Hạng D
5/1/08
1.569
28.285
113
Saigon
Bài này của Hoàng Anh Tuấn, dân ngoại giao, những chi tiết phân tích không mới nhưng sắc sảo, chứng tỏ, chuyện Nga không mún có thêm động thái xung đột qs với Thổ, những đòn phép kinh té buộc phải xài, còn hơn không làm gì cả, trước khi có những diễn biến tiếp theo !
:3dcuoi:

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn nhiều năm đảm trách cương vị Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao. Ông có bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ tại trường Fletcher School of Law and Diplomacy, Boston, Mỹ. Ông là tác giả của hàng trăm bài báo đăng trên các tạp chí nghiên cứu uy tín ở trong nước, khu vực và thế giới.

HAT vừa đảm nhiệm vai trò đại sứ VN ở Indonesia !

Nga trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ: Gậy ông đập lưng ông?

http://news.zing.vn/Nga-trung-phat-Tho-Nhi-Ky-Gay-ong-dap-lung-ong-post605472.html
 
  • Like
Reactions: cogaimu and Russia
Hạng D
5/1/08
1.569
28.285
113
Saigon
Nhiều người thấy anh Găng nói "hối tiếc vì bắn máy bay Nga" thì tưởng là tay Thổ xuống nước... Mình lại thấy chẳng có xuống nước chỗ nào ... Chỉ thấy "hối tiếc khi phải bắn hạ anh vì anh đã xâm phạm không phận", giá như anh không xâm phạm thì tụi đã không lụi anh.... Ngầm ý là sẵn sàng hối tiếc nhiều tập nữa nếu anh Nga ngố lôi thôi hoài.....

Trong ngoại giao, chuyện ... do apologize hay ... sorry nhiều khi được cân nhắc đến từng câu chữ, xin lỗi chỉ được hiểu việc làm trước đó là ... sai, còn ... lấy làm tiếc, thì chỉ đơn giản bảo giá như nó đừng xảy ra mà thôi !

Cũng là bài viết của dân ngoại giao Hoàng Anh Tuấn, tân đại sứ ở Indonesia, trong bài có nhắc lại vũ máy bay Mẽo ở Hải Nam và các động thái ngoại giao để giải quyết !
:3dcuoi:

12308342_1083803848309965_9223220781914248781_n.jpg



[Sorry - No Sorry]
Xin lỗi - Không xin lỗi trong quan hệ quốc tế

1. Sau vụ máy bay Su-24 bị F16 của TNK bắn hạ gần khu vực biên giới Syria - TNK, Nga yêu cầu TNK xin lỗi.

Tổng thống TNK Erdoğan dứt khoát không xin lỗi, chỉ nói:
"Tôi thực sự đau buồn bởi vụ việc này. Chúng tôi ước vụ việc này không xảy ra, nhưng nó đã xảy ra. Tôi hy vọng sự cố này không lặp lại”
(Nguyên văn: "I was really saddened by the incident. We wish it had never happened, but it happened. I hope something like this doesn't happen again."

2. Dù Tổng thống Erdogan "thiết tha" gặp Tổng thống Putin, nhưng Nga kiên quyết khước từ nếu không nhận được lời xin lỗi.
Còn Erdogan, nhân nhượng nhưng không "đầu hàng":
Xin lỗi ư? Không đời nào.
Dù rằng Erdogan biết các hậu quả kinh tế, chính trị, an ninh khi "chọc giận" chú Gấu Nga.
Nhưng xin lỗi ư? Sorry!

3. Nhìn lịch sử quan hệ quốc tế, việc "xin lỗi" giữa 2 quốc gia không chỉ xem đơn giản như 2 cá nhân đi đường dẫm chân hoặc đụng xe nhau.
Nói "Sorry" (nhận lỗi) mà không biết cách thì phải vạ mấy đời.

