Có vẻ kỳ này, Syria là bãi thử vũ khí cho Nga tuy vẫn chỉ là chiến bất đối xứng nhưng chắc chắn trình của quân đội Nga được cải thiện rất nhiều. Quân Nga bắt đầu nếm mùi viễn chinh nhiều hơn.....
Trực thăng tấn công Nga áp sát Thổ Nhĩ Kỳ
Nga đã triển khai rất nhiều trực thăng tấn công và vận tải đến căn cứ Armenia giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Động thái này diễn ra trong lúc căng thẳng gia tăng giữa Moscow và Ankara về vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay Nga.
Nga tung máy bay ‘ngày tận thế’ ứng phó NATO
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter|400x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Nga điều nhiều máy bay tới sát Thổ Nhĩ Kỳ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hãng tin RIA Novosti hôm qua dẫn nguồn Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết, nước này đã điều động nhiều máy bay đến tăng cường cho căn cứ quân sự tại Armenia. Căn cứ Erebuni đặt ở gần Thủ đô Yerevan của Armenia. Nga còn có một căn cứ khác tại Gyumri thuộc khu vực biên giới Armenia - Thổ Nhĩ Kỳ.
Cho đến thời điểm này, 7 trực thăng tấn công và vận tải MI-24, MI-8 đã đóng tại Erebuni. Trong khi Moscow dự kiến sắp tới sẽ đưa thêm nhiều máy bay khác đến đây. Kể từ năm 1998, căn cứ này là 'nhà' của máy bay chiến đấu MIG-29 của Nga.
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter|400x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trực thăng tấn công MI-24{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nga khẳng định điều trực thăng ở đến Armenia để ngăn chặn một cuộc xung đột với nước láng giềng Azerbaijan. Tuy nhiên, theo giới phân tích, động thái quân sự diễn ra ở giáp Thổ Nhĩ Kỳ cũng được xem là lời cảnh báo với Ankara.
Ngày 24/11, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một máy bay Nga ở khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Hai nước kể từ đó vướng vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Cũng trong hôm qua, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tuyên bố nước ông sẵn sàng đàm phán với Nga, nhưng cũng đang cân nhắc các biện pháp trả đũa chống lại Moscow.
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter|400x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trực thăng vận tải MI-8{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
"Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ đưa ra các hình thức cấm vận", Davutoglu nói với các thành viên đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền. "Nhưng chúng tôi hy vọng cuộc khủng hoảng với Nga sẽ qua và sẽ không cần tới các hình thức trả đũa".
Theo Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Mehmet Simsek, sau vụ việc ngày 24/11, Moscow đã áp dụng hàng loạt biện pháp cấm vận kinh tế, có thể gây tổn thất tới 9 tỉ USD cho nước này.
Ankara cũng đã triệu tập đại sứ Nga hôm thứ hai để phàn nàn về việc một thủy thủ trên chiến hạm Nga vác súng phóng tên lửa trên vai khi tàu di chuyển qua Istanbul.
Thái An (Theo DW)
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/277936/truc-thang-tan-cong-nga-ap-sat-tho-nhi-ky.html
Nga đã triển khai rất nhiều trực thăng tấn công và vận tải đến căn cứ Armenia giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Động thái này diễn ra trong lúc căng thẳng gia tăng giữa Moscow và Ankara về vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay Nga.
Nga tung máy bay ‘ngày tận thế’ ứng phó NATO
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter|400x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Nga điều nhiều máy bay tới sát Thổ Nhĩ Kỳ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hãng tin RIA Novosti hôm qua dẫn nguồn Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết, nước này đã điều động nhiều máy bay đến tăng cường cho căn cứ quân sự tại Armenia. Căn cứ Erebuni đặt ở gần Thủ đô Yerevan của Armenia. Nga còn có một căn cứ khác tại Gyumri thuộc khu vực biên giới Armenia - Thổ Nhĩ Kỳ.
Cho đến thời điểm này, 7 trực thăng tấn công và vận tải MI-24, MI-8 đã đóng tại Erebuni. Trong khi Moscow dự kiến sắp tới sẽ đưa thêm nhiều máy bay khác đến đây. Kể từ năm 1998, căn cứ này là 'nhà' của máy bay chiến đấu MIG-29 của Nga.
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter|400x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trực thăng tấn công MI-24{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nga khẳng định điều trực thăng ở đến Armenia để ngăn chặn một cuộc xung đột với nước láng giềng Azerbaijan. Tuy nhiên, theo giới phân tích, động thái quân sự diễn ra ở giáp Thổ Nhĩ Kỳ cũng được xem là lời cảnh báo với Ankara.
Ngày 24/11, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một máy bay Nga ở khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Hai nước kể từ đó vướng vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Cũng trong hôm qua, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tuyên bố nước ông sẵn sàng đàm phán với Nga, nhưng cũng đang cân nhắc các biện pháp trả đũa chống lại Moscow.
