Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
ôi anh Pu ơi..... anh mau mau đưa 20.000 lính vào .....chổ mấy cái giếng dầu .......
.....chứ không thì Ass không còn tiền để trả cho anh đâu ....
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.501
113
Vnexpress nó bình thế lày: túm cái váy là anh Tin như bệnh nhân viêm phổi mà ở trần đi giữa trời tuyết lạnh

Trận chiến không cân sức Nga - Thổ Nhĩ Kỳ
Người Nga sẵn sàng chịu thiệt hại trong cuộc chiến kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ, miễn là đối phương phải hứng chịu hậu quả nặng nề hơn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
1-2448-1449198088.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang lần lượt tung ra những đòn công kích đối phương như những đấu sĩ thực sự, sau vụ Su-24 Nga bị bắn rơi trên biên giới Syria.
Sau khi Bộ Quốc phòng Nga công bố các bằng chứng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp nhận các nguồn dầu lậu khổng lồ của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), và Tổng thống Putin tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải "hối hận" vì đã bắn rơi máy bay Nga, ông Erdogan đáp trả bằng cách tố cáo Nga có dính líu đến việc buôn bán dầu bất hợp pháp với IS ở Syria.
Trong khi hai bên đang khẩu chiến quyết liệt, Nga đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ, quyết định ngừng dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt qua nước này và hạn chế nhập khẩu các loại nông sản có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Nga cũng khuyến cáo công dân nước này tìm đến các quốc gia khác thay cho Thổ Nhĩ Kỳ để nghỉ dưỡng.
Trong một bài viết đăng trên MarketWatch, chuyên gia phân tích Amotz Asa-el tại Viện Shalom Hartman ở Jerusalem cho rằng đây sẽ là một cuộc chiến kinh tế "trầy vi tróc vảy", khi cả hai bên đều thiệt hại, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ chịu hậu quả nặng nề hơn Nga rất nhiều.
Ông Asa-el cho rằng việc một quốc gia đang hứng chịu các lệnh cấm vận quốc tế như Nga đi áp đặt lệnh cấm vận lên một đối tác thương mại quan trọng của mình là một hành động rất mạo hiểm, chẳng khác nào một "bệnh nhân viêm phổi cởi trần đi trong tuyết lạnh".
Sau khi sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm ngoái, Nga đã bị Mỹ áp đặt lệnh cấm vận kinh tế, tiếp sau đó lần lượt là Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Canada, Thụy Sĩ, Áo và Na Uy, khiến nền kinh tế Nga bị suy thoái nghiêm trọng.
Với việc các ngân hàng nhà nước Nga bị cấm vận giao dịch với các nước đang áp đặt lệnh cấm vận, giá trị của đồng ruble đã giảm thê thảm, từ 35 tới 66,2 ruble đổi một USD, khiến Ngân hàng Trung ương Nga năm ngoái phải chi ra 90 tỷ USD, gần bằng một phần tư tổng dự trữ ngoại tệ của nước này, để cứu vãn đồng tiền khỏi sụp đổ và ngăn chặn hiện tượng bay vốn.
Vài tháng sau đó, giá dầu quốc tế lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu nhập chính của nước Nga, gây ra tình trạng suy thoái nghiêm trọng đến mức bất cứ một cuộc khủng hoảng kinh tế mới nào cũng có thể đẩy nước Nga vào thảm họa, theo ông Asa-el.
EU còn bồi thêm một đòn nữa khi cấm mọi hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp xuất khẩu vũ khí của Nga, khiến Putin mất đi nguồn thu quan trọng từ ngành công nghiệp này. Không những mất hợp đồng với những khách hàng hiện có như Ba Lan, nước có đội bay Mig-29 đang rất cần các phụ tùng sửa chữa, Nga còn mất luôn các khách hàng mới tiềm năng, chẳng hạn như Iran hay các nước châu Phi, những nơi rất chuộng vũ khí của Nga.