Khi nói như vậy có nghĩa:
- Anh sai, tôi đúng.
- Tôi sẽ làm tiếp như vậy vì tôi đúng. Anh sai thì không được cãi nữa, thôi đi nhé.
- Sai và gây hậu quả thì phải bồi thường chứ, nói sai không mà được à
- Cá nhân và chính quyền của anh nhận sai sẽ bị bẽ mặt trước quốc dân đồng bào trong nước (vì làm bậy)
- Trên quốc tế, anh mất bạn, mất bè, mất uy tín, trở nên yếu thế và không đáng tin cậy.

Do đó, trong hầu hết các trường hợp, các quốc gia coi nhận lỗi hay không nhận lỗi là vấn đề thể diện và phải có sống, cố chết cãi bằng được.
Sorry ư? No, never.
Hãy đợi đấy.

4. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, "Sorry" không chỉ là "Xin lỗi" mà còn có nghĩa "Lấy làm tiếc".
Lịch sử ngoại giao ghi nhận 1 câu chuyện rất thú vị sau:

Ngày 1/4/2001(đúng ngày Cá T4 mới kỳ), chiếc máy bay Do thám EP-3E của HQ Mỹ bay cách đảo Hải Nam 110 km (Mỹ nói là không phận quốc tế, TQ nói không phận của mình).

TQ cho 2 máy bay chiến đấu J-8II của hải quân lên chặn đường.
Và đụng độ giữa EP-3E và J-8II ra khiến 1 máy bay J-8II bị rơi, 1 phi công TQ chết, còn EP-3E bị hư hại buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại Hải Nam cùng toàn bộ phi hành đoàn 24 người.

Khỏi phải nói quan hệ Trung-Mỹ lúc này căng thẳng ra sao.
Quan hệ hai nước xuống đến mức thấp nhất kể từ sự kiện Thiên An Môn 6/1989.
TQ nắm tay trên do cầm giữ được máy bay và phi hành đoàn, đòi Mỹ xin lỗi và bồi thường thiệt hại. Mỹ bồi thường thiệt hại thì có thể.
Nhưng xin lỗi: Không đời nào!

Mỗi ngày qua đi là 1 ngày quan hệ xấu đi và người Mỹ liên tưởng đến vụ hàng trăm con tin Mỹ bị bắt làm con tin ở SQ Teheran cuối những năm 1970.

Nút gỡ được tháo sau khoảng 10 ngày khi ĐS Mỹ tại Trung Quốc Joseph Prueher gửi bức thư của NT Collin Powell lên Ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền trong đó có đoạn viết:
"the United States was "very sorry" for the death of Chinese pilot Wang Wei, and was "very sorry" the aircraft entered China's airspace"
(Nước Mỹ "lấy làm tiếc" về cái chết của phi công Vương Vệ và "lấy làm tiếc" về việc máy bay Mỹ đi vào không phận Trung Quốc).

Ngày 11/4 tất cả TV, phương tiện truyền thông, báo chí TQ đăng tin trang nhất một câu ngắn (đã bị cắt) "the US was very sorry" (nước Mỹ rất hối lỗi).
Ngay sau đó, toàn bộ phi hành đoàn được thả và lên đường về Mỹ.

Khi họ đã đặt chân lên Mỹ an toàn, người Mỹ phản pháo:
Nước Mỹ không xin lỗi xin liếc gì hết.
Đọc lại câu tiếng Anh đi: chúng tôi chỉ lấy làm tiếc.
Còn TQ cũng thấy thỏa đáng: Đây nhé "the US was very sorry".

Phải chăng TQ bị lừa?
Chả ai lừa ai hết.