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter|400x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trực thăng vận tải MI-8{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
"Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ đưa ra các hình thức cấm vận", Davutoglu nói với các thành viên đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền. "Nhưng chúng tôi hy vọng cuộc khủng hoảng với Nga sẽ qua và sẽ không cần tới các hình thức trả đũa".
Theo Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Mehmet Simsek, sau vụ việc ngày 24/11, Moscow đã áp dụng hàng loạt biện pháp cấm vận kinh tế, có thể gây tổn thất tới 9 tỉ USD cho nước này.
Ankara cũng đã triệu tập đại sứ Nga hôm thứ hai để phàn nàn về việc một thủy thủ trên chiến hạm Nga vác súng phóng tên lửa trên vai khi tàu di chuyển qua Istanbul.
Thái An (Theo DW)
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/277936/truc-thang-tan-cong-nga-ap-sat-tho-nhi-ky.html
Trong khi nặng đầu với đánh đấm, anh Nga cũng cu dzới lộn xộn với bài toán giá dầu không tăng !
Nỗi lo sợ không thể che giấu của Putin
- Cuộc chiến dầu khí giữa OPEC và Mỹ, giữa Mỹ và Nga đang ở mức độ cao trào và chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây cũng là lúc mà nỗi sợ hãi của Tổng thống Nga Vladimir Putin không thể còn che giấu được.
“Ngưỡng hủy diệt” không xa
Thị trường dầu mỏ thế giới lại chứng kiến một cú sốc mới. Ngày 7/12, giá dầu giảm gần 6% và lần đầu tiên trong hơn 6 năm qua xuyên thủng ngưỡng 38 USD/thùng. Dầu WTI giao tháng 1/2016 chỉ còn 37,65 USD/thùng.
Cho dù đã giảm 40% kể từ tháng 11/2014 và giảm tới 73% so với đỉnh cao nhưng giá dầu được dự báo có thể xuống tới 30 USD một thùng - một ngưỡng được đánh giá là sẽ tàn phá nhiều nền kinh tế, trong đó có Nga và đe dọa hệ thống tài chính toàn cầu.
Hồi giữa tháng 9, Goldman Sachs còn dự đoán rằng, nếu cuộc chiến dầu khí giữa các nước còn kéo dài thì giá dầu phải xuống 20 USD mới giải quyết được tình trạng này.
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter|400x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Thị trường dầu mỏ thế giới lại chứng kiến một cú sốc mới.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo Morgan Stanley, đợt suy giảm của ngành công nghiệp dầu lửa lần này sẽ nghiêm trọng hơn những gì đã xảy ra vào năm 1986, thời điểm mà ngành này rơi vào đợt suy giảm mạnh nhất trong 45 năm.
Còn dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy, giá dầu còn thấp ít nhất 5 năm nữa do nguồn cung vẫn dư thừa.
Dầu giảm giá không phanh là một sự thật tồi tệ và là một điểm yếu khó giấu giếm của Tổng thống Nga Putin. Hàng loạt các phân tích trong và ngoài nước cho thấy, nước Nga chưa chuẩn bị cho một cú sốc tiếp theo gây ra bởi giá dầu giảm.
Trước đó, nền kinh tế Nga dự trù ngân sách 2015 với giá dầu là 100 USD. Tuy nhiên, mức giá trong suốt cả năm chỉ quanh 45 USD. Trong hơn một năm qua, chính quyền cũng như người dân Nga đã phải chật vật thích nghi với cuộc khủng hoảng do giá dầu và đồng rúp sụt giảm.
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter|400x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Cuộc chiến dầu khí giữa OPEC và Mỹ, giữa Mỹ và Nga đang ở mức độ cao trào và chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Gần đây, trên Itar-Tass, Bộ trưởng Tài chính Nga cho biết, Quỹ Dự trữ của nước này có thể sẽ cạn sạch ngân sách trong năm 2016 nếu dầu thấp dưới 50 USD và Kremlin đối mặt với cú sốc kinh tế thứ hai. Hiện tại, quỹ dự trữ của nước này chỉ còn khoảng 1% GDP, so với mức gần 7% (tương đương hơn 77 tỷ USD) hồi đầu năm.
Dự trữ ngoại hối của Nga cũng đã tụt giảm khoảng 20 tỷ USD trong năm nay xuống còn khoảng 366 tỷ USD sau khi tụt giảm hơn 124 (-24,4%) trong năm 2014. Dự trữ hiện nay thấp hơn hồi khủng hoảng tài chính 2008-2009. GDP quý III nước này giảm tới 4,3% và chính đại diện Bộ Kinh tế Nga cảnh bảo kinh tế nước này sẽ phải chịu một cú sốc thứ hai nếu giá dầu giữ ở mức 40 USD/thùng trong ba năm tới.
Sức mạnh kinh tế của ông Putin có thể còn suy yếu nhanh hơn dự báo bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, bao gồm Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục được kéo dài. Chi phí cho cuộc chiến chống khủng bố IS tại Syria tốn kém và gần đây là cuộc chiến thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ khiến Nga mất đi một đối tác nhập khẩu khí đốt rất lớn…
Cuộc chiến khó lui
Nhiều dự báo gần đây cho thấy, trong năm 2016, Nga đối mặt với rất nhiều thách thức, từ dầu khí giá thấp mà hậu quả là các nguy cơ về tài chính, trong đó có thâm hụt ngân sách và đồng rúp mất giá.