Đây cũng chính là một trong những lý do vụ bắn hạ Su-24 gây ảnh hưởng nặng nề đến Nga cả về chính trị lẫn thương mại. Khi cả thế giới chứng kiến chiếc cường kích Su-24 bốc cháy trên bầu trời và lao xuống đất vì trúng một quả tên lửa của phương Tây, người Nga đã bắt đầu cảm nhận thấy điềm xấu về kinh tế.
Su-24 là cường kích, không được thiết kế để không chiến với tiêm kích F-16 linh hoạt hơn nhiều. Thế nhưng phần lớn những người quyết định các thương vụ mua vũ khí lớn lại là các chính trị gia, những người có hiểu biết hạn chế về vũ khí quân sự, và hình ảnh chiếc Su-24 bị bắn rơi trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của họ.
Những hậu quả về kinh tế và uy tín đối với vũ khí Nga có thể đã khiến Moscow vô cùng tức giận, buộc ông Putin phải đưa ra một kết luận khá đơn giản: Thổ Nhĩ Kỳ phải trả giá. Người Nga chấp nhận chịu thiệt hại trong cuộc chiến kinh tế khốc liệt này, miễn là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải trả giá đắt hơn họ, và thực tế đang chứng minh điều đó.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
3-2441-1449198089.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Nga đã quyết định ngừng dự án dẫn khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: CyprusMail{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Danh dự là vô giá
Hiện các biện pháp trừng phạt của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ chưa được công bố chi tiết, nhưng theo giới phân tích, mối quan hệ thương mại trị giá 30 tỷ USD quan trọng với Moscow và có thể mang tính sống còn đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga cần đến lượng rau củ trị giá khoảng 4 tỷ USD mà trước đây họ vẫn nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng sau khi áp đặt lệnh trừng phạt, họ có thể dễ dàng tìm kiếm nguồn nông sản thay thế từ các nước nhiệt đới khác, cũng giống như việc họ đã tìm được khách hàng khác để bán 1,5 tỷ USD lúa mỳ vốn định bán cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm ngoái.
Các khu nghỉ dưỡng ở Thổ Nhĩ Kỳ tất nhiên là không quá quan trọng đối với Nga, dù khoảng 3,3 triệu du khách Nga đã tới đây du lịch hồi năm ngoái. Nhưng đối với người Thổ Nhĩ Kỳ, các du khách Nga rất quan trọng vì họ chiếm tới một phần mười lượng khách du lịch hàng năm đến nước này.
Với Ankara, những rối loạn kinh tế do các lệnh trừng phạt gây ra sẽ có tác động tiêu cực gấp đôi so với Moscow, bởi những đặc thù về chính trị, xã hội. Không giống Nga, xã hội Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng kiến những vấn đề bất ổn có liên quan đến phong trào đấu tranh của người Kurd và cuộc nội chiến ở nước láng giềng Syria. Những bất ổn chính trị đó sẽ tăng lên khi các nông dân mất thị phần Nga, các khách sạn và nhà hàng sẽ trở nên vắng vẻ, trong khi thị trường lao động Thổ Nhĩ Kỳ đang phải vật lộn trước sức ép của hơn một triệu người tị nạn đổ sang từ Syria.
Trong khi đó, Nga nhiều khả năng sẽ tăng cường hỗ trợ cho phong trào nổi dậy của người Kurd, đồng thời công khai ủng hộ đảo Síp trong cuộc tranh chấp với Thổ Nhĩ Kỳ, đó là chưa kể đến người Armenia, một trong những "đối thủ truyền kiếp" của Ankara.
Mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều nếu Nga ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt, một loại hàng hóa rất quan trọng trong quan hệ thương mại hai nước, cho Thổ Nhĩ Kỳ, trong lúc mùa đông đang đến gần.
Theo ông Asa-el, 20 tỷ USD khí đốt là một khoản tiền rất lớn đối với Nga, nhưng không phải là khoản quá quan trọng đến mức họ không dám đánh đổi. Ngược lại, nếu không có nguồn khí đốt của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gần như rơi vào tình trạng tê liệt.
