Re:Những hình ảnh thới bao cấp
Bài viết của tác giả Lê Anh Tuấn với hồi ức về việc học hành thời bao cấp :
.... ....
Hầu hết, người dân Việt Nam khi nhắc đến những năm tháng này đều ngám ngẩm, cay đắng.
Theo tôi, có ai phát biểu rằng, thời kỳ này “tuy nghèo nhưng mà vui” (?!) thì tôi cho đó là lời nói sai sự thật!
Chẳng qua, khi người ta vượt qua một trở ngại, gian khó hoặc hiểm nguy, người ta có khuynh hướng xem thường hoặc bông đùa những khó khăn lúc ấy.
Không ai muốn quay lại thời đó bao giờ. Tôi lớn lên và trưởng thành từ tuổi thiếu niên cho đến hết giai đoạn thanh niên hoàn toàn nằm trong giai đoạn này, gia đình tôi lúc đó chỉ là một gia đình nhà giáo nghèo, nên thấm thía rất rõ các khó khăn và bất công của thời bao cấp này.
Xin kể lại, theo lối “nhớ gì nói nấy”, một số hình ảnh cuộc sống của học sinh và sinh viên (HSSV) trong giai đoạn bao cấp này như một dịp “ôn cố tri tân”, dù là kể để cười ra… nước mắt.
Mặc dầu, đây chỉ là một ký ức cá nhân của một học sinh - sinh viên ở Cần Thơ nhưng có lẽ hình ảnh cũng chẳng khác mấy so với các nơi khác ở toàn Việt Nam.
Cần Thơ, thành phố còn có tên là Tây Đô, có thể coi là nơi có cuộc sống khá nơi nhiều vùng khác, ít nhất cũng là miếng ăn.
Làm bất kỳ chuyện gì cũng phải viết “sơ yếu lý lịch”, “bản tự kiểm”. Vào đại học thì thật gian nan cho những ai có vấn đề về lý lịch gia đình.
Năm tôi thi Đại học (1978), lý lịch cá nhân của thí sinh được chia làm 13 “đối tượng”.
Mỗi đối tượng có một điểm “chuẩn” khác nhau mà “đầu vào” của những nhóm trên cách biệt với nhóm dưới khoảng 10-14 điểm!!!
Tôi biết có lớp Đại học mà người đậu vào với 25/30 điểm học chung với người chỉ có 6/30 điểm.
Nhóm đối tượng thứ 1 thì ưu tiên vào Đại học, khỏi cần thi cử. Nhóm đối tượng thứ 13 thì gần như không có hy vọng lách vào khung của hẹp của cổng trường Đại học.
Thật may mắn cho tôi, một người thuộc nhóm “đối tượng thứ 11”, đậu vào Đại học.
Sự cách biệt kiến thức trong lớp rất rõ, tôi có nhận định là người giỏi nhất trong lớp “dư sức” làm thầy người kém trong lớp.
Tôi biết rất rõ một trường hợp đau lòng, một em sau này là sinh viên của tôi, đã nhiều năm dạy “luyện thi Đại học” và chính bản thân em ấy cũng kiên trì đi thi Đại học.
Kết quả suốt nhiều năm liên tiếp, đi thi và dạy luyện thi cùng lúc, em ấy luôn luôn bị đánh rớt còn đám học trò của mình thì đậu vào Đại học vì cha em còn đang bị đi “học tập cải tạo” ngoài Bắc!.
Làn sóng người vượt biên ồ ạt, đặc biệt trong giới công chức chính quyền cũ, nhà buôn, các trí thức làm số lượng học sinh sinh viên trong lớp giảm dần. Lớp học của tôi, năm đầu vào gần 60 người, đến năm cuối lúc ra trường chỉ còn gần 40. Khoảng 2/3 số bỏ học nửa chừng là do vượt biên, số đi được có, số bị bắt giam rổi bị đuổi học có và số bị chết trên biển đều có.
Chuyện học tập thời bao cấp cũng lắm chuyện để kế. Học hành dĩ nhiên là kém chất rồi, ăn chưa đủ no, còn phải chạy vạy kiếm sống, sách vở thiếu trầm trọng, dụng cụ thí nghiệm lạc hậu, cũ kỹ, học chay nhiều hơn thực hành, thầy cũng không nhiệt tâm lắm.