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter|400x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Dầu giảm giá không phanh là một sự thật tồi tệ và là một điểm yếu khó giấu giếm của Tổng thống Nga Putin.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong cuộc họp mới nhất, OPEC tuyên bố từ bỏ chiến lược hạn chế sản lượng để kiểm soát giá. Tổ chức này tiếp tục duy trì sản lượng 31,5 triệu thùng/ngày. Đây là nguyên nhân khiến dầu xuống dưới ngưỡng 38 USD. OPEC sẽ họp lại trong tháng 6 tới và trong thời gian chờ đợi, dầu có thể còn suy giảm.
Hầu hết các dự báo đều cho rằng, Saudi Arabia, Iraq, Nga và các nước sản xuất dầu lớn khác sẽ khai thác dầu hết tốc lực để bảo vệ thị phần. Iran sắp tới đóng góp một lượng dầu không nhỏ trong năm 2016 khi các lệnh cấm vận nước này được dỡ bỏ.
Cuộc chiến dầu khí giữa OPEC và Mỹ, giữa Mỹ và Nga đang ở mức độ cao trào và có thể khiến OPEC, Nga suy yếu, trong khi Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước tiêu thụ dầu khác hưởng lợi.
Hiện tại, Saudi Arabia vẫn là nước dẫn dắt khối OPEC. Theo FT, giới lãnh đạo nước này vẫn tin tưởng mãnh liệt vào một chiến thắng trong cuộc chiến dầu mỏ lần này. Đây là lý do khiến OPEC không có ý định cắt giảm sản lượng khai thác dầu, không có ý định làm dịu cuộc chiến này, bất chấp cũng chịu những thiệt hại nặng nề.
Theo đánh giá của NH Raiffeisen International AG, giá dầu thấp là nguy cơ chính đối với kinh tế Nga dù nước này đã thích nghi được trong năm 2015. Nguy cơ này sẽ dẫn đến sự suy yếu hơn nữa của đồng rúp và những đợt lạm phát mới.
Với hàng loạt các áp lực dồn lên cùng một lúc, nền kinh tế Nga đang đứng trước rất nhiều rủi ro. Nếu tình trạng dầu giá thấp kéo dài, trừng phạt lẫn nhau triền miên và chi tiêu cho quân sự tốn kém, nền kinh tế Nga sẽ kiệt quệ.
Đây có lẽ là nỗi sợ hãi khó giấu giếm của ông Putin - người được Forbes chọn là nhân vật quyền lực nhất trên thế giới - trong 3 năm liên tiếp.
V. Minh
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/277803/noi-lo-so-khong-the-che-giau-cua-putin.html
Nỗi lo sợ không thể che giấu của Putin
“Ngưỡng hủy diệt” không xa
Thị trường dầu mỏ thế giới lại chứng kiến một cú sốc mới. Ngày 7/12, giá dầu giảm gần 6% và lần đầu tiên trong hơn 6 năm qua xuyên thủng ngưỡng 38 USD/thùng. Dầu WTI giao tháng 1/2016 chỉ còn 37,65 USD/thùng.
Cho dù đã giảm 40% kể từ tháng 11/2014 và giảm tới 73% so với đỉnh cao nhưng giá dầu được dự báo có thể xuống tới 30 USD một thùng - một ngưỡng được đánh giá là sẽ tàn phá nhiều nền kinh tế, trong đó có Nga và đe dọa hệ thống tài chính toàn cầu.
Hồi giữa tháng 9, Goldman Sachs còn dự đoán rằng, nếu cuộc chiến dầu khí giữa các nước còn kéo dài thì giá dầu phải xuống 20 USD mới giải quyết được tình trạng này.
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter|400x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Thị trường dầu mỏ thế giới lại chứng kiến một cú sốc mới.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo Morgan Stanley, đợt suy giảm của ngành công nghiệp dầu lửa lần này sẽ nghiêm trọng hơn những gì đã xảy ra vào năm 1986, thời điểm mà ngành này rơi vào đợt suy giảm mạnh nhất trong 45 năm.
Còn dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy, giá dầu còn thấp ít nhất 5 năm nữa do nguồn cung vẫn dư thừa.
Dầu giảm giá không phanh là một sự thật tồi tệ và là một điểm yếu khó giấu giếm của Tổng thống Nga Putin. Hàng loạt các phân tích trong và ngoài nước cho thấy, nước Nga chưa chuẩn bị cho một cú sốc tiếp theo gây ra bởi giá dầu giảm.
Trước đó, nền kinh tế Nga dự trù ngân sách 2015 với giá dầu là 100 USD. Tuy nhiên, mức giá trong suốt cả năm chỉ quanh 45 USD. Trong hơn một năm qua, chính quyền cũng như người dân Nga đã phải chật vật thích nghi với cuộc khủng hoảng do giá dầu và đồng rúp sụt giảm.