Nga hiện cung cấp hơn một nửa số khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ, và khi mất đi nguồn cung này, ông Erdogan sẽ rơi vào thế bế tắc, bởi các nguồn cung khác như Ai Cập, Arab Saudi và các nước Vùng Vịnh đều đang mâu thuẫn với Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này hậu thuẫn cho phong trào Anh em Hồi giáo, trong khi Iran, một đồng minh quan trọng của Nga, cũng sẽ không muốn bán nhiên liệu cho Thổ Nhĩ Kỳ. Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Israel cũng không tốt đẹp sau vụ lính biệt kích Israel tấn công con tàu Mavi Marmara chở hàng cứu trợ cho Dải Gaza trên Địa Trung Hải hồi năm 2010.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
2-4691-1449198089.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Hayernaysor{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Lịch sử cho thấy sau khi hứng chịu các lệnh cấm vận nặng nề của phương Tây, ông Putin đã không hề chùn bước và có những biện pháp trả đũa quyết liệt, chẳng hạn như cấm nhập khẩu lượng lương thực thực phẩm trị giá tới 12 tỷ USD từ những nước đang cấm vận Nga. Điều này chứng tỏ khi phải đứng giữa danh dự quốc gia và tổn thất tài chính, ông Putin luôn lựa chọn danh dự, theo ông Asa-el.
"Thổ Nhĩ Kỳ có đủ lý do để lo sợ trước sức ép kinh tế khủng khiếp đang bắt đầu gia tăng của Nga, và cuộc chiến không cân sức này sẽ không dừng lại cho đến khi ai đó ở Ankara làm điều mà cả ông Putin lẫn Erdogan đều quyết không thực hiện: đầu hàng", chuyên gia này nhấn mạnh.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.501
113
Nga Sô sẽ đem T 9 MS qua Syria để khắc chế TOW?
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...-lua-tow-tren-chien-truong-syria-3322264.html
Tăng T-90MS - khắc tinh của tên lửa TOW trên chiến trường Syria
Xe tăng T-90MS có thể khắc chế và tiêu diệt tên lửa TOW, vũ khí uy lực nhất hiện nay của phiến quân ở Syria, khi Nga triển khai sẽ tạo lợi thế chiến trường cho quân đội Syria.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
2-5547-1449151910.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Một chiếc xe tăng T-90MS của Nga đang khai hỏa. Ảnh: Sputnik{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong hơn hai tháng qua, dưới sự yểm trợ của các máy bay Nga, quân đội Syria đã thực hiện nhiều chiến dịch tấn công quy mô trên nhiều vùng lãnh thổ do phiến quân kiểm soát tại Syria nhưng không thu được nhiều thành công. Họ vấp phải một vũ khí lợi hại là tên lửa chống tăng TOW do Mỹ sản xuất, theo Réseau International.
BGM-71 TOW (gọi tắt là TOW) là một trong những loại vũ khí chống tăng dẫn đường được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tên lửa TOW có tầm bắn tối đa khoảng 3.700 m, và phiên bản cải tiến được trang bị đầu đạn nặng 6,2 kg, đủ sức xuyên thủng lớp giáp bằng thép dày đến 900 mm, có thể vô hiệu hóa mọi xe tăng T-55 và T-72 của quân đội Syria.
VỚi ưu điểm đơn giản, gọn nhẹ, một hệ thống tên lửa TOW có thể được lắp đặt, bắn 3-4 quả tên lửa, sau đó được tháo dỡ và chuyển đến vị trí khác trong chưa đầy 5 phút, khiến các máy bay Nga không đủ thời gian để định vị và không kích tiêu diệt.
Theo ước tính của quân đội Syria, các nhóm phiến quân hiện sở hữu 6.000 tổ hợp TOW được Mỹ và Arab Saudi viện trợ. Số tên lửa này đã gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng xe tăng của quân đội chính phủ Syria, xóa bỏ khoảng cách về thiết giáp trên chiến trường.