Tương quan lực lượng như vây thì kết quả chỉ đến đó.
Tuy nhiên, cần có lời khen cho các nhà ngoại giao 2 nước đã tháo gỡ ngòi nổ một cách tài tình và giữ được thể diện cho cả hai.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.507
113
Pilot Nga chừ dc trang bị súng ống tận răng gần như lính bộ binh.: 1 cây súng ngắn + 5 băng đạn=100 viên+ 1 cây AK. Mịa lúc dù chạm đất thì lo dấu dù cho lẹ rồi chạy trốn chứ ở đó mà mò lấy súng AK
 
Hạng C
21/8/07
575
38.233
93
Nhiều người nhầm lẫn từ "sorry" là "xin lỗi" nên dịch "very sorry" là "rất xin lỗi" nghe rất chối tai và kỳ cục. "I'am sorry." chỉ có ngầm ý xin lỗi thôi chớ không phải lời xin lỗi chính thức.
Apologize mới là động từ xin lỗi.
Trong ngoại giao, chuyện ... do apologize hay ... sorry nhiều khi được cân nhắc đến từng câu chữ, xin lỗi chỉ được hiểu việc làm trước đó là ... sai, còn ... lấy làm tiếc, thì chỉ đơn giản bảo giá như nó đừng xảy ra mà thôi !

Cũng là bài viết của dân ngoại giao Hoàng Anh Tuấn, tân đại sứ ở Indonesia, trong bài có nhắc lại vũ máy bay Mẽo ở Hải Nam và các động thái ngoại giao để giải quyết !
:3dcuoi:

12308342_1083803848309965_9223220781914248781_n.jpg



[Sorry - No Sorry]
Xin lỗi - Không xin lỗi trong quan hệ quốc tế

1. Sau vụ máy bay Su-24 bị F16 của TNK bắn hạ gần khu vực biên giới Syria - TNK, Nga yêu cầu TNK xin lỗi.

Tổng thống TNK Erdoğan dứt khoát không xin lỗi, chỉ nói:
"Tôi thực sự đau buồn bởi vụ việc này. Chúng tôi ước vụ việc này không xảy ra, nhưng nó đã xảy ra. Tôi hy vọng sự cố này không lặp lại”
(Nguyên văn: "I was really saddened by the incident. We wish it had never happened, but it happened. I hope something like this doesn't happen again."

2. Dù Tổng thống Erdogan "thiết tha" gặp Tổng thống Putin, nhưng Nga kiên quyết khước từ nếu không nhận được lời xin lỗi.
Còn Erdogan, nhân nhượng nhưng không "đầu hàng":
Xin lỗi ư? Không đời nào.
Dù rằng Erdogan biết các hậu quả kinh tế, chính trị, an ninh khi "chọc giận" chú Gấu Nga.
Nhưng xin lỗi ư? Sorry!

3. Nhìn lịch sử quan hệ quốc tế, việc "xin lỗi" giữa 2 quốc gia không chỉ xem đơn giản như 2 cá nhân đi đường dẫm chân hoặc đụng xe nhau.
Nói "Sorry" (nhận lỗi) mà không biết cách thì phải vạ mấy đời.

Khi nói như vậy có nghĩa:
- Anh sai, tôi đúng.
- Tôi sẽ làm tiếp như vậy vì tôi đúng. Anh sai thì không được cãi nữa, thôi đi nhé.
- Sai và gây hậu quả thì phải bồi thường chứ, nói sai không mà được à
- Cá nhân và chính quyền của anh nhận sai sẽ bị bẽ mặt trước quốc dân đồng bào trong nước (vì làm bậy)
- Trên quốc tế, anh mất bạn, mất bè, mất uy tín, trở nên yếu thế và không đáng tin cậy.

Do đó, trong hầu hết các trường hợp, các quốc gia coi nhận lỗi hay không nhận lỗi là vấn đề thể diện và phải có sống, cố chết cãi bằng được.
Sorry ư? No, never.
Hãy đợi đấy.

4. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, "Sorry" không chỉ là "Xin lỗi" mà còn có nghĩa "Lấy làm tiếc".
Lịch sử ngoại giao ghi nhận 1 câu chuyện rất thú vị sau:

Ngày 1/4/2001(đúng ngày Cá T4 mới kỳ), chiếc máy bay Do thám EP-3E của HQ Mỹ bay cách đảo Hải Nam 110 km (Mỹ nói là không phận quốc tế, TQ nói không phận của mình).

