Hạng D
8/9/08
1.827
63.985
113
TP. Hồ Chí Minh
Ngày xưa, khi đi chinh chiến xa, thủy binh là một trong những phương tiện chủ yếu dùng để vận chuyển lương thực vì chở được nhiều. Nếu bị đối phương triệt nguồn này coi như bộ binh chết đói. Lịch sử Việt Nam có những chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, và Trần Hưng Đạo, trên sông Tiền (đoạn từ Rạch Gầm-Xoài Mút) của Nguyễn Huệ.
 
Hạng C
28/11/06
865
23.436
93
54
Trong WW2, chiến trưởng CÂ nặng về lục quân và không quân, còn nói về Hải quân thì Châu Á - TBD mới là nơi ghi dấu ấn các cuộc so găng căng thẳng và khốc liệt giữa Nhật và Mỹ. Nều Hawaii là chiến công phi thường của Nhật thì sau đó vài tháng, các cuộc đụng độ ác liệt ở Midway Island và Coral Sea đả chuyển ưu thế tuyệt đối cho Mỹ và đồng minh nhờ sự xuất hiện của HKMH, một con ngáo ộp của HQ hiện đại. Chi tiết nhờ bác SVG tường thuật giúp. Thanks.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Được bác Tý chia sẽ thì tuyệt vời, các bác có thông tin thì chia sẽ nhé.

Tiếp theo là trận chiến trên vùng biển San hô.
Trận hải chiến trên vùng biển San hô là cuộc đụng độ trên biển lớn trong Đệ nhị thế chiến, nó diễn ra trong hai ngày 7-8 tháng 5/1942 giữa lực lượng của Mỹ và Nhật Bản. Trận chiến này là một bước ngoặt bởi vì nó đã chặn đứng đà tiến công của quân Nhật xuống phía nam.

Mục tiêu Australia:
Nỗi lo sợ về mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc Nhật đối với Austrlia bắt đầu từ đầu thế kỷ khi mà nước Nga bị đánh bại trong cuộc chiến Nga-Nhật năm 1904-1905. Những câu chuyện và những vở kịch đã góp phần làm thổi phồng lên nguy cơ đó hay còn được gọi là “mối đe doạ da vàng”.
Trong những năm 30, những tài liệu của Nhật như tài liệu về Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á thỉnh thoảng đề cập Australia như một thuộc địa tiếm năng. Sau khi tiếp cận một số tài liệu mật, các sử gia ngày nay cho rằng ý tưởng này, đề xuất bởi Hải quân Nhật, đã bị Bộ tư lệnh tối cao bác bỏ.

Những cuộc ném bom vào Darwin hay những vùng khác của nước Úc chỉ nhằm làm suy yếu, không cho nó trở thành một căn cứ của Mỹ. Tuy vậy, lúc đó, người ta không nhận thức được điều này và nỗi lo sợ về một cuộc xâm lăng là có thật. Trong suốt tháng 3/1942, đà tiến công của Nhật vẫn tiếp tục. Lực lượng của họ chiếm giữ nhiều hòn đảo phía đông Papua như Solomon, Bougainville. Những sân bay quan trọng được thiết lập ở trên đảo Tulagi và Guadalcanal. Cuối tháng tư, tình báo Mỹ phát hiện một hải đội Nhật đang tiến về vùng biển San hô. Mật danh của Nhật cho hải đội này là Chiến dịch MO. Mục tiêu của nó là cảng Moresby, New Guinea, một vị trí nhỏ nhưng đặc biệt quan trọng.

Western_Pacific_-_Japanese_Thrusts_-_67dpi.gif



Western_Pacific_-_Coral_Sea_Prep_-_67dpi.gif



Ngày 7/4/1942
Trung uý Kiyoshinge Sato của quân đội Hoàng gia Nhật rời Rabaul, nằm trên mũi phía bắc của đảo New Britain trong vùng biển San hô vào vùng nội địa của Talasea. Nhiệm vụ của anh ta là bảo đảm rằng không còn một trạm vô tuyến nào còn lại trên đảo, cho phép quân Nhật mở một chiến dịch đổ bộ vào cảng Moresby và quần đảo Solomon từ Rabaul, bắt đầu từ Tulagi. Việc chiếm được cảng Moresby là bước quyết định để tấn công bắc Úc, khống chế không lực nước này.

Nước Nhật đã tin chắc vào ưu thế tuyệt đối của mình tại chiến trường Thái Bình Dương. Sau vụ đột kích vào Trân Châu Cảng, lá cờ Mặt trời mọc đã dễ dàng tung bay ở Hồng Kông, Singapore, Philippine, Java, Sumatra…Những hạm đội của phương Tây tan vỡ, và cái ngày mà quyền kiểm soát của Nhật được đưa đến từng ngóc ngách của thế giới dường như không còn xa.