Khắc tinh của tên lửa Tow
Các chuyên gia Pháp đã nhận định, tới đây Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều khả năng sẽ viện trợ xe tăng T-90MS cho quân đội Syria để thực hiện các chiến dịch tấn công, dồn phiến quân đến sát biên giới và khóa chặt các tuyến đường buôn lậu dầu mỏ qua Thổ Nhĩ Kỳ.
T-90MS là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất của quân đội Nga, được cải tiến từ xe tăng T-90, và được bắt đầu sản xuất vào năm 2012.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
1-2458-1449151910.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Quân nổi dậy ở Syria sử dụng tên lửa TOW. Ảnh: Aljazeera{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Lợi thế của T-90MS là được thiết kế tới ba lớp giáp bảo vệ dày giúp nó có khả năng chống lại sức công phá của các tổ hợp tên lửa chống tăng hiện đại, trong đó có TOW.
Lớp giáp đầu tiên là hệ thống phòng vệ chủ động quang điện gây nhiễu Shtora 1. Nhiệm vụ chính của hệ thống phòng vệ này là vô hiệu hóa đầu dẫn bằng laser của các loại tên lửa chống tăng của đối phương.
Shtora 1 gồm các thiết bị dò tìm tia laser, vốn được phiến quân sử dụng để chỉ thị mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa TOW. Khi Shtora 1 phát hiện xe tăng đang bị thiết bị ngắm laser định vị, nó sẽ tự động phóng lựu đạn khói, tạo ra một bức tường khói rộng 20 m, cao 10 m.
Việc phóng lựu đạn khói được thực hiện trong chưa đầy ba giây và kéo dài khoảng 20 giây. Màn khói có tác dụng ngụy trang cho xe tăng trước thiết bị ngắm quang học của TOW, khiến phiến quân không thể xác định được chính xác mục tiêu.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
4-7658-1449151911.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Hệ thống Shtora 1 bắn lựu đạn khói từ một chiếc xe tăng của Nga. Ảnh: Sputnik{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Shtora 1 còn được trang bị đèn chế áp quang học, phát ra ánh sáng bức xạ có tần số và dải sóng gần giống với nguồn sáng điều khiển tên lửa. Càng đến gần xe tăng, tên lửa càng nhận được ít tín hiệu điều khiển hơn, trong khi ánh sáng bức xạ gây nhiễu càng mạnh lên, khiến hệ thống điều khiển tên lửa bị nhiễu loạn và ra lệnh tự hủy khi nó còn cách xe tăng vài mét.
Lớp giáp thứ hai là hệ thống giáp phản ứng nổ thế hệ thứ ba Relikt có khả năng hấp thụ gần như hầu hết động năng của các tên lửa chống tăng một khi chúng tiếp xúc và phát nổ trên lớp giáp này.
Lớp giáp trong cùng là lớp giáp bảo vệ thế hệ thứ ba hiện đại nhất của Nga, được làm bằng chất liệu tổng hợp gồm kim loại và gốm rất bền chắc, được đánh giá là một tuyệt tác của các chuyên gia quân sự Nga.
Đặc biệt, khẩu pháo nòng trơn 125 mm trên T-90MS có hệ thống điều khiển bắn được trang bị ống ngắm nhiệt, thiết bị định tầm bằng laser, cùng thiết bị nạp đạn tự động cho phép T-90SM bắn 4-6 phát/phút vào vị trí mà tên lửa TOW vừa được bắn ra.
Với các xe tăng T-90, Nga dự định sẽ hỗ trợ quân đội Syria tiến công các thành phố Dayr Hafir và Rasm Al Abd, và mở rộng địa bàn ra phía bắc nằm dọc bờ sông Euphrate với mục tiêu kiểm soát các tuyến biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu chiến dịch này thành công, nhóm phiến quân IS đang kiểm soát các mỏ dầu ở phía nam Raqqa gồm khoảng 2.500 tên sẽ hoàn toàn bị cô lập với các nhóm phiến quân đang hoạt động ở vùng Allepo. IS sẽ không còn đường tiếp cận với tuyến biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ tại hai thành phố Jerablus và Ain al. Và như vậy, chiến dịch này cũng chấm dứt hoàn toàn việc buôn lậu dầu của IS sang Thổ Nh
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
các anh Mẽo đang chờ (được 2 viện Thượng / Hạ đồng ý) xuất khẩu khí đốt cho châu âu
anh Pu cấm zận ..... càng tốt ....
