Hạng D
14/6/12
1.607
96
48
52
Re:Những tình huống nên tránh khi lái xe.

XaGan nói:
<span style=""color: #ff0000;"">Hãy cẩn thận trước khi mở cửa xe :</span>
Khi xe tấp lề và cần mở cửa lên xuống xe, nên báo cho những người khác trên xe xuống bằng các cửa sát trong lề, đón người lên xe cũng bằng các cửa trong lề. Nếu buộc phải ra từ cửa phía ngoài thì ta cũng báo cho người khác cần phải quan sát kỹ các phương tiện qua lại, khi chắc chắn an toàn mới nên mở cửa để bước lên/xuống xe. Do ta đã có thói quen rồi nên chỉ nhắc những người khác thôi (vì họ thỉnh thoảng mới đi xe nên không có thói quen này). Với đô thị đông đúc thì rủi ro này càng dễ gặp phải. Nếu để xảy ra sự cố thì ta phải chịu trách nhiệm đó, vì điều này đã vi phạm vào luật rồi đó.
Hình thực tế việc này chưa kịp ghi lại được, nên dùng tạm clip sau để minh họa cho bài viết vậy, các bác xem nhé :
Nói chuyện mở cửa xe mình mới nhớ, cuối tuần trước mình chở F0 đi nghĩa trang liệt sĩ thăm bạn bè ổng, ổng ngồi bên ghế phụ, nghiệt cái là mình tới nghĩa trang đó lần đầu nên không rành, nên vừa rúc đầu vô cổng thì liếc thấy bảng cấm ô tô, bèn cho xe dừng lại để lùi ra, khổ là ba mình tưởng dừng đó, nên ổng mở cửa bước ra, vừa mở thì 1 xe 2b do bác bảo vệ nghĩa trang ào vô... và phang nhẹ!
Lỗi mình thấy rõ vì dừng xe giữa cổng, dù mình đã mở cửa trong rồi, nên rối rít xin lỗi 2b.
Từ đó mình túm thêm là dù mở cửa tài hay phụ cũng phải nhìn sau cho rõ trước đã.
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Re:Những tình huống nên tránh khi lái xe.

AJELITA nói:
XaGan nói:
thì việc bơm bánh xe quá căng cũng tác hại không kém :
- Làm giảm ma sát giữa bánh xe và mặt đường -> giảm hiệu quả phanh, dễ bị trơn trượt trên đường ẩm ướt/trời mưa, quãng đường phanh sẽ kéo dài hơn, ...
- Làm giảm sự đàn hồi, co giãn của cao su và các lớp bố, xe đi bị giồng xóc, gây tác hại cho hệ thống nhún/giảm xóc -> giảm tuổi thọ của hệ thống này.
- Nếu cao su và các lớp bố không đồng đều dễ dẫn đến phình lốp theo chiều ngang/dọc. Đặc biệt khi chạy đường dài với tốc độ cao, áp suất trong lốp tăng cao hơn giới hạn tối đa dễ dẫn tới nổ lốp.
- Có thể khiến lốp mòn không đều, phía trong/giữa mặt lốp sẽ mòn hơn phía ngoài.
Ảnh : bơm lốp quá căng, tròn vo (dù đã chịu tải trọng nặng của xe), làm giảm tác dụng giảm xóc, gây rung động lớn làm lỏng lẻo dần các chi tiết liên kết trong khoang động cơ và khoang nội thất.
Rất khó định nghĩa thế nào là bơm quá căng , bơm vừa đủ.... ngay các forum Mỹ , Canada cũng tranh cãi ì xèo. Nói chung tùy tình hình thực tế.
Còn ở VN, lấy thí dụ chiếc Kia Carens ở cty mình, nhà sản xuất ghi bơm 4 bánh 2,2 kg/ cm2. Nhưng làm đúng thì bánh rất mềm, đi rất hao xăng. Mấy bác tài nhóm mình toàn bơm 2,5-2,6 kg/cm2 thấy rất OK.
Mấy chiếc Subaru thì nhà sản xuất cụ thể hơn, các trị số bơm bánh trước và sau khác nhau và khá hợp lý.
Nếu đi đường đất mềm thì còn phải tăng lên mỗi bánh 0,1-0,2 kg/cm2
Trên mỗi cái lốp xe đều có ghi rõ áp suất tối đa được phép bơm cho nó.Và trên mỗi xe đều có ghi chú áp suất bơm phù hợp với xe.
Tốt nhất là đừng để áp suất lốp xe nhỏ hơn mức quy định trên 0,3 kg/cm2.Có thể bơm căng hơn mức quy định,nhưng tuyệt đối không được vượt quá mức cho phép ghi trên vỏ lốp.
 
