Mình cũng copy một bài nữa của Hoàng Anh Tuấn, bài cuối trong loạt bài gồm 4 phần về vụ Nga - Thổ, anh nào đọc rồi thì xem như đọc lại, anh nào chưa đọc rảnh thì xem, không xem cũng chẳng sao cả !
Cuối post mình sẽ đưa link facebook của tác giả, anh nào mún đọc các phần còn lại thì ... tự tìm !
Sở dĩ chỉ phần cuối trong loạt bài, vì, trong phần cuối, tác giả đưa ra nhận định nguyên nhân sâu xa của vụ việc ở tầm lớn hơn chỉ là một vụ bắn hạ máy bay Nga, xung đột âm ỉ giữa 2 bên là có thật từ trước đó chỉ đột biến thành vụ việc, khi và chỉ khi, Tin thăm Iran, Jordan và nhất quyết bênh vực Assad, đưa ra lời đề nghị giữa Assad trong thời gian chuyển tiếp 2 năm cho một chính phủ lâm thời, điều mà TNK nhất định từ chối !
Tuy nhiên, cuối bài viết, tác giả lại cũng cố cho nhận định sinh mạng chính trị của Assad trong tương lai không có tính quyết định cho chuyện của Nga và TNK !
Hay !
Mời các anh !
[Nga - Thổ: Ngọa Hổ Tàng Long] - Phần 4
5. Ngày 26/11/2015, NYT đăng Op-ed bài viết của cây bút Roger Cohen, tựa đề: "World War III".
Có thể nói đây là một trong những bài bình luận chính trị quốc tế hay nhất trong những năm gần đây mà mình đọc được (tks Anh
Bùi Thế Giang đã gửi)
http://mobile.nytimes.com/…/…/27/opinion/world-war-iii.html…
6. Đại loại:
Chiến tranh TG I (1914-1918) không bắt đầu bằng sự đối đầu trực tiếp giữa các cường quốc đối địch, mà bắt đầu từ vụ Đại công tước Franz Ferdinand của Áo – Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip sát hại tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914.
Vụ việc này, thực ra chỉ là phần nổi của sự nghi kỵ giữa các cường quốc đối địch Châu Âu, khiến tất cả các cường quốc Châu Âu và Mỹ đều "đụng binh" làm 19 triệu người thiệt mạng.
Hiện tại, ở Trung Đông, quan hệ Nga-Mỹ, Nga-NATO... không thiếu các hiềm khích, thuyết âm mưu. Và chỉ cần một sai lầm tên bay đạn lạc, một phát ngôn thiếu kiểm soát hoặc hiểu sai ý đều có thể dẫn đến những hệ quả khôn lường, những vòng xoáy bạo lực không phanh hãm thậm chí cả chiến tranh hủy diệt. Who knows?
7. Quay lại câu chuyện đối đầu Nga - TNK, đây là 2 "đại cường" đã từng là địch thủ của nhau trong quá khứ và không "mèo" nào chịu "mỉu" nào.
TNK tự nhận là con cháu, những người có quan hệ huyết thống với các đế quốc Hung Nô, Đột quyết (người Duy Ngô Nhĩ ngày nay), Thành Cát Tư Hãn... "Cha ông" họ đã từng làm chủ cả dải đất kéo dài từ Trung Hoa, đi qua Trung Á, đến tận Trung Đông, Bắc Phi và Địa Trung Hải, rồi kéo quân chinh chiến với hầu hết các đế quốc châu Âu cả ngàn năm.
TNK là mảnh đất của các đế quốc và lịch sử dân tộc này là đi chinh chiến, bành trướng và khuất phục các dân tộc khác.
8. Còn Nga, trong suốt bề dày lịch sử cả ngàn năm, về cơ bản Nga là cường quốc mang tính phòng thủ ở châu Âu, không có nhiều khả năng, ý chí và tham vọng khuất phục các đế chế khác ở Âu lục.
Còn ở châu Á, tham vọng bành trướng lãnh thổ chỉ lộ rõ và thực hiện được với các cường quốc yếu hơn (Nhà Thanh ở TQ) vào TK 18, 19. Nga cũng tự hào là cường quốc Châu Âu và thế giới duy nhất không bị nước nào đánh bại trong 1000 năm qua.
9. Sau CTTG I, cả 2 đế quốc Nga và Ottoman đều bị bại trận và tan rã.
Và cũng từ đây, lịch sử hai quốc gia đi vào những gã rẽ mới.
LX ra đời trên cơ sở lãnh thổ của Đế quốc Nga, bắt tay xây dựng đất nước và củng cố quốc phòng với vị thế là cường quốc thế giới.
Hiện nay, xét từ góc độ quân sự, Nga vẫn là cường quốc thế giới.
Nhưng về các mặt khác, ảnh hưởng và sức nặng của Nga đã giảm đáng kể.
Còn TNK, sau thất bại trong CTTG I cũng bắt tay phục dựng cơ đồ.
Ngày 23/10/1923 TNK tuyên bố thành lập nước CH.
Dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal, người năm 1934 được vinh danh là Atatürk (hay "Father of the Turks" tức "Cha già DT" theo tiếng Thổ).
Là 1 sỹ quan quân đội có đầu óc cải cách, Atatürk đã quyết tâm cải cách triệt để, hiện đại hóa đất nước để chuyển TNK từ 1 NN quân chủ sang 1 quốc gia thế tục, theo chế độ CH Nghị Viện với các nguyên tắc tam quyền phân lập, kinh tế thị trường, bầu cử tự do và giáo dục phổ cập miễn phí.
Những điều này hiện tương đối phổ biến mang tính toàn cầu.
Tuy nhiên, áp dụng điều này ở Trung Đông vào những năm 1920 của TK trước là một điều không tưởng.
Nhờ các cải cách trong nước cộng với việc triệt để hội nhập với phương Tây mà TNK đã dần lấy lại được vị thế của mình, tuy không "hoành tráng" như Nga:
(i) Là một cường quốc tầm trung thế giới và cường quốc Hồi giáo mạnh nhất Trung Đông;
(ii) GDP của TNK hiện đứng 17 thế giới, còn GDP/đầu người khoảng 20.000 USD (gấp rưỡi của Nga);
(iii) TNK có nền khoa học hiện đại, công nghiệp quốc phòng tiên tiến, có khả năng sản xuất máy bay, tàu chiến.
10. Tuy chỉ là cường quốc tầm trung, nhưng ảnh hưởng của TNK ở Trung Đông và thế giới Hồi giáo rất lớn:
(i) Trên thế giới hiện có khoảng 160 triệu người (trong đó có 60 triệu ở TNK) nhận là người gốc Thổ và nói 35 ngôn ngữ gốc Thổ (Turkic languages).
Con số này gấp gần 1,5 lần số người nhận là người gốc Nga và nói tiếng Nga;
(ii) Ngoài TNK, các nước có đông người TNK sinh sống là Uzbekistan (25 triệu, 80% dân số), Iran (14,5 triệu, gần 20% dân số ), Nga (12 triệu, 8% dân số), Kazakhstan (12,3 triệu, 75% ), Trung Quốc (11,6 triệu), Azerbaijan (9 triệu, 95% dân số)...
Nhìn mâu thuẫn giữa Nga và Thổ tại Syria là mới chỉ nhìn thấy góc độ nhỏ.
Ở khía cạnh lớn hơn là cạnh tranh ảnh hưởng giữa Nga và TNK ở Trung Á trong không gian hậu Xô viết sau khi Liên Xô tan rã.
Còn tại Crimea, người Tarta (gốc Thổ) luôn coi mình là "chủ nhân ông" của mảnh đất này mặc dầu đã nhiều lần "thay ngôi, đổi chủ. Việc mảnh đất Crimea được sát nhập trở về Nga, dẫn tới việc Nga mở rộng sự có mặt rồi kiểm soát toàn bộ Biển Đen càng như ngọn lửa chực chỉ châm miếng dầu ngày càng lan rộng.
Nhìn toàn cảnh như vậy, rõ ràng căn nguyên xung đột Nga - TNK lớn và sâu rộng hơn rất nhiều so với câu chuyện "đi hay ở" của Al Assad tại Syria./.
(The End)
https://www.facebook.com/tuan.hoang.1428/posts/1083299571693726#