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
Nga tốn nhiều $$$ wớ hổng biết có được tích sự gì không

ké phát tin xe cán chó - chó cán ... lại
tại chỉ có mấy chữ hổng lẽ mở thớt mới he... he
sáng nay Thứ Sáu 04-12-2015 lúc 10am - theo giờ trên cái đồng hồ đeo tay hiệu Omega đời 69 lên dây thiều - là 2 cái xê một trăm ba mươi ra đi từ TSN e pọt - một màu ô liu xanh rêu - một màu xanh da trời sky blue - cả 2 đều là mặt trời đỏ chót xa cu ra Nhựt pủn
cả 2 đều đeo các thùng xăng phụ dưới 2 cánh

hổng biết tới hồi lào
dự là giao lưu Aikido + hướng dẫn mần Sushi Nhựt pủn
:3dcuoi:
 
  • Like
Reactions: tonyhao
Hạng F
22/10/09
8.170
32.501
113
Mỹ sắp hết cmn bom để quánh IS rùi nhé.
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-het-bom-de-khong-kich-is-3323200.html
Mỹ hết bom để không kích IS
Kho đạn dược của không quân Mỹ đang rơi vào tình trạng cạn kiệt sau khi sử dụng hơn 20.000 tên lửa và bom kể từ khi bắt đầu chiến dịch không kích nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) 15 tháng trước.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
my-4226-1449300547.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Máy F-22 Raptor của không quân Mỹ tham gia nhiệm vụ tấn công các mục tiêu IS ở Syria lần đầu tiên năm 2014. Ảnh: CNN{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
CNN dẫn thông cáo của tham mưu trưởng không quân Mỹ tướng Mark Welsh cho hay trong bối cảnh nước này tăng cường chiến dịch chống IS ở Iraq và Syria, lực lượng không quân đang tiêu tốn nhiều đạn dược hơn so với khả năng bổ sung chúng.
"Các máy bay B-1 đã ném bom với số lượng kỷ lục. Các máy bay F-15E đã tham chiến vì có thể sử dụng nhiều loại vũ khí với sự linh hoạt tuyệt vời. Chúng ta cần có ngân sách để đảm bảo việc sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài này", ông Welsh nói. "Đây là nhu cầu cấp thiết".
Ông cho hay không quân Mỹ đã đề nghị cấp thêm ngân sách để bổ sung các tên lửa Hellfire và đang triển khai các kế hoạch tăng cường sản xuất vũ khí. Tuy nhiên, quá trình này có thể mất tới 4 năm.
Việc công khai số lượng tên lửa và bom mà quân đội Mỹ sử dụng để không kích phiến quân IS diễn ra trong bối cảnh các nghị sĩ Cộng hòa tiếp tục chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama. Họ cho rằng ông đã quá nhút nhát trong cuộc chiến với nhóm khủng bố, đồng thời kêu gọi nới lỏng các quy tắc để quân đội Mỹ tham chiến sâu hơn.
