Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
@Rồng bay: khả năng xảy ra chiến tranh trên bộ rất khó, vì như vậy là Khựa vi phạm hiến chương LHQ đem quân xâm lược 1 lãnh thổ có chủ quyền, Khựa sẽ lãnh những hậu quả thiệt hại nghiêm trọng ko lường trước được. Chiến tranh trên biển cũng vậy thôi, cũng là vi phạm hiến chương LHQ, nhưng chiến thuật của họ sẽ là đánh nhanh thắng nhanh, chiếm được bao nhiêu thì chiếm, trước khi dư luận kịp phản ứng và đặt thế giới vào tình trạng "chuyện đã rồi".

Dự kiến 1 cuộc chiến chớp nhoáng như vậy ko thể quá 1 tháng, VN chỉ cần cầm cự, tiêu hao lực lượng địch trong tầm 2-3 tháng là đủ lôi thế giới vào cuộc.

Một cuộc chiến trên bộ chỉ có thể xảy ra khi Mỹ và Israel xa lầy ở Iran. Nhưng em cũng dự báo một nguy cơ hiển nhiên hơn nhiều, đó là nếu Mỹ và Isarel tấn công Iran (nếu xảy ra trong năm nay thì phải là trước kháng 10/2012 vì sau đó Obama phải lo bầu cử vào tháng 12, ko thể tham chiến được nữa) thì rất có thể xảy ra xung đột biển Đông.
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
Không quân Khựa tuy tổng số có thể áp đảo KQ VN, nhưng thực tế, khả năng huy động vào 1 điểm nóng ko quá 25%, nghĩa là cũng same same những gì VN có, bên cạnh đó, các máy bay phù hợp Khựa có thể huy động chỉ là Su-27, J-11, Su-30, (có thể thêm J10, ko chắc lắm? J15 thì còn lâu mới đủ số) trong khi VN còn có thể huy động thêm Mig-21, Su-22... do vậy, VN có 4 lợi thế:

- Tính ra về số lượng, VN vẫn áp đảo.
- Đặc biệt là dàn máy bay của VN nhận được sự hỗ trợ trong bán kính 300km ven biển, quanh TS nên khả năng phòng vệ cao hơn nhiều.
- Phi công VN ngang ngửa trình phi công Mỹ (khoảng 8/10), ăn đứt phi công Khựa về kinh nghiệm chiến đấu. Trong cuộc chiến 79, Khựa ko dám xuất kích dù chỉ 1 chiếc máy bay, trong toàn bộ lịch sử KQ Khựa, kinh nghiệm chiến trường là Zero trong khi đó, tỷ lệ lost/win trong suốt cuộc chiến giữa Mẽo và Việt là 2/1 với phần thắng nghiêng về phía Việt Nam (tất nhiên là VN có sự hỗ trợ thêm từ hệ thống phòng thủ mặt đất).
- Xét về độ lỳ thì phi công VN chắc chỉ thua phi công Nhật, Nhật đã từng chơi Kamikaze trong WW2 thì Việt cũng đã từng đâm thẳng Mig-21 vào B-52 (anh hùng phi công Vũ Xuân Thiều), phi công Khựa thì đảm bảo nhát chết hơn phi công Mẽo nhiều do yếu tố con 1.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
Các bác có thể chê Mig-21 upgrade, chứ cá nhân em thì rất tin tưởng vào đám đồ cổ này. Nhược điểm của Mig-21 so với các máy bay hiện đại là khả năng linh hoạt ko bằng và mang được ít vũ khí hơn. Tuy nhiên, trong kỹ thuật không quân hiện đại, ngày nay rất ít khi giáp là cà dog fight như ngày xưa, do tầm nhìn và bắn của máy bay hiện nay đã tăng lên rất nhiều, không chiến hiện nay tất cả là ngoài tầm nhìn, mức độ linh hoạt bớt đi tính quan trọng khá nhiều. Mig-21 đem được 4 quả tên lửa so với khoảng 8-10 quả trên Su27/30 thì lấy số đông và xoay vòng phi vụ bù vào.
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
Các bác tham khảo thêm nghệ thuật quân sự VN

Đối với MIG bay đêm, phương tiện duy nhất để tìm thấy kẻ thù là ra-đa. Thế nhưng trên mỗi chiếc B52 có tới hàng chục máy gây nhiễu tự dộng, với hệ thống tần số choán hết dãy tần số của các đài ra-đa dẫn đường cũng như ra-đa ngắm bắn của phi công ta.

