Công ước Viên-Luật GTĐB quốc tế-(chương 1, mục (aa) định nghĩa như sau:
Nhường đường nghĩa là lái xe không được phép bắt đầu hoặc tiếp tục có hành động đi tiếp nếu vì vậy sẽ buộc lái xe trên hướng ưu tiên phải đột ngột giảm tốc độ hoặc chuyển hướng. Nói ngắn gọn: nhường đường là làm(ứng xử) sao để
xe được nhường không phải đột ngột giảm tốc độ hoặc chuyển hướng(tránh).
Luật GTĐB VN không có định nghĩa này nên lâu nay vẫn tồn tại quan niệm là xe nào vào giao lộ trước thì không phải nhường nữa. Đây là sự suy diễn sai lầm được truyền miệng. Thậm chí, còn xuất hiện trong giáo trình đào tạo, ôn thi lấy bằng lái xe, ví dụ:
Trên trang tin của Tổng cục đường bộ, có hướng dẫn các học viên thi lấy bằng lái xe như sau:
„Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
-
Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất....“
Đây là quan niệm sai lầm mà trong luật GTĐB, phần quy tắc ứng xữ không hề có. Quan niệm này là sự vô hiệu hóa quy tắc „nhường đường trong giao lộ“- Điều 24.Nhường đường tại nơi đường giao nhau, chương II, Luật giao thông đường bộ. Chấp nhận quan niệm trên có nghĩa là xe đến giao lộ trước sẽ chiếm đoạt quyền ưu tiên và loại trừ quyền ưu tiên của các xe khác theo luật. Như vậy , về logic, quyền ưu tiên thuộc về xe đi nhanh hơn và không cón thứ tự ưu tiên theo luật nữa. Nó là cơ sở để lái xe tranh vào giao lộ trước để đi trước và đây là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Đáng tiếc là quan niệm trên đã phổ biến trong bộ phận không nhỏ những người đã có bằng lái xe cơ giới, đã và vẫn đang được phổ biến trong các tài liệu đào tạo lái xe hiện nay. Và cũng khó tránh khỏi tình trạng một số người có trách nhiệm phân xử „đúng sai“ trong xử lý tai nạn giao thông cũng quan niệm như vậy. Mặt khác, áp dụng định nghĩa trên sẽ đơn giản hóa xác định đúng, sai trong xử lý lỗi giao thông. Khi có tai nạn, chỉ cần xác định xe nào trên hướng phải nhường đường là có thể kết luận ngay lỗi là của xe nào. Quy định rõ như vậy nên người tham gia lưu thông ý thức được trách nhiệm và sẽ tự giác tuân thủ quy tắc. Nếu giữ quan niệm cũ, kết luận lỗi tai nạn sẽ phải tìm chứng cớ xe vào trước, vào sau và đây là lỗ hổng lớn để có thể xảy ra tiêu cực trong xét xử-là cơ hội cho những kẻ có „thế lực“ vẫn tiếp tục coi thường quy tắc chung. Do đó
Quan niệm sai lầm này còn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông.
Ở VN, trong nội thị, mật độ lưu thông cao, tốc độ di chuyển chậm nên thường có những “du gi”(bỏ qua) cho nhau, dần thành thói quen, thành nếp nghĩ. Khi ra giao lộ ngoại thị, xe chạy tốc độ cao, bên được ưu tiên không thể kịp ứng xử thì nguy cơ xảy ra tai nạn là cao.
Mong rằng định nghĩa nhường ưu tiên của Công ước Viên sớm được bổ sung vào luật GTĐB VN.