RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức
Gồi, bắt đầu ... xôm gồi đó . Ds Fẹt chuyện chết chóc có thêm lão Phù Nề, Máy bay E-bớts, ..., chắc chắn sẽ còn có thêm . Các bác kể chi tiết hấp dẫn quá rồi ... Tui sẽ học tập các bác, phát huy ... thêm
@ Bác adco: Chuyện gì mình nhớ mà cho là đáng nhớ trong ký ức, kể ra là được rồi, chứ đâu nhứt thiết cứ phải "bộ đội" mới được bác . Có điều đang đề tài nì dẫn qua đề tài khác thì phải kể cho hấp dẫn , AE độc giả mới "háp" theo được nha ...
@lão Fẹt: Lão nì có máu lãng mạn nghệ sĩ từ trong máu hay sao í
, lúc đó nhóc tì mừ, bít miẹ gì "ấy" này, "ấy" nọ ... cho k0 cũng hổng "ấy" nổi nữa ... đụng chuyện chết chóc, "thằng em" nó thụt tuốt. Còn lúc đầu óc thảnh thơi chút xíu thì lại mơ về ... bánh xèo, kẹo xìnggum, xá xị, bánh mì ... chứ làm gì có đầu óc mà ấy ?
Nhân lão Phù nề nói chuyện trái, tui cũng tát theo mưa luôn ...
Tui từ bàn đạp Bình Điền, Bình Chánh trở về lại Củ Chi theo sự phân công của TC: Chuyển đv từ X9 sang X10 (Phiên hiệu mới của Đội 5 - Đv Biệt động thành SG của xếp Tư Mập - đơn vị được phong Anh Hùng từ trước GP, được đổi tên do sát nhập 1 số AE từ các đội khác về phiên chế lại) vào lúc sắp được 14t, tháng 10-1972.
Khi đi: Từ Củ Chi xuống bàn đạp Bình Điền theo đường "mình": Theo đường bộ - lúc đi bộ, lúc xe đạp hết 7 ngày qua: Củ Chi, Bến Cát, Bến Tranh, Kà Tum,Thiện Ngôn, Lò Gò, Tà Nốt, Kongpongcham, Ngã 3 Chipu, từ đây
đi bộ dưới sình mất 4 ngày 3 đêm qua Đức Hòa, Đức Huệ ... tới Bình Chánh (cái chữ in đậm trên là 1 thủ thuật đi phải học bằng thực tế, nói mấy cũng k0 tưởng tượng nổi khi mà để chân xuống, bùn lún tới bắp chuối, từ bắp chuối trở lên tới bụng là nước lộn sình đen thùi, mỗi bước đạp xuống là mỗi xì bọt tứ tung, rút chân lên nặng như chì vì bùn kéo lại. Đi thế này thì mới biết đi bộ trên bờ ruộng có bùn nhão chèm bẹp tới mắt cá trong mùa mưa là đi trên thiên đường, chưa kể vô số bẫy dưới đám sình bùn kia, nó cũng chẳng phẳng phiu như đáy hồ bơi, tai nạn nhẹ nhất là hụt chân dưới đó là 1 cái bờ cũ, đạp xuống hụt chân ngã nghiêng trật mắc cá, bước k0 nỗi nữa là thúi đời, chưa kể đạp nhằm miễng pháo hay gốc tràm ) ... Về tới bàn đạp, 2 bàn chân bị gốc tràm chém tan nát (cây tràm bị đốn sát