Battle_of_the_Coral_Sea_Map_-_Japanese_Plan_-_69dpi.gif


Ngày 8/4/1942
Nhật chiếm được Talasea. Bộ tư lệnh tối cao chuẩn bị chiếm cảng Moresby, một căn cứ không quân lớn của Australia ở New Guinea và Tulagi trong quần đảo Solomon, nơi mà một căn cứ thủy phi cơ có thể được xây dựng. Việc này cho phép nước Nhật kiểm soát vùng biển San hô, từ đó dễ dàng tiếp cận Bắc Australia và quan sát mọi hoạt động chuẩn bị lực lượng của quân đồng minh ở đây.

Giữa tháng 4/1942
Đơn vị tình báo của tướng Douglas McArthur liên tục cập nhật thông tin về hoạt động của quân Nhật trong khu vực gần Tulagi và Rabaul cho đô đốc Nimitz và bộ tham mưu, đang đóng tại Trân Châu Cảng. MacArthur đặt cược lớn vào sự an toàn của Moresby. Kế hoạch của ông là điều động binh lính hỗ trợ cho các chuỗi đảo, biến Moresby thành bước đệm để sau này tiến thẳng đến Philippine.

Ngày 29/4/1942
Chiến dịch MO, được chỉ huy bởi Đô đốc Inouye nhận được quân lệnh tấn công cảng Moresby. Lực lượng Nhật đóng ở Rabaul và Tulagi. Hạm đội đồng minh tại khu vực do chuẩn đô đốc Fletcher chỉ huy. Còn chỉ huy toàn bộ hải quân đồng minh ở Thái Bình Dương là Đô đốc C.W.Nimitz. Những tàu chiến của đồng minh lúc đó được trang bị radar, một kỹ thuật mà người Nhật chưa có.

Về phía hạm đội của Australia, chỉ huy là Chuẩn Đô đốc Sir John Gregory Crace, một thành viên của Hải quân Anh sinh tại Australia. Lực lượng bao gồm tuần dương hạm hạng nặng HMAS Australia (tàu chỉ huy), tuần dương hạm hạng nhẹ HMAS Hobart, và chiếc HMAS Canberra, ngoài ra còn có một số tàu của Mỹ là tuần dương hạm USS Chicago, khu trục hạm USS Perkins, USS Walker, USS Farragut cũng nằm dưới sự chỉ huy của Crace. Không quân của Crace gồm những máy bay bay từ các căn cứ ở Queensland bởi cả những phi đoàn người Úc hay Mỹ.

Ngày 30/4/1942
Tình báo Nhật xác định Mỹ có khoảng 200 máy bay chủ lực ở Australia. Sau 5 tháng giao tranh và tổn thất khá ít, người Nhật không cảm thấy lo lắng gì nhiều. Lực lượng không quân từ các căn cứ trên bộ của Nhật thuộc chiến dịch MO là 150 chiếc, lực lượng xung kích gồm 2 tuần dương hạm hạng nặng Myoko và Haguro, 6 khu trục hạm, một tàu dầu và hai tàu sân bay cỡ lớn Shokaku và Zuikaku, là những chiếc đã tham gia tấn công Trân Châu Cảng. Lực lượng tấn công chiếm Tulagi gồm 6 khu trục hạm, 11 tàu vận tải, một số tàu quét mìn, 2 tàu dầu và một tàu sửa chữa, 2 tuần dương hạm hạng nhẹ. Kế hoạch của quân Nhật là chiếm Tulagi ngày 3/5 và Moresby ngày 10/5.

Tuần dương hạm Myoko
Tốc độ 36kn.
10 × 203 mm (8.0 in) guns (5×2)
8 × 127 mm (5.0 in) guns...

ijn-ashigara-1937-myoko-class-heavy-cruiser.gif





Tàu sân bay Shokaku
Tốc độ 34kn
16 × 127 mm (5 in) anti-aircraft guns
70 × 25 mm AA guns
Máy bay: 72(+12)
18 Zeros, 27 Vals, 27 Kates
pearlharbor37.jpg


Photo05cveQueen1NP.jpg


Máy bay Zero, niềm tự hào của quân Nhật.

800px-Mitsubishi_Zero-Yasukuni.jpg



[image]http://img-fotki.yandex.ru/get/3313/valiant-17.105/0_28398_a38cdeb3_L" >

máy bay ném bom bổ nhào Val. Nhật gọi nó là Aichi D3A
<IMG border=0 src="http://avions.legendaires.free.fr/Images/Gd3a-2.jpg[/image]
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Trong thời gian này, đơn vị tình báo Mỹ “Magic” biết được rằng phía Nhật đang di chuyển không lực của mình từ quần đảo Marina và Marshall về khu vực này. Những cuộc không kích vào cảng Moresby và Tulagi đang đến gần. Tất cả các dấu hiện đều cho thấy một chiến dịch quân sự lớn từ Rabaul có thể bắt đầu vào khoảng đầu tháng 5. Đô đốc Nimitz biết được rằng tàu sân bay Zuikaku và Shokaku đang ở quanh Rabaul, và quân Nhật đang tập trung tàu thuyền ở đây.

