Hạng C
15/9/13
819
1.264
93
SÌ GÒN
NHƯ BÁC data ĐÃ ĐƯA TIN HÌNH ẢNH VỀ SÀI GÒN XƯA
http://www.otosaigon.com/threads/sai-gon-hon-ngoc-vien-dong.5831086/
VẬY HÔM NAY EM ĐƯA TIẾP VỀ TƯ LIỆU NHỮNG CÂY CẦU, VÀ DÒNG KINH NGÀY XƯA Ở SAI GON VÀ CHỢ LỚN TRƯỚC NĂM 1975 CHÚNG TA CÙNG THAM KHẢO NHÉ

Bài viết khảo cứu tổng hợp một số tài liệu đề cập đến hệ thống cầu, sông, kinh, rạch vùng Sài Gòn-Chợ Lớn qua các thời kỳ khai phá đầu nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc đến thời Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trước 1975. Trọng điểm nhầm thẩm tra những địa danh dựa trên khảo sát, nghiên cứu bản đồ, không ảnh, hình ảnh tìm thấy thời Pháp và VNCH nhìn lại trong hoài niệm của một thời tuổi trẻ. Những kinh cầu xưa nay đã đi về trong tâm tưởng hay đã thay da đổi áo , cũng đã chuyên chở bao nhiêu kiếp sống thăng trầm cùng những kỹ niệm thân thương của những ai đã từng xuôi ngược, mang hơi thở Saigon một thời là Hòn Ngọc Viển Đông.
Năm 1618 chúa Sãi (Nguyễn Phước (Phúc) Nguyên gả con gái cho vua Miên Chey Chetta II , năm 1623. Chúa mượn xứ Prei Nokor để mở trạm thuế đồng thời được phép gởi quan đến để quản lý việc thu thuế và thương vụ hành chính.
Năm 1658 chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) cho quân tiến chiếm và phá hủy thành Mô Xoài vì quân Nặc Ong Chăn vua Cao Miên xâm phạm Trấn Biên (thời mới khai thác gọi những chổ đầu biên giới là Trấn Biên ) tức Phú Yên ngày nay.
Theo Trịnh Hoài Đức trong Gia Định Thành Thông Chí:
“Lúc ấy địa đầu của Gia định là Mô Xoài và Đồng Nai (nay là trấn Biên hoà) tại hai xứ này đã có dân của nưóc ta đến cùng với dân Cao Miên khai khẩn ruộng đất. Người Cao Miên rất khâm phục uy đức của triều đình, họ đem nhượng đất ấy rồi kéo nhau tránh đi nơi khác, chẳng dám tranh chấp điều gì”.
Năm 1679 (Kỷ Mùi, mùa xuân tháng Giêng) tướng cũ nhà Minh, tổng binh thủy lục trấn các xứ ở Long Môn (Quảng Đông) Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tấn; tổng binh các châu Cao, Lôi, Liêm là Trần Thắng Tài và phó tướng Trần An Bình đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiến thuyền vào cửa biển Tư Dung (cửa Tư Hiền) và cửa Hàn Đà Nẵng, không chịu làm tôi tớ nhà Thanh, đến xin thần phục để làm dân mọn cho chúa Nguyễn.
Cũng nên nhớ vào thời điểm nhóm người Hoa xin tị nạn, biên giới không chính thức của Đại Việt chỉ mới đến Mô Xoài (Bà Rịa), chúa Nguyễn Phúc Tần thấy đất Đông phố (Biên Hoà Đồng Nai) nước Lục Chân Lạp sông rạch chằng chịt, đất đai phì nhiêu nghìn dặm nhưng chưa khai phá, chi bằng lấy sức của họ đến khai khẩn mở mang, làm một việc mà lợi đôi ba điều. Chúa Nguyễn Phúc Tần cho người đưa thư đến Nặc Ong Non (vị phó vương đang được chúa Nguyễn bảo vệ) yêu cầu chia cấp đất cho họ vào làm ăn sinh sống quanh vùng đất Prei Nokor (Sài Gòn). Nặc ong Non đồng ý, kể từ đó, nhóm Trần Thắng Tài (Trần Thượng Xuyên) đến ở vùng Kâmpéâp Srêkatrey (Cù Lao Phố, Biên Hòa) và nhóm Dương Ngạn Địch đến ở vùng Peam Mesar (Mỹ Tho). Chúa Nguyễn sau đó lập đồn dinh ở Tân Mỹ gần ngã tư Cống Quỳnh–Nguyễn Trãi ngày nay.
Năm 1698 Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu chính thức cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thiết lập chính quyền, các đơn vị hành chánh để chính thức xác lập chủ quyền của Đại Việt trên vùng đất mới.
Nguyễn Hữu Cảnh chia vùng này thành huyện Phước Long (Đồng Nai) và huyện Tân Bình (Sài Gòn Bến Nghé) miền đất phiá Nam. Cùng với nhóm lưu dân người Việt đến trước, Trần Thắng Tài và lực lượng của mình tiến hành khai khẩn quy mô lớn chẳng bao lâu ông đã biến vùng đất hoang sơ Cù Lao Phố trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế.
Sau Tây Sơn khởi nghĩa ở Bình Định 1772, Nguyễn Ánh và thân tộc năm 1774 thoát vào Gia định Đồng Nai chiêu tập dân quân chống lại Tây Sơn. Nhiều trận chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh , sau những lần thoát hiễm cuối cùng Nguyễn Ánh chiếm lại Sàigòn với sự giúp sức của người Pháp năm1789.
Năm 1778
quân Tây sơn lấy cớ người Hoa giúp Nguyễn Ánh nên đã tàn phá vùng Cù Lao Phố (nay xã Hiệp Hoà , Biên Hòa ) đã đẩy người Hoa di tản về phiá Tây Nam, dọc theo sông Bình Dương (về sau ngườì Việt gọi là rạch Bến Nghé , người Pháp gọi là Arroyo Chinois) định cư và lập trung tâm buôn bán gọi là Đề Ngạn, đẩy nhanh tốc độ tàn lụi của Cù Lao Phố và nhanh chóng phát triển vùng Đề Ngạn (Sài Gòn hiểu là Chợ Lớn sau này) Bến Nghé .
Sau khi chiếm lại thành Gia Định năm 1789, năm sau 1790, Nguyễn Ánh cho xây thành phòng thủ Bát Quái với sự giúp đở của viên sĩ quan hải quân người Pháp- Victor Olivier de Puymaniel.
Người Pháp đến 1859, tiếp đó cho xây dựng thành phố Sàigòn chung quanh vùng Thành Quy (thời Gia Long xây 1790, phá 1835) khai thác hệ thống sông rạch thiên nhiên chằng chịt phát triển một thành phố thương mại dọc theo Arroyo Chinois (kinh Bến Nghé) nhằm đáp ứng công cuộc khai triển kinh tế và tăng cường khả năng lưu thông và vận chuyển thương thuyền, hàng hóa với miền Tây và Trung.
Sự đóng góp của nguời Tàu như là đầu tàu khai thác vùng kinh Bến Nghé từ lúc di tản từ Biên hoà cũng được người Pháp thể hiện bằng cách gọi tên rạch Bến Nghé là Arroyo Chinois. Năm 1885, Trương Vĩnh Ký chỉ rõ: “Địa phận nằm giữa đường Marins (xưa là Đồng Khánh, nay là Trần Hưng Đạo) với mé rạch Chợ Lớn, là nơi trú ngụ của người Minh Hương”.
Nhà Nguyển sửa sang trùng tu kinh rạch vùng này và khi người Pháp chiếm Gia Định Thành, khai thác tiềm năng đóng góp của người Hoa (tài chính, óc thương mại, mạng lưới kinh doanh) xây dựng và củng cố thêm cơ sở hạ tầng như xây cầu, đào kinh, rồi lấp kinh thành đường để đáp ứng với nhu cầu đô thị hóa và phát triển kinh tế không ngừng, biến Sàigòn thành trọng tâm kinh tế ngày xưa và ngày nay.
Tổng quan hệ thống sông rạch kinh trên địa bàn Sài Gòn- Chợ Lớn
Khai thác vị trí đặc thù thiên nhiên của phủ Tân Bình (vùng Saigon Bến Nghé Chợ Lớn), với những vùng gò đất cao nằm vế hướng Bắc và Tây Bắc và hệ thống kinh rạch chằng chịt đổ về phiá Nam đầm lầy đất trủng rồi cuối cùng ra biển Đông. Hệ thống sông nước thiên nhiên bao quanh vùng này bao gồm phiá Đông có sông Bến Nghé (sông Sàigòn), phía Bắc có sông Bình Trị (rạch Thị Nghè) và phiá Nam có sông Bình Dương (rạch Bến Nghé) đáp ứng nhu cầu phòng thủ và phát triển kinh tế với sự đóng góp cùa người Hoa với khả năng giao tiếp thương mại thu hút khách thương buôn từ Âu, Tân Gia Ba, HongKong, Thái, Nhật….
Dưới thời Gia Long, một vị vỏ quan Trần Văn Học (1) vẻ bản đồ đầu tiên vùng này năm 1815. Chính quyền VNCH ghi công đặt tên ông cho con đường quan trọng ở vùng Gia Định- đường Nguyễn văn Học ( lấy họ vua) đi đến các tỉnh miền Đông trước 1975 , nay là Nơ Trang Long.

Hình 1A- Bản đồ Trần Văn Học 1815 với hiệu đính điạ danh lấy từ Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức. http://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Văn_Học

Hình 1B: Vị trí thành Bát Quái và thành Phụng trên bản đồ 1A .
Sau khi phá vở Đại đồn Kỳ Hòa (Chí Hòa) của Nguyễn Tri Phương tháng 2 1861, đô đốc Charner ban hành nghị định thiết kế quy hoạch Saigon Cholon ngày 11/4/1861 trước khi được điều động trở lại Pháp nhậm chức mới. Phó Đô Đốc Bonard thừa hành giao cho Đại Tá công binh Coffyn thực hiện quy hoạch. Coffyn đệ trình dự án cho một thành phố với 500,000 người (Projet de Ville de 500.000 âmes à Saigon) và được Bonard chấp thuận 30/4/1862. http://www.reseau-asie.com/userfiles/file/f04_tran_truong_reseaux_canaux.pdf
Nhận định vị trí vùng thành phố được bao bọc bởi ba đường nước thiên nhiên ở phía Bắc, Đông và Nam, Coffyn thiết kế một đường nước nhân tạo- đào kinh Vòng Thành ở phiá Tây- biệt lập thành phố như nằm trên cù lao nhỏ.

Hình 2 : Bản đồ Coffyn 1893 cho thấy quy hoạch thành phố Sàigòn Chợ Lớn, bao bọc bởi Rạch Thị Nghè (phía Bắc) , Rạch Bến Nghé (Nam), Sông Bến Nghé (Đông) và Kinh Vòng Thành (Tây).

Hình 3: Bản đồ 3 thời VNCH năm 1962 cho thấy sông rạch bao quanh thành phố Saigon-Chơ Lớn sau khi kinh Tẽ (nhánh của rạch Bến Nghé) được đào năm 1905
Những chiếc cầu bắc ngang sông, rạch, kinh trước 1975:
1) Cầu trên sông SàiGòn
2) Kinh đào và lấp vùng quận 1 Sàigòn
3) Cầu trên rạch Thị Nghè (kinh Nhiêu Lôc)
4) Cầu trên rạch phiá Nam-rạch Bến Nghé , Kinh Bải Sậy, Kinh Đôi, Kinh Tẽ
5) Kinh Vòng Thành
1 -Cầu trên sông Sàigòn (Bến Nghé) phía Đông Sài Gòn
Sông Bến Nghé –sau gọi là sông Sàigòn có đầu nguồn ở vùng Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Long trước 1975, bây giờ là Bình Phước. Bản đồ Pháp Plan de Ville 1790, 1795 còn gọi là sông Đồng Nai-vì cho rằng đây là môt nhánh của sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang (Lâm Viên) chảy qua Biên Hoà, xuống vùng Sàigòn, thực tế sông Đồng Nai hợp lưu với sông Sàigòn thành sông Nhà Bè rồi chảy ra biển Đông. Cưả Đông và cửa Nam của thành Phụng và Thành Quy hướng về sông Bến Nghé (xem hình 1B).
Đoạn sông Sàigòn trước khi uốn khúc quanh bán đảo Thanh Đa, người đia phương gọi là sông cầu Bình Lơi. Sông khá sâu, nước chảy khá mạnh. Sông Saigon có phụ lưu sông Bến Cát, rạch Lăng có nguồn từ sông Bến Cát chạy quanh co nối với rạch Bến Bôi khu vực Ngả Năm Bình Hoà rồi chảy xuống rạch Cầu Bông ra Rạch Thị Nghè (Nhiêu Lộc).
Có bốn cây cầu chính bắc qua sông Sài Gòn trước 1975.

