Nếu Trung Quốc muốn chiếm toàn bộ Trường Sa thì họ không đơn giản chỉ gửi có hạm đội tàu sân bay Thi Lang. Học thuyết "làm chủ bầu trời" của Mỹ người TQ cũng đã có nhiều thập niên chứng kiến (qua các trận chiến vùng Vịnh và Nam Tư), học hỏi và bắt chước. Để khơi mào cho cuộc chiến, không quân PLA của TQ chắc chắn sẽ tham gia. Số lượng máy bay đời cũ của TQ có nhiều hơn VN gấp mấy lần. Số lượng máy bay đời mới cũng vượt trội hơn nhiều.
Hình dưới đây cho thấy tầm hoạt động của Su-27SK hoặc Su-30MKK của TQ. Vòng trong là giới hạn của máy bay loại này khi không có tiếp dầu trên không. Vòng giữa là có tiếp dầu 1 lần. Vòng ngoài là tiếp dầu lần 2:
Với hàng trăm máy bay đời mới tương đương với Việt Nam, lại có máy bay cảnh báo và tiếp dầu thì không quân VN không thể đối đầu trực tiếp bằng số lượng. Như thế thì hải quân TQ sẽ nắm thế công và chỉ cần chiếm rồi giữ. Nếu để mất đảo/bãi thì khó mà tấn công chiếm lại vì thực lực đánh đổ bộ của VN gần như không thể so sánh với TQ.
Hơn nữa, khi mọi con mắt đang hướng về biển thì TQ có thể giở chiến thuật "dương đông kích tây", đánh thọc mạn sườn VN thừ phía Lào & Cam Bốt. Bằng bài học đẫm máu từ bao nhiêu thế kỷ nay, TQ không nhất thiết phải đánh sang biên giới phía bắc. Họ có thể chỉ mang máy bay ném bom qua dội hoặc tấn công bằng tên lửa. Nhưng nguy hiểm hơn hết là hàng bao nhiêu năm qua TQ đã bỏ công và của để "tặng" cho Lào & Cam Bốt những xa lộ, đường giao thông mới. Với ý đồ phát triển kinh tế trá hình, những mạch giao thông này sẽ là con đường hành quân cho lục quân TQ đánh kẹp hai mạn sườn của VN.
Do đó, dù có nhiều nỗ lực phát triển không và hải quân, cũng đừng quên mất lục quân vì mất biển thì có thể chống chỏi, còn mất luôn cả đất thì...
Hình dưới đây cho thấy tầm hoạt động của Su-27SK hoặc Su-30MKK của TQ. Vòng trong là giới hạn của máy bay loại này khi không có tiếp dầu trên không. Vòng giữa là có tiếp dầu 1 lần. Vòng ngoài là tiếp dầu lần 2:
Với hàng trăm máy bay đời mới tương đương với Việt Nam, lại có máy bay cảnh báo và tiếp dầu thì không quân VN không thể đối đầu trực tiếp bằng số lượng. Như thế thì hải quân TQ sẽ nắm thế công và chỉ cần chiếm rồi giữ. Nếu để mất đảo/bãi thì khó mà tấn công chiếm lại vì thực lực đánh đổ bộ của VN gần như không thể so sánh với TQ.
Hơn nữa, khi mọi con mắt đang hướng về biển thì TQ có thể giở chiến thuật "dương đông kích tây", đánh thọc mạn sườn VN thừ phía Lào & Cam Bốt. Bằng bài học đẫm máu từ bao nhiêu thế kỷ nay, TQ không nhất thiết phải đánh sang biên giới phía bắc. Họ có thể chỉ mang máy bay ném bom qua dội hoặc tấn công bằng tên lửa. Nhưng nguy hiểm hơn hết là hàng bao nhiêu năm qua TQ đã bỏ công và của để "tặng" cho Lào & Cam Bốt những xa lộ, đường giao thông mới. Với ý đồ phát triển kinh tế trá hình, những mạch giao thông này sẽ là con đường hành quân cho lục quân TQ đánh kẹp hai mạn sườn của VN.
Do đó, dù có nhiều nỗ lực phát triển không và hải quân, cũng đừng quên mất lục quân vì mất biển thì có thể chống chỏi, còn mất luôn cả đất thì...