Phía Mỹ cũng đã điều động 22000 quân tới New Caledonia, phía nam quần đảo Solomon. Bắc New Caledonia, Efate thuộc quần đảo New Hebride do một số tàu của New Zealand và Mỹ canh giữ.
Hải quân Nhật cũng đoán rằng sẽ có hải chiến trước khi họ có thể đổ bộ lên Moresby. Tình báo của họ xác định rằng có 1 tàu sân bay Mỹ đang trong khu vực, họ nghĩ rằng đó là chiếc Saratoga. Nhưng thật ra nó là chiếc Yorktown của chuẩn đô đốc Fletcher. Đô đốc Inouye dự định sẽ nhử các đơn vị hải quân Mỹ vào khu vực biển San hô, và kẹp họ trong một gọng kềm, với một bên là tàu sân bay hạng nhẹ Shoho cùng những tuần dương hạm của nó, và một bên là 2 tàu sân bay hạng nặng, khu trục hạm, tuần dương hạm.

Nimitz không bị lừa dễ dàng. Đô đốc Fitch cùng tàu sân bay Lexington được lệnh gặp chiếc Yorktown của Fletcher ở phía tây quần đảo New Hebride. Lực lượng hải quân của tướng MacArthur và đô đốc Crace sẽ đóng góp một số tàu chiến, trong số đó có chiếc USS Chicago và USS Perkins. Đô đốc Halsey cùng 2 tàu sân bay của mình trở về từ chiến dịch ném bom Tokyo có thể đến trong vài ngày tời, nhưng có thể ông ta sẽ không đến kịp. Nimitz chắc chắn rằng Fletcher sẽ đụng với một trận hải chiến lớn trong vùng biển San hô. Hai tàu sân bay, 5 tuần dương hạm và 8 khu trục hạm, đó là lực lượng tạo nên Nhóm tác chiến 17 của hải quân Mỹ trong khu vực này, do Chuẩn đô đốc Frank Fletcher chỉ huy.

Tàu sân bay USS Lẽxington bị 2 ngư lôi, 3 bom. Tuy nhiên nó không chìm, sau thế chiến vẫn còn phục vụ.

lexington.jpg



800px-Cv-2-2d.png



Tàu sân bay Yorktown
Có thể mang 90 máy bay, phục vụ nhiều trận quan trọng, trong đó có trận cuối Midway.

CV-5_Yorktown.jpg



USS Chicago

USS_Chicago_%28CL-29%29.jpg



Ngày 1/5/1942
Người Úc biết rằng quân Nhật đang hướng về Tulagi, và họ cho rút đơn vị đồn trú nhỏ của họ ở đó trước khi người Nhật đến vào ngày 3.

Đội tàu của đô đốc Fitch và Crace gặp lực lượng của Fletcher. Fletcher, chỉ huy đội tuần dương hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, xem tàu sân bay chủ yếu là nơi để phóng máy bay đi, nhưng vẫn là một tàu chiến mặt biển với khả năng tư chiến đấu. Ông thuộc những người theo trường phái cũ, những người luôn xem tàu sân bay như một con tàu luôn cần được tiếp nhiên liệu và phải sẵn sàng di chuyển bất cứ lúc nào. Tiếp dầu và tiếp tế luôn nằm trong suy nghĩ của Fletcher. Những con tàu được tập trung lại và chờ được tiếp tế để chuẩn bị cho giao tranh. Tuy vậy, trận hải chiến ở biển San hô lại là trận giao tranh trên biển đầu tiên mà những tàu chiến rên mặt biển không hề bắn ra một phát đạn. Những máy bay ném bom bổ nhào, máy bay phóng ngư lôi từ tàu sân bay là trở thành một phần mới của chiến tranh.

Ngày 2/5/1942
MacArthur báo cáo rằng đối phương đang di chuyển về phía Tulagi. Fletcher vội rời đội hình, để Fitch ở lại tiếp nhiên liệu. Fletcher lao nhanh về phía Solomon xem ông ta có thể làm được gì. Ông lo ngại rằng quân Nhật có thể nhận thấy sự có mặt của mình ở khu vực bởi vì một máy bay trinh sát của ông đã phát hiện và ném bom một tàu ngầm Nhật tối hôm qua. Fletcher đã gặp may, bởi vì trong đêm mà 11 chiếc tàu của ông hướng về quần đảo Solomon, thời tiết xấu đã che giấu sự hiện diện của ông.

Ngày 3/5/1942
Quân Nhật chiếm Tulagi mà không gặp sự kháng cự nào, chuẩn bị xây dựng một căn cứ thủy phi cơ. Lính công binh với trang thiết bị đổ bộ lên bờ, và người Nhật ghi thêm một thắng lợi dễ dàng nữa.