Hình 4
: Không ảnh định vị những cầu xưa trước 1975 trên sông Sài Gòn (vùng Bình Lợi-Thanh Đa)
Cầu Bình Lợi
Bắc ngang sông Saigòn đầu tiên là cầu Bình Lợi xây năm 1902 cầu sắt , sàn cầu bằng gổ cứng, có cả đường rấy xe lửa, đây là cây cầu quan trọng nhất đi Biên Hoà và các tỉnh Miền Đông. Nhịp giữa quay được cho tàu qua, xây dựng bởi công ty Pháp Lavelois Perret (tên của công ty Eiffel do Gustav Eiffel, người kỹ sư xây tháp Eiffel sáng lập).

Hình 5: Xe lửa chạy trên cầu Bình Lợi

Hình 6: Cầu Bình Lợi xưa

Hình 7: Xe lưu thông một chiều phải đợi tới phiên
Cầu chỉ đi được một chiều, bên được lưu thông thì bên kia phải đợi, khi có xe lửa chạy thì hai bên dừng lại cho tới khi xe lửa rời cầu. Sàn xe lửa xây dựng bằng những tấm phản gổ to, xe chạy mãi mòn gổ có đoạn bóng loáng khi chạy xe phải cẩn thận vì trơn trợt, nhìn qua khe gổ trên sàn cầu thấy nưóc sông Bình Lợi cuồng cuộn chảy. Có lẽ một phần vì có nhiều người đến đây nhảy cầu tự tử, người địa phương có câu “muốn chết nhảy xuống sông cầu Bình Lơi”. Cầu này trước khi có xa lộ Saigòn Biên Hòa đưa dân Sàigòn đến những vùng trái cây nổi tiếng Lái Thiêu (măng cụt, sầu riêng, chôm chôm…), hoặc lên Thủ Đức ăn nem gói bằng lá chuối, có lót lá vông kể tăng độ chua mời xem Dì Hai Lò Nem, http://maivantran.com/tag/lo-nem/ tắm suối Xuân trường ở Dỉ An, hoặc mua bưởi Biên Hòa, lên “núi” Châu Thới”, gọi là núi nhưng thật sự chỉ cao 82m .http://www.binhduong.gov.vn/vn/sobannganh_detail.php?id=5121&idcat=143&idcat2=144

Hình 8: Nem Thủ Đức

Hình 9: Cầu Bình Lợi thập niên 60
Cầu Bình Triệu

Hình 10: Câu Bình Triệu, vị trí cầu Bình Triệu xem hình 4
Ngày xưa từ Sài Gòn lên Thủ Đức đi ngả Cầu Bông, xuống đường Nguyễn văn Học (Nơ Trang Long) qua Ngả Tư Bình Hòa, Ngả Năm Bình Hoà, qua cầu Băng Ky, cầu Bình Lợi , Cầu Gò Dưa và Cầu Ngang để vào Thủ Đức.
Từ sau 1961 khi có xa lộ Saigon –Biên Hoà, từ Saigon lên xa lộ chạy thẳng qua nhà máy Xi Măng , qua khu vực làng Đại Học đến ngả tư Xa lộ rẽ trái đi vào chợ Thủ Đức.
Đến đầu thập niên 70 có thể đi Thủ Đức qua cầu Bình Triệu đi theo đường Phan Thanh Giản hay Hồng Thập Tự qua Ngả tư Hàng Xanh, theo Quốc lộ 13, qua cầu Bình Triệu, đến ngả tư Bình Triệu thì rẽ phải để đi về hướng cầu Gò Dưa vô chợ Thủ Đức.

Cầu Kinh

Hình 11
:Kinh đào Thanh Đa (còn gọi là kinh Bình Quới) xẻ ngang vùng Bình Qưới, rút ngắn thời gian lưu thông thương thuyền từ thượng lưu đến rạch Bến Nghé, căt ngắn 12 km đường sông
Kinh Thanh Đa (Canal de Thanh Đa) đào trong hai năm 1897 và 1898 dài 1km, rộng 40m và sâu 6m (Monographie de la province de Gia- Định 1902).
Nối trực tiếp qua bán đảo Bình Qưới. Vùng Thanh Đa xưa kia là đồng ruộng bao la, chỉ có một vài cơ xưỡng kỹ nghệ nhỏ dựa vào đường sông để vận chuyển. Vùng này thường ngập úng vào mùa mưa khi nước thủy triều sông Sàigòn dâng lên.

Hình 12: Cầu Kinh qua Bình Qưới Thanh Đa

Hình 13: Không ảnh vùng kinh Thanh Đa
Cầu Sài Gòn- Cầu Xa lộ Saigon Biên Hoà
Cầu này nối đường Phan Thanh Giản (bây giờ là Điện Biên Phủ) bắc ngang sông Saigon trên xa lộ Sàigòn Biên Hoà. Xa lộ này khởi công xây dựng 1957 và được khánh thành năm 1961. Đây là một công trình có tính cách bức phá xữ dụng công nghiệp làm đường của Mỹ do hảng thầu RMK-BRJ Mỹ qua kinh phí viện trợ kinh tế của USOM để mở mang vùng công nghiệp dọc theo tuyến đường qua vùng Thủ Đức Biên Hoà gọi là khu Công Nghiệp Kỹ Nghệ Biên Hoà. Phần lớn máy móc, trang thiết bị của các xí nghiệp nhà máy trong khu kỹ nghệ này khá hiện đại được nhập cảng vào từ Pháp, Nhật, Đức, Mỹ… thu hút hàng ngàn nhân công chung quanh vùng. Khu Công nghiệp Biên Hòa bao gồm nhiều ngành nghề kinh tế mà nguồn đầu tư cũng rất đa dạng. Hoạt động sản xuất công nghệ với nhiều nhóm ngành nghề: Hoá học, mỹ phẩm, cơ khí và luyện kim, vật liệu xây dựng (nhà máy Xi măng Hà Tiên ở Thủ Đức, VIKIMCO (kim khí), VINATON (tôn che mái nhà…) và hàng tiêu dùng (nhà máy giấy Cogido-An hảo, nhà máy vải dệt Vinatexco, Vimytex, công ty sữa Foremost…)
Cầu có 13 nhịp xây bằng bê tông cốt sắt, riêng ba nhịp sàn giữa thì bằng “đan” sắt có thể di chuyển được. Cầu có 8 lằng xe, chia đều hai hướng đi về.
Trong thời gian xây dựng xa lộ hai bên vệ đường là những quán xây dựng tạm thời, đủ loại thức ăn bài bán nhưng chung qui là món nhậu, cà phê, bia, mực khô nướng, hột vịt lộn, chè. Người ta có thể tìm thấy những người trẻ dùng những ống cống bằng bê tông đường kính cà hơn thước, tìm giây phút riêng tư hoặc ăn uống thư giản, nhất là lúc chiều lên.

Hình 14: Giử an ninh đầu cầu Sài gòn

Hình 15: Cầu Sàigòn trên xa lộ Sàigòn Biên Hòa.
2 -Kinh đào và lấp vùng quận 1 Sài Gòn.
Sau khi Gia Định thành thất thủ 1861, người Pháp xây dựng thành phố Sài Gòn theo quy hoạch Coffyn 1862.

Hình 16: Quy hoạch Coffyn
Điểm chính của Quy họach gồm có:
-Vị trí Thành Phố bao quanh bởi bốn đường nước như đã nói trên.
-Quy hoạch phân lô các loại đất (thổ cư, buốn bán…)
-Dùng đường Imperial (Hai Bà Trưng) làm trục Đông-Tây. Phía Đông, khu hành chánh, phía Tây khu thương mại, dịch vụ, công nghiệp..
-Quy hoạch đường xá, bến cảng
-Quy Hoạch về hệ thống nước, cung cấp nước tiêu dùng, thoát nước, rác phân…
-Quy hoạch về an ninh phòng thủ
Thực sự không biết quy hoạch này có được thực hiện toàn bộ không, nhưng điều chắc chắn là quy hoạch này đã là nền tảng cho một thành phố -một thời được gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông.
Khảo sát hình 2 bản đồ 2 1893 và hình 3 1962, kinh Vòng Thành đã được đào nhưng toàn kinh chưa được đem vào xữ dụng vì nạn bùn lên quá nhanh ghe thuyền không di chuyển được (Monographie de la Province de Gia- Định 1902, trang 19 ) .

Hình 17: Bản đồ 1867 với chú thích về kinh rạch khu này sau bị lấp đi biến thành đường xá.
Dựa theo bản đồ khu vực Sàigòn năm 1867, người Pháp cho đào hoặc trùng tu một số đường nước trong khu vực nhằm giải quyết vấn đề giao thông và vận chuyển hàng hoá vào Saigon lúc bấy gìờ.
Kinh Chợ Vải (xem bản đồ có chú thích trên A) mà người Pháp gọi là Grand Canal (kinh Lớn) được đào 1867 từ sông Saigon chạy vào đến giếng nước (khoảng bùng binh Nguyễn Huệ bây giờ) quẹo phải hợp lưu với kinh Coffyn mà chảy ra lại Sông Sàigòn, người Việt gọi là chợ Vải vì đây là nơi buôn bán vải vóc của chợ Bến Thành đầu tiên ở Sàigòn . Chợ này được xây cất năm 1860 và phá huỷ năm 1910. Sau đó chợ được xây lại ở vị trí hôm nay (trên khu đầm lầy (marais Boresse)) năm 1912. Chợ Bến Thành được khai trương tháng 3 năm 1914 thay chợ Vải. Khi chợ mới đi vào hoạt động chợ Vải trở thành Chợ Cũ, nhưng sau này khu buôn bán của chợ Cũ dời về khu đường Tôn Thất Đạm, Huỳnh Thúc Kháng và Hồ Tùng Mậu. Công trường Quách thị Trang trước chợ Bến Thành, thời Pháp gọi là công trường Cuniac, tên ủy viên hội đồng Xã Tây quản lý việc đấp đầm lầy, cũng được người Sàigòn gọi là Bùng Binh Saigon .
Vì tốc độ đô thị hóa, kinh Chợ Vải bị lấp vào khoảng 1887 sau 20 năm hoạt động.






Hình 18: Kinh Chợ Vải.
Rạch Cầu Sấu (điểm B trên hình 7 bản đồ thành phố Sài Gòn 1867)
Còn ở giữa khoảng Sở Thương chánh (Port de Commerce – Sở này có từ 1860) có một con rạch, tục danh “Rạch Cầu Sấu” vì nơi đây có một cái hầm nuôi cá sấu để xẻ thịt bán. Rạch Cầu Sấu nối liền kinh Chợ Vải tới một con rạch nhỏ nữa do Coffyn đào, về sau cả ba con kinh này đều lấp bằng trở nên đại lộ “Đường Kinh Lấp” chạy từ dinh Xã Tây tới giáp đường Công Lý và đại lộ Hàm Nghi (Boulevard de la Somme cũ). (Vương Hồng Sển – Sàigòn năm xưa)
Rạch Cây Cám (D)
Trước khi đi đến kho đạn cũ, bọc theo bờ thành gần cửa Đông “Phan Yên Môn” của thành Quy, có một con kinh nhỏ chạy dài tên là “Kinh Cây Cám” chạy tới đường Lê Thánh Tôn đi ngang Sở Pháo thủ (Pyrotechnie) qua Sở Công binh thuật (Génie) là dứt. Con kinh này, khúc nối dài tới Chợ Cũ thì gọi “Kinh Chợ Vải” vì vải sồ hàng giẻ đều bán tại đây (Vương Hồng Sển – Sàigòn năm xưa)
Rạch Cầu Ông Lảnh (E)
Rạch này có nguồn từ rạch Bến Nghé chạy quanh khu Cầu Quan-Cầu Muối- Cầu Kho, với nhiều nhánh tẽ mang tên điạ phương của những cây cầu: cầu Kho (rạch Cầu Kho), cầu Muối (rạch Cầu Muối) Cầu Quan ( rạch Cầu Quan)…
Kinh Coffyn (C)
Kinh đào Coffyn nối rạch Cầu Sấu, Kinh Chợ Vải và kinh Cây Cám.
Có thể nói, tất cả các rạch và kinh đào của khu Quận 1 (xem bản đồ hình 17) nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và giao thông cuối thế kỹ 18 và 19 đều bị lấp vì áp lực thành thị hoá và sự thay đổi phương thức vận chuyển vào cuối thập niên thế kỹ 19.
Kinh Chợ Vải đào 1867 bị lấp giai đoạn 1887-1892 thành đường Charner –sau thành đại lộ Nguyễn Huệ.
Rạch Cầu Sấu bị lấp thành đường de la Somme, sau thành đường Hàm Nghi.
Kinh đào Coffyn nối Rạch Cầu Sấu-Kinh Chợ Vải-Kinh Cây Cám, bị lấp năm 1892 để biến thành đường Bonard –sau Lê Lợi và đường D’ Espagne thành đường Lê Thánh Tôn.
Rạch Cầu Ông Lảnh thành đường Kitchener sau Abattoir (Lò Heo-vì vùng này là vùng Lò Heo củ của Saigon Chợ Lớn trước khi có Lò Heo bên Chánh Hưng), sau thời VNCH đặt tên Nguyễn Thái Học cho đến nay.
Rạch Cầu Kho biến thành đường Blancsubé de Cầu Kho, thời VNCH đường Huỳnh Quang Tiên, sau 1975 thành Hồ Hảo Hớn. Rạch cầu Kho không phải bị lấp thành đường Phát Diệm-Trần Đình Xu (chi tiết ở Phần II).
3-Cầu trên rạch Thị Nghè phía Bắc
Dọc theo sông Sàigòn vùng Thạnh Mỹ Tây (xem hình 3 bản đồ 3), thuyền quẹo vào trái vào rạch Thị Nghè và rạch Văn Thánh. Rạch Thị Nghè nằm phía Bắc thành phố Sài Gòn Chợ Lớn, đối diên vói cửa Đông của Thành Quy –Bát Quái (1790-1835) và thành Phụng (1836-1859) xem hình 1B. Chú ý thành Phụng được thêm vào bản đồ Trần Văn Học năm 1815 cộng với những địa danh rút từ Gia định thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức được viết vào khoảng 1820-1822 ( Gia Định Thành Thông Chí -Lời Gìới Thiệu).
Theo bản đồ 1815 thì rạch Thị Nghè lúc ấy gọi là sông Bình Trị (trong địa hạt Tổng Bình Trị Trung), người đia phương gọi là sông Thị Nghè, vì có cầu Thị Nghè bắt ngang sông bên hông Sở thú. Đến đoạn cầu Bông-trước đó gọi là cầu Cao Miên- thì gọi là sông cầu Bông. Rạch Thị Nghè chảy qua đoạn cầu Bông về phiá Tây Bắc có cây cầu Kiệu (gọi là sông Cầu Kiệu Phú Nhuận) , rồi từ cầu Mac Mahon (Công Lý ) quẹo về hướng Tây đến cầu Trương Minh Giảng gọi là Kinh Nhiêu Lộc vì đường nước trở nên nhỏ hẹp.
Người Pháp sau khi chiếm được Gia định thành gọi rạch Thị Nghè là Arroyo de l’Avalanche, lấy tên con tàu đầu tiên tiến vào rạch.
Rạch Thị Nghè chảy dài từ khu vực Ba Son Thị Nghè đến Ngả Tư Bảy Hiền Tân Bình.

Hình 19: Bản đồ rạch Thị Nghè (được phóng đại từ bản đồ 1903 Plan Doumer)

Cầu bắc ngang rạch Thị Nghè


Hình 20. Cầu Thị Nghè được hoàn thành năm 1927.

Hình 20A: Cầu Thị Nghè 1965/66 by Tom Langley

Hình 21. Cầu Thị Nghè được xây lại sau khi cầu hình 20A bị xập vì tai nạn “hội chợ Thị Nghè”
Cầu này chạy sát cạnh Sở Thú (Thảo Cầm viên) trên đường Hùng Vương (Thạnh Mỹ Tây) về phía Thị Nghè, nằm trên con đường Thiên lý Bắc Nam xưa.
Cầu xây năm 1927 còn nằm trong khuôn viên Sở Thú. Sau khi cầu sập vì tai nạn Hội Chợ Thị Nghè năm 1957, cầu bị phá huỷ . Cầu được xây lại nằm trên con đường mới mở nối qua Thị Nghè-Nguyễn Cảnh Ch ân , bằng bê tông hình 20A. Sau kiến trúc vòm cầu bị phá bỏ và cầu được xây dựng lại có hình dáng phẳng hình 21.
Qua cầu có Chợ Thị Nghè lập nên bởi bà Nguyễn Thị Khánh, cạnh nhà thờ Thị Nghè, xây dựng khoảng cuối thế kỹ 18. Bà Khánh là con ông Khâm Sai Chánh thống Vân trường hầu, là vợ ông thư ký mổ chớ không phải vợ ông Nghè (Nghè theo tiếng Nôm có hai nghĩa: ông tiến sĩ và ông thư ký (Trinh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí )
Vùng Thị Nghè xưa là nơi có khu ruộng Tịch Điền, đàn Xã Tắc, miếu thờ Thần Nông, đàn Tiên Nông (những cơ sở này nằm trước nhà thương dưỡng lão, nay là Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè), miếu Văn Thánh, miếu thờ Đức Khổng Tử.
Trên địa bàn Thị Nghè cũng từng có một số cơ sở công nghiệp như: Hãng Chén (nay là Công ty sứ Thiên Thanh), nhà máy Dây thép Thị Nghè (nay là Công ty vật tư Bưu Điện), hãng Dầu Phú Mỹ, hãng Ô tô buýt (nay là trường Phú Mỹ), hãng Mỡ Guyonnet… Thị Nghè cũng là nơi xuất hiện một trong những nhà in đầu tiên của đất Sài Gòn: Nhà in kiêm nhà sách Joseph Nguyễn Văn Viết ra đời năm 1917 (http://www.nguoiduatin.vn/vung-dat-thi-nghe-xua-va-nay-a57485.html).
Cầu Bông
Cầu Bông được xây dựng vào khoảng 1736 (12) , lúc đầu đặt tên là cầu Cao Miên (Pháp gọi là cầu Cambodge). Cầu Bông bắc ngang rạch Thị Nghè, nhưng đối với dân điạ phương ai cũng gọi là sông Cầu Bông đến ngày nay. Dưới chân cầu Cầu Cao Miên có trồng hoa, nên tên cầu dần dần đổi thành cầu Hoa , rôì vì tránh phạm húy nên đổi là cầu Bông ( Hồ Thị Hoa là tên của một hoàng hậu nhà Nguyễn gốc ở Linh Xuân Thôn, huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa và là mẹ của vua Thiệu Trị . Ai là người Sài Gòn xưa có lẻ còn nhớ bài này, nhại theo bài Trăng Rụng Xuống Cầu, một thời nổi tiếng với đôi danh ca cũng là cặp vợ chồng ngoài đời Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết:
“Ai đang đi trên cầu Bông,
Té xuống sông ướt cái quần ny lông
Vô đây em dù trời khuya anh vẫn đưa em về “
Cho tới bây gìờ không ai biết xuất xứ của nó và vì sao, chỉ có điều nặng mùi Nam rặt, bình dân giáo dục nhưng hậu ý tốt. Con đường từ đầu cầu Bông xuống đến toà Bố (toà hành chánh Gia Định) cuối thế kỷ 19 gọi là đường L’inspection, sau đó đổi thành Lê Văn Duyệt (bây giờ đường Đinh Tiên Hoàng) .
Cầu Bông dài chỉ khoảng 50 mét, chiều rộng 15 mét, bằng bê tông là huyết mạch giao thông nối liền Sài Gòn Chợ Lớn và tỉnh Gia Ðịnh ngày xưa cũng như ngày nay. Từ Ða Kao qua Cầu Bông vào trung tâm của tỉnh Gia Ðịnh trước khi đến khu vực cơ quan hành chính, công quyền, đến khu vực Lăng Ông và chợ Bà Chiểu. Riêng Lăng Tả quân là một nơi rất được sùng bái đối với người Tàu khắp nơi , nhất là vùng Chợ Lớn, họ đổ về đây chật cả đường vào những dịp giổ Ông hoặc Tết Nguyên Đán.
Có thể nói Cầu Bông là cây cầu thân thuộc của dân Sài Gòn Gia Định. Từ Sài Gòn học trò sang Gia Định theo học trường nữ Lê văn Duyệt (bây giờ là Vỏ Thị Sáu) hay trường Nam Hồ Ngọc Cẩn (giờ là trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu) hoặc học trò từ Gia Định sang các trường học ở Đa kao Sài gòn đều phải qua đây, cộng với số người đi làm ở công tư sở hoặc giải trí ỏ Saigon Chợ Lớn. Con đường này là chốt quan trọng trong thời chiến trước 75, nhân viên An ninh Cảnh Sát thường đóng chốt ở hai đầu Cầu Bông để kiểm xét giấy tờ tùy thân, hợp lệ quân dịch .

Hình 22: Cầu Bông và Cầu Sắt
Rạch Thị Nghè từ cầu Bông chảy về hướng cầu Kiệu có một đia danh đặc biệt -Miểu Nổi Vạn Chài bây giờ là khu chung cư Miểu Nổi đường Vũ Huy Tần gần cầu mới Hoàng Hoa Thám bắc qua rạch Thị Nghè-Nhiêu Lộc.
Ngày xưa dân vào miểu Nổi bằng cách đi đò nhỏ qua đường hẽm trên đường Trần Quang Khải băng qua xóm Vạn Chài rồi xuống sông qua đò hoặc đi qua hẻm Trần Pháp dưới sông cầu Bông (tiếng gọi của người vùng này), trên đường Lê Văn Duyệt từ hướng Lăng Ông sang Đakao. Miểu thờ bà Thánh Mẩu, được nhiều người dân địa phương tôn sùng. Trong hình miểu nằm ở vị trí đầu cù lao. Ngày nay cả cù lao không còn nữa do kế họach đô thị hoá và chỉnh trang khu vực hai bên rạch.

Hình 23: Miểu Nổi ở Đakao
Cũng nên biết rằng có một địa danh Miểu Nổi nhưng ở Gò vấp, nằm trên một cù lao nhỏ trên sông Vàm Thuật, phụ lưu của sông Sài Gòn. Còn gọi là Miểu Nổi Phù Châu tọa lạc Phường 5 Quận Gò Vấp.

Hình 24: Miểu Nổi trên sông Vàm Thuât (người đia phương gọi là sông Bến Cát).
Chi tiết miểu này http://www.diaoconline.vn/kham-pha/...am-pha-khong-gian-tai-mieu-noi-qgo-vap-i23515
Cầu Sắt
Cầu này nằm gần cầu Bông cạnh rạch Cầu Bông phía bên phải chảy về hướng Bà Chiểu-Hàng Xanh.
Đây là một cây cầu sắt xưa xây 1896 bởi công ty Eiffel, sàn gổ, là cầu dành cho tuyến xe lửa Saigon Gò Vấp qua Đakao xuống đường L’Eglise, Nhà Thờ thời Pháp vì trên đường này có nhà thờ Bà Chiểu, đây là ngôi nhà thờ lớn nhất vùng Bà Chiểu. Sau đường Nhà Thờ đổi thành Bùi Hửu Nghĩa, chạy dọc hông chợ Bà Chiểu nối liền đầu đường Lê Quang Định chạy qua ngả tư Bình Hoà, ngả tư Xóm Gà lên chợ Gò Vấp.
Xem mộ cụ Thủ Khoa Bùi Hửu Nghiã ở Cần thơ http://www.youtube.com/watch?v=_kbff3fllH4
Xem Xóm Gà http://maivantran.com/tag/xom-ga/
Vùng đất giữa đường Lê Văn Duyệt (Đinh Tiên Hoàng bây giờ) và rạch Cầu Bông thời trước là một vùng ruộng, đầm lầy thỉnh thoảng có một vùng đất cao nơi có nhà cửa xây cất, dọc theo đường thưa thớt nhà cửa, khu này gần vùng rạch Thị Nghè có tên là khu “ khăn đen suối đờn” xemhttp://maivantran.com/tag/ga-go-vấp/

Hình 25: cầu Sắt Đa kao
Cầu sắt Đa Kao với nhà sàn chi chít ven sông. Cảnh quan này tương tự như ở khu vực các cầu bắt ngang rạch Thị nghè (cầu Thị Nghè, cầu Bông, cầu Kiệu…)
Cầu Kiệu