gốc vào mùa khô, cách đốn là dùng mác phạt 1 phát đứt gọn, vạt xéo, phần nhọn chĩa lên trời như 1 mũi mác, mùa nước nổi gốc tràm này ngập trong nước và sình, mình đi k0 nhìn thấy để nguyên bàn chân xuống cái mũi này thì ... tùy mức độ nặng nhẹ mà phải thay cái chân sơ cua hay k0, mà chân thì chỉ có 2, với lại đâu có bị 1 lần, có thể vài 3 bước lại bị nữa, đi 1 ngày là tan nát huống hồ đi 3 ngày). Đừng có mơ khi có tai nạn thì có người giúp, dìu .. mỗi người tư trang chỉ có 1 bộ nghiêm 1 bộ nghĩ - tất cả bằng nylon, sao cho chỉ cần lên bờ gió thổi hiu hiu 10p là khô, cái này mấy chú chủ lực trên R về công tác chết, bị thương k0 đếm nổi vì đồ kaki vươt Trường Sơn của mấy chú hoàn toàn k0 xài được ở đây, mũ cối, giày ...bỏ hết, chú nào tiếc giữ lại sẽ bị kỹ luật, nhưng kiểm sao thấu ? có chú vẫn "lãng mọang" theo kiểu lão Fẹt
, giữ lại, nữa sau chết hay bi kỹ luật biết kêu than với ai ?) Về tới nơi là nguyên 2 cái lòng bàn chân của tui bị lột hết da ra, đỏ hỏn, đặt xuống mặt sình êm nhẹ mà xốn tới tận óc, nên đi tới đi lui trong bàn đạp toàn bò bằng 2chân 2 tay như con nít chưa biết đi vậy tới 3 ngày sau thử thì chỉ còn hơi xót xót, tạm đi lại được bằng 2 chân như con người bình thường.
Bàn đạp, nói cho oai vậy, thực ra nó chỉ là 1 vạt đất ruộng khô ráo, rộng khoản 4-5 cái chiếu đôi, dọc bờ kênh rạch, có lùm cây bầm hay tràm gì đó . Tính luôn khoản nước - đất sình chung quanh có thể SD được luôn thì rộng cỡ gấp 2-3 lần 4-5 chiếc chiếu đó . Sinh hoạt ở chiến trường này hầu như ngược lại với trên Củ Chi, ngày nào k0 có thương vong chết chóc thì đó là 1 ngày
bất bình thường . Lúc nào quần áo cũng ướt chỉ khác ướt sủng hay ướt hơi hơi, còn lúc đi ngủ (hầu như k0 ngủ - cái nì tui kể sau) thì ướt dạng ẩm ẩm, K0 nấu cơm ban ngày, khi nấu ban đêm phải nấu bằng bếp dầu (ở đây k0 có củi, cắt cỏ nấu thì lộ, nói chuyện ra dấu là chủ yếu, ai mắc bệnh ho, chuyển về tuyến sau ngay lập tức . Bàn đạp chỉ tụ họp đông người vào thời gian qui định (thay đổi hàng ngày, ai k0 được thông báo thì k0 về, về 0 đúng, chết ráng chịu). Bàn đạp mà lộ thì chỉ có chết, k0 chỉ chết 1-2 mà chết "trắng" sạch quang cả vùng , xây dựng lại phải mất vài năm cho có cây có cỏ lại đã . Mấy "chú" nói năm 69 đã bị rồi .
