Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
1 -Cầu trên sông Sàigòn (Bến Nghé) phía Đông Sài Gòn Sông Bến Nghé –sau gọi là sông Sàigòn có đầu nguồn ở vùng Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Long trước 1975, bây giờ là Bình Phước.

đối chiếu nơi phát nguyên sông Sài-gòn :
http://bando.muabannhadat.com.vn/?lat=11.37280555&lng=106.149425&lvdf=10&plg=st_46

----------

Hình 10:
Câu Bình Triệu, vị trí cầu Bình Triệu xem hình 4
Ngày xưa từ Sài Gòn lên Thủ Đức đi ngả Cầu Bông, xuống đường Nguyễn văn Học (Nơ Trang Long) qua Ngả Tư Bình Hòa, Ngả Năm Bình Hoà, qua cầu Băng Ky, cầu Bình Lợi , Cầu Gò Dưa và Cầu Ngang để vào Thủ Đức. Từ sau 1961 khi có xa lộ Saigon –Biên Hoà, từ Saigon lên xa lộ chạy thẳng qua nhà máy Xi Măng , qua khu vực làng Đại Học đến ngả tư Xa lộ rẽ trái đi vào chợ Thủ Đức. Đến đầu thập niên 70 có thể đi Thủ Đức qua cầu Bình Triệu đi theo đường Phan Thanh Giản hay Hồng Thập Tự qua Ngả tư Hàng Xanh, theo Quốc lộ 13, qua cầu Bình Triệu, đến ngả tư Bình Triệu thì rẽ phải để đi về hướng cầu Gò Dưa vô chợ Thủ Đức.


lúc chưa có cầu SG chưa có xa lộ SG-Biên hòa thì từ SG muốn đi Cấp chơi (Vũng tàu) cũng đi như trên.
Tới Thủ đức (chỗ bây giờ là bùng binh chợ Thủ đức) đi thẳng lên dốc tuốt luốt ngang núi Châu thới, chui dưới đường xe lửa (giờ vẫn y vậy) xong quẹo lên "cầu Ghềng 1" (tạm gọi vậy) đi chung xe lửa tới Cù lao Phố, tiếp tục qua "cầu Ghềnh 2" vô Biên hòa, trổ ra Tam Hiệp đi QL 15 mút chỉ ngang Long Thành để ra Cấp
sau đó Mỹ xây cầu SG => Xa lộ SG-Biên hòa => Căn cứ Long bình bên phải QL 15 ;làm QL 15 mới từ "ngã ba Vũng tàu" => dốc 47 => nhập vô QL 15 cũ nên cái cũ trở thành "QL 15 cũ" từ Biên hòa đi Cấp
sau này Củ sâm Đại hàn mới làm "cầu mới" (cầu Hóa An)
như vậy con đường từ cầu Bình lợi lên Biên hòa như trên, từ Biên hòa đi nữa ngang "nhà thương điên" xong nhập vô QL 1A hiện tại có thể coi là "con đường cái quan" thời Nguyễn
sau khi chiếm VN, Pháp bắt đầu làm đường, rất nhiều đoạn vẫn đi theo nền "con đường cái quan" xưa mà Pháp gọi là "La Route Madarine" (tức QL 1A xuyên Việt)
http://belleindochine.free.fr/LaRouteMandarine.htm