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter|400x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Cuộc chiến dầu khí giữa OPEC và Mỹ, giữa Mỹ và Nga đang ở mức độ cao trào và chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Gần đây, trên Itar-Tass, Bộ trưởng Tài chính Nga cho biết, Quỹ Dự trữ của nước này có thể sẽ cạn sạch ngân sách trong năm 2016 nếu dầu thấp dưới 50 USD và Kremlin đối mặt với cú sốc kinh tế thứ hai. Hiện tại, quỹ dự trữ của nước này chỉ còn khoảng 1% GDP, so với mức gần 7% (tương đương hơn 77 tỷ USD) hồi đầu năm.
Dự trữ ngoại hối của Nga cũng đã tụt giảm khoảng 20 tỷ USD trong năm nay xuống còn khoảng 366 tỷ USD sau khi tụt giảm hơn 124 (-24,4%) trong năm 2014. Dự trữ hiện nay thấp hơn hồi khủng hoảng tài chính 2008-2009. GDP quý III nước này giảm tới 4,3% và chính đại diện Bộ Kinh tế Nga cảnh bảo kinh tế nước này sẽ phải chịu một cú sốc thứ hai nếu giá dầu giữ ở mức 40 USD/thùng trong ba năm tới.
Sức mạnh kinh tế của ông Putin có thể còn suy yếu nhanh hơn dự báo bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, bao gồm Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục được kéo dài. Chi phí cho cuộc chiến chống khủng bố IS tại Syria tốn kém và gần đây là cuộc chiến thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ khiến Nga mất đi một đối tác nhập khẩu khí đốt rất lớn…
Cuộc chiến khó lui
Nhiều dự báo gần đây cho thấy, trong năm 2016, Nga đối mặt với rất nhiều thách thức, từ dầu khí giá thấp mà hậu quả là các nguy cơ về tài chính, trong đó có thâm hụt ngân sách và đồng rúp mất giá.
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter|400x@]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Dầu giảm giá không phanh là một sự thật tồi tệ và là một điểm yếu khó giấu giếm của Tổng thống Nga Putin.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong cuộc họp mới nhất, OPEC tuyên bố từ bỏ chiến lược hạn chế sản lượng để kiểm soát giá. Tổ chức này tiếp tục duy trì sản lượng 31,5 triệu thùng/ngày. Đây là nguyên nhân khiến dầu xuống dưới ngưỡng 38 USD. OPEC sẽ họp lại trong tháng 6 tới và trong thời gian chờ đợi, dầu có thể còn suy giảm.
Hầu hết các dự báo đều cho rằng, Saudi Arabia, Iraq, Nga và các nước sản xuất dầu lớn khác sẽ khai thác dầu hết tốc lực để bảo vệ thị phần. Iran sắp tới đóng góp một lượng dầu không nhỏ trong năm 2016 khi các lệnh cấm vận nước này được dỡ bỏ.
Cuộc chiến dầu khí giữa OPEC và Mỹ, giữa Mỹ và Nga đang ở mức độ cao trào và có thể khiến OPEC, Nga suy yếu, trong khi Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước tiêu thụ dầu khác hưởng lợi.
Hiện tại, Saudi Arabia vẫn là nước dẫn dắt khối OPEC. Theo FT, giới lãnh đạo nước này vẫn tin tưởng mãnh liệt vào một chiến thắng trong cuộc chiến dầu mỏ lần này. Đây là lý do khiến OPEC không có ý định cắt giảm sản lượng khai thác dầu, không có ý định làm dịu cuộc chiến này, bất chấp cũng chịu những thiệt hại nặng nề.
Theo đánh giá của NH Raiffeisen International AG, giá dầu thấp là nguy cơ chính đối với kinh tế Nga dù nước này đã thích nghi được trong năm 2015. Nguy cơ này sẽ dẫn đến sự suy yếu hơn nữa của đồng rúp và những đợt lạm phát mới.
Với hàng loạt các áp lực dồn lên cùng một lúc, nền kinh tế Nga đang đứng trước rất nhiều rủi ro. Nếu tình trạng dầu giá thấp kéo dài, trừng phạt lẫn nhau triền miên và chi tiêu cho quân sự tốn kém, nền kinh tế Nga sẽ kiệt quệ.
Đây có lẽ là nỗi sợ hãi khó giấu giếm của ông Putin - người được Forbes chọn là nhân vật quyền lực nhất trên thế giới - trong 3 năm liên tiếp.
V. Minh
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/277803/noi-lo-so-khong-the-che-giau-cua-putin.html
cơ hội em này so kè với MI 24 của Nga Sô
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...-cua-is-tren-chien-truong-do-thi-3325699.html
Trực thăng Apache, ác mộng của IS trên chiến trường đô thị
Trực thăng tấn công Apache AH-64 của Mỹ sở hữu những vũ khí, tính năng ưu việt để tiêu diệt phiến quân IS trong môi trường tác chiến đô thị.