Fletcher đang ở giữa vùng biển San hô và lại đang tiếp nhiên liệu. Những khu trục hạm của ông ta đợi tàu dầu Neosho, từng chiếc một. Đến 7h tối, tin về việc Tulagi bị chiếm đến tới Fletcher, lực lượng Mỹ bị phân rã ra thành nhiều mảnh. Fitch và Crace đang hướng đến điểm tập kết 300 dặm về phía nam Guadalcanal. Fletcher rơi vào cảnh một mình, 100 dặm ngoài khơi Guadalcanal, hoàn toàn không có sự chuẩn bị cho bất cứ cuộc tấn công nào của quân Nhật. Việc đánh mất tính bất ngờ mà Fletcher từng trông đợi có lẽ là điều tệ hại nhất có thể xảy ra.

Ngày 4/5/1942
Yorktown bắt đầu phóng đi những phi cơ của mình trong cơn mưa và gió giật tới 35 hải lý/h. Từng đợt phi cơ ném bom Mỹ tấn công Tulagi vào sáng sớm. Những pháo thủ Nhật tỏ ra thiếu kinh nghiệm và hoả lực của họ không chính xác. Những con tàu của Nhật bắt đầu quay đầu chạy về phía bắc, trở lại Rabaul và an toàn.

Ba thủy phi cơ Nhật bay lên không. Fletcher gửi đi bốn tiêm kích cơ để chặn đánh những thủy phi cơ này. Cả 3 chiếc đều bị bắn rơi. Lần đầu tiên, người Mỹ gặp kẻ thù trong một trận đánh mở, họ để lỡ một trận đánh lớn vì sương mù, nhưng tin rằng mình đã đánh đắm 2 khu trục hạm, 1 tàu vận tải, 4 tàu chiến nhỏ, làm mắc cạn một tuần dương hạm hạng nhẹ, và làm hư hỏng một khu trục hạm và tàu vận tải khác.

Ngày 5/5/1942
Đội tàu Yorktown của Fletcher gặp đội Lexington của Fitch và đơn vị hỗ trợ của Crace 300 dặm về phía nam Solomon. Hai phi công tiêm kích cơ của Yorktown bị rơi và được giải cứu. Một máy bay phóng lôi gặp nạn, không ai sống sót.

Đêm đó, Fletcher lại tiếp liệu, và hướng về tây bắc, ước tính rằng bất cứ lực lượng nào muốn tấn công Moresby đều phải qua đây từ Rabaul. Mục đích chính của ông là tiếp tục chuẩn bị cho trận giao chiến quyết định.
Bề ngoài thì đó là một mong muốn hợp lo-gic, nhưng sau đó Fletcher chịu nhiều sự chỉ trích vì sự chuẩn bị liên tục của mình. Tại Washington, Đô đốc King, tư lệnh hải quân, trách Fletcher cứ chạy vòng vòng trong khi ông có thể tấn công quân Nhật mạnh hơn nữa. Một tháng sau, trong trận Midway, những chỉ trích đó trở thành sự thật, khi mà những yếu kém của Fletcher dẫn đến việc mất chiếc Yorktown, và lúc đó thì ông bị thay thế bởi một sĩ quan trẻ hơn.

Ngày 6/5/1942
Nhật phái một thủy phi cơ trinh sát đi để xác định xem có phải một đơn vị Mỹ đang di chuyển lên phía bắc không. Trên boong những chiếc tàu sân bay Shokaku và Zuikaku, những phi công Nhật đang rất háo hức giao chiến với người Mỹ, họ đã chờ đợi được phá huỷ những tàu sân bay Mỹ trong 6 tháng nay. Người Nhật tỏ vẻ khinh thường sức mạnh quân sự của phương tây. Hại đội quân đang di chuyển về phía nhau. Fletcher phái đi chiếc tàu chở dầu Neosho cùng với khu trục hạm Sims là tàu hộ tống, phòng trường hợp ông cần thêm nhiên liệu.

Ngày 7/5/1942
6h sáng, máy bay trên tàu sân bay Nhật được phái đi trinh sát khu vực phía sau hạm đội để bảo đảm rằng hạm đội Mỹ không vòng ra phía sau hậu quân. 7h30, máy bay Nhật phát hiện tàu chiến trên mặt biển. Những máy bay ném bom bắt đầu áp sát. Chúng không phải là tàu sân bay mà là chiếc Neosho và Sims. Đài quan sát trên Neosho phát hiện ra hai máy bay, nhưng nghĩ rằng đó là máy bay Mỹ.