------------

Cầu Sài Gòn- Cầu Xa lộ Saigon Biên Hoà Cầu này nối đường Phan Thanh Giản (bây giờ là Điện Biên Phủ) bắc ngang sông Saigon trên xa lộ Sàigòn Biên Hoà. Xa lộ này khởi công xây dựng 1957 và được khánh thành năm 1961. Đây là một công trình có tính cách bức phá xữ dụng công nghiệp làm đường của Mỹ do hảng thầu RMK-BRJ Mỹ qua kinh phí viện trợ kinh tế của USOM để mở mang vùng công nghiệp dọc theo tuyến đường qua vùng Thủ Đức Biên Hoà gọi là khu Công Nghiệp Kỹ Nghệ Biên Hoà. Phần lớn máy móc, trang thiết bị của các xí nghiệp nhà máy trong khu kỹ nghệ này khá hiện đại được nhập cảng vào từ Pháp, Nhật, Đức, Mỹ… thu hút hàng ngàn nhân công chung quanh vùng. Khu Công nghiệp Biên Hòa bao gồm nhiều ngành nghề kinh tế mà nguồn đầu tư cũng rất đa dạng. Hoạt động sản xuất công nghệ với nhiều nhóm ngành nghề: Hoá học, mỹ phẩm, cơ khí và luyện kim, vật liệu xây dựng (nhà máy Xi măng Hà Tiên ở Thủ Đức, VIKIMCO (kim khí), VINATON (tôn che mái nhà…) và hàng tiêu dùng (nhà máy giấy Cogido-An hảo, nhà máy vải dệt Vinatexco, Vimytex, công ty sữa Foremost…) Cầu có 13 nhịp xây bằng bê tông cốt sắt, riêng ba nhịp sàn giữa thì bằng “đan” sắt có thể di chuyển được. Cầu có 8 lằng xe, chia đều hai hướng đi về.

kết cấu cầu SG original Mỹ mình hổng rành
nhưng mặt cầu vẫn tráng nhựa như nhau chẳng thấy gì lạ
còn cầu Đại hàn mần (bằng $ Mỹ) thì thấy rõ các nhịp giữa bằng sắt : Bình triệu, Bình phước, Hóa an, Bến lức, Long an

-----------

cầu Thị nghè
Hình 1 (tạm gọi)
2z65tlg.jpg


Hình 2 (tạm gọi)
2rf3jw6.jpg


Hình 3 (tạm gọi)
2nukj5u.jpg


Hình 21.
Cầu Thị Nghè được xây lại sau khi cầu hình 20A bị xập vì tai nạn “hội chợ Thị Nghè” Cầu này chạy sát cạnh Sở Thú (Thảo Cầm viên) trên đường Hùng Vương (Thạnh Mỹ Tây) về phía Thị Nghè, nằm trên con đường Thiên lý Bắc Nam xưa. Cầu xây năm 1927 còn nằm trong khuôn viên Sở Thú. Sau khi cầu sập vì tai nạn Hội Chợ Thị Nghè năm 1957, cầu bị phá huỷ . Cầu được xây lại nằm trên con đường mới mở nối qua Thị Nghè-Nguyễn Cảnh Ch ân , bằng bê tông hình 20A. Sau kiến trúc vòm cầu bị phá bỏ và cầu được xây dựng lại có hình dáng phẳng hình 21.


Sở thú Thảo Cầm Viên SG do Pháp xây 1864 hình tui chụp 07-07-2012
jakwe9.jpg


2wcqujq.jpg


như vậy Hình 1&2 của tác giả là cái cầu đi bộ nối Sở thú với bên kia
sau này lúc thông xe đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn còn
sau đó mới tháo dỡ
Thảo Cầm Viên thành lập 1864
cầu xây 1927 (theo tác giả) hổng biết muốn nói cầu đi bộ hay cầu xe chạy ?
như vậy muốn qua cầu (đi bộ) ắt phải mua vé vô Sở thú
chứ sao lại "nằm trên đường thiên lý Bắc-Nam" được ?

sập là sập cái cầu đi bộ Sở thú chứ đâu có sập cái cầu Thị nghè xe chạy
hình 3 thì ai cũng biết rồi, rõ ràng
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
bác gia định ơi, bác đính chính theo từng tấm ản, thì dễ xem hơn
 
ium confirmed
Hạng D
24/6/14
1.271
3.055
113
Bài viêt hay quá, đọc mà biết lịc sử của các cây cầu hay đi
 
Tập Lái
2/11/14
2
0
1
39
caoboi.net
cụ tổng hợp được những tư liệu thật quý giá quá! cảm ơn cụ nhờ cụ mà em hiểu hơn về Sài Gòn