Các phi công Mỹ chỉ sử dụng vũ khí chưa đến một nửa trong gần 18.000 đợt xuất kích 10 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, con số này cũng đã tăng lên so với năm 2014, khi các phi công chỉ đánh bom vào các mục tiêu IS trong một phần ba số lần xuất kích.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.501
113
có thêm tin này của vnexpress
Công nghệ giúp Mỹ đánh bại hệ thống phòng không S-400 Nga
Với Công nghệ Mạng Dò Mục tiêu Chiến thuật, các máy bay Mỹ sẽ cải thiện được đáng kể khả năng ngắm bắn từ xa, qua đó đối phó tốt hơn với các hệ thống phòng thủ tiên tiến của kẻ thù.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
F18-Growler-VSJW-6004-1449292315.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Boeing EA-18G Growler. Ảnh: US Navy{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hải quân Mỹ đã quyết định nâng cấp phi đội máy bay tác chiến điện tử Boeing EA-18G Growler của nước này bằng cách trang bị thêm Công nghệ Mạng Dò Mục tiêu Chiến thuật (TTNT) tốc độ cao cùng một số phần cứng khác nhằm cải thiện khả năng ngắm mục tiêu. Theo Boeing, toàn bộ máy bay Growler đang sản xuất sẽ đồng loạt sở hữu những tính năng kể trên trong khi các phi cơ cũ sẽ được nâng cấp theo tiêu chuẩn mới.
"Việc nâng cao khả năng ngắm mục tiêu này sẽ tạo ra lợi thế đáng kể đối với các máy bay của chúng ta, đặc biệt là trong một môi trường dày đặc những mối đe dọa, nơi mà việc xác định mục tiêu từ xa được xem như là yếu tố then chốt đóng góp vào thành bại của trận chiến", National Interestdẫn lời ông David Kindley, quản lý chương trình F/A-18 và EA-18G của hải quân Mỹ, cho biết.
Phần cứng trang bị thêm sẽ cho phép nhiều chiến đấu cơ Growler phối hợp tác chiến chống lại các hệ thống ngày càng hiện đại của các đối thủ trên khắp thế giới. Đây là một phần của Hệ thống Kiểm soát Hỏa lực - Phòng không Tích hợp Hải quân (NIFC-CA) Mỹ, được thiết kế để đánh bại những mối đe dọa trên không và từ tên lửa của kẻ thù.
Theo Boeing, gói nâng cấp này gồm một bộ xử lý ngắm mục tiêu tiên tiến, cơ chế kết nối dữ liệu băng thông rộng và một máy tính bảng hệ điều hành Windows, được tích hợp vào hệ thống xử lý nhiệm vụ của Growler.
"Sự phức tạp của các mối đe dọa toàn cầu đang tiếp tục tăng lên", Dan Gillian, phó chủ tịch chương trình F/A-18 và EA-18G của Boeing, cho hay. "Công nghệ ngắm mục tiêu tầm xa này là vô cùng cần thiết trong bối cảnh chúng ta đang tăng cường năng lực tấn công điện tử để đối phó với những xung đột ở hiện tại và trong tương lai".
Theo chuẩn đô đốc Mike Manazir, giám đốc phụ trách không chiến của hải quân Mỹ, TTNT sẽ cần ít nhất hai chiến đấu cơ EA-18G kết nối tốc độ cao với nhau và với một máy bay cảnh báo sớm trên không Northrop Grumman E-2D Hawkeye để tiến hành phân tích nhằm xác định chính xác nguồn phát ra đe dọa.
Với ba điểm phối hợp, hải quân Mỹ kỳ vọng có thể thu hẹp vị trí của các nguồn đe dọa di động khác nhau thành một hình ê-líp đủ nhỏ để theo dõi vũ khí đối phương theo thời gian thực. Chiến thuật này phát huy tác dụng tối đa khi có máy bay Growler hoạt động cùng nhau nhưng có thể thay thế bằng một phi cơ cảnh báo sớm trên không E-2D Hawkeye. Hawkeye có một bộ hỗ trợ điện tử ưu việt nhưng lại không thể có khả năng chiến đấu của EA-18G, đồng thời không thể tiếp cận gần mối đe dọa.
Công nghệ mới này được cho là có vai trò thiết yếu đối với các kế hoạch chống lại những hệ thống phòng không tích hợp sở hữu các radar VHF có khả năng phát hiện máy bay tàng hình tốt hơn cũng như các hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không cơ động như S-400 Triumf của Nga hay HQ-9 của Trung Quốc.
Vũ Hoàng