đang diễn ra ác liệt, anh đã hi sinh anh dũng vì một loạt tiểu liên của đich bắn lại. Anh ngã xuống ngay vị trí của mình, cùng với khẩu súng bắn tỉa đã cùng anh diệt nhiều tên giặc xâm lược.
Ban chiều, chúng tôi đặt anh nằm ngửa xuống lòng giao thông hào, đậy tạm mảnh bao cát lên mặt, sau đó lao ra chặn địch. Định bụng chờ đêm xuống mới chôn cất anh. Song, khi tới nơi tôi sửng sốt vô cùng. Nơi anh nằm giờ chỉ còn lại là một hố pháo lớn!
Tôi sụt sùi tìm kiếm xung quanh - thỉnh thoảng sờ được một phần thân thể anh lẫn trong đất cát, mảnh đạn, mảnh bom trận địa gói vào mảnh ni long, ước chừng được 5 - 7 Kg, gói kín lại, vùi xuống 1 hố pháo. “Anh Thu ơi! Vì mải chiến đấu nên để anh nên nông nỗi này. Anh hãy yên tâm mà ra đi anh nhé, chúng tôi sẽ quyết chiến để trả thù cho anh. ” – Nông Văn Thu, người đồng đội chí tình chí nghĩa, người chiến binh dũng cảm của 384 đã vĩnh viễn ra đi ngày 15 - 4 - 1972. Không 1 lời nhắn lại, vĩnh viễn hóa thân vào ngọn đồi 384.
Nguyễn Văn Du. Trung sỹ. Tiểu đội trưởng. Nhà thơ Điếc, người bạn chiến đấu của tôi và Thu. Người chiến binh có tài ném lựu đạn “chụp”. Thật thà chất phác, nóng tính như lửa. Nhưng lại sống rất vui nhộn với anh em. Nổi tiếng là chiến đấu dũng cảm, một xạ thủ trung liên xuất sắc.
Cây trung liên RPD của Du giữ cánh phải trận địa. Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Không phụ lòng tin của đồng đội, anh đã chặn bước tiến của quân thù. Bọn Nam Triều Tiên hung hăng. ầm ầm xông lên, tưởng rằng dễ dàng chiếm được sườn phải trận địa. Song, cũng ở thế bất ngờ mà chờ giặc vào tầm bắn hiệu quả, khẩu hỏa lực ấy đã gầm lên đĩnh đạc. Bọn địch đã phải đổ nhào, đè lên nhau mà chết bao lần. Bọn địch đã phát hiện ra điểm lợi hại ở cây hỏa lực ấy. Chúng đã bằng mọi giá diệt anh bằng được. Anh hy sinh vì quả lựu đạn nổ gần đã giết anh và phá hủy súng. Anh ngã gục lên súng, 2 tay còn ôm ghì khẩu trung liên queo nòng. Khẩu súng trung nghĩa đã cùng anh lập bao chiến công, nay cũng ra đi cùng anh như người bạn thủy chung nhất. Nguyễn Văn Du, anh chết thật kiên cường. phía trước anh, trong tầm đạn, xác của bọn Nam Triều Tiên đã chết thành đống. Chúng đã phải trả giá rất đắt - trước khi hạ được anh ! Nguyễn Văn Du, người chiến sĩ 384 đã sống và chết như thế đấy.
Hà Văn Bình, y tá và Đào Duy Hiển, đồng hương của tôi. 1 y tá và 1 người lính. Trong 1 căn hầm ở phía chính diện, đã chết vì quả pháo khoan nổ trúng hầm. Hai người phải chết trong uất ức, chết mà không thể nói lại 1 lời. Tôi hiểu tâm trạng của các anh. Chắc rằng phút lâm chung hiểm nghèo cuối cùng, các anh chỉ có 1 ý nghĩ: Kêu gọi người còn lại chiến đấu trả thù.
Chúng tôi lặng lẽ cúi đấu, mặc niệm 4 người đồng đội thân yêu. Không một nén nhang – không một bát cơm cúng – không một nghi thức tang lễ nào cả, chỉ có những hàm răng nghiến chặt, thầm hứa với những người đã khuất: Một khi con tim chúng tôi còn đập, máu chúng tôi còn chảy - thì lũ Nam Triều Tiên còn phải chết – Chết thật nhiều. Phải đấu tranh kiên cường hơn nữa để trả thù cho các anh. Công việc ùn đồng trước mắt. Chúng tôi không còn thời gian mà suy nghĩ. Mà khóc được nữa. Chiến tranh mà, trong chiến tranh sẽ còn xảy ra bao nhiêu điều khủng khiếp nữa mà bình thường ta không thể ngờ tới được. Là thằng lính trong chiến tranh, chỉ còn 1 việc làm duy nhất là: Hãy giết thật nhiều giặc, trước khi thằng giặc giết mình. Nếu không thì thật là vô nghĩa.