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Một chiếc trực thăng AH-64 Apache của Mỹ. Ảnh: Reuters{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Phát biểu tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 8/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho hay Mỹ sẵn sàng hỗ trợ quân đội Iraq những vũ khí hiện đại để chiếm lại thành phố chiến lược Ramadi từ tay phiến quân IS, bao gồm các trực thăng tấn công AH-64 Apache và các cố vấn quân sự, theo Reuters.
Theo các chuyên gia quân sự Pháp thuộc trang mạng Zone militaire, trực thăng AH-64 Apache với độ cơ động cao sẽ là sự hỗ trợ hỏa lực trên không đáng kể cho quân đội Iraq, bởi các chiến đấu cơ mà họ đang sở hữu hoàn toàn không phù hợp với môi trường tác chiến đô thị.
Gần đây, do gặp khó khăn về hỏa lực yểm trợ đường không, quân đội Iraq không mở được đợt tấn công đáng kể nào để chiếm lại thành phố Ramadi trước sự chống trả quyết liệt của phiến quân IS.
AH-64 Apache là máy bay trực thăng tấn công của lục quân Mỹ, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra. Nó được thiết kế bởi hãng Hughes, sau đó được phát triển bởi hãng McDonnell Douglas và hiện tại được hãng Boeing sản xuất.
AH-64 Apache có thiết kế tiêu chuẩn dành cho trực thăng tấn công, với buồng lái hai phi công. Phi công phía trước điều khiển máy bay, còn phi công phía sau kiểm soát hệ thống vũ khí. Trong trường hợp khẩn cấp, cả hai phi công đều có thể điều khiển máy bay và sử dụng vũ khí.
Biến thể mới nhất của AH-64 Apache được trang bị hai động cơ turboshaft T700-GE-701D công suất 2.000 mã lực/chiếc, tốc độ tối đa đạt 293 km/h, tốc độ hành trình 265 km/h, bán kính chiến đấu 480 km, phạm vi hoạt động tối đa 1.900km, trần bay 6.400m.
AH-64 Apache có hai cánh phụ bên hông với các mấu treo có thể mang theo 16 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, giá phóng rocket không điều khiển Hydra 70 mm, tên lửa không đối không tầm thấp AIM-92 Stinger. Dưới bụng trực thăng được trang bị một pháo tự động M230 30 mm với cơ số đạn 1.200 viên.
Tên lửa Hellfire trang bị trên Apache đủ sức đốt cháy bất cứ xe thiết giáp nào di chuyển trên mặt đất hoặc phá hủy những ụ chiến đấu kiên cố bằng bê tông trong chiến trường đô thị.
Ưu thế của AH-64 Apache so với các chiến đấu cơ phản lực trên chiến trường đô thị là khẩu pháo 30 mm có sức công phá cực lớn ở tầm gần, giúp quân đội Iraq tránh được những thiệt hại lớn về người và vũ khí trang bị mà vẫn tiêu diệt hiệu quả bộ binh của phiến quân.
Pháo được gắn vào mũi máy bay và được điều khiển di chuyển theo 4 hướng bởi một hệ thống máy tính tối tân trong buồng lái. Khẩu pháo M230 này được thiết kế theo kiểu chain gun, sử dụng motor điện để nạp đạn chứ không dùng cơ chế trích khí thuốc như các loại súng máy truyền thống.
Với thiết kế này, AH-64 Apache có thể bắn ra khoảng 600-650 viên đạn một phút. Đạn pháo M230 có động năng lớn, gây sát thương cao cho các tay súng IS nhưng không phá hủy quá lớn cơ sở hạ tầng đô thị mà chính phủ Iraq muốn gìn giữ cho công cuộc tái thiết sau này.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Khẩu pháo 30 mm gắn trước mũi trực thăng AH-64 Apache. Ảnh: Wikimedia{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Năng lực tác chiến điện tử
Theo các chuyên gia quân sự Pháp, một trong những lý do mà Mỹ quyết định cung cấp cho quân đội Iraq trực thăng AH-64 Apache là khả năng nhận diện mục tiêu chính xác của nó trên chiến trường đô thị đổ nát và phức tạp.
Các trực thăng AH-64 Apache có thể nhận diện bộ binh, không quân và nhà cửa xung quanh bằng hệ thống radar chỉ thị mục tiêu AN/APG-78 được gắn trên nóc trước mũi máy bay. Hệ thống này này sử dụng sóng radio milimet nhận diện rõ nét hình khối của những vật thể trong phạm vi phát sóng.
Những hình khối này sẽ được so sánh với cơ sở dữ liệu có sẵn về xe tăng, xe tải, máy bay... để từ đó nhận ra chủng loại của chúng để đưa ra vũ khí phù hợp. Chính vì thế, khi đi vào thực chiến, Apache sẽ trở thành ác mộng cho lực lượng phiến quân ẩn nấp và trà trộn trong các tòa nhà tại Ramadi.
Bên cạnh hệ thống radar, AH-64 Apache còn được trang bị các hệ thống cảm biến cực nhạy TADS AN/ASQ-170 được gắn phía trước mũi máy bay. Điểm đặc biệt nữa của Apache là mũ phi công được tích hợp với hệ thống điều khiển khẩu pháo 30 mm, giúp khẩu pháo này chuyển hướng theo góc nhìn của phi công.