OSOM
23/4/07
9.160
10.189
113
Theo sau các xe tải nặng khi xuống phà, chú ý hiện tượng mỏ phà bị nhịp lên xuống, nên chờ mỏ bàn phà ổn định hãy xuống.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Jackie Huy
OSOM
23/4/07
9.160
10.189
113
Xi nhan trái từ sớm làm "bé cái" ở sau tưởng nhầm, hóa ra lại rẽ phải.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Jackie Huy
Hạng D
14/6/12
1.607
96
48
52
Re:Những tình huống nên tránh khi lái xe.

XaGan nói:
<span style=""color: #ff0000;"">Chạy xe với tốc độ chậm vừa phải ở những nơi đường đất, nhiều cát bụi, hoặc đang thi công :</span>
Mục đích
- Tỏ thiện chí với những cư dân sống ở hai bên đường, và những người đang lưu thông trên đoạn đường này (người đi bộ, đi xe đạp, đi 2B, ...) ->tránh gây thù ghét từ họ.
- Không làm giảm tầm nhìn cho các phương tiện khác tránh tai nạn.
- Thông thường 2B có xu hướng vượt để tránh bụi, hãy nhường cho họ đi trước.
Xin bổ sung 1 chút xíu:
[<font]Chạy xe với tốc độ chậm vừa phải ở những nơi đường đất, nhiều cát bụi, đọng nước, bùn hoặc đang thi công
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Jackie Huy
Hạng D
14/6/12
1.607
96
48
52
Re:Những tình huống nên tránh khi lái xe.

XaGan nói:
<span style=""color: #ff0000;"">Đừng chủ quan với những đường cong, không mạo hiểm/cao hứng tự thử độ cân bằng xe khi đi vào đường cong với tốc độ cao (hơn mức cảnh báo).</span>
Tèo là phải rồi, đường vầy mà cảnh báo 80 và cảnh báo rất cận chỗ cua!
 
  • Like
Reactions: Jackie Huy
Hạng D
14/6/12
1.607
96
48
52
Re:Những tình huống nên tránh khi lái xe.

XaGan nói:
<span style=""color: #ff0000;"">Sao lại "vượt" thế này nhỉ ?!</span>
Các bác có thói quen vượt phải, nên xem và rút kinh nghiệm, đảm bảo an toàn cho mình và người khác.
Trường hợp này cũng đã từng xảy ra trên Cao tốc SG-TL, khi một xe 16c đâm vào xe tải đang đậu ở làn khẩn cấp.
Mình nghĩ lỗi này không phải hoàn toàn do vượt phải, vì vượt trái cũng có thể bị như thế, mà lỗi ở đây là do vượt nhưng thiếu quan sát, vượt những 2 làn xe, quá sức nguy hiểm.
 
  • Like
Reactions: Jackie Huy
Hạng D
14/6/12
1.607
96
48
52
Re:Những tình huống nên tránh khi lái xe.

XaGan nói:
<span style=""color: #ff0000;"">Tình huống chạy qua đoạn đường phơi/đốt nhiều rơm rạ :</span>
Nếu không tránh được thì nên chạy chậm qua đây. Vì nếu chạy nhanh thì rơm ra có thể bị cuốn theo và dính/mắc nhiều dưới gầm xe. Nguy hiểm nhất là khu vực dưới động cơ và hệ thống ống xả đang nóng, dẫn đến nguy cơ cháy xe.
Do đó, khi vừa qua đoạn đường phơi đầy rơm rạ thì tốt nhất nên dừng xe lại, tắt máy và kiểm tra lại dưới gầm, nếu có vướng mắc rơm rạ thì kịp thời gỡ bỏ. Tuy mất chút thời gian nhưng khi lên xe chạy tiếp với tốc độ cao sẽ không lo lắng gì nữa.
Kinh nghiệm này cũng thật hay nè!
 
Hạng D
16/5/07
1.931
1.030
113
Re:Những tình huống nên tránh khi lái xe.

fourwheel nói:
XaGan nói:
<span style=""color: #ff0000;"">Tình huống chạy qua đoạn đường phơi/đốt nhiều rơm rạ :</span>
Nếu không tránh được thì nên chạy chậm qua đây. Vì nếu chạy nhanh thì rơm ra có thể bị cuốn theo và dính/mắc nhiều dưới gầm xe. Nguy hiểm nhất là khu vực dưới động cơ và hệ thống ống xả đang nóng, dẫn đến nguy cơ cháy xe.
Do đó, khi vừa qua đoạn đường phơi đầy rơm rạ thì tốt nhất nên dừng xe lại, tắt máy và kiểm tra lại dưới gầm, nếu có vướng mắc rơm rạ thì kịp thời gỡ bỏ. Tuy mất chút thời gian nhưng khi lên xe chạy tiếp với tốc độ cao sẽ không lo lắng gì nữa.
Kinh nghiệm này cũng thật hay nè!
Nói chung thấy rơm thì em sợ vãi đái.
Nắng khô thì cháy xe.
Mưa ướt thì mất lái.