Lại một đêm phải dồn hết bình sinh mà lao động. Thu dọn những đổ nát mà bom pháo Mỹ oanh tạc, sau 1 ngày quần nhau với bọn Nam Triều Tiên.
Nửa đêm về sáng, vì quá mệt. Chúng tôi đành phải bỏ dở công việc để nghỉ tạm. Tôi nằm chung hầm với liệt sỹ Du. Có cảm giác như anh còn sống, đang ngủ say. Ngày mai sẽ thức dậy làm xạ thủ trung liên, và vẫn cười nói, nóng tính như lửa
 
Hạng C
25/11/11
655
826
93
vinhomecitys.com
Ngày 16 tháng 4 năm 1972
Hy sinh 5. Bị thương 1. Anh Soạn đi họp vắng. Chốt còn lại 5 người. Chờ chi viện vẫn bắt vô âm tín. Hồi “gà gáy”. Họp! Anh Liễu nói:
Thứ vũ khí còn lại trong anh em ta, giúp chúng ta trụ bám được, đó là:
1, Sức khỏe: phải cố ăn, tranh thủ ngủ nếu có thể được.
2, Ý chí chiến đấu: ý chí và lòng quyết tâm giữ chốt, chiến đấu bằng mọi giá, chúng ta đã xác định rồi, không nhắc lại nữa. Song, từ nay trở đi, chúng ta sẽ chiến đấu lẻ loi đơn độc. Dù rằng có từng này con người hay ít hơn nữa. Vẫn phải nêu cao chí kiên cường trụ bám. Khẩu hiệu hành động của chúng ta là: còn người phải còn 384.
Khoảng 7h sáng, địch tấn công.
Khác thường lệ, không bắn phá trận địa trước mà tấn công ngay từ sáng sớm. Chúng mò lên gần công sự, ném mù cay. Trong lúc chúng tôi lúng túng không kịp phản ứng. Họ sặc sụa vì mù cay thì chúng chiếm được 1 đoạn hào. Dồn chúng tôi về 1 phía. Mày mò , Toán đã vòng sau, ném lựu đạn vào đoạn hào có địch. Bọn địch nhảy khỏi hào. Toán bắn AK quất vào giữa bọn, chúng phải tháo chạy.
Toán chốt lấy lại thế cân bằng ban đầu. Tôi trở lại vị trí chiến đấu cũ của mình. Kiều Minh Toán. Xạ thủ B41. Rất xuất sắc trong chiến đấu. Anh có mặt ở đâu là nơi đó kẻ địch bị trừng trị. Đã bắn là tiêu diệt mục tiêu. Chốt của chúng tôi có anh càng thêm vững vàng. Trận phản kích đầu tiên trong ngày. Toán là người có công lớn nhất. Đã gỡ cho toàn chốt 1 bàn thua trông thấy. Hoan hô Kiều Minh Toán. Người chiến binh của tiểu đoàn 5 đã chiến đấu rất Dũng cảm-Thông minh-Linh hoạt. Sau đợt tiến công không mang lại kết quả. Chúng nó lại bắn pháo.
Đã quá quen thuộc với “điệp khúc” này rồi. Chúng nó đã dựa vào hỏa lực là cơ bản. Hay là nước Mỹ đã quá nhiều bom đạn, hay là bọn lính Nam Triều Tiên không còn khả năng chiến đấu đựơc nữa? Bảo rằng đối mặt chiến đấu với tiểu đoàn Nam Triều Tiên Sô-Đô. Song thực tế! chúng tôi phải đối đầu với cả Hải-Lục-Không quân của Mỹ. Thử hỏi nếu không có sự chi viện ấy. Thì tiểu đoàn Sô-Đô sẽ ra sao? Liệu có hùng hổ mãi được không? Thậm chí ngay cả lúc này. Được không quân và pháo binh Mỹ hộ trợ. Chúng nó vẫn phải ôm đầu máu tháo chạy, sau mỗi lần chiếm đất thất bại.
Hết pháo đến lượt bom. Hai chiếc AD.6 cánh bằng. Kêu rù rù như cối xay lúa. Bay tốc độ chậm. Thay nhau ném bom xuống trận địa. Mỗi lần cắt bom, chúng chỉ cắt 2 quả loại 7 tấn Anh ( khoảng 3000kg ). Hào giao thông phía tiền tiêu bị sập nát vì bị oanh tạc. Chỉ còn lại 2 hầm dùng tạm được.
Buổi trưa.
