Cái thời ấy, bún như một món ăn của vua chúa.
Hồi ấy, người ta cho rằng ăn gạo, ăn phở là lãng phí lương thực nên chỉ có một số nơi được làm bún gia công mà thôi. Người ta coi chuyện đổi gạo lấy bún chỉ là chuyện trao đổi công, đổi sức lao động chứ không phải là bóc lột. Nếu làm xưởng sản xuất, thuê nhân công là vừa lãng phí lương thực, lại tham gia bóc lột là điều tuyệt đối cấm. Chính vì cái chuyện đổi bún ấy tôi mới có dịp được tận mắt nhìn thấy cảnh người ta làm bún gia công trước mắt mình ra làm sao. Trong cái dở cũng có cái hay. Hay vì nhờ thế mà mình học được cái tinh hoa, cái bản sắc dân tộc mình trong nghề chế biến thứ thực phẩm mà các cô em gái thời ấy mơ ước “ ừ ứ ừ em đòi ăn bún”.
Hồi ấy, người ta cho rằng ăn gạo, ăn phở là lãng phí lương thực nên chỉ có một số nơi được làm bún gia công mà thôi. Người ta coi chuyện đổi gạo lấy bún chỉ là chuyện trao đổi công, đổi sức lao động chứ không phải là bóc lột. Nếu làm xưởng sản xuất, thuê nhân công là vừa lãng phí lương thực, lại tham gia bóc lột là điều tuyệt đối cấm. Chính vì cái chuyện đổi bún ấy tôi mới có dịp được tận mắt nhìn thấy cảnh người ta làm bún gia công trước mắt mình ra làm sao. Trong cái dở cũng có cái hay. Hay vì nhờ thế mà mình học được cái tinh hoa, cái bản sắc dân tộc mình trong nghề chế biến thứ thực phẩm mà các cô em gái thời ấy mơ ước “ ừ ứ ừ em đòi ăn bún”.