Vậy mà, số người bị loại rất ít, nếu không do hoàn cảnh gia đình, bệnh “thành tích” từ thuở bao cấp đã trở thành bệnh trầm kha của giáo dục Việt Nam.
Ngoại ngữ HSSV lúc đó thì yếu vô cùng, trong những năm đầu vào Đại học, chúng tôi bị ép phải học Nga văn, dù trước đó đã qua 7 năm học Anh văn Trung học. Vào lớp trình độ không đồng đều, cuối cùng tiếng Nga cũng kém mà tiếng Anh thì quên trước quên sau.
Sau những năm 1990, hầu hết sinh viên Việt Nam khi ra nước ngoài học, ai cũng vất vả vì vốn Anh ngữ yếu kém của mình. Những đứa khá Anh ngữ hơn thường là do ý thức vượt khó hoặc có dự kiến ra sống hoặc làm việc cho nước ngoài.
Thời bao cấp có cái thích là sách rẻ vô cùng dù sách hay khá ít, một cuốn sách dày khoảng 100-120 trang chỉ có giá khoảng 1-2 đồng.
Tôi nhớ khoảng năm 1980 - 1981, Nhà sách Nhân dân Tổng hợp (tên nhà sách nghe buồn cười hỉ?) có về bộ “Lênin toàn tập” 55 quyển do Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcơva in trên giấy trắng tốt, dày cộp, nặng chừng nửa tạ, đóng bìa cứng hẳn hoi mà giá bán chỉ 25 đồng (giá này tôi nhớ chưa chính xác lắm nhưng khoảng non 2 tháng học bổng sinh viên gì đó, lúc ấy 17 đồng/tháng cho nam và 17 đồng 50 xu/tháng cho nữ, 50 xu để phụ nữ dùng vệ sinh mỗi tháng, chuyện này Nhà nước thật đúng là… bao cấp).
Nhiều người xúm lại mua sách Lênin, không phải là để đem về đọc mà để bán… cho lái sách giấy cũ vụn, mua về làm pháo!!! Sau Nhà nước cấm, chỉ bán cho những ai có giấy giới thiệu, mua về để cất trong tủ sách là chính.
Nghiên cứu khoa học thời bao cấp thì gần như không có gì cả. Nhiều đề tài gọi là “nghiên cứu khoa học” đăng trên các báo thật buồn cười.
Có người ráng chứng minh rằng ăn đậu nành bổ hơn ăn thịt bò, ba hột mít tương đương một quả trứng gà, xuyên tâm liên trị được tất cả các chứng bệnh viêm loét, cải tiến xe chạy bằng xăng thành xe chạy bằng than (hay … cải lùi ???), chiếc xe cút kít đẩy tay của công nhân thì gọi là xe cải tiến (?)
Chuyện kể, có ông Giáo sư nuôi heo, mùi hôi gây khó chịu cho hàng xóm, họ than phiền lên cấp trên thì ông Giáo sư này lắc đầu: “Tui đâu có nuôi heo, heo nuôi tui mà …”.
Chúng có vẻ không tin, cho rằng tôi cường điệu. Nghe tin hiện Bảo tàng Dân tộc học với sự tài trợ của UNDP, SIDA, Ford Foundation có mở một triển lãm về thời bao cấp 1975 - 1986 tại Hà Nội, tôi rất muốn đưa con tôi đến xem tận mắt các hiện vật để nó cảm nhận được các khó khăn thời ấy nhưng không thực hiện được.
Xã hội vẫn còn nhiều chuyện để bàn. Biết đâu,… 10, 15 năm nữa, chúng ta lại có một triển lãm khác: triển lãm “Thời Đổi Mới” hoặc thời “Hậu Đổi Mới” gì gì đó. Sao không nhỉ? Ai mà nói trước được đây?
[link]http://www.leanhtuan.com/SVHS_ThoiBaoCap.html[/link]
Bài viết của tác giả Lê Anh Tuấn với hồi ức về việc học hành thời bao cấp :
.... ....
