RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức
Việc quyết định ai là liệt sĩ ai là tử sĩ thì do bộ phận chính sách của cấp trung đoàn quyết định. Tất nhiên sẽ do cấp dưới báo cáo lên trên. Việc xác định nầy cũng có nguyên tắc, tiêu chuẩn. Tuy nhiên nguyên tắc và tiêu chuẩn thì nó cũng tùy theo đơn vị chứ không cứng ngắc.
Thí dụ:
- Chết trong lúc đang chiến đấu với quân địch thì chắc chắn là liệt sĩ. Tuy nhiên cũng phải chờ thủ tục công nhận mà kết quả cuối cùng là giấy báo tử và công nhận liệt sĩ. CHo nên đối với các trường hợp tử trận nhưng còn đang ngoài mặt trận, chưa có thủ tục công nhận thì trong câu chuyện của mình bác ThichMaz vẫn dùng từ tử sĩ.
- Chết trong thời gian công tác cách mạng, tại ngũ do đau ốm, tai nạn thông thường...thì là tử sĩ.
- Còn như trường hợp "tai nạn" như trong câu chuyện của tôi thì người chết thường cũng được công nhận liệt sĩ. Đồng thời các đồng đội đã gây ra tai nạn thì cũng không bị ghép tội "ngộ sát". Tuy nhiên đó là một việc phải được rút kinh nghiệm (xương máu) sâu sắc.
Trong chiến tranh thì mọi người hay xét việc sao cho có lý có tình và cái tình thì thường được đề cao hơn.
Nhân đây cũng xin có một nhận xét là mãi đến gần đây, sau 30 năm, ta vẫn thấy còn nhiều đơn vị, địa phương và thậm chí cá nhân nữa mới được xét tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang (cho thành tích kháng chiến trong thời gian 1930 - 1975). Điều đó có thể sẽ cho ta suy nghĩ rằng: Thế thì so với những đối tượng đã được phong anh hùng ngày xưa những đối tượng mới phong bây giờ có ngang tầm không ? Câu trả lới xác đáng là không thể. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng: Sau một thời gian đủ dài sống trong hòa bình, cái nhìn của người ta về đau thương, mất mát, hy sinh và cống hiến trong chiến tranh đã trở nên bao dung hơn......
Trích đoạn: Motorman
Cho em hỏi bác phuni56 1 câu: Thế những "tai nạn" như vậy thì nạn nhân có được phong liệt sĩ không? Hay chỉ được công nhận là tử sĩ thôi?
Việc quyết định ai là liệt sĩ ai là tử sĩ thì do bộ phận chính sách của cấp trung đoàn quyết định. Tất nhiên sẽ do cấp dưới báo cáo lên trên. Việc xác định nầy cũng có nguyên tắc, tiêu chuẩn. Tuy nhiên nguyên tắc và tiêu chuẩn thì nó cũng tùy theo đơn vị chứ không cứng ngắc.
Thí dụ:
- Chết trong lúc đang chiến đấu với quân địch thì chắc chắn là liệt sĩ. Tuy nhiên cũng phải chờ thủ tục công nhận mà kết quả cuối cùng là giấy báo tử và công nhận liệt sĩ. CHo nên đối với các trường hợp tử trận nhưng còn đang ngoài mặt trận, chưa có thủ tục công nhận thì trong câu chuyện của mình bác ThichMaz vẫn dùng từ tử sĩ.
- Chết trong thời gian công tác cách mạng, tại ngũ do đau ốm, tai nạn thông thường...thì là tử sĩ.
- Còn như trường hợp "tai nạn" như trong câu chuyện của tôi thì người chết thường cũng được công nhận liệt sĩ. Đồng thời các đồng đội đã gây ra tai nạn thì cũng không bị ghép tội "ngộ sát". Tuy nhiên đó là một việc phải được rút kinh nghiệm (xương máu) sâu sắc.
Trong chiến tranh thì mọi người hay xét việc sao cho có lý có tình và cái tình thì thường được đề cao hơn.
Nhân đây cũng xin có một nhận xét là mãi đến gần đây, sau 30 năm, ta vẫn thấy còn nhiều đơn vị, địa phương và thậm chí cá nhân nữa mới được xét tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang (cho thành tích kháng chiến trong thời gian 1930 - 1975). Điều đó có thể sẽ cho ta suy nghĩ rằng: Thế thì so với những đối tượng đã được phong anh hùng ngày xưa những đối tượng mới phong bây giờ có ngang tầm không ? Câu trả lới xác đáng là không thể. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng: Sau một thời gian đủ dài sống trong hòa bình, cái nhìn của người ta về đau thương, mất mát, hy sinh và cống hiến trong chiến tranh đã trở nên bao dung hơn......