8h sáng, một phi công trinh sát của chiếc Yorktown báo cáo rằng anh phát hiện 2 tàu sân bay và 4 tuần dương hạm hạng nặng. Để đối phó, chiếc Lexington phái đi 2 tiêm kích cơ, 28 máy bay ném bom bổ nhào, cùng một tá máy bay phóng ngư lôi nhắm đến mục tiêu cách đó 175 dặm. Fitch đã đưa hầu hết lực lượng của mình đi, chỉ để lại 8 máy bay ném bom bổ nhào lại trên tàu. Tuy vậy, báo cáo đó là sai lầm. Hai tuần dương hạm hạng nhẹ cũ, một tàu sân bay hạng nhẹ, 3 thuyền chiến là tất cả những gì mà người phi công đã thấy. Cuộc tìm kiếm của Yorktown thất bại.

8h30, những máy bay của Lexington và Yorktown, 93 chiếc cả thảy, đối mặt với 9 tiêm kích cơ mà người Nhật dùng để bảo vệ hạm đội trên. Người Mỹ phát hiện ra một điều quan trọng là khả năng cơ động linh hoạt của những chiếc Zero phần lớn là nhờ trọng lượng nhẹ của nó, tuy nhiên vì vậy mà chỗ ngồi của phi công không được bọc thép, cũng như không có lớp vỏ tự hàn kín bảo vệ thùng xăng. Một tràng đạn súng máy bắn chính xác có thể giết chết phi công hay làm máy bay bốc cháy. Còn một điều tệ hại khác được phát hiện, những chiếc máy bay phóng ngư lôi TBD của Mỹ rất chậm chạp. Những máy bay ném bom bổ nhào đã ở phía trước nhiều dặm, chờ đợi sự hỗ trợ của những máy bay phóng ngư lôi. Việc phải bay vòng vòng của các máy bay ném bom báo động cho kẻ thù, nếu phải tác chiến một mình thì hiệu quả những cuộc tấn công phối hợp cao-thấp sẽ không còn. Một tháng sau, trong trận Midway, toàn bộ Liên đội phóng ngư lôi số 8, sử dụng TBD, đã bị Zero tiêu diệt vì sự chậm chạp của mình.

9h20, tàu sân bay hạng nhẹ của Nhật, chiếc Shoho, bị ném bom và phóng ngư lôi, nó bắt đầu chìm. 6 chiếc Zero vẫn còn trên không. Hai tiêm kích cơ của Mỹ bị rơi, 3 trong số 6 chiếc Zero bị hạ, cùng với một máy bay trinh sát bay từ đất liền ra. Những phi công Mỹ đã được khuyến cáo không cố không chiến với những chiếc Zero, vốn cơ động hơn, mà bay thật cao, nhằm khiến cho Zero cạn nhiên liệu trong nỗ lực truy đuổi máy bay Mỹ.

Tàu sân bay Shoho của Nhật bị đánh chìm
g17046.jpg


Những người Mỹ trở nên hân hoan. Một nước Mỹ đang khổ sở vì sự tiếp nối liên tục của những thất bại từ Trân Châu Cảng đến Philippine đã nghe thấy một thông điệp làm chấn động quốc gia. Chỉ huy Liên đội trinh sát số 2, Robert E.Dixon, hét trong điện đài “Dixon gọi tàu mẹ-Đã đánh trúng một tàu sân bay”, ý nói đến chiếc Shoho. Lúc bấy giờ, trên tàu sân bay Mỹ, người ta cho phát liên lạc vô tuyến của phi công ra loa để cả thủy thủ đoàn có thể nghe. Và khi nhận được thông tin từ Dixon, người ta reo hò sung sướng, vì đây là lần đầu tiên, nước Mỹ đánh chìm một tàu sân bay Nhật trong thế chiến thứ hai. Tuy vậy, cả Fletcher và Fitch đều biết rằng, trận chiến thật sự chưa bắt đầu.
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.861
113
Miền Không Xác Định
Thời đó, người Nhật có lực luợng tàu ngầm hùng mạnh và hiện đại nhất. Tuy vậy, họ lại ko tận dụng triệt để ưu thế to lớn này. Phần lớn số tàu ngầm được phân công 1-2 chiếc đi đánh lẻ tẻ nhằm mục đích khống chế các vùng biển hơn là tham gia các chiến dịch lớn.
Các chuyên gia quân sự sau này nhận định: nếu người Nhật kết hợp tốt 2 loại vũ khí ưu việt tuyệt đối của họ thời bấy giờ là tàu ngầm và thiết giáp hạm thì chưa chắc thua Mỹ với mỗi HKMH.
 