Để đối phó với MIG tiến công từ phía sau, ở phần đuôi mỗi B52 đều có lắp một khẩu súng máy 12,7 ly luôn luôn sẵn sàng nhả đạn. Lại còn 6 hỏa tiễn "nhử mồi" Gờ-rin Quây (Green Quai) rất lợi hại. Nếu tên lửa K13, loại tìm nhiệt, của ta phóng vào B52 mà gặp hỏa tiễn nhử mồi, thì đường đạn sẽ bay chệch sang luồng nhiệt thu hút của nó.

Để triệt tiêu mọi hoạt động của không quân đối phương, như phần trên đã nói, không quân Mỹ đã tổ chức một lực lượng lớn máy bay tiêm kích F4, hình thành một "bức rào cản di động" bảo vệ đội hình bay của B52. Ngoài ra, trước khi B52 đến Hà Nội khoảng 30 phút, những chiếc F111A bay rất thấp đã đến ném bom phá hủy hai đầu đường băng của các sân bay, khiến cho máy bay ta không còn đường cất cánh. Tiếp theo là những chiếc F4 khác đến lượn vòng khống chế vùng trời trên sân bay để sẵn sàng bắn rơi bất kỳ chiếc MIG nào cất cánh bay lên.

Có lẽ vào lúc này, những con "diều hâu" trong Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đang nhớ lại những giờ phút huy hoàng của Không quân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hồi cuối thế chiến thứ hai, khi hàng trăm pháo đài bay B29 và rất nhiều máy bay chiến thuật, bằng những đợt bom dữ dội, đã dập tắt mọi khả năng cất cánh của hàng ngàn máy bay tiêm kích Nhật Hoàng.

Ngày 19 và 20 tháng 12 năm 1972, các hãng thông tin và báo chí Mỹ tung tin: "MIG của Bắc Việt đã bị hoàn toàn tê liệt". Về phía ta, một câu hỏi được đặt ra từ trước: "ở vào điều kiện không quân Mỹ hầu như chiếm lĩnh bầu trời, ra-đa ta bị nhiễu nặng, trong không gian mênh mông tối đen mù mịt, MIG của ta làm sao cất cánh bay lên, làm thế nào chọc thủng được cái "vỏ thép" dày đặc của lũ F4, làm sao tìm được B52, tiếp cận được nó để nổ súng chính xác?"

Câu trả lời là: bằng những cố gắng phi thường, không quân ta đã vượt qua tất cả, để cuối cùng MIG vẫn tồn tại, vẫn cất cánh chiến đấu và lập công xuất sắc.

Đầu tiên phải nói về cách đánh: trước kia, do chưa có điều kiện "tiếp xúc" với B52, chưa hiểu được thủ đoạn chiến thuật của chúng, cho nên không quân ta chưa có được cách đánh phù hợp. Khoảng đầu năm 1971, theo chỉ thị của Phó tư lệnh Quân chủng phụ trách Không quân Nguyễn Văn Tiên, Tư lệnh Binh chủng Không quân Đào Đình Luyện và Phó tư lệnh Binh chủng Trần Mạnh (Chú thích: Đồng chí Trần Mạnh, cán bộ chỉ huy xuất sắc của Không quân nhân dân Việt Nam, là Phó tư lệnh Quân chủng Không quân, rồi Tư lệnh Binh đoàn 919 (khỏng quân vận tải) rồi Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam từ năm 1979.), một đoàn nghiên cứu cách đánh B52 gồm các sĩ quan tham mưu tác chiến, quân báo, dẫn đường và một số phi công có kinh nghiệm, do Phó trung đoàn trường Trung đoàn CH21 Nguyễn Nhật Chiêu (Chú thích: Đồng chí Nguyễn Nhật Chiêu được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tháng 12 năm 1973.) chỉ huy lên đường vào Quảng Bình. Từ các điểm cao trên đỉnh Trường Sơn, các anh quan sát bằng mắt, lắng nghe bằng tai, mọi hoạt động của lũ pháo đài bay và của những chiếc F105 hộ tống. Các anh tìm hiểu quy luật hoạt động của địch, nghiên cứu khả năng khống chế của ra-đa và tên lửa của Mỹ từ trên các chiến hạm lởn vởn ngoài biển Đông.

Một phương án dùng MIG 21 đánh B52 được vạch ra và được Quân chủng chấp thuận, với yêu cầu về giữ bí mật hết sức nghiêm ngặt. Sau khi cất cánh phải bay thật thấp để tránh ra-đa từ các tàu chiến phát hiện. Các trạm ra-đa của ta phải thực hiện những quy ước về mật hiệu cất cánh và dẫn đường thật chặt chẽ, phải tổ chức nghi binh cho khôn khéo. . .