Theo thống kê của trang Zone militaire, cho đến nay trực thăng AH-64 Apache đã tiêu diệt 500 xe tăng, nhiều xe bọc thép và phương tiện cơ giới khác của đối phương.
Các chuyên gia trang quân sự này cho rằng việc Mỹ đưa Apache đến Iraq có thể là một động thái đáp trả Nga đưa tuyên bố đưa thêm trực thăng tấn công đến Armenia, quốc gia láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng là lời cảnh báo đến ý định điều xe tăng hiện đại T-90MS đến Syria của Tổng thống Putin.
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...-cua-is-tren-chien-truong-do-thi-3325699.html
Trực thăng Apache, ác mộng của IS trên chiến trường đô thị
Trực thăng tấn công Apache AH-64 của Mỹ sở hữu những vũ khí, tính năng ưu việt để tiêu diệt phiến quân IS trong môi trường tác chiến đô thị.
- Mỹ muốn cấp trực thăng tấn công cho Iraq diệt IS / Nga điều trực thăng tấn công gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Một chiếc trực thăng AH-64 Apache của Mỹ. Ảnh: Reuters{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Phát biểu tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 8/12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho hay Mỹ sẵn sàng hỗ trợ quân đội Iraq những vũ khí hiện đại để chiếm lại thành phố chiến lược Ramadi từ tay phiến quân IS, bao gồm các trực thăng tấn công AH-64 Apache và các cố vấn quân sự, theo Reuters.
Theo các chuyên gia quân sự Pháp thuộc trang mạng Zone militaire, trực thăng AH-64 Apache với độ cơ động cao sẽ là sự hỗ trợ hỏa lực trên không đáng kể cho quân đội Iraq, bởi các chiến đấu cơ mà họ đang sở hữu hoàn toàn không phù hợp với môi trường tác chiến đô thị.
Gần đây, do gặp khó khăn về hỏa lực yểm trợ đường không, quân đội Iraq không mở được đợt tấn công đáng kể nào để chiếm lại thành phố Ramadi trước sự chống trả quyết liệt của phiến quân IS.
AH-64 Apache là máy bay trực thăng tấn công của lục quân Mỹ, là thế hệ kế tiếp của máy bay trực thăng Bell AH-1 Cobra. Nó được thiết kế bởi hãng Hughes, sau đó được phát triển bởi hãng McDonnell Douglas và hiện tại được hãng Boeing sản xuất.
AH-64 Apache có thiết kế tiêu chuẩn dành cho trực thăng tấn công, với buồng lái hai phi công. Phi công phía trước điều khiển máy bay, còn phi công phía sau kiểm soát hệ thống vũ khí. Trong trường hợp khẩn cấp, cả hai phi công đều có thể điều khiển máy bay và sử dụng vũ khí.
Biến thể mới nhất của AH-64 Apache được trang bị hai động cơ turboshaft T700-GE-701D công suất 2.000 mã lực/chiếc, tốc độ tối đa đạt 293 km/h, tốc độ hành trình 265 km/h, bán kính chiến đấu 480 km, phạm vi hoạt động tối đa 1.900km, trần bay 6.400m.
AH-64 Apache có hai cánh phụ bên hông với các mấu treo có thể mang theo 16 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, giá phóng rocket không điều khiển Hydra 70 mm, tên lửa không đối không tầm thấp AIM-92 Stinger. Dưới bụng trực thăng được trang bị một pháo tự động M230 30 mm với cơ số đạn 1.200 viên.
Tên lửa Hellfire trang bị trên Apache đủ sức đốt cháy bất cứ xe thiết giáp nào di chuyển trên mặt đất hoặc phá hủy những ụ chiến đấu kiên cố bằng bê tông trong chiến trường đô thị.
Ưu thế của AH-64 Apache so với các chiến đấu cơ phản lực trên chiến trường đô thị là khẩu pháo 30 mm có sức công phá cực lớn ở tầm gần, giúp quân đội Iraq tránh được những thiệt hại lớn về người và vũ khí trang bị mà vẫn tiêu diệt hiệu quả bộ binh của phiến quân.
Pháo được gắn vào mũi máy bay và được điều khiển di chuyển theo 4 hướng bởi một hệ thống máy tính tối tân trong buồng lái. Khẩu pháo M230 này được thiết kế theo kiểu chain gun, sử dụng motor điện để nạp đạn chứ không dùng cơ chế trích khí thuốc như các loại súng máy truyền thống.
Với thiết kế này, AH-64 Apache có thể bắn ra khoảng 600-650 viên đạn một phút. Đạn pháo M230 có động năng lớn, gây sát thương cao cho các tay súng IS nhưng không phá hủy quá lớn cơ sở hạ tầng đô thị mà chính phủ Iraq muốn gìn giữ cho công cuộc tái thiết sau này.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Khẩu pháo 30 mm gắn trước mũi trực thăng AH-64 Apache. Ảnh: Wikimedia{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Năng lực tác chiến điện tử
Theo các chuyên gia quân sự Pháp, một trong những lý do mà Mỹ quyết định cung cấp cho quân đội Iraq trực thăng AH-64 Apache là khả năng nhận diện mục tiêu chính xác của nó trên chiến trường đô thị đổ nát và phức tạp.