Hình 26: Cầu Kiệu (không ảnh by Raymond Cauchetier 1955)
Rời cầu Kiệu đi về Saigon sẻ qua một cái chợ, ngày xưa gọi là chợ Xã Tài, chợ bắt đầu là một nhóm bạn hàng ngồi tụ tập lộ thiên và có tên là Chợ Mới. Vì thế Cầu Kiệu thời ấy có tên là cầu Chợ Mới (xem hình 1B). Sau có ông Lê Tự Tài, xã trưởng Phú Nhuận, quyên góp tiền của bà con bán hàng, để mua vật liệu xây dựng, nhà lồng chợ bằng tre, lá. Mấy năm sau, mới thay bằng cột gỗ, lợp ngói, và được người dân gọi là Chợ Xã Tài. Đầu thế kỷ 20, người ta cho xây mặt tiền chợ nhà lồng và đắp lên đó mấy chữ nổi: “Marché de Xa Tai”. Nhưng tồn tại chẳng bao lâu, thì được thay bằng chữ “Marché de Phu Nhuan”, tức Chợ Phú Nhuận hiện nay. Đây là một trong các ngôi chợ lâu đời nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Sài Gòn vang bóng, sách đã dẫn, tr. 137). Xã Phú nhuận thời ấy là một xã lớn có đền 72 ngôi đền chùa (Trương Vĩnh Ký trong Saigon et ses environs), nhưng đa số không còn tồn tại đến ngày nay.
Cách cầu Kiệu không xa, có lăng Đô-đốc Võ Di Nguy, lăng Ông Trương Tấn Bửu, một danh tướng thời Gia Long Minh Mạng, một thời là Tổng Trấn Gia Định Thành.
Cầu Công Lý – thời Pháp Cầu Mac Mahon

Hình 27: Cầu Công Lý
Cầu Công Lý nằm trên tuyến đường chính đi từ phi trường Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố đi ngang qua Dinh Độc Lập (Hội Trường Thống Nhất) chạy thẳng ra Bến Chương Dương.
Thời Pháp gọi là Cầu Mac Mahon (Mặt Má Hồng), gần cầu có ngôi chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa kiến trúc theo kiểu chùa Miền Bắc có cổng Tam quan. Chùa bắt đầy xây cất 1964 và xong năm 1971.
Cầu này cũng được biết qua sự kiện Nguyễn Văn Trổi năm 1964 đặt bom mưu sát Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert MacNamara, chuyện không thành, Nguyễn văn Trổi bị bắt và bị tử hình.

Hình 27A: Chùa Vĩnh Nghiêm với cổng Tam Quan
Cầu Trương Minh Giảng (Lê Văn Sỹ)

Hình 28 Cầu Trương Minh Giảng, toà nhà phiá sau là viện Đại học Vạn Hạnh

Hình 28A Cổng viện Đại Học Vạn Hạnh
Cầu này ngày xưa không có tên, tuy nhiên có tài liệu cho rằng đây là cầu Lão Huề (http://vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Văn_Sĩ) . Khảo sát không ảnh và bản đồ Trần Văn Học năm 1815, cầu Lão Hoà (Huề) chỉ có thể nằm cuối nguồn của rạch Thị Nghè ở vùng Hoà Hưng, Tân Bình. Theo Trịnh Hoài Đức Gia-Định Thành Thông Chí thì cầu Huệ cách cầu Kiệu 6 dậm rưỡi và ở cuối nguồn sông Bình Trị (rạch Thị Nghè), là nơi đầy dẫy những ao vũng. Theo Bình Nguyên Lộc đường Trương Minh Giảng với cây cầu Trương Minh Giảng chỉ mới có từ cuối năm 1938 http://namkyluctinh.org/a-dialy/bnloc-diadanhsaigon.htm .
Như vậy cầu Lão Huề (Hòa) không thể nào là tên xưa của cầu Trương Minh Giảng . Dưới thời VNCH cầu được xây lại bằng bê tông cốt sắt đặt tên cầu Trương Minh Giảng vì nằm trên đường cùng tên, một vị danh tướng thời nhà Nguyễn. Ông được đánh giá là một người “văn võ song toàn”, là công thần bậc nhất của nhà Nguyễn, vừa là một võ tướng vừa là một sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử giám. Ông mất năm1841 http://vi.wikipedia.org/wiki/Trương_Minh_Giảng. Mộ ông toạ lạc ở một vị trí khiêm nhường ở hẽm đường Nguyễn Văn Nghi, Gò Vấp.
Đi về hướng Dinh Độc Lập (Hội Trường Thống Nhất) trước khi đến cầu có chợ Vườn Xoài nằm bên phải, gần đến cầu thấy có trồng rau muống. Đường Trương Minh Giảng bắt đầu ở ngã ba Trần Qúy Cáp (nay Vỏ Văn Tần)-Trương Minh Giảng. Đường Trương Minh Giảng đổi tên thành đường Trương Minh Ký khoảng chợ Vườn Chuối hướng Tây Bắc. Cũng nên biết Trương Minh Ký học trò tâm đắc của Trương Vĩnh Ký, có hiệu là Thế Tải, một nhà văn hóa lớn của Việt Nam, ông cũng là nhà báo, nhà giáo đóng góp quan trọng trong việc truyền bá và phát trển nền văn học Quốc Ngữ Việt Nam. Tổ tiên của ông là danh tướng Trương Minh Giảng. Lăng mộ ông trong tình trạng hoang phế hiện còn ở hẽm đường Nguyễn Văn Nghi Gò vấp gần mộ Trương Minh Giảng. Có thể xem khu mộ này ở đâyhttp://www.youtube.com/watch?v=YNE2GbBQeTo
Toà nhà cận cầu là Đại Học Vạn Hạnh. Khuôn viên Viên Đại Học nay là trường Đai học Sư Phạm và chùa Pháp Hoa thuộc GHPGVN.

CÒN PHẦN 2 NỮA EM POST SAU NHÉ
 
Hạng C
15/9/13
819
1.264
93
SÌ GÒN
PHẦN 2

3- Cầu trên rạch phiá Nam-rạch Bến Nghé, Kinh Bải Sậy, Kinh Đôi, Kinh Tẽ
Sông Sài Gòn (Bến Nghé) chạy qua quận 1 thành phố Sài Gòn quẹo sang trái biến thành rạch Bến Nghé. Sau đó vì lý do kinh tế vận chuyển thương mại , kinh Tẽ lại được đào thêm năm 1905.
Rạch Bến Nghé, còn gọi là kinh Chợ Lớn, thời nhà Nguyễn còn gọi là sông Bình Dương. Thời Pháp thuộc, người Pháp gọi là Arroyo Chinois (Kinh Người Tàu). Tưởng cũng nên biết rằng người Tàu từ miền Cù lao Phố chạy về đây lập nghiệp, xây dựng cơ nghiệp dọc hai bờ rạch, ghe thuyền tấp nập thu hút dân thương hồ miền Tây, tứ xứ, tụ hợp về đây kể cả người ngoại quốc, họ gọi vùng này là Đề Ngạn, người Việt gọi là kinh Tàu Hủ.
Rạch Bến Nghé chạy dài từ Bến Nhà Rồng-Cột cờ Thủ ngữ đến kinh Lò Gốm, đường nước thiên nhiên. Hợp lưu dọc theo rạch Bến Nghé có những hệ thống kinh tự nhiên, mà hai rạch quan trọng là rạch Ông Lớn và rạch ông Nhỏ và rạch Xóm Củi.
Rạch Bến Nghé chảy về phiá Tây thì gặp Rạch Lò Gốm hợp lưu để chảy về phía Nam ra Rạch Cát, nhưng đoạn này thường cạn nước, ứ động gây trở ngại cho việc thương thuyền. Nhận được tầm quan trọng trong việc vận chuyển thương thuyền, năm 1772 Chúa Nguyễn ra lệnh cho ông Nguyễn Cửu Đàm đào lại đoạn này từ nơi giáp nước cuả rạch Bến Nghé và rạch Lò Gốm chảy từ phiá Tây ( Phú Thọ, Phú Lâm xuống) . Kinh được đào thẳng tắp về phía Nam nối Sa giang (rạch Cát), ông đặt tên cho kinh này là Ruột Ngựa (Mã trường Giang ). Năm 1819, kinh Bến Nghé từ chổ giáp nước với rạch Ông Nhỏ ( Tiểu Phong Giang)- khúc nhà thương Chợ Quán-Bịnh viện Nhiệt đới ngày nay đến kinh Ruột Ngựa vì “chảy quanh co mà nhỏ hẹp,khuất khúc, nước cạn” nên Gia Long ra lệnh cho Huỳnh Công lý , phó tổng trấn thành Gia Định , đào lại khúc này và được Vua Gia Long đặt tên là An thông hà ( sông An thông) (Trịnh Hoài Đức (Gia định thành Thông Chí , viết vào khoảng 1820-1822)),
Đường nước kinh rạch Bến Nghé –An Thông-rạch Lò Gốm chảy xuống kinh Ruột Ngựa rồi hợp lưu tiếp giáp với các đường nước chảy về phiá Tây (về miền Tây) và miền Đông (Biên Hoà và miền Trung , Bắc ) là cửa ngỏ quan trọng của thương thuyền vào Bến Nghé Sàigòn Chợ Lớn.
Kinh Ruôt Ngựa trở thành kinh trọng yếu để vào trung tâm thương mại Sài gòn (khi người Pháp vào thì họ gọi là Chợ Lớn (Sài Gòn (cũ) lúc mới khai, sau lập lại khu vực mới quanh thành Phụng lấy tên Sàigòn (mới). Để giảm thiểu áp lực lưu lượng vận chuyển thương mại cho kinh Ruôt Ngưa cũng như rạch Bến Nghé, kinh Tẽ được đào năm 1905-1906 xuống đến cầu chử Y. Đoạn từ cầu chử Y xuống rạch Lò Gốm được đào song song với rạch với Rạch Bến Nghé (kinh Tàu Hủ) người Pháp gọi là Canal Doublement, người Việt, Kinh Đôi.
Về phiá khu trung tâm Chợ Lớn (Sài Gòn xưa) , vây quanh bởi đường Nguyễn Tri Phương về phiá Đông; rạch Bến Nghé-Tàu Hủ phía Nam; đường Hùng Vương phiá Bắc và Dương Công Trừng (Nguyễn Thị Nhỏ) phiá Tây. Vùng này có kinh Bải Sậy, rạch Chợ Lớn (không nên nhầm với Rạch Bến Nghé (kinh Tàu Hủ, Arroyo Chinois) và Kinh Phố Xếp,ba kinh rạch này đều là phụ lưu của Rạch Bến Nghé , Kinh Bải Sậy và Rạch Chợ Lớn chảy về phía Tây, trong khi kinh Phố Xếp về phiá Bắc.

Hình 29: Bản Đồ 1874 chưa có kinh Tẽ
Tham khảo bản đồ này vẫn còn thấy rạch Chợ Lớn chưa bị lấp (nằm ngay vị trí đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay), và kinh Phố Xếp đào chạy thẳng hướng Bắc vê phiá Chợ Rẩy –nơi người Tàu trồng rau cải cung cấp cho thành phố-là khu vực nhà thương Chợ Rẩy ngày nay. Tên Phố Xếp do kinh chạy trước nhà ông Đốc Phủ Chợ Lớn (theo Trương Vĩnh Ký) . Đường Cây Mai (Nguyễn Trải) có một cầu bắc ngang Kinh Phố xếp gọi là Cầu Phố (theo TVK). Kinh Phố Xếp bị lấp trở thành “đường Phố Xếp, trước 1975 là đường Tổng Đốc Phương, bây giờ là Châu Văn Liêm-Thuận Kiều. Đường Vạn Kiếp khi này vẫn còn là một đoạn kinh đào thẳng nối vào kênh Tàu Hủ. Bản đồ 1874 này cho biết rõ vị trí đầu tiên của khu vực chợ Nhà Lồng (còn được gọi là Chợ Củ, Trung tâm – Marché Central), tức khu vực Bưu Điện quận 5 ngày nay, với những khu vực tô đậm hình tam giác. (Xem bản đồ phía trên).
Cầu bắt ngang rạch Bến Nghé (kinh Tàu Hủ-Arroyo Chinois).
Từ sông Sàigòn thuyền qua cột cờ Thủ Ngữ -do người Pháp xây dựng, rẻ phải vào Kinh Bến Nghé , người Pháp đạt tên là Arroyo Chinois, người Việt gọi là kinh Tàu Hủ- Theo học giả Trương Vĩnh Ký (viết năm 1885) và Huỳnh Tịnh Của (viết cuối thế kỷ 19) thì đoạn phố dọc hai bên rạch Chợ Lớn ( Bến Nghé) được gọi là Tàu Khậu, đó là cách người Triều Châu phát âm từ “thổ khố” (khu nhà gạch), sau trại âm thành Tàu Hủ.
Người Pháp gọi là Arroyo Chinois để phản ảnh hệ thống sông rạch nơi đây có đông đảo người Tàu buôn bán, ghe thuyền tấp nập đến từ muôn phương trao đổi hàng hóa, người Tàu đóng một vai trò kinh tế quan trọng qua hệ thống giao dịch , tổ hợp thương mại và tài chính trong khu vực với người Trung Hoa (từ Quảng Đông, triều Châu, Phúc Kiến…), người Âu Châu, Nhật, Thái, Ấn…Những sản phẩm thương mại chất đầy ở kho, vựa dọc hai bên kinh rạch như gạo, muối, cá khô, đường, tiêu…cũng như hàng hoá đã chế biến từ Trung Hoa, Ấn Độ , Tân Gia Ba (Singapore) …
Thuyền qua khỏi nhà Rồng và cột cờ Thủ Ngử rẻ phải vào Kinh Bến Nghé (kinh Tàu Hủ, Arroyo Chinois, sông Bình Dương) phải đi qua một chiếc cầu Quay, bắc ngang kinh đi qua bến Nhà Rồng và Khánh Hội. Hình kế tiếp cho thấy cầu quay khúc giữa cho tàu buôn qua lại. Cầu được xây năm 1904 nhưng không biết hết quay nằm nào.

Hình 30 Hình Cầu Quay Khánh Hội

Hình 31: Không ảnh Cầu Khánh Hội và cầu Mống 1955 by Raymond Cauchetier

Hình 32:Cầu Khánh Hội khi còn đường xe lửa năm 1948 không còn khả năng quay nữa (hình Jack Birns)
Cầu Mống
Cầu Mống từ Bến Chương Dương qua Bến Vân Đồn đi Vĩnh Hội.

Hình 33: Xe kiếng chạy trên cầu Mống

Hình 34: Ghe thuyền neo đậu bến Chương Dương cạnh cầu Mống.
Cầu Mống (Arc en Ciel) nối liền Bến Chương Dương với bến Vân Đồn. Toà nhà lớn nằm phía bến Chương Dương được dùng làm Thượng Viện của VNCH.
Cầu nầy do công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries maritimes bỏ vốn mướn công ty xây dựng Levallois Perret (tức Eiffel cũ) xây cất – có thể là trong cùng một giai đoạn với việc xây cất Cầu Quay Khánh Hội – do đó người Pháp cũng gọi cầu nầy là cầu “Công ty Messageries Maritimes” Hai khung đường xe chạy, một để đi lên cầu sang Vĩnh Hội và một để từ cầu phía Bến Vân Đồn/ Vĩnh Hội đi qua để xuống bến Chương Dương . Trước 30 tháng 04 năm 1975, bờ kinh Tàu Hủ ở dưới gầm cầu Mống phía bến Chương Dương là hai khuôn viên ấm cúng, thơ mộng cho những cặp tình nhân trẻ, ngày cũng như đêm.

Hình 35: Công viên trước tòa nhà Hội Nghị Diên Hồng

Hình 36: Hội trường Diên Hồng (hình chụp lúc tổ chức Hội Nghị Colombo Plan)
Hội trường Diên Hồng sau là Thượng Viện thời VNCH nằm góc đường Công Lý và Bến Chương Dương. Đi dọc Bến Chưong Dưong về gần về hướng cầu Mống băng qua đường Pasteur thì có toà nhà đồ sộ Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam trước 1975.

Hình 37: Banque L’Indochine sau 1954 thành Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam
Trước 30 tháng 04 năm 1975, trụ sở Ngân Hàng Quốc Gia cũng là trụ sở của Viện Hối Đoái của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà ở góc đường Pasteur và Bến Chương Dương.
Cầu Calmette
Cầu bằng bê tông cốt sắt đã được xây cất xuyên ngang kinh Tàu Hủ trong khoảng cuối thập niên 1950 hoặc đầu thập niên 1960 (có thể là cùng với một thời điểm xây cất cầu Khánh Hội bê tông cốt sắt cố định để thay thế chiếc cầu Quây Khánh Hội ngày xưa). Chân cầu phiá bến Chương Dương là nơi bán đồ củ, còn phiá bên kia Vĩnh Hội, gần cầu thì có nhà máy sản xuất thuốc lá Bastos, một trong những thương hiệu nổi tiếng trước thập niên 70.

Hình 38: Cầu Calmette
Cầu Ông Lãnh
Cầu Ông Lãnh ngày xưa (1867-1893) không phải là chiếc cầu Ông Lãnh bằng xi măng ở cuối đại lộ Kitchener (Nguyễn Văn Học) bắt ngang qua kinh Tàu Hủ. Ngày xưa, một nhánh nhỏ của kinh Tàu Hủ (vẽ màu xanh trên bản đồ 1893) lấn chiếm sâu vào một phần đại lộ có tên là Boulevard de l’ Abattoir (đại lộ Lò Heo) và chạy xuyên ngang qua xóm Lò Heo (vì xóm nầy có một lò heo/Abattoir). Nhánh rạch nhỏ nầy người bản xứ Nam Kỳ ở Gia Định thuở trước gọi là Rạch Cầu Ông Lãnh vì trên rạch đó có một cái cầu gỗ do một ông Lãnh binh của triều đình An Nam bỏ tiền riêng ra và tốn công xây dựng.
Trên bản đồ Sài Gòn 1867 (Plan de la Ville de SAIGON en 1867) đã thấy có sự ghi chép rõ ràng 3 chữ Cầu Ông Lãnh (đánh dấu trong khung màu đỏ). Về sau, rạch Cầu Ông Lãnh bị lấp mất đi khi đại lộ Kitchener hình thành vào năm 1907 sau thế đại lộ Abattoir và xóm Lò Heo trở thành một phần của xóm Cầu Muối sau nầy (gồm có chợ rau quả, rạp hát và đình Cầu Muối).
Chiếc Cầu Ông Lãnh nguyên thủy bằng cây đã biến mất từ dạo ấy. Chiếc cầu xi măng hình 2 chữ L ghép đối nghịch (giống như hìmh chữ Z ?) ở đầu đại lộ Kitchener (Nguyễn Thái Học) bắt ngang qua con kinh Tàu Hủ tồn tại cho đến những năm tháng gần đây cũng được dân Nam Kỳ Sài Gòn-Chợ Lớn gọi là Cầu Ông Lãnh nhưng bây giờ thì chiếc cầu hình chữ L nầy cũng đã bị phá hủy.
Cũng từ các chi tiết trên hai bản đồ thành phố Sài Gòn nầy mà chúng ta có thể suy định một cách khá vững chắc rằng Cầu Mống Khánh Hội là chiếc cầu lớn đầu tiên được phóng ngang qua Kinh Tàu Hủ ít ra là kể từ năm 1893. http://dactrung.net/dtphorum/m485653-print.aspx

Hình 39: Vị trí sông, cầu Ông Lảnh

Hình 40: Cầu ông Lãnh 1955 by Raymond Cauchetier

Hình 41: Cầu ông Lảnh thập niên 50
Cầu Ông Lãnh là khu thương mại nhôn nhịp nhất vì có nhiều vựa bán sĩ, rau quả từ miền Đông đưa về (Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Đà Lạt..) trái cây gạo, cau từ miền Tây, Hóc Môn Bà Điểm đưa lên, ghe đổ xuống kho vựa , ghe đi lấy hàng, chợ đầy khách thương buôn, người bỏ mối, kẻ mua sỉ về bán lại ở các chợ trong khu vực Saigon Chợ Lớn Gia Định, ngay cả nơi xa như Cần Thơ (vải vóc, thuôc vấn, thuốc lá , cau, nước ngot, rượu…)
Khi xưa cầu Ông Lảnh bắt ngang rạch Ông Lảnh nối liền Bến Chương Dương vói bến Vân Đồn, gần đầu kinh Tàu Hủ (cùng phía bên bến Chương Dương). Nơi đây là vị trí cuả chợ Cầu Ông Lảnh với hoạt đông kinh doanh ở hai bên đầu cầu (tuy chợ chính nằm về đầu phía Đông xem hình 40).
Gần dọc rạch Ông Lảnh từ chợ Ông Lảnh đi về phía Cầu Quan có chợ Cầu Muối. Gần chợ Cầu Muối có cầu Muối để vận chuyễn muối từ ghe đến các vựa muối dọc theo rạch. Cầu Muối cò lẽ bị dẹp bỏ khi rạch Cầu Ông Lảnh bị lấp thành đường Kitchener (đường lò Heo, sau đó Nguyễn Thái Học) .
Cầu Kho-Cầu Muối
Dựa theo không ảnh tìm thấy được (hình 42),rạch Cầu Kho chảy ra rạch Bến Nghé (Tàu Hủ) sau bị lấp thời Pháp trở thành đường Blancsubé de Cầu Kho, trở thành đường Huỳnh Quang Tiên (1955) , sau 75 thành đường Hồ Hảo Hớn.
Có tài liệu cho rằng rạch Cầu kho đã bị lấp thành đường Phát Diệm, sau 1975 đổi là Trần Đình Xu. Sự nhầm lẩn có thể vì nguyên do người địa phương cứ gọi là đường Cầu Kho.
“Đường Phát-Diệm, tên cũ cũng là tên Việt, đường Nguyễn-Tấn-Nghiệm, vậy mà thiên-hạ cứ gọi là đường Cầu Kho.” Theo Bình Nguyên Lộchttp://www.binhnguyenloc.de/pages/TruyenNgan/ThoiThe/DiaDanhCu/ThoiThe-DiaDanhCu.htm

Hình 42: Rạch Cầu Kho chảy ra kinh Tàu Hủ, cầu Kho bắc ngang rạch trên đường Bến Chương Dương 1955.

Hình 43: Không ảnh Cầu Kho 1955
Cầu Muối
Cầu Muối theo Vương Hồng Sển là nơi bến neo thương thuyền đi biển từ Trung chở muối đổi chác với Sàigòn, hiện chợ cầu Muối vẩn ở vị trí cũ góc phía Bắc đường Cô Giang và Nguyễn Thái Học, nhưng hoạt đông thương mại đã được dời đi nơi khác.
Đối diện với chợ Cầu Muối gần đấy có đình Cầu Muối Nhơn Hoà.

Cầu Chử Y

Cầu chữ Y được khởi công xây dựng từ cuối năm 1938, tới cuối tháng 8 năm 1941 thì hoàn thành; do công ty Công xưởng và Công trình công chính của Pháp đảm nhiệm thực hiện (Sơn Nam).http://www.nguoi-viet.com/absoluten...aspx?articleid=148853&zoneid=310#.UkkXBtKGooM


Hình 44: Cầu chử Y bắt ngang kinh Tàu Hủ và Kinh Đôi
Người Sàigòn hay nói qua cầu chử Y là qua miệt Bình Xuyên và lò heo Chánh Hưng, nói là lò heo nhưng làm cả thịt bò, thị ngựa cung cấp cho cả thành phố. Vùng Chánh Hưng nằm giữa các nhánh kinh rạch, phía bắc có cầu chữ Y đi về thành phố trên đường Nguyễn Biểu, phía nam có cầu Xóm Củi Hiệp Ân, chạy thẳng cầu Hiệp Ân dọc theo bến nguyễn Duy sẽ gặp cầu Nhị Thiên Đường thuộc vùng Chợ Lớn. Từ Saigon đi qua cầu, dưới chân cầu chữ Y nhánh phải là đường Hưng Phú, lò HeoChánh Hưng nằm trên đường nầy có cửa chánh nằm trên bến Ba Đình ( nay Lê Quang Kim) và một bên hông là đường Nguyễn Duy. Đường Hưng Phú chạy dài thẳng xuống có đường Chánh Hưng cắt ngang để gặp Bến Ba Đình, từ Bến Ba Đình có những con đò nhỏ sang sông để qua chợ Hòa Bình. Xưa là vùng đất ruộng, thời VNCH xáng thổi lấy bùn lấp đất biến thành khu nhà ở dân. Nhánh bên trái của cầu là kinh Đôi chảy dài vô Bình An, tiếp ra huyện Bình Chánh, sau đó nhập với kinh Tàu Hủ đổ vào sông Vàm Cỏ ở cầu Bình Điền.
Cầu chử Y còn là “chứng nhân” của lịch sữ thương đau cận đại.
Đối với cư dân SG-CL trước 1954 bên kia cầu chử Y là vùng Bình Xuyên -Bảy Viển-một thời được coi là lảnh chúa kiểm soát nhửng sòng bạc ở Chợ Lớn, có lực lượng trang bị vũ khí, có giai đọạn Bảy Viển được Pháp bổ nhiệm làm Giám Đôc Công An xung phong trước 1954.
Sau khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm về chấp chánh 1954, Thủ tướng Diệm quyết định cải tổ và thành lập quân đội Quốc gia, ông ra lệnh tiêu diệt lực lượng vũ trang của các giáo phái như Cao Đài, Hoà Hảo và lực lượng Bình Xuyên.
Năm 1955, nhiều cuộc giao tranh ác liệt giữa lực lượng Bình Xuyên đóng quân gần cầu chử Y (tổng hành dinh của quân Bình Xuyên), nhưng chỉ sau đó bốn, năm ngày, quân đội Quốc Gia đã vượt qua được cầu chữ Y, chiếm lãnh hoàn toàn tổng hành dinh của quân Bình Xuyên.
Cầu chữ Y, còn là nơi giao tranh ác liệt mùng 2 Tết Mậu thân 1968 khi Cộng quân đi từ mật khu Rừng Sát tiến chiếm cầu chử Y để vào sâu trong nội thành….
http://www.nguoi-viet.com/absoluten...aspx?articleid=148853&zoneid=310#.UkkXBtKGooM

Vị trí kinh rạch vùng Chợ Lớn


Hình 45: Bản đồ vị trí Kinh rạch vùng Chợ Lớn.
Những kinh rạch này đã bị lấp qua nhiều thời kỳ do tốc độ đô thị hóa và nhu cầu vận chuyển trên đường bộ tăng lên và do dó những cây cầu xưa cũng biến mất theo. Vui lòng tham khảo bản đồ trên với chú thích
Có thể chia hệ thống kinh rạch trong vùng chính:
A) Kinh Tàu Hủ đoạn từ Xóm Chỉ (đường Tản Đà đến Rạch Lò Gốm)
B) Rạch Chợ Lớn (đoạn chảy từ Xóm Chỉ (hình 19) hướng vế Bắc vào Chợ Lớn, Tây đến giáp nước Rạch Chợ Lớn-Rạch Lò Gốm và kinh Vòng Thành (đường Nguyễn Thị Nhỏ ngày nay)
C) Kinh Bải Sậy (kinh Hàng Bàng, Canal Bonard)
D) Kinh Vòng Thành (Bao Ngạn- Canal de Ceinture) được đào năm 1875
A-Rạch Chợ Lớn
Rạch Chợ Lớn từ kinh Tàu Hủ đi lên trung tâm Chợ Lớn nối kinh Phố Xếp, sau đó hướng Tây đến rạch Lò Gốm gần đồn Cây Mai-cạnh kinh Vòng Thành. Khúc gần Cầu Đường là bến Gaudot nơi có trụ sở nhà buôn Thông Hiệp của Quách Đàm. Gaudot là tên của một trung úy hải quân Pháp, chỉ huy một nhóm thủy binh đánh đồn Kỳ Hòa ngày 25/2/1861, sau làm phó quản trị thành phố Chợ Lớn và năm 1868 chỉ huy cảng thương mại Sài Gòn. Gaudot mất ở Côn Đảo vì bệnh năm 1872 .
Năm 1955 Rạch Chợ Lớn bị lấp biến thành đường Khổng Tử, nay là đường Hải Thượng Lãn Ông và Trương Tấn Bửu, nay là Lê Quang Sung.
Kinh Phố Xếp đào năm 1778, cũng bị lấp thành đường Tổng Đốc Phương nay là Châu văn Liêm.
Sau khi rạch Chợ Lớn bị lấp, tương truyền Quách Đàm rất mê tín, tin phong thủy được thầy bói Tàu nói là nơi trụ sở bến Gaudot là nơi “đầu một con rồng” mà khúc đuôi nằm ở biển cả. Vì thế Quách Đàm không bao giờ đổi trụ sở dù là nhà mướn, đi nơi khác sau khi rất giàu có thành công trên đường làm ăn. Nên khi xảy ra sự việc lấp kinh thành đường thì ông tin rằng cơ sản làm ăn lụn bại vào lúc thời khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 là do việc lấp kinh Chợ Lớn này (4). Rạch Chợ Lớn trên khúc Quai de Gaudot là Quai de Fou-kien (bến Phúc Kiến) sau khi lấp đi làm thành đường Trang Tử trước bến xe Chợ Lớn ngày nay. Khu đường Hải Thượng Lãn Ông, Trang Tử và Phùng Hưng là khu mà ngày nay vẫn còn nhiều người Hoa gốc Phúc Kiến cư ngụ. Ở đây, góc đường Hải Thượng Lãn Ông và Phùng Hưng, có miếu Nhị Phủ (chùa ông Bổn) của người Phúc Kiến và kế miếu là trường trung học Trần Bội Cơ (trước gọi là Ecole de Foukien). Trường nằm trong một phần đất của miếu, được xây từ đầu thế kỷ 20 (1907) rất đẹp với kiến trúc Pháp. Gần đấy ở góc đường Hải Thượng Lãn Ông và Đỗ Ngọc Thanh ngày nay có một kênh nhỏ (nay đã bị lấp) gọi là kinh Bến tắm ngựa vì nơi đây các ngựa xe thổ mộ làm chổ nghĩ ngơi và tắm ngựa.
http://baotangnhanhoc.org/vi/bai-nghien-cu-lch-s/979-ch-ln-lch-s-a-ly-kinh-t-va-vn-hoa-phn-1.html
Cầu Đường và cầu Minh Phụng bắc ngang Rạch Chợ Lớn không tìm được hình ảnh xưa.
B-Kinh Tàu Hủ
Vị trí các cầu bắc ngang kinh Tàu Hủ (rạch Bến Nghé)

Hình 46: Vị trí các cầu vùng Chợ Lớn
Cầu Xóm Chỉ (Hình 46 Chú thích A)

Hình 47: Cầu Xóm Chỉ 1909

Hình 48: Cầu Xóm Chỉ 1968
Vào năm 1859 khi quân Pháp tấn công Sàigòn, tàu chiến Jaccaréo của Pháp đã bỏ neo trên Kênh Tàu Hủ, án ngữ con kênh ngay khoảng đầu đường Tản Đà, tức là ngay vị trí cầu Xóm Chỉ này. Về sau để kỷ niệm sự kiện này, người Pháp đã đặt tên con đường này là đại lộ Jaccaréo, tức là đường Tản Đà ngày nay. Bây giờ nó chỉ còn là một con đường nhỏ, ít người biết đến. Hình trong postcard dưới là đường Jaccareo từ phía kinh Tàu Hủ nhìn vào, có thể người chụp hình đã đứng chụp từ trên đầu cầu Xóm Chỉ. Cuối con đường này là Tòa hành chánh thành phố Chợ Lớn (sau này là khu vực trường Đại học Y Khoa Sài Gòn).

Hình 48a : Hình chụp đường Jaccaro (Tản Đà) từ đầu cầu Xóm Chĩ
Cầu Chà Và (hình 46 chú thích B)

Hình 49: Cầu Chà Và 1955

Hình 50: Cầu Chà Và
Cầu Chà Và (B) bắc qua kinh Tàu Hủ nối đường thông thương vùng trung t âm Chợ Lớn vớiI Xóm Củi , rồi qua cầu Nhị Thiên Đường đi Cần Giuộc Bình Chánh. Vùng này xưa có nhiều nguời Ấn sinh hoạt , lập phố bán vải vóc . Người Việt gọi là nguời Chà. Bên phiá bến Binh Đông có rạp hát Phi Long đăc biệt hay chiếu phim Ấn Độ. Rạp này nay là tiệm sách trên đường Lý Thái Tổ (bến Bình Đông).
Cũng nên biết ngườì Việt thời bấy giờ gọi nguời có nước da ngâm đen là người Chà, tuy nhiên , ngoại trừ những loại nguời Chà đến Vietnam có chủng giống Java ở Nam Dưong, loại nguời Chà mà người Việt Nam sinh hoạt chung đụng là người Ấn Bombay chuyên về buôn bán vải vóc tơ lụa ở vùng thương mại Chợ lớn và loại Chà Chetty làm nghề cho vay ở vùng Saigon, thường là dân có gốc tịch Anh, Pháp.
Cầu Quới Đước (C)

Hình 51: Cầu Quới Đước

Hình 52: Cầu Qưới Đước (chú thích C) . Xe điện chạy lên cầu.
Cầu này mang tên lấy tên làng xưa Quới Đước, khu vực nằm dọc hai bờ sông Yunan (Vạn Tượng) ngày nay.
Cầu nằm trên đường Lê Quang Liêm (nay Trần Văn Kiểu) bắc ngang đầu kinh Bonard (Bải Sậy –Hàng
Bàng).
Đi từ cầu Chà Và xuống rạch Lò Gốm , dọc theo kinh Tàu Hủ hai bên là đường , đường Bến Lê Quang Liêm và đường bến Bình Đông, ghe đủ loại neo ở đây, bên phiá Lê Quang Liêm có nhà máy rượu Bình Tây, phiá Bến Bình Đông thì có nhà máy chế biến lông vịt ra mền (còn nhớ mấy ông “cắc chú” rao mua lông vịt không ?)
Dọc theo hai bến có rất nhiều kho, vựa chứa luá, gạo. Nhà máy rượu nấu rượu dùng trấu thải ra từ nhà máy xây lúa cũng ở dọc theo kinh nên tiện cả đôi bề chỉ có điều ô nhiễm không tránh được – nhung ai để ý đến vấn đề ô nhiểm thời bây giờ?!
Cầu Bình Tây
Cầu đi bộ bắc ngang kinh Tàu Hủ nối qua bến Bình Đông (đường Bình Tây với đương Nguyễn Chế Nghiả) , gần vị trí cuả hảng Bột mì (bến Bình Đông) ngày xưa có tên là Sakybomi ( viết tăt Saigòn kỹ nghệ bột mì) cung cấp cho lò bánh mì và tiệm bánh vùng Saigon ChoLon, bây giờ vẩn còn với tên mới công ty Bột Mì Bình Đông.

Hình 53: cầu Bình Tây

Hình 54: Cầu Bình Tây với ghe lúa
Cầu bắc ngang kinh Tàu Hủ nối đường Bình Tây với bến Bình Đông (đường Nguyễn Chế Nghỉa). Cầu này không còn ở vị trí này nữa.
Từ cầu Bình Tây đi về phía rạch Lò Gốm có câu chử U (còn gọi là cầu Bột ). Cả hai cầu này gìờ không còn nữa.
Cầu Chử U
Cách công ty Bột Mì một khoảng chừng 200m là vị trí của câu cầu chử U, bắc ngang kinh Tàu Hủ, cầu sắt nhưng sàn cầu bằng “ván đóng đinh, gập ghình khó qua”, dành cho người đi bộ và xe hai bánh, được xữ dụng đến sau 75 thì bị phá hủy.
Đi xuống thêm chút nữa là công ty chế biến lông vịt.

Hình 55: Cầu Chử U

Hình 56: Cầu chử U xưa thập niên 50.
Qua khỏi cầu chử U bên phiá Lê Quang Liêm (sau 75 Trần Văn Kiểu bây giờ là Vỏ Văn Kiệt) hướng về gần rạch Lò Gốm có nhà máy rượu Bình Tây sản xuất rượu đế lớn nhất nước Việt Nam. Công ty được xây dựng năm 1900 và đưa vào sản xuất năm 1902 dưới sự quản lý độc quyền của tập đòan SFDIC (Société Francaise des Distilleries de l’Indochine) Pháp.
Từ 09/5/2005 Công ty rượu Bình Tây đã chính thức chuyển thành Công Ty Cổ Phần Rượu Bình Tây- trực thuộc Tổng Công ty Bia – Rượu-NGK Sài Gòn (SABECO).
C- Kinh Bải Sậy-Hàng Bàng-Kinh Bonard
Đường nước nằm song song với cầu Qưới Đước là rạch Bến Nghé, và đường nước chảy qua gầm cầu là kinh Bải Sậy –Hàng Bàng, ngưới Pháp gọi kinh này là Canal Bonard, có khi là Arroyo Chinois.
Kinh Bải Sậy ở đầu ra rạch Lò Gốm, người điạ phương gọi là Hàng Bàng vì hai bên kinh có trồng dảy cây Bàng (giống như đường Hàng Xanh (đường Bạch Đàng); đường Hàng Keo (Phạm Đăng Lưu), nên cũng gọi là kinh Hàng Bàng. Trước khi hợp lưu với rạch Lò Gốm, có một cầu sằt đi bộ bắc ngang kinh, nguời địa phương gọi là cầu Kinh ?.

Hình 57: Không ảnh vị trí các kinh chánh trên kinh Bải Sậy (Hàng Bàng) . Ảnh chụp khoảng đầu thập niên 1950.
Quang cảnh của kinh Bải Sậy (Bonard) nhộn nhịp với khu nhà thương mại dọc hai bên kinh, với dân thương hồ và thuyền buôn vận chuyển hàng hóa, nông phẫm từ khắp nơi đến.
Cầu Ba Miệng-Ba Chưn-Ba Cẳng (tham khảo vị trí hình 46 chú thích D)

Hình 58: Cầu Ba Cẳng nhìn từ đường Trịnh Hoài Đức
Cầu Ba Cẳng-có tên gọi địa phương tuỳ thời khác nhau như Khâm Sai, Ba Miệng, Ba Chưn nhìn từ đường Trịnh Hoài Đức ( con đường này chạy thẳng ở cuối rạch Bãi Sậy, hướng về Bưu Điện Chợ Lớn Quân 5). Đi về phía phải của Cầu Ba Cẳng trong hình này vài chục mét là tới chợ Kim Biên ngày nay, còn về phía trái ra kinh Tàu Hủ. Hình này chụp khoảng đầu thập niên 1950, ngày nay cầu này không còn nữa. Cái cẳng trong hình này là cẳng đi xuống đường Yunnan, tức Vân Nam (sau 1955 là đường Vạn Tượng), còn hai cẳng kia thì bắc qua hai con đường hai bên rạch Bãi Sậy: bên trái xuống bến Bãi Sậy, bên phải xuống bến Nguyễn Văn Thành nơi đầu đường Cambodge (sau 1955 là đường Kim Biên).

Hình 59: Ghe neo dọc theo đoạn kinh bải Sậy, hình chụp đừng trên cầu thang Gò Công
Cầu Ba Cẳng ở Chợ Lớn, gần phía sau chợ Kim Biên nay không còn nữa. Cầu ở đầu đoạn rạch Bãi Sậy, nay lấp thành đường Bãi Sậy và Phạm Văn Khoẻ quận 6. Cầu Ba cẳng nằm ở khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ, hai chân nằm ở bến Bãi Sậy và bến Nguyễn Văn Thành và chân kia ở bến Vạn Tượng. Đoạn cuối rạch này vẫn chưa lấp, và cầu tồn tại đến năm 1990 thì bị sập.
Saigon xưa nhiều kinh, rạch, ao hồ vừa có giá trị giao thương, vừa là chỗ thu nước tràn khi mưa lớn, triều cường. Người xưa (Pháp lẩn Việt) thiết kế hệ thống thoát nước Saigon – Chợ Lớn – Gia Định cho 500,000 dân để giảm thiểu lũ lụt. Ngày nay di dân từ khắp nơi nhất là từ Bắc , Bắc Trung, áp lực nhà cưả đem đến việc lấn chiếm, lấp, thay bằng cống hộp đã dẩn đến hậu quả “đường biến thành sông” mổi khi mưa lớn kéo dài một hai giờ, tệ hại hơn nữa nếu đúng lúc triều cương.
Ngày nay rạch Bãi Sậy đã hầu như bị lấp hoàn toàn. Phía sau chợ Kim Biên vẫn còn một đoạn rạch rất ngắn khoảng 30m, rộng 3m, trước đổ ra thẳng kênh Tàu Hủ. Cầu Palikao trở thành đường Ngô Nhân Tịnh. Cầu Ba Cẳng đã sập, không còn và rạch phía sau chợ Kim Biên đã bị lấp. Cầu Palikao được người Pháp đặt tên theo một cầu gần Bắc Kinh, gọi là Bát Lý Kiều (cầu tám dặm), nơi liên quân Anh-Pháp vào năm 1860 đánh với quân nhà Thanh.

Hình 60: Cầu Ba Cẳng với ông Tàu bán gánh dạo
Đây là tấm hình hiếm hoi còn sót lại của cầu Ba Cẳng, một cây cầu chẳng có mấy quan trọng, nhưng nó đã trở thành một phần của lịch sử Sài Gòn – Chợ Lớn xưa, với cái tên nghe thật dân dã và cũng có lắm chuyện xưa liên quan đến nó, như chuyện “Dân chơi cầu Ba Cẳng” của nhà văn Trương Đạm Thủy
Pont des 3 arches (Cầu Ba Cẳng) xây bởi công ty Brossard et Mopin (công ty này cũng xây Chợ Bến Thành ở Sài Gòn vào năm 1914). Nhà báo Nguyễn Văn Sâm và nhà bên vợ (em gái ông Trương Văn Bền) bỏ tiền đứng ra xây cầu.
http://baotangnhanhoc.org/vi/bai-nghien-cu-lch-s/979-ch-ln-lch-s-a-ly-kinh-t-va-vn-hoa-phn-1.html
Cầu Gò Công (tham khảo hình 46 chú thích E)

Hình 61: Cầu Gò Công
Cầu có nấc thang cho người đi bộ bắc ngang kinh Bải Sậy trên đường Gò Công.
Cầu Palicao (Palikao)-Cầu Ngô Nhân Tịnh (tham khảo vị trí hình 46 chú thích F)

Hình 62: Cầu Palikao. Hình chụp ghe sắp đi qua vòm giữa cầu Palikao hướng về cầu Ba Cẳng. (cầu Palikao có 3 vòm, xem hình 56)
Người Pháp đã đặt tên là Palikao (Pinjin Bālǐqiáo ), có lẽ là do hình dáng của nó đã gợi cho họ hình ảnh của cây cầu Bát Lý Kiều ở bên Tàu.
Palikao là phiên âm Pháp ngữ tên tiếng Hán “Bát Lý Kiều”, tức là Cầu 8 Dặm – Eight-Mile Bridge, một cây cầu lịch sử ở Bắc Kinh, nơi đã diễn ra trận chiến ác liệt giữa liên quân Anh-Pháp và khoảng 30.000 quân Trung Hoa trong cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai, và họ đã chiếm được cầu này vào ngày 21-9-1860, dẫn tới chiếm được Bắc Kinh sau đó. Theo các sử gia, phía TQ tổn thất nặng nề, thương vong khoảng 25.000 quân trong khi phía Pháp chỉ bị thương vong 1.000 người.
Cầu Bát Lý Kiều của Trung Quốc ngày nay:

Hình 63: Cầu Bát Lý Kiều, Baliqiao (Chinese: 八里桥; pinyin: Bālǐqiáo), Bắc Kinh (Trung Quốc)

Hình 64: Quang cảnh kinh Hàng Bàng (Bải Sậy) nhìn từ trên cầu Palikao về phiá cầu Gò Công, cầu Ba Cẳng
Ngày xưa dưới chân cầu Palikao có rạp chuyên hát bội Palikao, nhưng cũng có gánh cải lương dọn về đây. Vùng này có nhiều cửa hàng của người Tàu, có món ăn rất đặc biệt gọi là “hầm dỉ Triều Châu “ -cá mặn nổi tiếng ở Chợ Lớn.(http://thatsonchaudoc.com/banviet2/LuuNhonNghia/HoiKy/QuachHen.htm)
Theo bác Nguyễn Thành Long trong ban quản trị Nghĩa Nhuận hội quán gần rạch Bãi Sậy, mà tác giả đã có dịp tiếp xúc, thì giữa cầu Ba Cẳng và cầu Palikao xưa kia có 5 kiosque bán trà, chuối, nước giải lao cho các tàu đi trên rạch Bãi Sậy. Cầu Palikao bị dẹp và trở thành đường Ngô Nhân Tịnh vào năm 2003, cùng khoảng thời gian cầu Ba Cẳng bị sập và phá bỏ hoàn toàn (http://baotangnhanhoc.org/vi/bai-nghien-cu-lch-s/979-ch-ln-lch-s-a-ly-kinh-t-va-vn-hoa-phn-1.html).

Hình 65: Rạp Hát Palikao ngày xưa trên đường Ngô Nhân Tịnh.
Cầu Lò Gốm
Cầu Lò Gốm bắc ngang rạch Lò Gốm ngày nay gần giao điểm với kinh Hàng Bàng.

Hình 66 : Cầu Lò Gốm
Đây là đoạn kinh Hàng Bàng cuối cùng trươc khi trở thành đường Bến Lò Gốm.

Hinh 67: Kinh Bải Sậy ngày nay, nhìn từ cầu đi bộ Gò Công.
(Nguyễn đúc Hiệp-http://baotangnhanhoc.org/vi/bai-nghien-cu-lch-s/979-ch-ln-lch-s-a-ly-kinh-t-va-vn-hoa-phn-1.html )
Cầu bắc ngang kinh Tẽ
Kinh Tẽ được đào vào năm 1905 bắt đầu từ sông Sàigòn đến cầu Chử Y nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông cuà thương thuyền buôn bán vào rạch Tàu Hủ. Gọi là Tẽ bới kinh tẽ từ sông Sài Gòn. Kinh dài 4360m (http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=kinh+Tẽ&type=A0).
Cầu Tân Thuận

Hình 68: Cầu Tân Thuận 1967
Cầu Tân Thuận 1 nối đường Huỳnh Tấn Phát quận 7 với đường Nguyễn Tất Thành – quận 4. Cầu dài 241 m, lòng cầu rộng 8 m, mỗi lề 1,25 m. Cầu được xây từ thời Pháp thuộc sau khi đào kinh Tẻ năm 1905. Cầu được sửa chữa lớn năm 1992. Năm 2005, cầu lại xuống cấp, Sở Giao thông Công chánh thành phố giao cho Công ty Freyssinet International at Compagnie của Pháp tiến hành sửa chữa, nâng cấp cầu. Năm 2008, cầu lại tiếp tục được sửa chữa để nâng tải trọng lên 30 tấn. Hiện nay, cầu cho phép các loại xe lưu thông một chiều từ quận 7 sang quận 4.
Cầu Tân Thuận đi xuống Phú Xuân, Nhà Bè chỉ có sau khi kinh Tẽ giáp nối s ông Saigòn được đào thời Pháp khoảng 1905-06. Đoạn từ cầu chử Y được đào song song với rạch Tàu Hủ người Pháp đặt tên là Canal de Doublement, được dịch ra là Kinh Đôi. Thời chưa có cầu, từ Saigon xuống Nhà Bè phải qua đò.
Cầu Tân Thuận liên hệ với chuyện tiểu trừ lực lượng Bình Xuyên cúa Bảy Viễn năm 1955.
Ngày 13 tháng hai năm 1955, quân lính của tướng Cao Đài Trình Minh Thế chính thức sát nhập vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa, còn Trình Minh Thế nhận hàm thiếu tướng. Trong chiến dịch loại bỏ lực lượng Bình Xuyên, ông dẩn quân tiến đánh quân Bình Xuyên tập trung bên Cầu Tân Thuận.
Trịnh Minh Thế ngồi xe Jeep đậu dưới dốc cầu Tân Thuận chỉ huy quân đội Cao Đài Liên Minh vượt cầu đánh quân Bình Xuyên đang xuống xà-lan rút ra Rừng Sác. Lễ xuất quân tảo thanh Bình Xuyên của tướng Thế diễn ra trên bãi đất trống ở rìa Đồng ông Cộ, không xa mấy chợ Bà Chiểu.
Không có xe G.M.C. (loại xe chở lính của Mỹ viện trợ cho QLVNCH), Thế đã phải xung công xe chở heo để chở binh sĩ. Tại cầu Tân Thuận, lính Cao Đài mấy lần vượt cầu đều bị đánh bật lại. Chỉ huy quân Bình Xuyên ở bên kia cầu là Bảy Môn. Sau khi rút từ cầu Nhị Thương Đường, cầu Chữ Y, cầu Rạch Ong, Bảy Môn tập trung quân số cố thủ cầu Tân Thuận chặn quân Cao Đài tràn qua. Ông kết hợp súng cối của bộ binh và đại liên các giang đỉnh trên Kinh Tẻ bắn xối xả vào hai chục xe heo chở đầy lính Cao Đài ở bên kia cầu
Trong khi chỉ huy Tướng Trình Minh Thế bị một viên đạn carbin bắn tỉa bắn vào sau gáy. Vụ giết người này không bao giờ được làm sáng tỏ, một số người đổ lỗi cho phía Pháp, trong khi một số người khác cho rằng chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã làm việc này. Hoàn cảnh cái chết của ông cũng gây nhiều tranh cãi, khi có nhiều thông tin khác nhau, thậm chí đối lập nhau về thời gian, địa điểm, vết thương gây nên cái chết của ông. Sau khi chết, tên ông được đặt cho con đường ở Quận 4 Sài Gòn cho tới năm 1976. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Trình_Minh_Thế).
Kinh Đôi (Canal de Doublement)
Kinh Đôi đước đào nổi tiếp Kinh Tẽ bắt đầu từ cầu chử Y xuống đến sông Cần Giuôc khoảng 1896-8 song song với kinh Tàu Hủ nhằm đáp ứng nhu cầu thuận tiện hóa ghe thuyền chuyên chở nông phẩm từ miền Tây.
Cầu Nhị Thiên Đường là cây cầu bắc qua kênh Đôi, thuộc địa phận Quận 8 hiện nay. Cầu được xây dựng vào những năm 1925 là điểm nguồn của Quốc lộ 50 và được đổ bê tông theo kiến trúc hiện đại. Cầu này nối liền lưu thông từ Chợ Lớn sang Cần Guộc, Bình Chánh.