Hạng D
9/1/06
2.624
13.385
113
HCM
Em nghĩ bác nhầm lẫn đấy, vì thời này thì Mỹ vẫn là nước số 1 về lĩnh vực này. Tất cả các lọai tàu, vũ khí & chiến thuật đều vượt trội hơn hẳn. Người Nhật chỉ học lại Mỹ từ sau WW1, sau khi Yamamoto có nhiều lần được cử sang Mỹ huấn luyện & làm đại sứ. Lúc này Yamamoto thấy rõ ràng nếu thắng Mỹ là đều không tưởng. Mục đích chiến tranh là cố gắng phân chia thuộc địa vì Nhật lúc này đang rất cần dầu mỏ, khóang sản, nguyên liệu để phát triển kinh tế. Vì vậy mà Đông Á, Đông Nam Á & Nam Á là nơi Nhật thấy phù hợp chiến lượng & thực lực hiện tại của mình nhất. Theo Yamamoto thì trong chiến lược hải quân thì không quân sẽ là yếu tố then chốt để làm chủ chiến trường trên biển (điều này ông cũng học đường khi sang Mỹ huấn luyện). Còn HKMM thì tàu Nhật không thể to bằng tàu Mỹ , máy bay thì sau WW1 Yamamoto sang Mỹ học thì mới thấy điều này, sau đó mới về huy động Mitsubishi & Hitachi nghiên cứu sản xuất các lọai máy bay.

Nếu đánh các trận riêng lẽ thì Nhật có 1 số trận thắng Mỹ vì lính Nhật có tinh thần Samurai. Còn đánh tòan diện thì Nhật hòan tòan thua vì khí tài yếu hơn, mà đặc biệt là kế hoạch của Nhật hòan tòan bị Mỹ nắm rõ do các bức điện đánh đi bị Mỹ giải mã hết vì Mỹ có nhiều tài liệu giải mã thu được khi đánh chìm 1 số tàu ngầm & tàu chiến Nhật. Minh chứng là trận Midway & San Hô.

Yamamoto muốn kết thúc 1 số trận có ưu thế với Mỹ để tranh thủ ngồi vào đàm phán có lợi. Nhưng Nhật Hòang hơi ảo tưởng về thế mạnh tuyệt đối của mình nên cương quá. Đặc biệt, Yamamoto vẫn muốn làm bạn với Mỹ, tránh đưa nước Nhật đi vào gần quỹ đạo WW2 với Đức & Ý. Vì phóng lao thì phải theo lao, nên về sau Nhật làm đồng minh với Đức & Ý nên cuối cùng phải nhận 2 trái bom nguyên tử chí mạng đến ngày nay.
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ THÁNG 8/1964

Em xin ké với bác chủ thớt về một trận hải chiến lịch sử của Hải quân Việt Nam DCCH, trận tấn công tàu Maddox ngày 2/8/1964.

Bối cảnh:

Vào thời điểm 1964, vai trò của Miền Bắc trong việc chi viện nhân lực và hậu cần cho Mặt trận GPMNVN ngày càng lộ rõ. Từ chủ trương đấu tranh hòa bình sau hiệp định Geneve, Đảng LĐVN đã chuyển hướng sang đấu tranh vũ trang tiến tới thống nhất đất nước.

Sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo chính cuối năm 63, chính quyền Sài Gòn rơi vào khủng hỏang chính trị trầm trọng. Từ tình thế cực kỳ khó khăn vì bị cô lập với dân bởi hệ thống Ấp chiến lược của Ngô Đình Nhu, Mặt trận GP tranh thủ thời cơ phát động phá Ấp chiến lược, đẩy mạnh các hoạt động quân sự, đưa chính quyền và quân đội Sài Gòn vào thế bị động trên toàn bộ lãnh thổ.

Để đối phó với tình hình trên, cùng với việc tăng cường các hoạt động quân sự tại Miền Nam, quân đội Hoa Kỳ liên tục tổ chức các đơn vị đặc biệt xâm nhập miền Bắc bằng đường không và đường biển. Thực hiện các hoạt động do thám, phá hoại, bắt cóc… dưới danh nghĩa “kháng chiến quân”. Đến năm 1964, hiệu quả của các hoạt động này tỏ ra khá kém cỏi và không đáp ứng được yêu cầu. Để răn đe VN DCCH, từng bước hạn chế và ngăn chặn nguồn chi viện của Miền Bắc, chính phủ Mỹ đã có kế hoạch mở rộng chiến tranh ra phía bắc vĩ tuyến 17.

Khiêu khích:


Từ tháng 2/1964, quân đội Mỹ thực hiện kế hoạch 34A (OPLAN 34 Alpha), tăng cường các hoạt động trinh sát miền Bắc bằng không quân và hải quân, liên tục cho máy bay và tàu chiến xâm nhập lãnh thổ Bắc VN.

Ngày 17/4/1964, người Mỹ vạch kế hoạch 37 (OPLAN 37-64) với các hoạt động không kích quân GP tại MN, dùng hải quân và không quân tấn công một số mục tiêu trên lãnh thổ MB, sau đó mở rộng tấn công 94 mục tiêu Bắc Việt.