TQ cho 2 máy bay chiến đấu J-8II của hải quân lên chặn đường.
Và đụng độ giữa EP-3E và J-8II ra khiến 1 máy bay J-8II bị rơi, 1 phi công TQ chết, còn EP-3E bị hư hại buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại Hải Nam cùng toàn bộ phi hành đoàn 24 người.

Khỏi phải nói quan hệ Trung-Mỹ lúc này căng thẳng ra sao.
Quan hệ hai nước xuống đến mức thấp nhất kể từ sự kiện Thiên An Môn 6/1989.
TQ nắm tay trên do cầm giữ được máy bay và phi hành đoàn, đòi Mỹ xin lỗi và bồi thường thiệt hại. Mỹ bồi thường thiệt hại thì có thể.
Nhưng xin lỗi: Không đời nào!

Mỗi ngày qua đi là 1 ngày quan hệ xấu đi và người Mỹ liên tưởng đến vụ hàng trăm con tin Mỹ bị bắt làm con tin ở SQ Teheran cuối những năm 1970.

Nút gỡ được tháo sau khoảng 10 ngày khi ĐS Mỹ tại Trung Quốc Joseph Prueher gửi bức thư của NT Collin Powell lên Ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền trong đó có đoạn viết:
"the United States was "very sorry" for the death of Chinese pilot Wang Wei, and was "very sorry" the aircraft entered China's airspace"
(Nước Mỹ "lấy làm tiếc" về cái chết của phi công Vương Vệ và "lấy làm tiếc" về việc máy bay Mỹ đi vào không phận Trung Quốc).

Ngày 11/4 tất cả TV, phương tiện truyền thông, báo chí TQ đăng tin trang nhất một câu ngắn (đã bị cắt) "the US was very sorry" (nước Mỹ rất hối lỗi).
Ngay sau đó, toàn bộ phi hành đoàn được thả và lên đường về Mỹ.

Khi họ đã đặt chân lên Mỹ an toàn, người Mỹ phản pháo:
Nước Mỹ không xin lỗi xin liếc gì hết.
Đọc lại câu tiếng Anh đi: chúng tôi chỉ lấy làm tiếc.
Còn TQ cũng thấy thỏa đáng: Đây nhé "the US was very sorry".

Phải chăng TQ bị lừa?
Chả ai lừa ai hết.

Tương quan lực lượng như vây thì kết quả chỉ đến đó.
Tuy nhiên, cần có lời khen cho các nhà ngoại giao 2 nước đã tháo gỡ ngòi nổ một cách tài tình và giữ được thể diện cho cả hai.
 
Hạng D
5/1/08
1.569
28.285
113
Saigon
Mình cũng copy một bài nữa của Hoàng Anh Tuấn, bài cuối trong loạt bài gồm 4 phần về vụ Nga - Thổ, anh nào đọc rồi thì xem như đọc lại, anh nào chưa đọc rảnh thì xem, không xem cũng chẳng sao cả !
Cuối post mình sẽ đưa link facebook của tác giả, anh nào mún đọc các phần còn lại thì ... tự tìm !

Sở dĩ chỉ phần cuối trong loạt bài, vì, trong phần cuối, tác giả đưa ra nhận định nguyên nhân sâu xa của vụ việc ở tầm lớn hơn chỉ là một vụ bắn hạ máy bay Nga, xung đột âm ỉ giữa 2 bên là có thật từ trước đó chỉ đột biến thành vụ việc, khi và chỉ khi, Tin thăm Iran, Jordan và nhất quyết bênh vực Assad, đưa ra lời đề nghị giữa Assad trong thời gian chuyển tiếp 2 năm cho một chính phủ lâm thời, điều mà TNK nhất định từ chối !

Tuy nhiên, cuối bài viết, tác giả lại cũng cố cho nhận định sinh mạng chính trị của Assad trong tương lai không có tính quyết định cho chuyện của Nga và TNK !
Hay !

