em chưa biết lái luôn nè...em thấy cách chỉ côn số phanh cac bác rất hay... ah cho em hỏi luôn cái sang số đó? làm sao biết mình đang chạy số mấy? và cách sang số thế nào cho dễ nhất?
tuanle nói:ông thấy dạy lái xe của em năm xưa cũng dạy kiểu vậy đó bác, ổng bảo khi cần thì "chơi" luôn 2 chân vào côn + phanh, em nghe chả đồng ý tý nào vì em đã chạy xe máy côn tay 6-7 năm trời, nhưng không muốn rớt nên nghe..
cái thói quen để chân lên bàn ga nó cũng có nguồn cơn từ mấy cái xe tập lái, hoặc là xe cũ (Jeep 3 số) hoặc khá là Lanor và khi đề pa thì chở full tải thầy + 4 trò nên phải mớm ga buông côn mới chạy đc (trong khi xe mới chỉ cần ga cầm chừng ở số 1 buông côn là nó chạy rồi), cho nên khi cần phanh trước tiên ai cũng sẽ tìm cách cắt côn rồi mới tính chuyện có phanh hay không (thầy cũng bảo thế, cho đỡ hao xăng..[&:]), khi sang xe số AT tất nhiên không có côn + lúng túng nên cái chân ga sẽ gí thay cho phanh là điều dễ hiểu, các học viên thời của em (7 năm trước) không ai đc dạy cách sử dụng ga/ côn / số / phanh thế nào cả, chỉ lái ziczac vài bữa là đc ném ra đường, không hiếm HV phải mất 5 phút không thể đề pa đc xe, không tắt máy thì giật chồm chồm như ngựa chứng, trời nắng nóng + thầy hét inh ỏi bên cạnh -> HV càng rối, trên đường thiên lý hầu như chú nào cũng đạp ga thay cho phanh khi muốn dừng, sau này tía em có dặn rất kỹ (mà chắc các bác cũng biết quy tắc này) khi chạy xe, bất kể MT hay AT đều phải:
- chân phải dùng ga / phanh
- gót chân phải phải thẳng với phanh sao cho đạp phanh dễ nhất, khi ga thì xoay gót chân chĩa mũi chân vào mà đạp (sẽ khó hơn là di chuyển chân) và tuyệt đối không nhấc gót lên
- khi đã buông ga, phải chuyển chân sang phanh ngay lập tức bất kể đã đến lúc cần dừng hay chưa đề phòng bất trắc, không gác chân tự do lên ga
Tuân thủ những cái này sẽ hạn chế rất nhiều thao tác nhầm nhọt, mà hầu như ai cũng đã 1 vài lần nhầm nhọt nhưng chưa gây hậu quả
Bác Tuanle,
Em cũng được khuyên y như bác, nhưng khi thực hành em thấy hơn khó vì pêđan thắng cao hơn pêđan ga, nên không thể chỉ xoay chân là chuyển từ ga sang thắng được mà cứ phải nhấc chân ga ra rồi đạp chân thắng.
Bên cạnh đó em thấy xe nào cũng thế, người ta đều chế pêđan thắng cao hơn pêđan ga.
Bác nghĩ sao về việc này!
Rất bổ ích. E chỉ bổ xung thêm là lái xe ở những cung đường lạ mà chưa từng đi qua thì tuyệt đối không được chạy nhanh và nên chạy thấp hơn tốc độ tối đa cho phép một chút.
[font=""arial","sans-serif""]"Nên lái những xe trang bị số sàn:[/font][font=""arial","sans-serif""]
[/font]
[font=""arial","sans-serif""]Thông thường trong thời gian học lái xe, chúng ta sử dụng số sàn, bởi vậy khi bắt đầu lái xe, tốt nhất các bạn nên tiếp tục sử dụng những xe trang bị hộp số sàn trước khi chuyển sang số tự động.[/font]
[font=""arial","sans-serif""]Trong những tình huống phức tạp, những người mới lái xe rất dễ bị cuống và đạp cả 2 chân. Với hộp số sàn, việc đạp chân côn, phần nào lái xe đã hạn chế được việc ga thốc lên. Còn với hộp số tự động, nếu không quen, xe sẽ vọt lên phía trước khi lái xe cuống, đạp mạnh vào chân ga. Và thực tế đã không ít những vụ tai nạn “bẹp đầu xe” khi lái xe mới lái sử dụng số tự động."[/font]
[font=""arial","sans-serif""] [/font]
[font=""arial","sans-serif""]Em không đồng ý với điểm này vì cần thắng và ga của 2 loại xe này đề nằm ở cùng một vị trí thì làm sao có thể đạp nhầm được![/font][font=""arial","sans-serif""][/font]
[/font]
[font=""arial","sans-serif""]Thông thường trong thời gian học lái xe, chúng ta sử dụng số sàn, bởi vậy khi bắt đầu lái xe, tốt nhất các bạn nên tiếp tục sử dụng những xe trang bị hộp số sàn trước khi chuyển sang số tự động.[/font]
[font=""arial","sans-serif""]Trong những tình huống phức tạp, những người mới lái xe rất dễ bị cuống và đạp cả 2 chân. Với hộp số sàn, việc đạp chân côn, phần nào lái xe đã hạn chế được việc ga thốc lên. Còn với hộp số tự động, nếu không quen, xe sẽ vọt lên phía trước khi lái xe cuống, đạp mạnh vào chân ga. Và thực tế đã không ít những vụ tai nạn “bẹp đầu xe” khi lái xe mới lái sử dụng số tự động."[/font]
[font=""arial","sans-serif""] [/font]
[font=""arial","sans-serif""]Em không đồng ý với điểm này vì cần thắng và ga của 2 loại xe này đề nằm ở cùng một vị trí thì làm sao có thể đạp nhầm được![/font][font=""arial","sans-serif""][/font]
Trong những tình huống phức tạp, những người mới lái xe rất dễ bị cuống và đạp cả 2 chân.
Đọc bài này thấy hay quá. Nhớ ngày trước , khi đang học lái tui cũng gặp tình huống tương tự: đang chạy ngon lành thì xe trước đột ngột dừng gấp, quýnh lên tui nhấp cả 2 chân: chân côn và chân ga !!! tiếng máy gào lên khủng khiếp, may mà tỉnh trí chuyển sang đạp phanh ngay lập tức, đầu xe chỉ cách đít xe trước chưa đầy gang tay.. hú vía !
Từ đó trở đi tui đạp cả 2 cho chắc cú ...