Sau trận pháo. Bọn Triều Tiên đã ồ ạt tấn công tưởng ta chúi đầu tránh pháo nên mất cảnh giác chăng. Toán giữ cánh phải. Anh Liễu chính diện. Tôi và Thực giữ cánh trái. Khương với khẩu B41 cơ động. Định lùa cho chúng lọt xuống hố bom để diệt bằng lựu đạn. Song tới tầm lựu đạn ném không tới. Chúng nằm lại bắn trả quyết liệt. Tất cả các loại súng của chúng tôi nỏ mãnh liệt vào quân địch. Bỗng xuất hiện khẩu đại liên. Theo sau bọn lính. Cùng lúc khẩu đại liên phía mỏm yên Ngựa cũng bắn phối hợp. Chúng tôi phải cúi đầu tránh đạn. Anh Liễu lầm bầm:
- Thật là hại. Nếu mình có cối 61 thì tốt biết mấy.
Toán cắn môi suy nghĩ. Rồi nói:
- Anh chú ý kẻo nó nâng tầm đại liên cho lính bộ bò lên. Để tôi hỏi tội thằng này.
Lợi dụng bờ đất, Toán bò nhanh như con sóc, thoắt đã biến mất. Trong ngổn ngang đất đá của những hố bom hố pháo.
Anh Liễu nói:
- B41 nổ. Bọn lính sẽ tháo chạy. Chờ cho chúng nó đứng dậy tháo chạy ta bắn, nhất loạt cùng nổ súng tiêu diệt.
Đúng như anh dự định. Sau tiếng nổ B41, khẩu đại liên câm họng. Bọn lính vốn đã bạc nhược tinh thần, thấy vậy liền ùa dậy tháo chạy. Thời cơ ấy, tất cả chúng tôi nổ súng. Những cái bia sống chỉ còn giãy những cái giãy cuối cùng. Lũ giặc phải nhận một cái chết thảm hại. Một lần tấn công của chúng lại bị thất bại. Khương bị thương rút về phía sau. Chốt còn lại 4. Buổi chiều, trực thăng lại bắn phá để rồi sau đó đồn Sô-đô lại “xua” lính lên. Chúng nằm chết dí ở các miệng hố bom phía xa, dùng súng các loại bắn ngược lên đồi. Chán rồi rút, không thằng nào dám mò lên, sợ ăn lựu đạn. Chúng nó đã bạc nhược tinh thần đến cao độ.
Những ngày đầu, với thái độ kiêu căng khinh bạc, chúng tưởng rằng xóa sổ chúng tôi trong khoảnh khắc. Song, từ phía đồn Sô-đô, chắc chắn chúng đã thường xuyên chứng kiến cảnh đủ loại cỡ pháo binh và không quân Mỹ bắn phá, oanh tạc ngọn đồi 384 dữ dội – ác liệt – dai dẳng như thế nào. Những trận bom rực lửa, những trận pháo bầy như trời rung đất chuyển. Một ngọn cờ, một con côn trùng cũng bị hủy diệt. Đồi 384 bị phá hủy toàn bộ, chỉ khác cảnh mặt trăng là còn có ô- xy để thở. Song, tổ chốt thì vẫn tồn tại, những con người giữ chốt đã không chết qua những trận bom lửa – pháo bầy và những trận bắn phá thường xuyên, dai dẳng hết ngày sang đêm, vẫn sống và vẫn đủ sức giáng trả các đợt tấn công chiếm lĩnh của chúng. Những con người đã hóa thần, vẫn giáng cho chúng những đòn chí tử, khiến cho chúng phải ôm đầu máu tháo chạy, bẻ gãy tất cả các đợt tấn công chiếm chốt của chúng.
Mỗi lần tấn công ồ ạt, phải chạm trán với lối đánh “mưa lựu đạn” trong những hố bom đã làm cho tên giặc nào, dù sống sót cũng phải ớn tận gáy. Chứng kiến và chạm trán với những tay súng dũng cảm và mưu trí của tổ chốt, chúng đã phải chùn lại. Rõ ràng tâm trạng hoảng loạn sợ chết đã chế ngự lên tinh thần chiến đấu của chúng.
Chúng đã mất tinh thần, mất sức chiến đấu rõ rệt. Mất luôn cái oai phong “người hùng” của chúng. Thực ra, chúng chỉ bị thúc ép mà hò hét tấn công. Lũ Nam Triều Tiên đã suy sụp, không còn ngổ ngáo hung hăng như những ngày đầu được nữa. Đêm xuống, tại trận địa, tình hình đã bớt căng thẳng hơn. Địch không tấn công, pháo bắn ít. Song, những quả pháo nổ cầm canh kiểu “giã gạo” thì vẫn nổ thường xuyên. Theo kiểu, nổ ở đây một quả, quả tiếp theo lại ùng oàng tít tận mỏm núi cánh rừng xa, lâu lâu sau, địch cho rằng ta chủ quan không có gì, bất ngờ lại rót một quả vào trận địa. Cách làm ấy chúng chúng nhiều khi thu lại kết quả. Bên ta bị sát thương nhiều theo kiểu pháo bắn ấy của chúng.