Bây giờ nói tới SH dưới nước , trước khi xuống chiến trường tui tui đã được dạy cho cách bơi dưới nước thế nào cho đi mà như lục bình trôi - k0 tạo sóng trên mặt - rồi tập bơi trường - người chỉ nằm ngang trên mặt nước, chống đạp sâu gây sủi bọt, người dưới con nước nhìn bọt là biết phía trên con nước có người qua sông, rạch . Người dạy là xếp C trưởng, nguyên là đặc công thủy, chỉ vì bị đau bao tử kinh niên mà phải chuyển ngành sang công tác chổ tụi tui . Có dạy, có luyện tập nhưng k0 kiểm tra tốt nghiệp, thằng nào lười xuống chiến trường chết ráng chịu ... Tất nhiên trong thời gian học là TSCk chẳng phải chỉ học có nhiu đó, còn rất nhiều thứ k0 tiện kể ra đây như cách lấy lưỡi (bắt tù binh) sao cho gọn nhanh mà nó k0 chết ... những thứ kể được như tập chém vè , tập nhìn và xác định hướng đi trong đêm k0 trăng sao , thậm chí ngửi mùi trong gió để phân biệt mùi mồ hôi người hay mùi của thú rừng, mùi tràm, bạc hà hay mùi của kẹo ... Xing -gum
Khi về lại Củ Chi: Đi đường CK (đi công khai) mất có 1 ngày 1 đêm có nghỉ dọc đường
, ra Bình Điền, đi xe lam về Cây Gõ, nghĩ 1 đêm ở SG, sáng sớm ra đi xe đò lên Trung Hòa - Củ chi, nghỉ tới tối (ở nhà cơ sở) tối nhập nhọang (giờ bọn lính ăn cơm chiều, nhậu, lơi lõng, mình bắt đầu đi) đi bộ qua suối, qua mấy trảng tranh, rừng, tới 9-10g tới cứ . Đó là dân "cựu", còn "tân" thì 7-8g tối tơi trạm ngòai, chờ tới 4-5g sáng có người dắt vô trạm trong, nghĩ ở trạm trong tới tối mới được đi đâu thì đi .
Xứ Củ Chi , mỗi nhát cuốc lượm được 5 cái miễng pháo hay đạn, hay trung bình 10 bước chân vướng 1 trái nhỏ, 100 bước thì đạp mìn gộc - loại này xe boc thép M113 cán lên cũng theo ông bà chứ đừng nói là người - tùy thời điểm. Người ta nói vậy là k0 hề ngoa chút nào . Trái gài ở đây k0 theo 1 công nghệ nào, hay kiểu nào: Du kích có, Địa Phương Quân VNCH có, Bộ đội địa phương, QK có, Chủ lực có, kiểu Mỹ có, ... Khác phe, cài k0 biết đã đành, cùng phe gài cũng k0 biết luôn, mỗi người được phân công phụ trách 1 hướng - tùy chống càn hay gài bẩy lẻ - người nào gài người đó biết, người trước gài người sau k0 biết, có người đã gài trái thứ 4, đang gài trái thứ 5, lỡ tay tự làm nổ chết, người đi cùng chẳng biết 4 trái kia nó gài ở chỗ nào, đi loanh quanh k0 theo qui định thế nào cũng dính ...Đó là nơi gài, còn cách và kiểu gài thì muôn hình vạn trạng ... Giống như bác Phù nề kể trên kia gọi là "bẫy chuột bầy", kiểu này chính mấy ông lính già" mình dạy SAMKAKI (tiếng Miên có nghĩa là đoàn kết) cho bọn bộ đội Miên, khi ngày xưa còn hữu hão với nhau, bẩy chỉ có hiệu lực nếu con chuột đầu đàn vướng, con nó lão luyện thì coi như phá sản mà lại ... hao trái .
Tóm lại là thiên hình vạn trạng, chỉ có kiểu gài mấy tên gỡ là E bái phục nhất, nếu nó là tay mơ bị vướng nó sẽ bị nổ đấp - bồ , nổ trước rùi nổ sau hay 2 trái nổ cùng lúc đều là do ý đồ của thằng gài . Nếu nó là tay lão luyện thì tùy mức "lão" mà gỡ được trái 1 thì trái 2 nổ, hoặc gỡ trái 2 trước, xong gỡ trái 1, tưởng đã gỡ được bẩy thì trái 3 nổ. Mà nhiều khi cũng hên xui , trái để lâu, trái chế lại, nhiều khi bị "thúi" , cần dãy cái bập mà chả nghe cái gì hết, có khi đang tự nhiên giữa trời chiều im ắng tiếng pháo nó lại tự nổ ầm đùng loạn cả lên, loại trừ trường hợp chồn, heo, chó chạy ngang vướng bẩy ...
UI, quá dài rùi, ngừng thui . Hẹn gặp trong chuyện khác . Cám ơn các bác đã bỏ thời gian đọc .