Trong tháng 5 và tháng 6, tình báo Bắc Việt ghi nhận một loạt các đơn vị không quân và hải quân Mỹ di chuyển từ Nhật Bản và Thái Bình Dương vào khu vực các nước Đông Nam Á và Biển Đông. Ngày 7/5, hai tàu biệt lích VNCH tấn công tàu ngư dân Quảng Bình. Ngày 26/6, một tàu biệt kích đổ bộ vào khu vực Tĩnh Gia, Thanh Hóa tấn công phá hủy một cầu trên quốc lộ 1, cùng ngày một tàu khác xâm nhập khu vực Nhật Lệ, Quảng Bình nhưng bị đánh lui.

Cuối tháng 6/1964, Bộ tổng tham mưu QĐNDVN ra lệnh cho Quân chủng Hải quân chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Bộ tư lệnh Hải quân thành lập bộ chỉ huy tiền phương đặt tại Sông Gianh vào đầu tháng 7, một loạt các tàu hải quân đóng ở Hạ Long lần lượt được điều vào khu 4.

Ngày 31/7/1964, theo yêu cầu tăng cường hoạt động của kế hoạch DESOTO tại Biển Đông (kế hoạch dùng hải quân do thám bờ biển TBD thuộc các nước cộng sản). Khu trục hạm USS Maddox (DD 371) của Hải quân Hoa Kỳ vượt vĩ tuyến 17, xâm nhập lãnh hải Bắc Việt Nam.

h97908.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
21/10/08
3.652
74.861
113
Miền Không Xác Định
euro car nói:
Em nghĩ bác nhầm lẫn đấy, vì thời này thì Mỹ vẫn là nước số 1 về lĩnh vực này. Tất cả các lọai tàu, vũ khí & chiến thuật đều vượt trội hơn hẳn. Người Nhật chỉ học lại Mỹ từ sau WW1, sau khi Yamamoto có nhiều lần được cử sang Mỹ huấn luyện & làm đại sứ. Lúc này Yamamoto thấy rõ ràng nếu thắng Mỹ là đều không tưởng. Mục đích chiến tranh là cố gắng phân chia thuộc địa vì Nhật lúc này đang rất cần dầu mỏ, khóang sản, nguyên liệu để phát triển kinh tế. Vì vậy mà Đông Á, Đông Nam Á & Nam Á là nơi Nhật thấy phù hợp chiến lượng & thực lực hiện tại của mình nhất. Theo Yamamoto thì trong chiến lược hải quân thì không quân sẽ là yếu tố then chốt để làm chủ chiến trường trên biển (điều này ông cũng học đường khi sang Mỹ huấn luyện). Còn HKMM thì tàu Nhật không thể to bằng tàu Mỹ , máy bay thì sau WW1 Yamamoto sang Mỹ học thì mới thấy điều này, sau đó mới về huy động Mitsubishi & Hitachi nghiên cứu sản xuất các lọai máy bay.

Nếu đánh các trận riêng lẽ thì Nhật có 1 số trận thắng Mỹ vì lính Nhật có tinh thần Samurai. Còn đánh tòan diện thì Nhật hòan tòan thua vì khí tài yếu hơn, mà đặc biệt là kế hoạch của Nhật hòan tòan bị Mỹ nắm rõ do các bức điện đánh đi bị Mỹ giải mã hết vì Mỹ có nhiều tài liệu giải mã thu được khi đánh chìm 1 số tàu ngầm & tàu chiến Nhật. Minh chứng là trận Midway & San Hô.

Yamamoto muốn kết thúc 1 số trận có ưu thế với Mỹ để tranh thủ ngồi vào đàm phán có lợi. Nhưng Nhật Hòang hơi ảo tưởng về thế mạnh tuyệt đối của mình nên cương quá. Đặc biệt, Yamamoto vẫn muốn làm bạn với Mỹ, tránh đưa nước Nhật đi vào gần quỹ đạo WW2 với Đức & Ý. Vì phóng lao thì phải theo lao, nên về sau Nhật làm đồng minh với Đức & Ý nên cuối cùng phải nhận 2 trái bom nguyên tử chí mạng đến ngày nay.

Không hẳn thế đâu bác.
Ưu thế về mã hóa điện tử của phe đồng minh là hiển nhiên rồi. Trong trận Bismarck, bác SVG quên nói tới vấn đề này. Các bức điện của hải quân Đức đã bị giải mã nên hải quân Hoàng Gia Anh nắm nhiều thông tin quan trọng. Nhưng bác cũng thấy hạ được 1 thiếc giáp hạm khó khăn đến thế nào, những soái hạm của Nhật còn kinh khủng hơn nhiều!
Nước Nhật tuy đi sau và học hỏi phương Tây. Nhưng họ đã hoàn thiện và tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt, các khí tài chế tạo đều khắc chế cùng loại của địch thủ - trừ HKMH.
 