Hầu hết, người dân Việt Nam khi nhắc đến những năm tháng này đều ngám ngẩm, cay đắng.
Theo tôi, có ai phát biểu rằng, thời kỳ này “tuy nghèo nhưng mà vui” (?!) thì tôi cho đó là lời nói sai sự thật!
Chẳng qua, khi người ta vượt qua một trở ngại, gian khó hoặc hiểm nguy, người ta có khuynh hướng xem thường hoặc bông đùa những khó khăn lúc ấy.
Không ai muốn quay lại thời đó bao giờ. Tôi lớn lên và trưởng thành từ tuổi thiếu niên cho đến hết giai đoạn thanh niên hoàn toàn nằm trong giai đoạn này, gia đình tôi lúc đó chỉ là một gia đình nhà giáo nghèo, nên thấm thía rất rõ các khó khăn và bất công của thời bao cấp này.
Xin kể lại, theo lối “nhớ gì nói nấy”, một số hình ảnh cuộc sống của học sinh và sinh viên (HSSV) trong giai đoạn bao cấp này như một dịp “ôn cố tri tân”, dù là kể để cười ra… nước mắt.
Mặc dầu, đây chỉ là một ký ức cá nhân của một học sinh - sinh viên ở Cần Thơ nhưng có lẽ hình ảnh cũng chẳng khác mấy so với các nơi khác ở toàn Việt Nam.
Cần Thơ, thành phố còn có tên là Tây Đô, có thể coi là nơi có cuộc sống khá nơi nhiều vùng khác, ít nhất cũng là miếng ăn.
*
* *
Trong thời kỳ bao cấp này, việc kiểm soát tư tưởng, hành vi cá nhân được chú trọng đặc biệt. Làm bất kỳ chuyện gì cũng phải viết “sơ yếu lý lịch”, “bản tự kiểm”. Vào đại học thì thật gian nan cho những ai có vấn đề về lý lịch gia đình.
Năm tôi thi Đại học (1978), lý lịch cá nhân của thí sinh được chia làm 13 “đối tượng”.
Mỗi đối tượng có một điểm “chuẩn” khác nhau mà “đầu vào” của những nhóm trên cách biệt với nhóm dưới khoảng 10-14 điểm!!!
Tôi biết có lớp Đại học mà người đậu vào với 25/30 điểm học chung với người chỉ có 6/30 điểm.
Nhóm đối tượng thứ 1 thì ưu tiên vào Đại học, khỏi cần thi cử. Nhóm đối tượng thứ 13 thì gần như không có hy vọng lách vào khung của hẹp của cổng trường Đại học.
Thật may mắn cho tôi, một người thuộc nhóm “đối tượng thứ 11”, đậu vào Đại học.
Sự cách biệt kiến thức trong lớp rất rõ, tôi có nhận định là người giỏi nhất trong lớp “dư sức” làm thầy người kém trong lớp.
Tôi biết rất rõ một trường hợp đau lòng, một em sau này là sinh viên của tôi, đã nhiều năm dạy “luyện thi Đại học” và chính bản thân em ấy cũng kiên trì đi thi Đại học.
Kết quả suốt nhiều năm liên tiếp, đi thi và dạy luyện thi cùng lúc, em ấy luôn luôn bị đánh rớt còn đám học trò của mình thì đậu vào Đại học vì cha em còn đang bị đi “học tập cải tạo” ngoài Bắc!.
Làn sóng người vượt biên ồ ạt, đặc biệt trong giới công chức chính quyền cũ, nhà buôn, các trí thức làm số lượng học sinh sinh viên trong lớp giảm dần. Lớp học của tôi, năm đầu vào gần 60 người, đến năm cuối lúc ra trường chỉ còn gần 40. Khoảng 2/3 số bỏ học nửa chừng là do vượt biên, số đi được có, số bị bắt giam rổi bị đuổi học có và số bị chết trên biển đều có.
Chuyện học tập thời bao cấp cũng lắm chuyện để kế. Học hành dĩ nhiên là kém chất rồi, ăn chưa đủ no, còn phải chạy vạy kiếm sống, sách vở thiếu trầm trọng, dụng cụ thí nghiệm lạc hậu, cũ kỹ, học chay nhiều hơn thực hành, thầy cũng không nhiệt tâm lắm.