Bọn trực thăng đã thưa hơn ban ngày, bọn “ca” đêm đã bắt đầu. Đó là thằng “Tàu ò” C130 chầu trực trên trời thâu đêm suốt sáng. Phát hiện mục tiêu là thả đèn dù, bắn đạn “xì tốc” 20 ly dai như đỉa đói. Thằng “sâu cà” hai chong chóng hoạt động nhiều hơn. Nó là loại vận tải của Mỹ, chuyên làm việc: chuyển nước, chuyển thương binh tử sĩ, chuyển những thứ mà bọn địch cần phải đưa đi và đưa về.
Bên đồn Sô-đô, địch hoạt động cũng ráo riết hơn. Chúng bắn pháo dù suốt đêm. Khẩu đại liên cũng nhả đạn suốt đêm. Nghe rõ cả tiếng bọn lính la ó. Không hiểu chúng làm gì? Pháo địch vẫn nổ cầm canh “giã gạo”. Phía xa, trận địa pháo Bình Tân, về hướng đông, những quẫng lửa màu da cam bùng lên liên tục, sau đó là hàng loạt những quả đạn pháo bay đi tìm mục tiêu. Địch hoạt động ráo riết 24/24. Chúng tăng cường thêm lực lượng chăng? Hay là chúng sợ ta tấn công? Có lẽ cả hai.
Chốt còn lại 4 người. Khi đêm xuống, anh Liễu xuống núi về họp. Toán và Thực xuống chân núi, nơi bếp anh nuôi cõng thêm đạn, nước để bổ sung cho ngày mai chiến đấu.
Một mình tôi ở lại cảnh giới. Một mình tôi, giữa hoang tàn xơ xác của bãi chiến trường: công sự, hầm hào sập nát, hố bom hố pháo chồng chéo lên nhau. Xác địch nằm bừa bãi, trương ình, thối khắm, lợm giọng rất khó chịu. Xác anh em đồng đội vẫn còn đấy. “Khất” anh em, sau khi đánh giặc xong, sẽ chôn cất tử tế. Chứ thực ra bây giờ, không còn nhân lực, không còn khả năng để đưa anh em xuống núi được. Vì chỉ có từng này con người, đã kiệt sức qua từng ấy ngày đêm trụ bám, bom, pháo, những trận đánh không cân sức. Không được ngủ. Ban ngày chiến đấu, ban đêm thức trắng để khắc phục khó khăn. Quá mệt nên không ăn được, chỉ uống nước nên càng thêm mệt. Từng phút từng giây, phải tranh thủ với thằng địch để cùng lúc làm hai nhiệm vụ: đánh giặc và khắc phục khó khăn. Là lính chốt cả, nên mong các anh thông cảm cho chúng tôi. Tình đồng đội có nhiều điều muốn nói với các anh lắm. Song, đành khất các anh, đánh giặc xong đã.
Một mình tôi ở lại cảnh giới. Giữa bãi chiến trường đã bị bom đạn hủy diệt tận ngọn cỏ gốc cây- không còn một con côn trùng sống sót. Ngọn đồi 384 đã thành cảnh mặt trăng. Thế giới riêng này của chúng tôi chỉ còn lại là bầu không khí đầy chết chóc. Đã bị cô lập hoàn toàn với bất kì nơi nào khác, bởi hàng rào bom đạn. Thế giới trên đồi 384 này chỉ có những người lính, uống nước lã, thở ô-xy để đánh giặc. Thế giới của người lính chiến là như thế đấy. Một mình tôi giữa trận địa. Một động tĩnh nhỏ tức là địch. Kẻ thứ ba không thể tồn tại ở đây. Nên câu trả lời của tôi là: Bắn!
Trước mắt tôi là đồn Sô-đô. Ngày ngày tiểu đoàn Nam Triều Tiên từ đó ồ ạt tấn công, mặt giáp mặt chiến đấu với chúng tôi tại đây. Một mất một còn tại ngọn đồi 384 này. Và trước mắt…những ngày tới sẽ là: khó khăn chồng chất khó khăn, ác liệt càng thêm dữ dội. Và những trận đánh không cân sức. Đang đòi hỏi chúng tôi phải có một nghị lực phi thường để vượt qua.