Mời các anh !
:3dcuoi:

[Nga - Thổ: Ngọa Hổ Tàng Long] - Phần 4

5. Ngày 26/11/2015, NYT đăng Op-ed bài viết của cây bút Roger Cohen, tựa đề: "World War III".
Có thể nói đây là một trong những bài bình luận chính trị quốc tế hay nhất trong những năm gần đây mà mình đọc được (tks Anh Bùi Thế Giang đã gửi)
http://mobile.nytimes.com/…/…/27/opinion/world-war-iii.html…

6. Đại loại:
Chiến tranh TG I (1914-1918) không bắt đầu bằng sự đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc đối địch, mà bắt đầu từ vụ Đại công tước Franz Ferdinand của Áo – Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip sát hại tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914.

Vụ việc này, thực ra chỉ là phần nổi của sự nghi kỵ giữa các cường quốc đối địch Châu Âu, khiến tất cả các cường quốc Châu Âu và Mỹ đều "đụng binh" làm 19 triệu người thiệt mạng.

Hiện tại, ở Trung Đông, quan hệ Nga-Mỹ, Nga-NATO... không thiếu các hiềm khích, thuyết âm mưu. Và chỉ cần một sai lầm tên bay đạn lạc, một phát ngôn thiếu kiểm soát hoặc hiểu sai ý đều có thể dẫn đến những hệ quả khôn lường, những vòng xoáy bạo lực không phanh hãm thậm chí cả chiến tranh hủy diệt. Who knows?

7. Quay lại câu chuyện đối đầu Nga - TNK, đây là 2 "đại cường" đã từng là địch thủ của nhau trong quá khứ và không "mèo" nào chịu "mỉu" nào.

TNK tự nhận là con cháu, những người có quan hệ huyết thống với các đế quốc Hung Nô, Đột quyết (người Duy Ngô Nhĩ ngày nay), Thành Cát Tư Hãn... "Cha ông" họ đã từng làm chủ cả dải đất kéo dài từ Trung Hoa, đi qua Trung Á, đến tận Trung Đông, Bắc Phi và Địa Trung Hải, rồi kéo quân chinh chiến với hầu hết các đế quốc châu Âu cả ngàn năm.
TNK là mảnh đất của các đế quốc và lịch sử dân tộc này là đi chinh chiến, bành trướng và khuất phục các dân tộc khác.

8. Còn Nga, trong suốt bề dày lịch sử cả ngàn năm, về cơ bản Nga là cường quốc mang tính phòng thủ ở châu Âu, không có nhiều khả năng, ý chí và tham vọng khuất phục các đế chế khác ở Âu lục.
Còn ở châu Á, tham vọng bành trướng lãnh thổ chỉ lộ rõ và thực hiện được với các cường quốc yếu hơn (Nhà Thanh ở TQ) vào TK 18, 19. Nga cũng tự hào là cường quốc Châu Âu và thế giới duy nhất không bị nước nào đánh bại trong 1000 năm qua.

9. Sau CTTG I, cả 2 đế quốc Nga và Ottoman đều bị bại trận và tan rã.
Và cũng từ đây, lịch sử hai quốc gia đi vào những gã rẽ mới.

LX ra đời trên cơ sở lãnh thổ của Đế quốc Nga, bắt tay xây dựng đất nước và củng cố quốc phòng với vị thế là cường quốc thế giới.
Hiện nay, xét từ góc độ quân sự, Nga vẫn là cường quốc thế giới.
Nhưng về các mặt khác, ảnh hưởng và sức nặng của Nga đã giảm đáng kể.

Còn TNK, sau thất bại trong CTTG I cũng bắt tay phục dựng cơ đồ.
Ngày 23/10/1923 TNK tuyên bố thành lập nước CH.

Dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal, người năm 1934 được vinh danh là Atatürk (hay "Father of the Turks" tức "Cha già DT" theo tiếng Thổ).

Là 1 sỹ quan quân đội có đầu óc cải cách, Atatürk đã quyết tâm cải cách triệt để, hiện đại hóa đất nước để chuyển TNK từ 1 NN quân chủ sang 1 quốc gia thế tục, theo chế độ CH Nghị Viện với các nguyên tắc tam quyền phân lập, kinh tế thị trường, bầu cử tự do và giáo dục phổ cập miễn phí.

Những điều này hiện tương đối phổ biến mang tính toàn cầu.
Tuy nhiên, áp dụng điều này ở Trung Đông vào những năm 1920 của TK trước là một điều không tưởng.

Nhờ các cải cách trong nước cộng với việc triệt để hội nhập với phương Tây mà TNK đã dần lấy lại được vị thế của mình, tuy không "hoành tráng" như Nga:

(i) Là một cường quốc tầm trung thế giới và cường quốc Hồi giáo mạnh nhất Trung Đông;
(ii) GDP của TNK hiện đứng 17 thế giới, còn GDP/đầu người khoảng 20.000 USD (gấp rưỡi của Nga);
(iii) TNK có nền khoa học hiện đại, công nghiệp quốc phòng tiên tiến, có khả năng sản xuất máy bay, tàu chiến.

10. Tuy chỉ là cường quốc tầm trung, nhưng ảnh hưởng của TNK ở Trung Đông và thế giới Hồi giáo rất lớn:
(i) Trên thế giới hiện có khoảng 160 triệu người (trong đó có 60 triệu ở TNK) nhận là người gốc Thổ và nói 35 ngôn ngữ gốc Thổ (Turkic languages).
Con số này gấp gần 1,5 lần số người nhận là người gốc Nga và nói tiếng Nga;

(ii) Ngoài TNK, các nước có đông người TNK sinh sống là Uzbekistan (25 triệu, 80% dân số), Iran (14,5 triệu, gần 20% dân số ), Nga (12 triệu, 8% dân số), Kazakhstan (12,3 triệu, 75% ), Trung Quốc (11,6 triệu), Azerbaijan (9 triệu, 95% dân số)...

Nhìn mâu thuẫn giữa Nga và Thổ tại Syria là mới chỉ nhìn thấy góc độ nhỏ.
Ở khía cạnh lớn hơn là cạnh tranh ảnh hưởng giữa Nga và TNK ở Trung Á trong không gian hậu Xô viết sau khi Liên Xô tan rã.

Còn tại Crimea, người Tarta (gốc Thổ) luôn coi mình là "chủ nhân ông" của mảnh đất này mặc dầu đã nhiều lần "thay ngôi, đổi chủ. Việc mảnh đất Crimea được sát nhập trở về Nga, dẫn tới việc Nga mở rộng sự có mặt rồi kiểm soát toàn bộ Biển Đen càng như ngọn lửa chực chỉ châm miếng dầu ngày càng lan rộng.

Nhìn toàn cảnh như vậy, rõ ràng căn nguyên xung đột Nga - TNK lớn và sâu rộng hơn rất nhiều so với câu chuyện "đi hay ở" của Al Assad tại Syria./.
(The End)

https://www.facebook.com/tuan.hoang.1428/posts/1083299571693726#
 
  • Like
Reactions: Happy Guy4
Hạng B1
5/5/12
80
540
83
Có lẽ chiến tranh sẽ xảy ra
không đơn giản khi Đức điều máy chiếc máy bay qua syria để đánh is,sắp tới đưa thêm hơn 1k quân .Mẽo ngầm lâu nay ko biết nhưng bây giờ cũng tuyên bố đưa thêm 50 quân vào,Pháp thì có mặt rồi....chỉ chờ Nga khai hoả thôi..:3dcuoi:
 
Hạng B2
16/5/13
103
269
63
Pilot Nga chừ dc trang bị súng ống tận răng gần như lính bộ binh.: 1 cây súng ngắn + 5 băng đạn=100 viên+ 1 cây AK. Mịa lúc dù chạm đất thì lo dấu dù cho lẹ rồi chạy trốn chứ ở đó mà mò lấy súng AK
Vụ máy bay rơi vừa rồi phi công có 12 giờ để ẩn náu đó bác. Nếu ko bị bắn chết từ trên không thì với số trang bị đó muốn bắt sống him cũng hơi mệt đấy.
 
  • Like
Reactions: conon