Trong lần xuất kích đêm 4 tháng 10 năm 1971 , phi công Đinh Tôn (Chú thích: Đồng chí Đinh Tôn, một trong những phi công tài giỏi nhất của không quân ta, chiến đấu rất dũng cảm, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tháng 12 năm 1973.) đã phát hiện được B52, nhưng do ở thế bất lợi nên được lệnh phải quay về. Đến đêm 20 tháng 11 năm 1971, phi công Vũ Đình Rạng lại được giao nhiệm vụ tìm đánh B52. Anh cất cánh từ một sân bay ở Nghệ An. Được sự dẫn đường của ra-đa và Sở chỉ huy mặt đất, anh bay thấp dọc Trường Sơn vào khu vực B52 đang hoạt động. Còn cách dịch 50 ki-lô-mét, anh vút lên cao tiếp cận mục tiêu. Rạng đã nhìn thấy 3 chiếc B52 với những hàng đèn trên lưng, bên cánh, trên đuôi. Vào đến khoảng cách 2000 mét, anh chọn chiếc đi đấu và ấn nút phóng tên lửa.

Chiếc B52 bốc cháy, bay về hướng tây và đáp khẩn cấp xuống một sân bay ở Thái Lan. Gần đây theo tiết lộ của một cựu thiếu tá phi công Mỹ, Ralp Welterhalm, thì chiếc B52 này hôm ấy không thể về được căn cứ U-ta-pao, mà phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay chiến thuật Na-khon Pha-nom. Nó đã bị phế bỏ ngay sau đó vì bị thương quá nặng.

Khiếp sợ trước sự tấn công uy hiếp của MIG21, suốt một tuần lễ sau đó, không một chiếc B52 nào dám bén mảng đến vùng trời "cửa khẩu" Trường Sơn (Chú thích: Cụm "Cửa khẩu" Trường Sơn (cửa ngõ thông sang nước bạn Lào) gồm các con đường 12, 20, 10, 16 xuất phát từ Quảng Bình, vắt qua đỉnh Trường Sơn đi sang phía tây và đường 18 bắt đầu từ ki-lô-mét 43 đường 10.). Hàng ngàn xe vận chuyển của ta tranh thủ vượt cung, tăng chuyến, đưa hàng vào mặt trận phía Nam ngoài mức kế hoạch. Song, điều quan trọng hơn là qua trận đánh của Vũ Đình Rạng, không quân ta đã xác định được cách đánh B52 và khẳng định: MIG 21 của ta có thể bắn được B52 Mỹ.

"Phương án năm cánh sao", tức là kế hoạch đánh địch trên 5 hướng để bảo vệ Hà Nộ của Binh chủng Không quân được hình thành và đã sớm được hoàn chỉnh trước khi bước vào trận đánh lớn nhiều ngày.

Thế còn những khó khăn cụ thể khác, Không quân ta đã khắc phục băng cách nào

- Địch nhiều ta ít thì ta đánh lối du kích, dùng tốp nhỏ chiếc lẻ quần nhau với địch, với khẩu hiệu "một người, một máy bay vẫn tiến công", cực kỳ dũng mãnh, "tả xung hữu đột" giống như hành động "nắm thắt lưng địch mà đánh" của Quân giải phóng miền Nam.

- Địch đánh hỏng đường băng chính, ta dùng đường băng phụ. Đường băng phụ hỏng, ta dùng đường lăn. Đường lăn hỏng, thì ta cất cánh từ các sân bay dã chiến, vòng ngoài. Mặt khác, tuy không có khẩu hiệu "địch đánh, ta sửa ta đi" như trên đường Trường Sơn, nhưng ở những sân bay miền Bắc lúc ấy cũng có một quyết tâm tương tự: "Địch phá, ta sửa ta bay". Bộ đội công binh của Quân chủng, được sự trợ giúp của đông đảo nhân dân các địa phương lân cận, mỗi lần đường băng bị bom phá nát, lập tức tổ chức ngay việc san lấp các hố bom, dọn sạch đất đá trên đường băng cho máy bay ta cất cánh (Chú thích: Sở dĩ sửa gấp đường băng được thực hiện nhanh chóng là nhờ bộ đội và dân công đã có kế hoạch hiệp đồng từ trước, đã chuẩn bị sẵn sàng vật liệu (cát, đá xi măng, tấm đan bêtông, ghi sắt) và mọi thứ dụng cụ (từ xe xúc, xe ủi, xe lăn đến xe bò, xe ba gác, quang gánh, ky sọt, xẻng cuốc...) đầy đủ. Còn có những nhóm văn nghệ đến biểu diễn, động viên tại chỗ.).

