Lãi suất giảm tức giá đầu ra giảm thì đều phụ thuộc vào giá đầu vào là trước tiên và chi phí quản lý, vận hành (trong đó bao gồm cả chi phí dự phòng rủi ro chung và cụ thể). Hiện với mức nợ xấu chiếm 10% tổng dư nợ, có nghĩa là 10% dư nợ không thu được lãi. Vậy để đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng thì riêng phần chi phí lãi cho cái khoản nợ xấu này các ngân hàng phải nâng lãi suất cho vay lên 10% so với mức bình thường đánh có. Ngoài ra các khoản nợ xấu hiện nay còn dang trên đà phát sinh tăng, do đó lãi suất cho vay có giảm theo tiến độ giảm lãi suất đầu vào hay không? Xin chắc chắn rằng là có, tuy nhiên nó sẽ có độ trễ của nó. Vậy nên, nếu kỳ vọng về 12% hay 13% vào thời điểm cuối năm là điều khó khăn. Còn nếu dùng biện pháp hành chính để thúc ép thì nó lại tạo ra mặt trái của thị trường, ngân hàng sẽ siết đầu ra, doanh nghiệp tốt thì cho vay, doanh nghiệp không tốt thì ngồi chờ đó.
Vấn đề giải quyết nợ xấu thì như bác Bravia đã nói, nhà nước nếu có đứng ra thì cũng chỉ giải quyết được vài ba món lớn mà nó liên quan đến xyz là cùng. Còn phần còn lại thì chính các ngân hàng phải tự có trách nhiệm giải quyết vì họ là người góp phần lớn nhất tạo ra nó, chính sách chỉ có phần gián tiếp trong đó. Các ngân hàng sẽ có hướng nào để giải quyết? Đối với các khoản nợ xấu mà doanh nghiệp còn khả năng phục hồi thì các ngân hàng sẽ cân nhắc tiếp thêm máu hoặc ít ra cũng kéo dài thời gian duy trì để doanh nghiệp có thời gian dưỡng bệnh và làm ăn hiệu quả trở lại. Nếu tất cả các ngân hàng đều làm như vậy và có sự đồng thuận, hỗ trợ chung của toàn thị trường thì khả năng phcụ hồi của nhóm doanh nghiệp này rất cao và đương nhiên các khoản nợ của nhóm này sẽ từ xấu trở thành bình thường.
Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp không còn khả năng phục hồi, ngân hàng trước tiên sẽ xem xét tự mua lại các khoản nợ này, có thể bằng cách cho các khách hàng đang mạnh khoẻ của mình vay để mua lại khoản nợ đó và từ đó cũng có thể biến hoá khoản nợ xấu thành bình thường. Nếu không thể giải quyết theo cách này thì ngân hàng có thể phải xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ (cái này cũng có thể phát sinh cướp hoặc từ thiện). Tuy nhiên, chắc chắn sẽ không có chuyện các ngân hàng ồ ạt bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vì như vậy vô hình chung tự đem dao cắt tay mình.
Vậy bao lâu mới xử lý xong khối nợ xấu khổng lồ này? Điều này phục thuộc vào sự tính toán và có sự đồng thuận lẫn nhau của các ngân hàng, gián tiếp hoặc trực tiếp tạo động lực phục hồi cho toàn nền kinh tế, mỗi bước phục hồi của nền kinh tế sẽ kéo theo nợ xấu giảm một lượng tương ứng. Có trường hợp xé rào đồng thuận ngầm này để ngư ông đắc lợi hay không? Em chắc là sẽ có nhưng sẽ không có chuyện ào ào thực hiện mà chỉ bõm bõm mà thôi. Vì nếu ào ào thì lại tự mình giết mình ngay.
Việc bây giờ em và các bác có thể làm là gì? Chuẩn bị mọi nguồn lực, chờ thời cơ đến là ta tung hoành chiến đấu thôi!!!
Vấn đề giải quyết nợ xấu thì như bác Bravia đã nói, nhà nước nếu có đứng ra thì cũng chỉ giải quyết được vài ba món lớn mà nó liên quan đến xyz là cùng. Còn phần còn lại thì chính các ngân hàng phải tự có trách nhiệm giải quyết vì họ là người góp phần lớn nhất tạo ra nó, chính sách chỉ có phần gián tiếp trong đó. Các ngân hàng sẽ có hướng nào để giải quyết? Đối với các khoản nợ xấu mà doanh nghiệp còn khả năng phục hồi thì các ngân hàng sẽ cân nhắc tiếp thêm máu hoặc ít ra cũng kéo dài thời gian duy trì để doanh nghiệp có thời gian dưỡng bệnh và làm ăn hiệu quả trở lại. Nếu tất cả các ngân hàng đều làm như vậy và có sự đồng thuận, hỗ trợ chung của toàn thị trường thì khả năng phcụ hồi của nhóm doanh nghiệp này rất cao và đương nhiên các khoản nợ của nhóm này sẽ từ xấu trở thành bình thường.
Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp không còn khả năng phục hồi, ngân hàng trước tiên sẽ xem xét tự mua lại các khoản nợ này, có thể bằng cách cho các khách hàng đang mạnh khoẻ của mình vay để mua lại khoản nợ đó và từ đó cũng có thể biến hoá khoản nợ xấu thành bình thường. Nếu không thể giải quyết theo cách này thì ngân hàng có thể phải xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ (cái này cũng có thể phát sinh cướp hoặc từ thiện). Tuy nhiên, chắc chắn sẽ không có chuyện các ngân hàng ồ ạt bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vì như vậy vô hình chung tự đem dao cắt tay mình.
Vậy bao lâu mới xử lý xong khối nợ xấu khổng lồ này? Điều này phục thuộc vào sự tính toán và có sự đồng thuận lẫn nhau của các ngân hàng, gián tiếp hoặc trực tiếp tạo động lực phục hồi cho toàn nền kinh tế, mỗi bước phục hồi của nền kinh tế sẽ kéo theo nợ xấu giảm một lượng tương ứng. Có trường hợp xé rào đồng thuận ngầm này để ngư ông đắc lợi hay không? Em chắc là sẽ có nhưng sẽ không có chuyện ào ào thực hiện mà chỉ bõm bõm mà thôi. Vì nếu ào ào thì lại tự mình giết mình ngay.
Việc bây giờ em và các bác có thể làm là gì? Chuẩn bị mọi nguồn lực, chờ thời cơ đến là ta tung hoành chiến đấu thôi!!!