kéo xong đem ép lại làm vỏ xe.đạpkéo lốp sợi bố
Bây giờ vẫn còn nha Bác , nhưng người mua về dùng làm mồi câu (cá Chép),hoặc thức ăn cho cá kiểng , mắc lắm nha..giờ mà vớt đc 2lon/1 ngày là sống khoẻ đó Bác !
- Vớt trùn chỉ: “Nghề” này chỉ sống được một thời, đặc biệt khi phong trào nuôi “cá trê phi” phát triển mạnh mẽ. Một lon sữa bò, một cái vợt lưới nhỏ là đủ. Mỗi ngày chịu khó đi dọc theo các cống rãnh, đường mương để vớt trùn chỉ, loại trùn màu đỏ như sợi chỉ sống ở các dòng nước thải nơi thành thị, ven đô, … Giai đoạn đó, nếu mỗi ngày vớt được chừng 2 lon sữa bò thì đủ tiền đi chợ kiểu ... nhà nghèo.
Thời bao cấp có quá nhiều sáng kiến mà nay nghĩ lại thấy vẫn khâm phục, cái khó ló cái khôn, thợ thầy ai cũng vắt óc suy nghĩ cách nào để tồn tại, do vậy khả năng phát mình sáng chế hết sức phong phú .Cũng thời đó, sức chịu đựng của con người thể hiện quá ngọan mục, nhiều người chỉ ăn một bữa trong ngày, làm việc quần quật 8-10 tiếng, đạp xe đi về 30km, nuôi con, tắm heo, xếp hàng, hứng nước, đi bán tiêu chuẩn, lấy số mua dầu hôi, chờ than củi, chờ gạo ...tất tật mọi việc đso trong một ngày dồn lên một cơ thể người lớn 50 Kg, chuyện tưởng chừng không thể mà có thật . Thế mới tài tình .
Bây giờ chúng ta đi siêu thị, chen một chút, xách nặng một chút là về nhà thở dốc, phàn nàn râm ri, thiệt là quá đáng!
Bây giờ chúng ta đi siêu thị, chen một chút, xách nặng một chút là về nhà thở dốc, phàn nàn râm ri, thiệt là quá đáng!