- Có khi máy phát điện sân bay bị đánh hỏng, hệ thống đèn đường băng tắt. Ngay lập tức, anh chị em dân quân cùng bộ đội trực chiến cầm đuốc (Chú thích: Đuốc làm bằng ống nứa, ống nhôm, đựng giẻ tẩm dầu, thắp lên rất sáng. Mỗi người cầm đuốc có một hầm cá nhân bên cạnh.) lao ra, bất chấp hiểm nguy, đứng thay vị trí những ngọn đèn để làm chuẩn cho máy bay ta thấy đường hạ cánh.

- Máy bay trinh sát của địch "chà đi xát lại" dò tìm vị trí máy bay ta, thì ta tổ chức ngụy trang MIG thật kín đáo. Có lúc chúng ta còn dùng máy bay lên thẳng loại lớn, ban ngày "cẩu" MIG đi giấu nơi xa, tối đến trả MIG về lại sân bay để sẵn sàng chiến đấu.

- Máy bay tiêm kích F4 bảo vệ B52 rất đông, tầng tầng lớp lớp, thì các phi công ta đột nhập từ phía sau hoặc từ bên sườn rồi bất ngờ tăng tốc thọc sâu, vượt qua đầu bọn F4, đuổi kịp B52 mà tấn công.

- Bị địch phóng tên lửa thì bằng những động tác khôn khéo điêu luyện, các anh kịp thời lần lượt né tránh.

Cuối cùng bằng tinh thần quả cảm và tài trí tuyệt vời các phi công ta đã bắn rơi được B52 Mỹ, như Phạm Tuân đêm 27 và Vũ Xuân Thiều đêm 28 tháng 12 năm 1972.

Riêng trường hợp Vũ Xuân Thiều, cất cánh từ một sân bay dã chiến ở Thanh Hóa, đến vùng trời Sơn La, khó khăn lắm anh mới lọt qua được hàng rào máy bay tiêm kích F4 để đến gần một tốp B52, từ phía sau. Chiếc đi đầu đã lọt vào đường ngắm. Căn cứ những chiếc đèn trên thân B52, anh đã xác định được cự ly bắn, nhưng để chắc ăn, Thiều quyết định phóng tên lửa K13 ở khoảng cách thật gần. Câu nói cuối cùng của Thiều gọi về Sở chỉ huy: "Thăng Long! Thăng Long! Tôi đã bắn cả 2 quả tên lửa. B52 chỉ bị thương nhẹ. Xin phép được tiêu diệt". Rồi cùng với chiếc MIG thân yêu mang số hiệu 5.124, Vũ Xuân Thiều lao thẳng vào chiếc pháo dài bay Mỹ . . . Và anh đã hy sinh (Chú thích: Phạm Tuân và liệt sĩ Vũ Xuân Thiều đều được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân).

Trong 12 ngày đêm với 24 lần xuất kích, các chiến sĩ lái MIG đã diệt 7 máy bay địch, trong đó có 2 pháo đài bay B52. Thật là kỳ diệu!

Ngoài ra, phi công ta còn có thành tích đáng khâm phục nữa là bằng những cánh bay MIG ít ỏi, các anh đã dũng mãnh lao vào đêm tối, xông thẳng vào đội hình dày đặc của máy bay tiêm kích Mỹ, buộc chúng phải quay ra đối phó, đội hình bay rối loạn, khiến cho cường độ nhiễu của chúng giảm đi, để lộ ra hình thù B52 trên màn hiện sóng, tạo điều kiện cho các trắc thủ tên lửa ta nhìn thấy đối tượng chính mà tiêu diệt (Chú thích: Trong 12 ngày đêm, phi công ta với nhiều lần xuất kích, đã 8 lần phá vỡ, làm rối loạn đội hình của máy bay tiêm kích địch.).