Vậy mà, số người bị loại rất ít, nếu không do hoàn cảnh gia đình, bệnh “thành tích” từ thuở bao cấp đã trở thành bệnh trầm kha của giáo dục Việt Nam.
Ngoại ngữ HSSV lúc đó thì yếu vô cùng, trong những năm đầu vào Đại học, chúng tôi bị ép phải học Nga văn, dù trước đó đã qua 7 năm học Anh văn Trung học. Vào lớp trình độ không đồng đều, cuối cùng tiếng Nga cũng kém mà tiếng Anh thì quên trước quên sau.
Sau những năm 1990, hầu hết sinh viên Việt Nam khi ra nước ngoài học, ai cũng vất vả vì vốn Anh ngữ yếu kém của mình. Những đứa khá Anh ngữ hơn thường là do ý thức vượt khó hoặc có dự kiến ra sống hoặc làm việc cho nước ngoài.
Thời bao cấp có cái thích là sách rẻ vô cùng dù sách hay khá ít, một cuốn sách dày khoảng 100-120 trang chỉ có giá khoảng 1-2 đồng.
Tôi nhớ khoảng năm 1980 - 1981, Nhà sách Nhân dân Tổng hợp (tên nhà sách nghe buồn cười hỉ?) có về bộ “Lênin toàn tập” 55 quyển do Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcơva in trên giấy trắng tốt, dày cộp, nặng chừng nửa tạ, đóng bìa cứng hẳn hoi mà giá bán chỉ 25 đồng (giá này tôi nhớ chưa chính xác lắm nhưng khoảng non 2 tháng học bổng sinh viên gì đó, lúc ấy 17 đồng/tháng cho nam và 17 đồng 50 xu/tháng cho nữ, 50 xu để phụ nữ dùng vệ sinh mỗi tháng, chuyện này Nhà nước thật đúng là… bao cấp).
Nhiều người xúm lại mua sách Lênin, không phải là để đem về đọc mà để bán… cho lái sách giấy cũ vụn, mua về làm pháo!!! Sau Nhà nước cấm, chỉ bán cho những ai có giấy giới thiệu, mua về để cất trong tủ sách là chính.
Nghiên cứu khoa học thời bao cấp thì gần như không có gì cả. Nhiều đề tài gọi là “nghiên cứu khoa học” đăng trên các báo thật buồn cười.
Có người ráng chứng minh rằng ăn đậu nành bổ hơn ăn thịt bò, ba hột mít tương đương một quả trứng gà, xuyên tâm liên trị được tất cả các chứng bệnh viêm loét, cải tiến xe chạy bằng xăng thành xe chạy bằng than (hay … cải lùi ???), chiếc xe cút kít đẩy tay của công nhân thì gọi là xe cải tiến (?)
Chuyện kể, có ông Giáo sư nuôi heo, mùi hôi gây khó chịu cho hàng xóm, họ than phiền lên cấp trên thì ông Giáo sư này lắc đầu: “Tui đâu có nuôi heo, heo nuôi tui mà …”.
*
* *
Đôi lần, tôi có kể cho con tôi và một số sinh viên của tôi những chuyện cực khổ thời bao cấp. Chúng có vẻ không tin, cho rằng tôi cường điệu. Nghe tin hiện Bảo tàng Dân tộc học với sự tài trợ của UNDP, SIDA, Ford Foundation có mở một triển lãm về thời bao cấp 1975 - 1986 tại Hà Nội, tôi rất muốn đưa con tôi đến xem tận mắt các hiện vật để nó cảm nhận được các khó khăn thời ấy nhưng không thực hiện được.
Xã hội vẫn còn nhiều chuyện để bàn. Biết đâu,… 10, 15 năm nữa, chúng ta lại có một triển lãm khác: triển lãm “Thời Đổi Mới” hoặc thời “Hậu Đổi Mới” gì gì đó. Sao không nhỉ? Ai mà nói trước được đây?
[link]http://www.leanhtuan.com/SVHS_ThoiBaoCap.html[/link]