 
Hạng C
25/11/11
655
826
93
vinhomecitys.com
Ngày 17 tháng 4 năm 1972
Qua một đêm thức trắng và làm việc cật lực nữa. Phía đông, mặt trời đã nhô lên khỏi rặng núi xa, một ngày mới đã bắt đầu. 4 anh em với 4 thân thể mệt mỏi, hốc hác, đầu tóc phờ phạc, râu ria tua tủa, áo quần rách nát bẩn thỉu. Lửa khói chiến trận đã nhuộm cái “màu” của chiến tranh lên 4 con người này. Trông vậy thôi, chứ chất lính thì rõ ràng sức “nhuộm”của chiến trận đã rất có hiệu quả.
Những con người như thứ thép được tôi trong lửa, sức chịu đựng ngày càng bền bỉ. Tinh thần chiến đấu càng thêm gan dạ, dũng cảm. Qua lửa khói chiến trận, qua ác liệt khó khăn, tổn thất, chúng tôi trở nên lầm lỳ, nói với nhau rất ít, lời nói chỉ còn lại là mệnh lệnh chiến đấu của anh Liễu chỉ huy. Tiếng nói chính là tiếng súng chiến đấu. Phải giết thật nhiều tên Nam Triều Tiên, bảo vệ chốt, bảo vệ mình và trả thù cho đồng đội.

Một ngày nữa đã đến và những gì xảy ra sẽ đến. Thèm ngủ và buồn ngủ vô cùng. Đói ăn còn có thể tìm thứ gì khác mà ăn tạm cho qua cơn đói. Song đói ngủ thì không thể khắc phục nổi. Bới đó là sự hoạt động của trung ương thần kinh. Trung ương đã quá mỏi mệt, muốn nhắm mắt lại nghỉ ngơi thì còn “cơ quan” nào
cấm” được nữa. Chỉ còn có cách trị được buồn ngủ, đó là khi thằng địch mò lên đánh nhau “thí xác”. Hoặc khi nó oanh tạc, ném bom hoặc bắn pháo, bắn rốc két cấp tập vào trận địa. Ngoài ra, không còn có cách nào khác.
Tôi ngụy trang: đái vào đất bột, bóp nhuyễn rồi xoa lên đầu, cho tóc hợp màu đất để cảnh giới. Vì ở đây không còn một gốc cây ngọn cỏ nên không thể mang cây cỏ ở nơi khác đến cắm ở đây được. Càng không thể đeo cành ngụy trang bằng lá cây, dù tươi hay héo, chỉ làm mục tiêu cho địch ngắm bắn mà thôi. Cơn buồn ngủ hành hạ, không thể ngồi mà cảnh giới được. Tôi phải liên tục di chuyển vị trí. Vì ngồi yên là thời cơ tốt nhất cho giấc ngủ. Địch chưa bắn pháo vào trận địa, chưa tấn công, chẳng hiểu chúng định giở trò gì. Tôi nhận phần gác cho ba người tranh thủ ngủ. Nếu có địch, tiếng súng sẽ là lời báo thức cho họ.
Họ là những chiến binh đã cùng tôi kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ qua từng ấy ngày trên chốt, nay chỉ còn lại những thân hình da bọc xương, phờ phạc hốc hác. Tôi cảm thấy mình còn đủ sức chịu đựng nên nhận phần thức cho họ ngủ. Phần nữa, tôi chịu ơn anh Liễu và Toán rất nhiều, cảm thấy mình dù cố gắng bao nhiêu cũng chưa xứng đáng với các anh.
Xin dành mấy dòng này viết về các anh.
Anh Nguyễn Tiến Liễu. Quê: Kiến Xương- Thái Bình. Tuổi: 38, trung đội trưởng, chuẩn úy.
Tôi về trung đội làm chiến sĩ của anh, đến nay chưa đầy tháng. Thời gian gần gũi với anh, hiều biết nhiều về anh là thời gian ở chốt. Tôi chưa hiểu nhiều về anh, chỉ biết trước khi cầm súng đánh giặc, anh là người thầy giáo. Với tập thể chốt, anh là người anh cả, người chỉ huy đáng kính của chúng tôi. Với đồng đội, anh hết lòng thương yêu, săn sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, uốn nắn từng sai trái, động viên anh em trong những lúc, những tình huống khó khăn lâm nguy. Anh như chỗ dựa tinh thần, như ngọn cây cao nhất để chúng tôi noi theo, dựa dẫm. Để làm sức động viên cho chúng tôi đủ sức mạnh mà chịu đựng, mà trụ bám trong những ngày khói lửa chiến trận ác liệt chưa từng có này.
Với quân thù, anh là con hùm xám, từng gieo nỗi sợ hãi kinh hoàng lên đầu bọn chúng, ở tài chỉ huy, ở kinh nghiệm chiến đấu, dày dạn, gan dạ và lỳ lợm, thoắt hiện thoắt biến, có mặt ở nơi nào là phía đó lũ giặc bị trừng trị. Anh chỉ huy chiến đấu phản tấn công chiếm chốt của địch, đã bẻ gãy tất cả các đợt tấn công ồ ạt của chúng. Anh là người chỉ huy gan dạ- dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm như thế đấy.
Với tôi, anh dành tình thương yêu như anh em ruột thịt, săn sóc uốn nắn, mắng mỏ. Động viên tôi lúc khó khăn, nghiêm khắc với tôi khi sai trái, hướng dẫn tôi từ tư thế bắn đến cách xử trí tình huống. Nhiêu khi anh phán đoán đường đạn bay vào tôi, đạp tôi ngã nhào để tránh. Nếu không có anh, chắc gì tôi còn sống đến hôm nay. Anh là người thầy, người anh, người đồng đội đã dạy tôi những ngày đầu tiên của trường học làm giải phóng quân miền Nam. Người chỉ huy, người đồng đội có một không hai trong đời chiến binh của tôi. Đó là Anh: Nguyễn Tiến Liễu.
Anh: Kiều Minh Toán, quê: Ba Vì- Hà Tây. Hạ sĩ, tiểu đội phó, một Đảng viên trẻ, tuổi 21, là chiến binh của tiểu đoàn 5, đại đội 5, bổ sung cho 384. Tôi và anh quen biết nhau trong khói lửa chiến hào. Chứng kiến tinh thần chiến đấu gan dạ - thông minh – mưu trí – dũng cảm của anh - một xạ thủ B41 xuất sắc, đã bắn là diệt mục tiêu, nhanh nhẹn, linh hoạt trong chiến đấu. Anh là người từng lập công lớn trong nhiều trận chống phản kích của địch. Anh là tay súng xuất sắc của 384, chiến đấu dũng cảm ít ai bì, đã đánh là giáng đòn sấm sét lên đầu lũ giặc.
Kiều Minh Toán, một con người như thế đấy.
Dù chỉ còn lại 4 người. Song có anh Liễu và Toán, tôi thấy chúng tôi còn đủ sức trụ bám lại 384 này.
Suốt buổi sáng, địch chỉ rập một loạt pháo. Song rồilại im ắng. Có cái gì đó “không bình thường”. Nhất định thằng địch sẽ có âm mưu gì mới đây. Còn phía ta, được một buổi sáng ngủ “bồi dưỡng”. Để tăng sức đối phó với âm mưu của chúng.
Buổi chiều, sau một trận pháo rập, đồn Sô-đô lại đưa lính lên. Đánh nhau một trận, chúng rút, để lại một số xác. Gần tối, chúng nó lại tần công nữa, song chúng chỉ lấy xác những thằng chết rồi rút. Ta không có đủ khả năng và nhân lực để giữ xác lại mà “chơi” nhau với chúng. Vả lại cũng mệt lắm rồi. Đợi có chi viện lên, bấy giờ mới giáng cho chúng những đòn thật mạnh cho sướng cũng chưa muộn.
Trông chi viện đến đứt mắt mà vẫn không thấy gì, biệt vô âm tín! Chẳng hiểu cấp trên có biết cho, 384 đã hết người đến nơi rồi không. Mà tại sao không chi viện?
Đêm. Anh Liễu xuống núi về họp. Ba chúng tôi sửa hầm, cõng đạn, nước bổ sung và mong sao chi viện lên để tiếp tục chiến đầu cho ngày mai. Biết rằng ngày mai sẽ căng thẳng vô cùng. Địch đã chuẩn bị lớn mà ta thì chỉ có 4 con người này. Sẽ chịu đựng và chiến đấu ra sao khi chênh lệch lên cao độ như thế này
 
Hạng C
25/11/11
655
826
93
vinhomecitys.com
Ngày 18 tháng 4 năm 1972
Từ 3 giờ sáng, anh Liễu đi họp về đã khẩn trương triệu tập họp. Phiên họp đặc biệt trên ngọn đồi 384 chỉ có 4 người (một cuộc họp mà suốt đời tôi không bao giờ quên. Cuộc đời mãi về sau không bao giờ có cuộc họp như thế nữa). Anh Liễu bảo chúng tôi:
- Tất cả quàng khăn quyết tử lên.