Các trực thăng AH-64 Apache có thể nhận diện bộ binh, không quân và nhà cửa xung quanh bằng hệ thống radar chỉ thị mục tiêu AN/APG-78 được gắn trên nóc trước mũi máy bay. Hệ thống này này sử dụng sóng radio milimet nhận diện rõ nét hình khối của những vật thể trong phạm vi phát sóng.
Những hình khối này sẽ được so sánh với cơ sở dữ liệu có sẵn về xe tăng, xe tải, máy bay... để từ đó nhận ra chủng loại của chúng để đưa ra vũ khí phù hợp. Chính vì thế, khi đi vào thực chiến, Apache sẽ trở thành ác mộng cho lực lượng phiến quân ẩn nấp và trà trộn trong các tòa nhà tại Ramadi.
Bên cạnh hệ thống radar, AH-64 Apache còn được trang bị các hệ thống cảm biến cực nhạy TADS AN/ASQ-170 được gắn phía trước mũi máy bay. Điểm đặc biệt nữa của Apache là mũ phi công được tích hợp với hệ thống điều khiển khẩu pháo 30 mm, giúp khẩu pháo này chuyển hướng theo góc nhìn của phi công.
Theo thống kê của trang Zone militaire, cho đến nay trực thăng AH-64 Apache đã tiêu diệt 500 xe tăng, nhiều xe bọc thép và phương tiện cơ giới khác của đối phương.
Các chuyên gia trang quân sự này cho rằng việc Mỹ đưa Apache đến Iraq có thể là một động thái đáp trả Nga đưa tuyên bố đưa thêm trực thăng tấn công đến Armenia, quốc gia láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng là lời cảnh báo đến ý định điều xe tăng hiện đại T-90MS đến Syria của Tổng thống Putin.
Nga e ngại điểm yếu chí tử của mình với hải lộ quan trọng duy nhất qua eo biển Bospho của TNK là điều chắc chắn, bây giờ Ankara nghĩ ra lý do, chỉ cần làm chậm hoặc hạn chế ít nhiều (việc cấm tàu Nga chỉ khi và chỉ khi có chiến tranh) tàu Nga, thì Moscow són cmn rái, ví như viện dẫn lý do môi trường, biến đổi khí hậu hạn chế các tàu trọng tải lớn chẳng hạn, biết đâu đấy !
Anh Pu đang sợ Thổ tả cho nghiên cứu lại các các điều khoản của Công ước Montreux
Nga e ngại điểm yếu chí tử của mình với hải lộ quan trọng duy nhất qua eo biển Bospho của TNK là điều chắc chắn, bây giờ Ankara nghĩ ra lý do, chỉ cần làm chậm hoặc hạn chế ít nhiều (việc cấm tàu Nga chỉ khi và chỉ khi có chiến tranh) tàu Nga, thì Moscow són cmn rái, ví như viện dẫn lý do môi trường, biến đổi khí hậu hạn chế các tàu trọng tải lớn chẳng hạn, biết đâu đấy !
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...sau-hai-thang-tham-chien-o-syria-3327668.html
Vết thương của Nga sau hai tháng tham chiến ở Syria
Sau hơn hai tháng phát động chiến dịch không kích chống IS, kết quả thu về của Nga không đạt được những gì mà các tướng lĩnh nước này kỳ vọng.
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Chiến đấu cơ Nga tham gia chiến dịch không kích IS ở Syria. Ảnh: RT{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi Nga quyết định can thiệp quân sự ở Syria hôm 30/9, Daniel W.Drezner, giáo sư chuyên ngành chính trị quốc tế ở trường Luật và Ngoại giao thuộc Đại học Tuffs đã viết rằng "Những nước lớn luôn tỏ ra mình mạnh nhất khi họ mở rộng hoạt động trong một khu vực. Nhưng những gì xảy ra sau đó mới là vấn đề".
Theo giới phân tích, những vấn đề trong chiến dịch can thiệp của Nga đang ngày càng lộ rõ, và quốc gia này có thể sẽ sa lầy vào một cuộc chiến dài hơi trong lần đầu tiên điều quân ra xa lãnh thổ của mình đến vậy.
Giáo sư Drezner cho rằng sau hai tháng không kích, những kết quả mà Nga đạt được ở Syria không mấy khả quan. Dù không quân Nga đã thực hiện hàng nghìn lượt xuất kích để yểm trợ hỏa lực, quân đội Syria không giành thêm được bất kỳ vùng lãnh thổ đáng kể nào trong các chiến dịch phản công.
Trong khi đó, cái giá mà Nga phải trả cho chiến dịch quân sự này là không hề nhỏ. Một máy bay hàng không dân dụng Nga bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đặt bom nổ tung trên bầu trời Ai Cập. Một chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ khiến quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ xuống cấp nghiêm trọng, và một trực thăng bị bắn cháy khi đang cố gắng tìm kiếm phi công Nga, khiến hai quân nhân Nga thiệt mạng.