Hạng D
5/4/07
1.809
5.120
113
euro car nói:
Trận chiến Hải Quân thì nhiều, đặc biệt là càng gần thời hiện đại. Em thì cũng muốn tìm hiểu thêm liệu ngày xưa thì có trận nào hay không & họ đánh như thế nào. Nổi tiếng thì trận Xích Bích (film cũng có chiếu). Nhưng có 1 trận đánh trên bộ nhưng chiến thắng thì có phần đóng góp bởi những chiếc thuyền. Đó là năm 200 trước CN, Hạn Vũ dẫn 3 Vạn quân Sở đánh 20 Vạn quân Tần tại trận Cự Lộc để cứu nước Triệu. Sau khi vượt sông từ nước Sở sang chỗ quân Tần do tướng Thanh Chương ( Chương Hàm) (gì đó) rất tài chỉ huy. Hạn Vũ ( Hạng Vũ) hạ lệnh đốt hết thuyền để quân sỹ không còn nghĩ đến chuyện lui quân khi bại trận, đập phá hậu cần, chỉ dùng lương thực cho 3 ngày. Cuố cùng thắng trận, vì không thắng thì cũng không còn thuyền về.

Em lanh chanh sửa 1 tý:D
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ THÁNG 8/1964
(Tiếp theo)

Xâm nhập

Đêm 30 rạng 31/7/1964, một số tàu biệt kích VNCH tiếp cận đảo Hòn Mê (Thanh Hóa) và Hòn Ngư (Nghệ An), đã xảy ra chạm súng giữa các tàu này và lực lượng bảo vệ đảo. Ngày 31/7/1964, các máy bay T28 sơn cờ chính phủ Lào liên tục bắn phá các khu vực giáp biên Nậm Cắm, Nọong Dẻ ở Tây Bắc Việt Nam.

Đêm 31/7, tàu khu trục Maddox từ biển Đông tiến vào sát bờ biển Quảng Trị và vượt qua vĩ tuyến 17 xâm nhập lãnh hải Bắc VN. Suốt ngày 1/8, tàu di chuyển cách bờ biển từ 6-12 hải lý và liên tục sử dụng các thiết bị trinh sát điện tử. Lực lượng phòng thủ bờ biển của Bắc Việt có thể nhìn rõ số hiệu tàu bằng ống nhòm.

Đêm 1/8, tàu Maddox tiến vào phía nam Hòn Mê nhưng sau đó đổi hướng quay ngược ra biển Đông theo một lộ trình khá dích dắc. Sáng 2/8, tàu lại tiến lên phía Bắc và đến 10g sáng lại ngoặc xuống hướng Hòn Mê rồi lại vòng ngược lên phía Lạch Trường. Về sau nhiều người gọi đây là hành trình kỳ quặc của tàu Maddox.


TonkinGulf.jpg


Cũng ngay trong đêm 1/8, Đoàn 135 Hải quân Bắc Việt được lệnh điều phân đội 3, gồm 3 tàu phóng lôi 333,336, 339 từ Quảng Ninh vào khu 4. Đến 12g ngày 2/8, đội tàu đến khu vực Hòn Mê, thả neo chờ lệnh.

Tương quan lực lượng

Phía Mỹ tham gia trận này ngoài tàu Maddox còn có 4 máy bay F8U từ Hàng không mẫu hạm USS Ticonderoga

USS Maddox (DD 731)
h97900.jpg

Dài 144m, rộng 12,4m, mớn nước 5,8m.
Lượng giãn nước tiêu chuẩn: 2.200 tấn
Tốc độ 34 hải lý/ giờ
Thủy thủ đoàn: 247 người
Hỏa lực: 3 tháp pháo 127mm (6 nòng pháo), 12 pháo 40mm, 11 súng 20mm, 10 ngư lôi, 10 thủy lôi chống ngầm.

Máy bay tiêm kích F8U Crusader

Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử

Tốc độ tối đa: Mach 1.86
Hỏa lực: 4 pháo 20mm (500 đạn); 8 rocket Zuni.

Hải quân Bắc Việt gồm 3 tàu phóng lôi 333, 336, 339. Đây là các tàu lớp P4 do Liên Xô sản xuất:
Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử


Dài 19m, rộng 3,7m, mớn nước 1m
Lượng giãn nước tiêu chuẩn: 45 tấn
Tốc độ 45 hải lý/ giờ
Thủy thủ đoàn: 11 người
Hỏa lực: 2 ngư lôi, 2 súng máy 14,5mm.

Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử

(Phân đội 3 tàu P4 tại Vịnh Hạ Long)

Vào 13g10 ngày 2/8/1964 tàu khu trục Maddox tiến sát đến Hòn Nẹ, cách 10 hải lý về phía Đông Nam. Phân đội tàu phóng lôi Bắc Việt được lệnh xuất kích, tấn công trực tiếp vào tàu chiến Mỹ.
 
Chỉnh sửa cuối: