Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
8/2/11
538
47
28
58
Phụ bác Saigon 1 tay nhé:

<h3>Kế hoạch giải cứu bất động sản</h3> 17/03/2012 08:20
Sau một thời gian dài chờ đợi, biện pháp giải cứu thị trường bất động sản khỏi cơn nguy khó của Nhà nước đã được đưa ra.

Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015” hé lộ những chi tiết quan trọng của kế hoạch đầy kỳ vọng này.

17_170312DOOLThangTT01.jpg
Chính phủ sẽ “bơm tiền” mua lại các dự án BĐS sắp hoàn thành. Ảnh: Chí Cường

Kế hoạch dài hơi

Một trong các biện pháp để xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng (TCTD) mà Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD đưa ra là: “Đối với một số loại công trình, bất động sản thế chấp vay ngân hàng sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được, Chính phủ xem xét mua lại các bất động sản đó để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước”.

Biện pháp mua lại các dự án bất động sản đang tồn đọng này dường như là khâu cuối cùng, trực tiếp và mạnh tay nhất để giải cứu bất động sản sau một loạt các biện pháp đã đưa ra trước đó như Chỉ thị 2196 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 01 ngày 13/2 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Rõ ràng là đã có một kế hoạch giải cứu bất động sản dài hơi và bài bản được đưa ra. Khẳng định của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình “không để cho thị trường bất động sản đổ vỡ” trong buổi giao lưu trực tuyến đầu năm là hoàn toàn có cơ sở. Cũng trong Đề án nêu trên, về phía Nhà nước, đơn vị được giao trách nhiệm đứng ra mua các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo là Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính. Các khoản nợ xấu sẽ được đánh giá lại chất lượng tài sản, khả năng thu hồi và giá trị, sau đó có thể xóa nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro hoặc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ hoặc chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp vay. Ngoài ra, nợ xấu cũng có thể được bán cho các doanh nghiệp không phải TCTD, công ty mua bán nợ tư nhân và công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại.

Giải pháp tình thế?

Mặc dù đã được hoạch định bài bản, tuy nhiên, việc Chính phủ mua lại các bất động sản tồn đọng, hay các khoản nợ xấu của các TCTD luôn đồng nghĩa với việc “bơm” tiền ra thị trường vốn có nhiều rủi ro. Đây chỉ là một giải pháp mang tính tình thế. NHNN và Bộ Xây dựng - hai cơ quan chịu trách nhiệm chính quản lý các TCTD và thị trường bất động sản chắc chắn sẽ còn rất nhiều việc phải làm để bịt những lỗ hổng có thể phát sinh từ giải pháp cấp bách này. Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn là một thị trường non trẻ, đặc biệt với các nhà quản lý. Những người hoạch định chính sách không thể phủ nhận trách nhiệm với việc để cho thị trường phát triển méo mó. Giới kinh doanh, nhà đầu tư đổ xô vào các phân khúc cao cấp có cầu thấp, trong khi bỏ qua phân khúc có lượng cầu cao là nhà giá thấp, diện tích nhỏ. Ngay việc mua lại các dự án bất động sản, nếu được thực hiện, cơ quan chịu trách nhiệm rà soát, phân loại cũng sẽ gặp không ít rắc rối, bởi những câu hỏi từ thực tế thị trường: Với các dự án đã được bán từ khi san nền và đang nằm trong tay giới đầu cơ thì sẽ xử lý sao? Các dự án bất động sản thuộc diện “nợ xấu” đang nằm ở phân khúc nào, cao cấp hay thấp cấp?

Về phía ngân hàng, bài toán thanh khoản của các TCTD không dễ giải quyết trong một sớm một chiều. Tại buổi họp báo ngày 12/3, một lần nữa vấn đề thanh khoản đã được Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhắc lại: “Sau nhiều năm tăng trưởng quá nóng, hệ số sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng lên rất cao. 80% vốn huy động được là ngắn hạn, trong khi 40% dư nợ cho vay lại là trung và dài hạn”. Làm sao để đảm bảo rằng, các TCTD sẽ không tái phạm quy định hạn mức cho vay trung và dài hạn thì lại không dễ để có câu trả lời mang tính khẳng định. Điều gì xảy ra khi bất động sản hồi phục và các ngân hàng lại vượt rào quy định để tạo ra các khoản nợ xấu mới?

DiaOcOnline.vn - Theo Gia Đình
 
Hạng B2
20/7/11
271
2
18
49
Các bác trong forum mình có ai dính vào các dự án này không?
Không biết sắp tới, DA nào lại bỏ chạy nữa đây.

Điêu đứng vì dự án “ma”:
"Hàng loạt khách hàng mua đất nền, căn hộ đang điêu đứng bởi dự án đã bị “khai tử” từ lâu nhưng chủ đầu tư không chịu trả lại tiền. Thậm chí nhiều công ty còn liên tục đổi tên, địa chỉ để… tránh."
http://land.cafef.vn/2012031705045492CA45/dieu-dung-vi-du-an-ma.chn

"Hàng trăm khách hàng mua nền đất tại dự án Phước Kiển giai đoạn 3 (xã Phước Kiển, H.Nhà Bè, TP.HCM) của Công ty vật tư vận tải và xây dựng công trình giao thông (Tranco) đã lâm vào cảnh trắng tay."

Tương tự, đã 2 năm nay, những khách hàng mua căn hộ tại dự án The Royal (Q.Bình Thạnh) của Công ty Tân Hoàng Thân bơ phờ bởi dù đã khởi kiện ra tòa để đòi lại tiền nhưng vẫn chưa được.
Đây cũng là tình cảnh của những người mua căn hộ tại dự án The Adonis 1 (Q.Gò Vấp). Tháng 10.2007, Công ty Vạn Thịnh Hưng (VTH) mở bán căn hộ tại dự án này với giá từ 950 - 1.000 USD/m2.
 
Hạng B2
20/7/11
271
2
18
49
Ở Hà Nội:

<h2>Nhận diện dự án có vấn đề:</h2> "Dự án chung cư 30 tầng tại tổ 32 thị trấn Cầu Diễn do công ty TNHH Đầu tư sản xuất dịch vụ thương mại quốc tế Quân Thư xưng là chủ đầu tư.

Theo bản tin Tài chính - Kinh doanh của VTV1 phát ngày 15/3, dự án chung cư 30 tầng tại tổ 32 thị trấn Cầu Diễn có nhiều vấn đề, người mua cho rằng bị lừa, không tìm được giám đốc doanh nghiệp để chất vấn. Người mua khác cho biết được chính nhân viên của sàn giao dịch bất động sản thuộc ngân hàng Maritime Bank giới thiệu, đưa đi xem, nhưng khi sự việc bị phát hiện thì người phụ trách sàn giao dịch đã nghỉ việc."

http://land.cafef.vn/20120317092510509CA43/nhan-dien-du-an-co-van-de.chn
 
Hạng B2
20/7/11
271
2
18
49
ngonhubu01 nói:
Bác saigon123 tính dìm hàng để gom à

Em đang kẹt lắm, làm gì còn mà gom hả bác.
Em hy vọng BDS ấm lên một chút, nhưng dạo này toàn tin tức không tốt.
 
Hạng B1
2/1/12
54
1
6
saigon123 nói:
ngonhubu01 nói:
Bác saigon123 tính dìm hàng để gom à

Em đang kẹt lắm, làm gì còn mà gom hả bác.
Em hy vọng BDS ấm lên một chút, nhưng dạo này toàn tin tức không tốt.
Dạo nửa năm tới có khi còn nhiều hơn.
 
Hạng D
9/8/11
1.593
99
48
HCM city
Lương bác cao quá, đã quá. Nếu vầy thì rộng đường quá rồi
HappyGuy nói:
tuyetbanl nói:
Với giá BĐS hiện nay thì với mức thu nhập khá thì thời gian phải tính bằng vài chục năm mới mua nổi nhà chứ đừng nói chi là thu nhập thấp.
Khách quan mà nói thì cũng không đến nỗi thế. Thử xét 1 gia đình trí thức thành thị điển hình gồm 2 vợ chồng + 1 con. Tầm 30+ thì lương 1.5-2K Mẽo đầy. Sau khi trừ thuế TNCN thì thực lãnh còn khoảng 28-35tr/tháng. Lương vợ chừng 10-15tr/tháng nữa. Vậy tổng thu nhập của gia đình là 38-50tr/tháng. Chi tiêu hết khoảng 14-18tr/tháng. Gia đình này có khả năng tích lũy 24-32tr/tháng hay 300-400tr/năm. Cặp vợ chồng này hoàn toàn có khả năng mua 1 căn hộ 2 PN DT 85-100 m2 trị giá 1.5 - 2 tỷ trong vòng 5 năm với phương thức thanh toán trả dần theo tiến độ
 
Status
Không mở trả lời sau này.