Tập Lái
21/10/08
15
0
0
esisi.com
[style="font-size: 12px"]Từ lúc tập lái đến khi để trở thành một tay lái “cứng”, đôi khi lái xe phải trả bằng cả máu. Và để hạn chế tối đa những rủi ro xin đưa ra 9 lời khuyên cho người mới lái xe.
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Chuẩn bị kỹ càng trước khi nổ máy: [/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"][/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Nếu chiếc xe bạn chuẩn bị lái vừa do một ai đó điều khiển, trước khi bắt đầu nổ máy bạn hãy thiết lập lại mọi thứ trên xe theo ý mình như: vị trí ghế, vị trí vô lăng, điều chỉnh gương 2 bên, gương chiếu hậu… Ngoài ra với những xe lần đầu tiên bạn cầm lái, bạn hãy đạp thử chân côn, chân phanh, chân ga và thử cần số.Việc thiết lập mọi vị trí trên xe giúp bạn thoải mái cho cả chuyến đi, và đặc biệt là bạn không nên điều chỉnh các vị trí khi đang vận hành xe. Một điều quan trọng, trước khi xe lăn bánh, bạn phải chắc chắn rằng mình đã thắt dây an toàn.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Không sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá) khi lái xe: [/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Sau những bữa tiệc linh đình “cơm no rượu say”, tốt nhất là bạn nên nghỉ ngơi vài tiếng trước khi cầm lái. Với những lái xe thiếu kinh nghiệm, điều khiển xe trong tình trạng “phê phê” là cực kỳ nguy hiểm, bởi trong những khoảng thời gian đó, lái xe rất dễ bị kích thích và đưa ra những xử lý tình huống mạo hiểm. [/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Không lái xe với “cái bụng” trỗng rỗng:[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Bạn định đi xuyên trưa để đến nơi nghỉ đúng giờ! Không nên! Bởi lái xe trong tình trạng “cái bụng” trỗng rỗng rất nguy hiểm, lúc đói sẽ khiến cho mắt bị hoa và khả năng linh hoạt của tay, chân sẽ bị giảm đi rõ rệt. Nếu gặp những tình huống phức tạp, với những tay lái non mới vào nghề, rủi ro là khó tránh.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Không lái xe liên tục nhiều giờ:[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Với những người mới lái, không nên điều khiển xe 2-3 giờ liên tục. Trong những chuyến hành trình dài, sau mỗi khoảng thời gian nhất định bạn nên nghỉ 10-20 phút trước khi tiếp tục hoặc có một lái xe khác để đổi lái.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Hạn chế lái những loại xe lạ:[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Với mỗi xe khác nhau, độ nặng nhẹ vô-lăng, cần số, chân ga, chân côn, chân phanh, chân ga, kích thước xe là hoàn toàn khác nhau. Bởi vậy khi bạn chưa có kinh nghiệm lái nhiều loại xe khác nhau, tốt nhất bạn không nên chọn một mẫu xe mà mình chưa lái thử bao giờ. Tình huống này không phải hiếm, thí dụ như một chuyến đi chơi xa, bạn của bạn hơi mỏi và muốn đổi lái, nhưng nếu bạn chưa từng lái loại xe này thì tốt nhất bạn nên khuyên mọi người nghỉ ngơi ít phút trước khi tiếp tục hành trình. Bạn không nên cố tự khẳng định mình, bởi đôi khi nguy hiểm có thể ập đến bất cứ lúc nào.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Nên lái những xe trang bị số sàn:[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Thông thường trong thời gian học lái xe, chúng ta sử dụng số sàn, bởi vậy khi bắt đầu lái xe, tốt nhất các bạn nên tiếp tục sử dụng những xe trang bị hộp số sàn trước khi chuyển sang số tự động.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Trong những tình huống phức tạp, những người mới lái xe rất dễ bị cuống và đạp cả 2 chân. Với hộp số sàn, việc đạp chân côn, phần nào lái xe đã hạn chế được việc ga thốc lên. Còn với hộp số tự động, nếu không quen, xe sẽ vọt lên phía trước khi lái xe cuống, đạp mạnh vào chân ga. Và thực tế đã không ít những vụ tai nạn “bẹp đầu xe” khi lái xe mới lái sử dụng số tự động.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Không căn xe quá “già”:[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Bạn không nên ngượng ngùng khi đỗ xe hơi “non”, không nên cố gắng thực hiện 1 lần đánh lái để thoát khỏi vị trí gửi xe, không nên cố lách qua một khoảng không gian vừa đủ cho xe... Tốt nhất bạn luôn giữ một khoảng cách an toàn tuyệt đối, bởi khi mới lái xe, khả năng xác định khoảng không chiếm dụng của xe hầu như không chuẩn, đặc biệt khi bạn điều khiển một chiếc xe to hơn hay nhỏ hơn chiếc mà bạn hay lái.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Không nói chuyện khi đang lái xe:[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Mọi người phía sau đang bàn về một vấn đề rất hấp dẫn, bạn rất muốn tham gia! Không nên! Bởi có thể đột nhiên một xe máy bất ngờ qua đường hay xe phía trước đột nhiên phanh gấp... Bạn hãy tạm bỏ qua những thú vui đó để tập trung vào việc lái xe, hãy quan sát rộng và luôn tập trung phía trước, chắc chắn sẽ không có tình huống nào gây nguy hiểm cho bạn và mọi người trên xe. Ngoài ra, bạn nên dừng xe khi có điện thoại hay muốn đọc tin nhắn.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Hạn chế lái xe ban đêm:[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Nhiều người cho rằng, lái xe ban đêm vừa vắng vẻ, vừa thoáng đãng và có thể lái nhanh, không sợ tắc đường... nhưng điều đó hoàn toàn không đúng, đặc biệt sẽ vô cùng nguy hiểm với những người mới lái.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Theo thống kê, những ca tai nạn tử vong thường diễn ra từ 21h đến 6h sáng hôm sau chiếm một phần khá lớn. Bởi trong đêm tối, lái xe sẽ bị hạn chế tầm nhìn, đặc biệt trong khoảng thời gian đó, đầu óc sẽ không được minh mẫn, linh hoạt và mọi xử lý của tay, chân luôn chậm chạm hơn nhiều so với bình thường. [/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Tốt nhất trong mỗi hành trình, lái xe nên điều phối thời gian phù hợp nhằm hạn chế tối đa thời gian phải đi trong đêm.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]*Lái xe cẩn thận và bình tĩnh không chỉ giúp cho bạn mà còn với tất cả những người trên xe luôn được an toàn. Chúng ta hãy cùng chia sẻ kinh nghiệm lái xe của mình![/font]



Theo autopro
 
Hạng B2
8/10/08
308
19
18
Rất hay! Cám ơn pac.
rất bổ ích cho những người mới lấy xe như em ...
 
Hạng F
5/3/05
8.716
77.754
113
đây
Trong những tình huống phức tạp, những người mới lái xe rất dễ bị cuống và đạp cả 2 chân. Với hộp số sàn, việc đạp chân côn, phần nào lái xe đã hạn chế được việc ga thốc lên. ...

-> cái này sai và viết theo cảm tính, chả ai dạy khi phanh gấp thì cắt côn cả
 
tuanle nói:
-> cái này sai và viết theo cảm tính, chả ai dạy khi phanh gấp thì cắt côn cả[/font]

Nhưng đối với những người mới lái, khi rơi vào tình huống khẩn cấp, luống cuống....thì em nghĩ nó sẽ "tạm an toàn" cho chính họ và người đi đường chứ bác...nếu bác tài "tỉnh táo" đạp thắng gấp ---> tắt máy thì nói làm gì...chỉ sợ bác tài lại đạp "tăng ga" thì chít.
 
Hạng F
5/3/05
8.716
77.754
113
đây
ông thấy dạy lái xe của em năm xưa cũng dạy kiểu vậy đó bác, ổng bảo khi cần thì "chơi" luôn 2 chân vào côn + phanh, em nghe chả đồng ý tý nào vì em đã chạy xe máy côn tay 6-7 năm trời, nhưng không muốn rớt nên nghe..

cái thói quen để chân lên bàn ga nó cũng có nguồn cơn từ mấy cái xe tập lái, hoặc là xe cũ (Jeep 3 số) hoặc khá là Lanor và khi đề pa thì chở full tải thầy + 4 trò nên phải mớm ga buông côn mới chạy đc (trong khi xe mới chỉ cần ga cầm chừng ở số 1 buông côn là nó chạy rồi), cho nên khi cần phanh trước tiên ai cũng sẽ tìm cách cắt côn rồi mới tính chuyện có phanh hay không (thầy cũng bảo thế, cho đỡ hao xăng..[&:]), khi sang xe số AT tất nhiên không có côn + lúng túng nên cái chân ga sẽ gí thay cho phanh là điều dễ hiểu, các học viên thời của em (7 năm trước) không ai đc dạy cách sử dụng ga/ côn / số / phanh thế nào cả, chỉ lái ziczac vài bữa là đc ném ra đường, không hiếm HV phải mất 5 phút không thể đề pa đc xe, không tắt máy thì giật chồm chồm như ngựa chứng, trời nắng nóng + thầy hét inh ỏi bên cạnh -> HV càng rối, trên đường thiên lý hầu như chú nào cũng đạp ga thay cho phanh khi muốn dừng, sau này tía em có dặn rất kỹ (mà chắc các bác cũng biết quy tắc này) khi chạy xe, bất kể MT hay AT đều phải:

- chân phải dùng ga / phanh
- gót chân phải phải thẳng với phanh sao cho đạp phanh dễ nhất, khi ga thì xoay gót chân chĩa mũi chân vào mà đạp (sẽ khó hơn là di chuyển chân) và tuyệt đối không nhấc gót lên
- khi đã buông ga, phải chuyển chân sang phanh ngay lập tức bất kể đã đến lúc cần dừng hay chưa đề phòng bất trắc, không gác chân tự do lên ga

Tuân thủ những cái này sẽ hạn chế rất nhiều thao tác nhầm nhọt, mà hầu như ai cũng đã 1 vài lần nhầm nhọt nhưng chưa gây hậu quả
 
Hạng B2
8/10/08
308
19
18
tuanle nói:
- chân phải dùng ga / phanh
- gót chân phải phải thẳng với phanh sao cho đạp phanh dễ nhất, khi ga thì xoay gót chân chĩa mũi chân vào mà đạp (sẽ khó hơn là di chuyển chân) và tuyệt đối không nhấc gót lên
- khi đã buông ga, phải chuyển chân sang phanh ngay lập tức bất kể đã đến lúc cần dừng hay chưa đề phòng bất trắc, không gác chân tự do lên ga

Cái này rất hay bác Tuan ạh. Em còn nghĩ là khi phanh không nhất thiết phải để chân trái lên ly hợp, cứ phanh giảm tốc độ rồi đạp ly hợp khi cần thiết.
Em cũng làm như bác, gót chân để thẳng pê đan phanh, cần là buông ga xoay chân sang phanh. Chân trái en thường để hẳn ra ngoài, khi sang số mới đạp..
Nhưng có vẻ như chạy đường tp các bác fải để chân trái thường trực trên pê đan ly hợp phài kô ạh? Đuờng trường thì để chân trái ra ngoài cho đỡ mỏi..
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Chạy tốc độ cao (số cao) phanh trước côn sau, ngược lại tốc độ chậm: Côn trước phanh sau (số thấp) (khỏi rung giật chết máy). Đặt chân trên pedal côn là không nên, nhưng đặt hờ gần như không đè, để thao tác nhanh thì không sao cả.
 
Hạng D
13/3/08
2.818
6
38
49
www.google.com.vn
bomdien nói:
Chài ai.....ai mới biết lái dzô đọc rồi hỏi han dùm cái...toàn mấy lão "thợ" lái bóng bàn khg thôi:D

Em hỏi nè bác.
Đối với số AT khi thắng gấp có xảy ra tắt máy giống MT (nếu không đạp côn) không các bác?:D