Chúng tôi nhất nhất làm theo lời anh. Anh nói:
- Trên vừa cho biết. Địch sẽ tăng cường lớn về lực lượng để tấn công chúng ta. Chúng sẽ đánh lớn hơn từ trước tới nay. Trong khi chúng ta vẫn chỉ có từng này con người. Mong chi viện vẫn không thấy gì. Chính lúc này là lúc Đảng, nhân dân, Tổ quốc yêu cầu chúng ta nhiều nhất. Anh nhìn lần lượt từng khuôn mặt như kiểm tra lại quyết tâm của từng con người trong chúng tôi rồi thong thả nói:
- Ngày hôm nay sẽ diễn ra những trận đánh ác liệt nhất. Kẻ thù sẽ bằng mọi giá dùng số đông tấn công chúng ta. Do vậy, rất có thể sẽ là trong những trận quyết chiến một mất một còn này, anh em ta sẽ hi sinh hết. Nhưng trước lúc hi sinh, chúng ta phải cho bọn Nam Triều Tiên biết thế nào là chiến sĩ Giải Phóng Quân. Phải giáng lên đầu chúng những đòn bạt vía kinh hồn. Phải dạy cho chúng bài học về lòng dũng cảm của anh em ta... Dù phải hy sinh, song không còn gì phải ân hận. Chính lúc này, chúng ta mới có dịp để thể hiện rõ đâu là vàng, đâu là thau.
Anh Tháo Khăn Quyết Tử Nâng Trên Tay:
- Tổ Quốc đã giao cho ta ngọn đồi 384 này .Đơn vị và Chi bộ đã giao cho ta Khăn Quyết Tử này. Chúng ta phải sống cho ra sống - Chết cho ra chết. Để xứng đáng với niềm tin và sự trao gửi đấy. Các em có làm được như điều anh nói không?
Chúng tôi trả lời:
- Chúng em làm được
Anh gật đầu rồi nói tiếp:
- Hãy thanh thản chấp nhận các em à. Đời người ta, sống, chết chỉ có một lần. Dù phải hy sinh trong trận chiến tại ngọn đồi này cũng chẳng có gì phải ân hận. Vì đây chính là ranh giới giữa Vàng và Thau.
Toán nói chậm rãi như dằn từng tiếng, khẳng định dứt khoát quyết tâm của tổ, cũng như của mình:
- Không còn có chi viện nữa. Trong khi địch quyết tâm “xóa sổ”mình trong ngày nay. Nghĩa là đơn vị đã giao đặc trách cho anh em tại đồi 384… Dừng lại một lúc, anh nói tiếp: …Không để chúng nó diễu võ dương oai được, phải đánh, đánh đến giọt máu cuối cùng. Anh nghiến răng lại quai hàm bạnh ra tỏ rõ một thái độ căm giận hừng hực: “Bọn pháo nó thả sức dập lên đầu mình, bao nhiêu anh em hy sinh vì chúng nó, thù này phải trả, cho dù anh em phải chết cũng “cõng” vài chục thằng chết theo. Tôi nhắc lại: Phải chiến đầu đến giọt máu cuối cùng, tình huống xấu nhất giật lựu đạn cùng chết với chúng nó. Không thể để chúng nó bắt, nó dễ coi thường mình. Phải buộc chúng nó khiếp đảm lính 384!"
Lời của Toán, thái độ và ý chí của Toán, cứng rắn và đanh thép như một lời thề. Chúng tôi, trong tay cầm Khăn Quyết Tử, giơ cao hơn trán thề:
- Cho dù phải chiến đấu trong tình huống nào, cũng phải giữ được trận địa. Còn người phải còn chốt. Bọn giặc có phải bước qua xác anh em mới lấy được 384 này.
Tôi phải cố gắng gạt hết mọi suy nghĩ, giản đơn mọi ngõ ngách bằng một suy nghĩ: Sẵn sàng chấp nhận cái chết. Anh em đồng dội hy sinh được, mình cũng làm được. Tuyệt nhiên không dám nghĩ tới cái “Tôi” lúc này. Vì điều đó sẽ dẫn đến những đắm đuối yếu hèn, lúc này chỉ cần mủi lòng một chút thôi, cái ý thức ham sống sợ chết sẽ kéo ta trở thành tên hèn nhát. Hèn nhát lúc này sẽ trở thành một nỗi nhục không lấy gì chuộc lại được. Đây là ranh giới giữa cao thượng và thấp hèn, phải chọn lấy một.
Tôi là một chiến binh, phải hành động cho xứng đáng là một chiến binh, không thể làm tên hèn nhát được. Đó là lựa chọn dứt khoát của tôi.
Trời còn đêm:
Chúng tôi tranh thủ: củng cố công sự, xem xét lại toàn bộ vũ khí của ta, của các chiến sĩ bỏ lại, vũ khí lột từ giặc. Kiểm tra lại nước uống.
Mờ sáng, địch bắn pháo!
Thực bị thương , mảnh pháo văng vào đầu .Như vậy lực lượng chiến đầu còn ba người .
Anh Liễu – Toán – Tôi
Buổi Sáng.
Ba chúng tôi, mỗi người một vị trí, chuẩn bị cho cái gì sắp tới. Tôi chọn hòn đá trên đỉnh núi để cảnh giới.
