Hạng D
2/12/03
1.895
4.495
113
Vietnam
Chạy xe trên cao tốc nhỏ hẹp không làn khẩn cấp, nhiều tài xế ôtô đường dài luôn trong trạng thái căng thẳng, hồi hộp do đối mặt rủi ro tai nạn.

Anh Nguyễn Thạch, 46 tuổi, tài xế xe dịch vụ du lịch ở TP Phan Thiết, Bình Thuận, cho biết hai năm qua các tuyến cao tốc phía Nam đưa vào khai thác giúp rút ngắn quãng đường và thời gian di chuyển. Tuy nhiên, nhiều đoạn mới làm 4 làn xe, chưa có làn khẩn cấp mà chỉ có điểm dừng cách nhau 4-5 km, nguy cơ tai nạn rất cao.

Tài xế Thạch cho hay thường chở khách từ Phan Thiết vào TP HCM, miền Tây và ngược ra Nha Trang. Đối với cao tốc hướng từ Phan Thiết ra Nha Trang, mỗi lần chở khách, anh thấy "hồi hộp" vì cả ba đoạn đều không có làn khẩn cấp, gồm: Phan Thiết - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Cam Lâm và Cam Lâm - Nha Trang.

Lộ trình này cho phép vận tốc 90 km/h, nhưng anh không dám chạy tối đa vì sợ không kịp xử lý tình huống, nhất là vào ban đêm. Theo anh, do đường hẹp, các ôtô chạy khoảng cách gần nhau, khi vượt lên nếu không chú ý quan sát dễ tông vào xe phía trước.

ảnh.jpg

Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết qua huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, không có làn dừng khẩn cấp. Ảnh: Việt Quốc

Không chỉ nguy hiểm cho ôtô đang di chuyển, cao tốc thiếu làn khẩn cấp còn tiềm ẩn rủi ro cho xe gặp sự cố dọc đường nếu không kịp vào điểm dừng. Nhiều ôtô gặp trục trặc nổ lốp, chết máy đậu ngay trên làn xe chạy, chờ cứu hộ. Lúc đó, tài xế thường nháy đèn xe, đặt các vật dụng như xô, chậu, cành cây cảnh báo vài chục mét. "Tuy nhiên ban đêm xe thường chạy tốc độ cao, sương mù, tài xế buồn ngủ lái xe dễ tông vào ôtô đang dừng", anh Thạch nói.

Cách đây hai ngày, xe khách từ Phú Yên đi TP HCM khi chạy trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đã gặp sự cố động cơ. Do không có làn khẩn cấp, tài xế tấp xe vào bên đường để kiểm tra bị ôtô khách tông từ phía sau làm hai người chết, nhiều nạn nhân bị thương. Thống kê của Khu quản lý đường bộ 4 (Cục Đường bộ), từ khi đưa vào khai thác tháng 5/2023 tới nay, tuyến Vĩnh Hảo - Phan Thiết xảy ra 16 vụ tai nạn làm chết 10 người. Trong đó không ít sự cố do xe hỏng máy, tấp vào sát đường, bị ôtô chạy phía sau đâm vào.

Tài xế Đoàn Bình Minh, 53 tuổi, hàng ngày lái xe giường nằm tuyến Nha Trang - TP HCM, cũng cho rằng so với quốc lộ 1, đi cao tốc thuận tiện hơn nhiều, song cũng đối mặt rủi ro tai nạn, nhất là về đêm khi xe thường chạy nhanh. Khác xe tải hay ôtô cá nhân, xe khách chở hàng chục người, sơ suất nhỏ có thể gây hậu quả rất lớn. Các chuyến xe cũng được ấn định lịch trình nên tài xế thêm áp lực, trong đó không ít người chạy ẩu để kịp giờ.

Theo tài xế này, xe gặp sự cố hư hỏng đậu ngay trên làn đường đang chạy, ngoài nguy cơ tai nạn còn gây ùn tắc vì mỗi chiều cao tốc chỉ có hai làn. Việc này còn gây khó khăn cho cứu hộ tiếp cận. "Dù biết quan trọng nhất vẫn là ý thức tài xế không được chạy ẩu, chú ý quan sát, việc mở rộng cao tốc và làm làn khẩn cấp là rất cấp bách", ông Minh nói.

anh 2.jpeg

Hiện trường vụ tông xe liên hoàn làm ba mẹ con tử nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, tuyến chỉ hai làn xe, hồi tháng 2/2024. Ảnh: Võ Thạnh

Ngoài một số cao tốc nêu trên, cả nước đang có nhiều đoạn trên tuyến Bắc - Nam đưa vào khai thác với quy mô 2-4 làn xe, không có làn khẩn cấp như trục Cao Bồ (Nam Định) - Diễn Châu (Nghệ An), Cam Lộ (Quảng Trị) - Túy Loan (Đà Nẵng)... Nhiều tuyến lưu lượng xe lớn hoặc qua địa hình phức tạp như dốc, cong nhưng mặt đường nhỏ hẹp đã xảy ra tai nạn nghiêm trọng dù vận hành chưa lâu.

Tương tự, khu vực phía Nam, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (Tiền Giang) khi khai thác năm 2022 đã bộc lộ hạn chế khi không có làn khẩn cấp. Đây là một trong những tuyến có lưu lượng xe cao, bình quân mỗi ngày khoảng 25.000 lượt, nhưng xảy ra nhiều tai nạn do ôtô gặp sự cố không kịp vào điểm dừng. Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (nhà đầu tư) cho biết 8 tháng đầu năm nay, tuyến xảy ra 63 vụ va chạm, làm 5 người chết và 20 người bị thương.

TS Phạm Viết Thuận, Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP HCM, nói các tuyến cao tốc đưa vào khai thác thời gian qua giúp tăng kết nối vùng, mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương. Tuy nhiên, nhiều tuyến bộc lộ bất cập khi số làn xe hạn chế, không làn dừng khẩn cấp, dải phân cách, thiếu trạm dừng nghỉ...

Ngoài vấn đề nguồn lực hạn chế buộc phải phân kỳ đầu tư, ông Thuận cho rằng những bất cập trên còn xuất phát từ quá trình tư vấn thiết kế ban đầu chưa phù hợp địa hình các khu vực. Một số đoạn qua vùng đồi núi với các khúc cua, dốc cao nhưng chỉ hai làn xe, không dải phân cách, thiếu làn dừng khẩn cấp khiến tài xế khó xử lý tình huống phát sinh. Từ đó chuyên gia cho rằng cần nâng cấp các tuyến đạt tối thiểu 4 làn xe, 2 làn khẩn cấp.

Trước đó, lý giải nhiều cao tốc chưa được đầu tư quy mô hoàn chỉnh, Bộ Giao thông Vận tải cho biết trở ngại lớn nhất nguồn vốn. Để đạt mục tiêu tới năm 2030 cả nước có 5.000 km cao tốc cần tổng vốn khoảng 813.000 tỷ đồng, song đến năm 2020 mới bố trí được 395.000 tỷ đồng. Ngân sách hạn hẹp, kêu gọi vốn tư nhân lại khó khăn nên 11 tuyến cao tốc triển khai giai đoạn 2017-2020 phải phân kỳ đầu tư, phù hợp nhu cầu cầu vận tải, dự báo lưu lượng xe. Khi có nguồn vốn, các tuyến tiếp tục được đầu tư mở rộng, hoàn thiện.

anh 3.jpeg

Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đưa vào khai thác năm 2015 với 4 làn xe, 2 làn khẩn cấp. Ảnh: Hạ Giang​

Bộ Giao thông Vận tải cũng đánh giá việc phân kỳ đầu tư 2-4 làn xe, không bố trí dải phân cách giữa tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Ngoài ra, tốc độ khai thác cũng chưa cao, khoảng 80-90 km/h, có tuyến 60 km/h. Để xử lý bất cập, trước mắt Cục Đường bộ và các Ban quản lý dự án thuộc Bộ đang rà soát, bổ sung hạng mục an toàn trên các tuyến. Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương đang rà soát, huy động nguồn lực để sớm mở rộng các tuyến.

Theo TS Chu Công Minh, chuyên ngành cầu đường thuộc Đại học Bách khoa TP HCM, trong điều kiện nhiều tuyến đang chờ nâng cấp, mở rộng, trước mắt cần bổ sung hệ thống camera, tăng cường "phạt nguội" xe vi phạm. Việc lập kế hoạch đầu tư những dự án mới cần tính đến các yếu tố bao gồm dự báo sát về địa hình, lưu lượng xe, trạm dừng nghỉ...

Các bác có thể xem tại đây:

>>>> Xem thêm:
Các bác thấy sao về vấn đề này?
 
Hạng D
13/11/15
1.705
3.888
113
nhiều thằng tài nài những quan tài bay 16, 28, 48 chỗ bị "ấn định lịch trình nên thêm áp lực, trong đó không ít người chạy ẩu để kịp giờ" ra thì thấy những xe gia đình họ không bị quá áp lực về thời gian khi chở gia đình đi du lịch nghỉ dưỡng nhưng lên cao tốc thì lạng lách, đánh võng, áp sát đít xe trước, kèn, pha như đám ma cũng không ít ? không hiểu đám tài này nghĩ gì và muốn gì ? đến nơi nhanh hơn 5-10 phút để phê 1 điếu thuốc rồi bót face tự huyễn là chạy nhanh, tài cứng hay gì nhỉ ?
 
Hạng D
16/11/20
2.984
9.486
113
38
Toàn sự cố lúc nửa đêm, rạng sáng, đèn đường chiếu sáng không đủ, các quan tài bay quá tốc độ thường xuyên, các tài xế xe tải thì đậu tạm, hư xe chắn ngang 1 làn mà chỉ chớp chớp đèn hazard bé tí thì tỷ lệ tai nạn cao là dễ hiểu. Cái này cơ sở hạ tầng là 1 phần nhưng cái tính ẩu của các bác tài khi chạy ban đêm cũng là 1 phần. Cái gì cũng đổ lỗi cho cơ sở hạ tầng trong khi văn hóa giao thông của mình đang quá kém.
 
Hạng D
25/8/16
2.846
5.946
113
Em vẫn đi đều SG-PY vào ban đêm, xuất phát 10h đêm, chạy đúng tốc độ quy định tới Tuy Hoà 6h sáng. Chạy đêm ít xe nhưng phải tập trung hơn ban ngày và đặt biệt là không được buồn ngủ(em tranh thủ ngủ thêm mấy tiếng vào buổi trưa cho no giấc). Xe em đèn pha cũng tương đối sáng nên nhìn khá xa, đặt biệt tới gần các điểm dừng đỗ thì phải quan sát kỹ và nếu được thì chạy làn sát con lươn vì vẫn có một số xe tải và cont đậu mà không bật khẩn cấp(không biết mấy ông này nghĩ gì, cái đèn khẩn cấp bật liên tục cả tuần cũng không hết bình)
 
Hạng F
24/2/20
5.096
8.719
113
37
Biết là cao tốc 2 lane nó có nguy cơ mất an toàn nhưng ít nhất có còn hơn ko, đợt rồi em đi nha trang thấy cao tốc 2 lane vô cùng vắng xe set ACC 85km suốt 2 cao tốc PT-VH và CL-NT mà gần như ko phải phanh , nếu vắng xe thì tiền đâu mà làm lane khẩn cấp nhất là chi phí làm cao tốc ở Vn mình cao nhất thế giới.
Nguyên nhân tai nạn đến từ nhiều nguyên nhân nhưng em nghĩ quan trọng nhất là ý thức của người tham gia giao thông rồi mới tới cơ sở hạ tầng. Ko phải tự nhiên người ta gọi xe khách là quan tài bay đâu .
 
mic confirmed
Hạng C
18/7/04
771
513
93
Dù cao tốc không có làm khẩn cấp thì vẫn hơn trên quốc lộ rất nhiều, dù tốc độ cho phép 80, 90 km/ giờ thì cũng nhanh hơn và được căng thẳng hơn đi trên quốc lộ nhiều. Chỉ cần chạy cẩn thận, không phóng nhanh vượt ẩu thì có gì đâu mà lo lắng.
 
Hạng D
14/8/16
2.081
2.526
113
40
Cả xã hội này nói quá nhiều rồi, nhưng mấy ông cố chấp thì bảo do tài xế kém ý thức nên xảy ra tai nạn!
nhưng cho hỏi:
1. Đường cao tốc mà ko chạy được tốc độ cao thì gọi là gì? Buổi tối con lươn thấp xe ngược chiều bật pha chói mắt bác nào dám chạy nhanh?
2. Đường đã 2 làn nhưng mỗi làn rất nhỏ, vượt xe tải cảm giác muốn cạ hông xe luôn
3. Xe hư giữa đường đang chạy tốc độ cao thì thắng kiểu gì?

Thôi, đường không chạy được tốc độ cao thì đừng gọi là đường cao tốc, gọi là đường tránh khu dân cư đi để tài xế còn chạy nương chân.
 
Hạng C
5/12/16
597
919
93
41
Biết là cao tốc 2 lane nó có nguy cơ mất an toàn nhưng ít nhất có còn hơn ko, đợt rồi em đi nha trang thấy cao tốc 2 lane vô cùng vắng xe set ACC 85km suốt 2 cao tốc PT-VH và CL-NT mà gần như ko phải phanh , nếu vắng xe thì tiền đâu mà làm lane khẩn cấp nhất là chi phí làm cao tốc ở Vn mình cao nhất thế giới.
Nguyên nhân tai nạn đến từ nhiều nguyên nhân nhưng em nghĩ quan trọng nhất là ý thức của người tham gia giao thông rồi mới tới cơ sở hạ tầng. Ko phải tự nhiên người ta gọi xe khách là quan tài bay đâu .
Đúng là có cao tốc 2 làn vẫn hơn là đi QL1
Nhưng nói thật là ý thức tài xế đa phần như qq anh ơi, mình chạy giữ khoảng cách thì nó chen vào xào chẻ đủ kiểu, ko nhường nó còn cố ý lên đè tạt đầu nữa.
Xe cont thì chạy làn tốc độ cao, nhiều khi còn chạy so le nhau nữa, chính tài xế làm khó nhau chứ ai
 
Hạng D
13/4/16
1.238
3.342
128
37
Để giảm bớt nỗi lo cho mình và chuyển nỗi lo sang cho người khác, chúng tôi chọn cách bám sát đít xe trước đi cho nhàn :p
 
  • Like
Reactions: nttanmam