Bộ Tổng Tham mưu đánh giá trong chiến dịch này, bộ đội không quân ta rất tài giỏi, đã góp phần rất tích cực vào chiến thắng rực rỡ "Điện Biên Phủ trên không".

http://www.lichsuvietnam....mp;catid=67&aid=15
 
Hạng D
17/2/08
1.623
2
38
Da Nang City
@rottie: kinh nghiệm pilot VN có thể hơn pilot Tàu một chút, chứ mà so với pilot Mỹ bây giờ thì em e là hơi quá
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
Tiêu chuẩn huấn luyện phi công Mỹ là khoảng 30-33 giờ bay mỗi tháng, phi công Việt đang duy trì được khoảng 16-18 giờ, nghe bẩu hơn Khựa rất nhiều, cụ thể Khựa bao nhiêu thì e ko có số liệu. Trình có thể ko bằng Mỹ nhưng lỳ hơn Mỹ nhiều, phi công Việt sẵn sàng đâm thẳng vào đội hình Mỹ, lấy 1 chọi 10 là bình thường (ỷ sân nhà mà, xé lẻ đội hình ra cho tên lửa bắn, hehe)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
17/2/08
1.623
2
38
Da Nang City
rottie nói:
Tiêu chuẩn huấn luyện phi công Mỹ là khoảng 30-33 giờ bay mỗi tháng, phi công Việt đang duy trì được khoảng 16-18 giờ, nghe bẩu hơn Khựa rất nhiều, cụ thể Khựa bao nhiêu thì e ko có số liệu. Trình có thể ko bằng Mỹ nhưng lỳ hơn Mỹ nhiều, phi công Việt sẵn sàng đâm thẳng vào đội hình Mỹ, lấy 1 chọi 10 là bình thường (ỷ sân nhà mà, xé lẻ đội hình ra cho tên lửa bắn, hehe)
em thì hơi nghi chuyện pilot VN bay huấn luyện nhiều hơn pilot Tàu, ngân sách quốc phòng tụi nó một năm hơn 100 tỉ $ thì làm sao có chuyện đó
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.829
113
Miền Không Xác Định
rottie nói:
Tiêu chuẩn huấn luyện phi công Mỹ là khoảng 30-33 giờ bay mỗi tháng, phi công Việt đang duy trì được khoảng 16-18 giờ, nghe bẩu hơn Khựa rất nhiều, cụ thể Khựa bao nhiêu thì e ko có số liệu. Trình có thể ko bằng Mỹ nhưng lỳ hơn Mỹ nhiều, phi công Việt sẵn sàng đâm thẳng vào đội hình Mỹ, lấy 1 chọi 10 là bình thường (ỷ sân nhà mà, xé lẻ đội hình ra cho tên lửa bắn, hehe)
Thời Digital rồi chứ không phải analog như xưa mà "liều ăn nhiều" nữa. Bản thân 1 chiếc Su27-30 đã chấp 2-3 Mig21 rồi. Thêm AWACS và áp chế điện tử thì chênh lệch lớn cỡ nào? Đâu chỉ thua thiệt trên không, mà còn 1 đám hạm đội phòng không hiện đại áp đảo dưới mặt nước. Cho nên Su của VN khi ấy vừa bay mù, vừa ra khỏi đất liền chừng 100 cây chuối là đụng phải bức tường "thiên la địa võng" rồi :D. Tàu ngầm phóng ngư lôi may ra khả thi hơn.
 
Hạng D
9/7/09
1.749
959
113
Việt Nam thì vô địch thế giới về cách vận dụng các cách đánh khác nhau trong thời chiến. Cái khó ló cái khôn, như trong chiến tranh với Mỹ trước đây. Em nghĩ nếu chiến tranh với TQ xảy ra, dù trên biển hay đất liền, cuối cùng Việt Nam cũng sẽ thắng (mặc dù có chịu tổn thất lớn trong thời gian đầu do chưa biết rõ đối phương).
 
Hạng D
17/2/08
1.623
2
38
Da Nang City
Warren Pham nói:
Việt Nam thì vô địch thế giới về cách vận dụng các cách đánh khác nhau trong thời chiến. Cái khó ló cái khôn, như trong chiến tranh với Mỹ trước đây. Em nghĩ nếu chiến tranh với TQ xảy ra, dù trên biển hay đất liền, cuối cùng Việt Nam cũng sẽ thắng (mặc dù có chịu tổn thất lớn trong thời gian đầu do chưa biết rõ đối phương).
vậy thì tại sao ta lại ko chuẩn bị tốt hơn cho KQ như máy bay cảnh báo sớm và tác chiến điện tử để tránh tổn thất lớn lao cho QĐ, thời này mà chơi cái kiểu cố đấm ăn xôi thì em nghĩ là sau trận chiến với Tàu thì ta còn lại khoảng vài ba anh pilot quá