Hình 69: Cầu Nhị Thiên Đường trên kinh Đôi
Vị trí cầu Nhị Thiên Đường, xin tham khảo hình 46 chú thích O.
5-Kinh Vòng Thành-Canal de Ceinture.
Kinh này được đào năm 1875 theo quy hoạch của Coffyn , mục đích tối hậu là nối rạch Thị nghè ( Arroyo de l’Avalance) với kinh tàu Hủ ( Arroyo Chinois) thông qua rạch Chợ Lớn (không nên nhầm với Kinh Tàu Hủ) để hoàn thành đường nước bao bọc, biến Saigon Chợ Lớn thành một cù lao-Bắc có rạch Thị Nghè (Arroyo de l’Avalanche) ; Nam có rạch Bến Nghé (kinh Tàu Hủ) Arroyo Chinois; Đông có sông Saigon (rivière de Saigon ) và Tây có Kinh Vòng Thành (Canal de Ceinture).
Theo báo cáo “Monographie de la Province de Gia-Định 1902”, kinh đào năm 1875 , dài 7km, bề rộng 10m, sâu 3m, nhưng cho đến nay 1902 , kinh chưa hề được xữ dụng vì nạn bùn lấp, vùng Phú Thọ đáy sông bùn lên cao hơn mực thủy triều.


Hình 70: Bản đồ 1962 với Kinh Vòng Thành (Bao Ngạn)
Khảo bản đồ Saigon Chợ lớn 1962, kinh Vòng Thành đầu nguồn từ chổ giáp nước cuả Rạch Lò Gốm và rạch Chợ Lờn, cuối nguồn là rạch Cầu Kiệu gần cầu Công Lý –không phải là gần cầu Kiệu ở Phú Nhuận.
Kinh Vòng thành đã được thực hiện năm 1875, nhưng sau đó đã bị bùn lấp nhanh chóng, nên không được xử dụng thực tế ( Monographie de la Province de Gia- Định 1902, trang 19 ) . Một vài đoạn kinh vẫn còn có nước-như đoạn trong bản đồ chạy ngang đồn Cây Mai (bây giờ là đường Nguyễn thị Nhỏ).
Lò siêu ở sau đồn Cây Mai cũng dùng Kinh Vòng Thành để ra rạch Chợ Lớn. Nay rạch Kinh Vòng Thành đã cạn và lò siêu cũng thôi hoạt động (theo Vương Hồng Sển-Sàigon năm xưa 1960)
 
Hạng C
15/9/13
819
1.264
93
SÌ GÒN
VÀ THÊM 1 CÂY CẦU MÀ KHÔNG CÓ DÒNG KINH CHẢY QUA ĐÓ LÀ CẦU NÀY,
CÂY CẦU SẮT ĐI BỘ .BẮT TỨ HÀM NGHI QUA CV QUÁCH THỊ TRANG TỚI CHỢ SÌ GÒN NÈ
MÀ CŨNG ĐỐ MÍ BÁC CÂY CẦU ĐÓ TÊN LÀ GÌ NÈ.??

NHỮNG DÒNG KINH, CÂY CẦU Ở SÀI GÒN CHỢ LỚN ,TRƯỚC 1975


NHỮNG DÒNG KINH, CÂY CẦU Ở SÀI GÒN CHỢ LỚN ,TRƯỚC 1975


NHỮNG DÒNG KINH, CÂY CẦU Ở SÀI GÒN CHỢ LỚN ,TRƯỚC 1975


NHỮNG DÒNG KINH, CÂY CẦU Ở SÀI GÒN CHỢ LỚN ,TRƯỚC 1975


EM BẬT MÍ CHÚT HEN,
CẦU GỌI LÀ KIỀU
CHỢ GỌI LÀ THỊ
VẬY MÍ BÁC CHO CÁI TÊN LUN NHÉ
 
Hạng B1
20/1/14
70
8
8
Thêm cầu Hang Gò Vấp quê bác nữa ,tôi nhớ cây cầu dưới có đường ray xe lửa khong biết đungs không ?
 
Hạng C
15/9/13
819
1.264
93
SÌ GÒN
Cám ơn Xìu Coi Coi lão gia, bài sưu tầm chi tiết và công phu quá!

Bác tiếp tục nhé :D


Nay Sài Gòn mất nhiều di tích ngày xưa, vì chiến tranh và vì sự thay đổi thời cuộc, tôi tiếc nhứt là hồi tháng ba năm 1983 đã sang bằng “Lăng Cha Cả”, có từ 1799 để lập một công trường mà chả thấy ai ngồi …. Hai người ngọai quốc đã ảnh hưởng Việt Nam nhiều nhứt là Alexandre de Rhodes va Pierre Joseph Pigneau de Béhaine, được dân Việt Nam biết dưới tên Bá Đa Lộc hay Evèque d’Adran, người đã giúp Nguyễn Ánh lên ngôi, đi với Hoàng Tử Nguyễn Phúc Cảnh qua triều đình vua Louis XVI để ký Hiệp Ước Versailles năm 1787. Tên thật là Pigneau, sau đó thêm vô sau tên ấp Béhaine của làng Origny-en-Thiérache mà gia đình có phần đất, thuộc tỉnh Aisne, trong vùng Picardie ở miền bắc nước Pháp. Vua Gia Long cất một ngôi nhà ở số 180 đường Richaud cho Bá Đa Lộc (nay vẩn là Tòa Tổng Giám Mục đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3) và đọc điếu văn khi người mất năm 1799. Mộ ông người Sài Gòn gọi là Lăng Cha Cả là một trong những di tích xưa nhứt của Sài Gòn “ở Gia Định” vào thời Gia Long, sau nầy ở trước trại Phi Long trên Tân Sơn Nhứt. Cốt của Cha Pigneau de Behaine được đem về Pháp năm 1983 và chôn trong nhà thờ Séminaire des Missions Etrangères, rue du Bac tại quận XV Paris. Tôi có viếng thăm nhà kỷ niệm cua Cha Pierre Joseph Pigneau de Béhaine, ở làng Origny-en-Thiérache, trở thành từ năm 1953 “Musée Monseigneur Pigneau de Béhaine” và sau khi xem xong tâm hồn tôi thả về dĩ vãng của một Việt Nam oai hùng tranh đấu cả ngàn năm để giử biên cương …:rolleyes:
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
Xem lại phần Cầu Thị Nghè
Theo như hình 20 và 20 A thì đây là cái cầu từ Sở Thú qua Ty Chiêu hồi (trước 75) thì đúng hơn. Cầu này bị sập (sau giải phóng) rồi

NHƯ BÁC data ĐÃ ĐƯA TIN HÌNH ẢNH VỀ SÀI GÒN XƯA
.................................
3-Cầu trên rạch Thị Nghè phía Bắc
Dọc theo sông Sàigòn vùng Thạnh Mỹ Tây (xem hình 3 bản đồ 3), thuyền quẹo vào trái vào rạch Thị Nghè và rạch Văn Thánh. Rạch Thị Nghè nằm phía Bắc thành phố Sài Gòn Chợ Lớn, đối diên vói cửa Đông của Thành Quy –Bát Quái (1790-1835) và thành Phụng (1836-1859) xem hình 1B. Chú ý thành Phụng được thêm vào bản đồ Trần Văn Học năm 1815 cộng với những địa danh rút từ Gia định thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức được viết vào khoảng 1820-1822 ( Gia Định Thành Thông Chí -Lời Gìới Thiệu).
Theo bản đồ 1815 thì rạch Thị Nghè lúc ấy gọi là sông Bình Trị (trong địa hạt Tổng Bình Trị Trung), người đia phương gọi là sông Thị Nghè, vì có cầu Thị Nghè bắt ngang sông bên hông Sở thú. Đến đoạn cầu Bông-trước đó gọi là cầu Cao Miên- thì gọi là sông cầu Bông. Rạch Thị Nghè chảy qua đoạn cầu Bông về phiá Tây Bắc có cây cầu Kiệu (gọi là sông Cầu Kiệu Phú Nhuận) , rồi từ cầu Mac Mahon (Công Lý ) quẹo về hướng Tây đến cầu Trương Minh Giảng gọi là Kinh Nhiêu Lộc vì đường nước trở nên nhỏ hẹp.
Người Pháp sau khi chiếm được Gia định thành gọi rạch Thị Nghè là Arroyo de l’Avalanche, lấy tên con tàu đầu tiên tiến vào rạch.
Rạch Thị Nghè chảy dài từ khu vực Ba Son Thị Nghè đến Ngả Tư Bảy Hiền Tân Bình.

Hình 19: Bản đồ rạch Thị Nghè (được phóng đại từ bản đồ 1903 Plan Doumer)

Cầu bắc ngang rạch Thị Nghè

Hình 20. Cầu Thị Nghè được hoàn thành năm 1927.

Hình 20A: Cầu Thị Nghè 1965/66 by Tom Langley

Hình 21. Cầu Thị Nghè được xây lại sau khi cầu hình 20A bị xập vì tai nạn “hội chợ Thị Nghè”
Cầu này chạy sát cạnh Sở Thú (Thảo Cầm viên) trên đường Hùng Vương (Thạnh Mỹ Tây) về phía Thị Nghè, nằm trên con đường Thiên lý Bắc Nam xưa.
Cầu xây năm 1927 còn nằm trong khuôn viên Sở Thú. Sau khi cầu sập vì tai nạn Hội Chợ Thị Nghè năm 1957, cầu bị phá huỷ . Cầu được xây lại nằm trên con đường mới mở nối qua Thị Nghè-Nguyễn Cảnh Ch ân , bằng bê tông hình 20A. Sau kiến trúc vòm cầu bị phá bỏ và cầu được xây dựng lại có hình dáng phẳng hình 21.

CÒN PHẦN 2 NỮA EM POST SAU NHÉ
 
  • Like
Reactions: cuong_ngo
Hạng C
15/9/13
819
1.264
93
SÌ GÒN
Xem lại phần Cầu Thị Nghè
Theo như hình 20 và 20 A thì đây là cái cầu từ Sở Thú qua Ty Chiêu hồi (trước 75) thì đúng hơn. Cầu này bị sập (sau giải phóng) rồi
EM NHỚ TY CHIÊU HỒI NẰM TRÊN ĐƯỜNG LE VĂN DUYỆT BI GIỜ LÀ ĐINH TIÊN HOÀNG Q.BÌNH THẠNH MÀ BÁC.
NÓ NẰM NGAY CHIẾC CHIẾC TRỰC THĂNG RƠI NĂM 1969. NGAY KHU THƯƠNG PHẾ BINH MÀ.
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
ah, mình bị sai tên gọi.
Chổ mình nói là Trung tâm Chiêu hồi Trung ương, nơi tiếp nhận trong thời gian làm hồ sơ
Chổ xiucoicoi nói đúng là Ty Chiêu hồi, nơi thực hiện các công việc hành chánh
EM NHỚ TY CHIÊU HỒI NẰM TRÊN ĐƯỜNG LE VĂN DUYỆT BI GIỜ LÀ ĐINH TIÊN HOÀNG Q.BÌNH THẠNH MÀ BÁC.
NÓ NẰM NGAY CHIẾC CHIẾC TRỰC THĂNG RƠI NĂM 1969. NGAY KHU THƯƠNG PHẾ BINH MÀ.