Lúc này , cái mệt và thèm ngủ lại lên tiếng mạnh mẽ. Mặt trời lên cao, cái nóng tăng lên, giữa trận địa tan hoang xơ xác. Sức phá, nổ của các loại đạn, bom, rốc -két, pháo đã tiêu diệt mọi sinh vật trên đồi. Đất đã trên đồi ngổn ngang, phơi đầy mảnh bom, pháo, đạn các cỡ sáng lóa. Trên đồi không còn vật gì tạo ra bóng mát, che ánh nắng nên ngọn đồi càng nóng hơn dưới ánh nắng hè oi ả.
Toán tới chỗ tôi, chỉ cho tôi rõ: một bọn lính Nam Triều Tiên, dưới nắng hè đang vác đất đắp một ụ súng, là súng gì thì chưa rõ. Phía lưng đồi đồn Sô-Đô ( thì ra Toán anh không chỉ ngồi không như tôi. Đầu óc của anh lúc nào cũng suy nghĩ, phán đoán âm mưu của địch để tìm cách đối phó, như một sĩ quan tham mưu. Nếu sau này anh còn sống thì khả năng ấy là đương nhiên ). Toán và tôi dung ống ngắm B41 đo, tính. Phải diệt ngay, kẻo nó là hiểm họa cho mình.
Lúc sau Toán bắn, mấy quả đạn đầu chỉ nổ gần hoặc xung quanh ụ súng. Nhưng mỗi quả đạn nổ làm bọn lính kinh hoàng, nấp cả vào trong ụ đất. Toán nghiến răng bắn tiếp, quả đạn nổ trong ụ đất ít nhất cũng một số tên toi mạng .Anh bắn tiếp, ụ đất tung lên. Hoan hô KIỀU MINH TOÁN! Bọn còn lại chạy bán xới về đồn Sô-Đô, chỉ tiếc không có cối 60 mà “cạch” tiếp.
Pháo lại oanh tạc trận địa:
Chắc là bọn trong đồn Sô-Đô. Bị mất một ụ súng và chết một số lính đã gọi pháo để “ trả thù” chúng tôi chăng?
Rồi lại trực thăng nữa. Hai chiếc phóng pháo “Cá Nẹp” bắn dai như đỉa.Thay nhau oanh tác vào trận địa, quả rốc-két làm sập một góc hầm chứa đồ đạc. May không có người ở đó. Nhưng thiệt hại cũng không nhỏ: số can đựng nước đã vỡ hết không còn một giọt nước dự trữ nào nữa.
Giữa ngày hè trên đỉnh núi, chịu đựng ác liệt dưới cái nắng hè. Không có nước uống, chúng tôi phải làm sao, làm thế nào để chiến đấu ngày hôm nay đây? Sau lần oanh tạc, tôi gom các loại súng, lựu đạn rồi rải lên hảo. Dọc đường tiến, rút. Nghĩa là ở vị trí nào, chúng tôi cũng sờ được vũ khí giết người khi cần.
Nắng trưa như đổ lửa. Trên đỉnh núi mà những cơn gió mát cũng trốn đâu mất. Khát nước, chỉ còn “nguồn nước” chính của mình thải ra rồi lại uống vào.Cách duy nhất tiếp sức cho trận đánh sắp tới là như vậy. Trên đời hiếm có người lính nào đánh giặc trong hoàn cảnh như chúng tôi ở đây. Phải cố gắng giam chân chúng lại, đợi trời tối và đợi chi viện. Nếu trời tối, khó khăn sẽ giảm xuống, màn đêm sẽ giúp chúng tôi tích cực.
Song. Không thể kéo mặt trời xuống được, mới đang là buổi trưa. Bao giờ mới là buổi tối, từ giờ đến tối sao lâu vậy? Thời gian như ngừng trôi. Càng mong trời càng lâu tối, cơn khát giày vò. Đành phải đái ra uống vậy.
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
Quá giỏi,
bọn Al Queda không biết tầm sư học đạo.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.531
113
post dài quá, liên tục đọc ko nỗi, mùa hè đỏ lữa còn khủng khiếp hơn MT 68
 
Hạng B2
26/11/11
180
50
28
Re:Nhật ký cao điểm 384

tonyhao nói:
Quá giỏi,
bọn Al Queda không biết tầm sư học đạo.
Sao học được hả bác, Al Queda xuất thân từ tụi Mujahideen Afganistan, được huấn luyện từ Mỹ và Pakistan để uýnh Liên Xô. Chung thầy Mỹ hết rồi.
 
Hạng B2
17/11/11
330
56
28
Re:Nhật ký cao điểm 384

Hay quá, chân thực và sống động.