Trong bài bình luận đăng trên Bloomberg, cây bút Henry Meyer cho rằng ngay từ đầu, các quan chức Nga có thể đã không lường trước được nguy cơ bị sa lầy ở Syria.
"Khi chiến dịch mới bắt đầu, nhiều quan chức cấp cao ở Moscow nói rằng hoạt động hỗ trợ tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ kéo dài chỉ vài tháng. Giờ đây không còn ai nhắc đến con số đó nữa, thậm chí có người đang hy vọng chiến dịch sẽ không kéo dài vài năm", Meyer viết.
Theo lời một quan chức giấu tên, Nga ban đầu dự chi khoản ngân sách 1,2 tỷ USD cho cuộc chiến ở Syria trong năm 2016, tương đương 4 triệu USD mỗi ngày. Nhưng khi Tổng thống Putin quyết định tăng quân số và khí tài quân sự hồi giữa tháng 11, chi phí quân sự tăng gấp đôi lên 8 triệu USD/ngày, tức khoảng 3 tỷ USD/năm, theo tính toán của Viện Các lực lượng vũ trang Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), một tổ chức nghiên cứu quân sự ở London.
Anton Lavrov, một chuyên gia phân tích quân sự người Nga cho rằng, khi quân đội Syria dưới sự yểm trợ hỏa lực của Nga giành được một số thắng lợi như phá thế bao vây của IS suốt hai năm qua ở một căn cứ không quân chiến lược gần thành phố Aleppo, cũng là lúc Tổng thống Putin bắt đầu nhận ra rằng không thể đánh bại IS nếu chỉ không kích chúng.
Thay đổi chiến lược
Michael Crowley, chuyên gia chính sách đối ngoại kỳ cựu của tờ Politicocho rằng Nga sẽ không giải quyết được cuộc khủng hoảng ở Syria bằng biện pháp quân sự, mà phải trông cậy nhiều hơn vào một giải pháp ngoại giao.
Theo các nguồn tin phương Tây, có nhiều dấu hiệu cho thấy Iran đã phải rút bớt hơn một nửa quân số tham chiến ở Syria về nước sau khi hứng chịu nhiều thương vong, trong đó có cả các tướng lĩnh cấp cao của Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), và có thể là do bất đồng về chiến lược với Nga.
Reuters hôm 11/12 đưa tin Tổng thống Putin nói rằng Nga sẽ yểm trợ hỏa lực trên không cho lực lượng nổi dậy Quân đội Syria Tự do (FSA) trong các chiến dịch tấn công phiến quân IS. Đây là lần đầu tiên Nga thể hiện sự ủng hộ các đối thủ của Tổng thống Assad trong cuộc chiến chống IS, thể hiện sự thay đổi đáng kể về lập trường của Moscow ở Syria.
Trước đây, Nga coi các phần tử đối lập ở Syria là "khủng bố", trong đó có các nhóm vũ trang thuộc FSA. Chính quyền của ông Assad lại luôn phản đối việc đàm phán với FSA hay bất cứ tổ chức vũ trang nào khác ở Syria, khiến Nga có thể lâm vào tình thế mắc kẹt giữa một bên là chính quyền Damascus, một bên là phe nổi dậy FSA.
Trong tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Moscow để gặp Tổng thống Putin. Theo giới phân tích, do hoạt động can thiệp quân sự ở Syria tiến triển chậm hơn so với kỳ vọng nên nhiều khả năng ông Putin sẽ sẵn sàng hợp tác với phía Mỹ để tìm ra giải pháp cho cuộc chiến.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Ngoại trưởng Mỹ Kerry trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin hồi tháng 5/2015. Ảnh: APTN{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Giáo sư Drezner không tin là chính quyền Obama có thể thuyết phục Nga đạt được một giải pháp chính trị mang tính xây dựng trong lúc Moscow đang thất vọng với kết quả đạt được trên chiến trường ở Syria.
Để thực hiện được điều này, Nga cần có sự hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, nước bị tố là hỗ trợ rất lớn cho các nhóm phiến quân ở Syria. Trong bối cảnh quan hệ hai nước đang vô cùng căng thẳng sau vụ Su-24 bị bắn rơi, khả năng hợp tác chống IS giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là gần như không thể.
Giới phân tích cho rằng khi yêu cầu đưa lực lượng quân sự vào một quốc gia nào đó, lãnh đạo các cường quốc cần phải trả lời được câu hỏi can thiệp ở quy mô lớn đến đâu mới có thể cải thiện được tình hình. "Những gì mà Nga đang đối mặt ở Syria cho thấy một nước dù lớn đến đâu khi can thiệp vào các cuộc nội chiến ở Trung Đông đều có thể phải hứng chịu nguy cơ sa lầy rất lớn", ông Drezner nhấn mạnh.
Duy Sơn
Vết thương của Nga sau hai tháng tham chiến ở Syria
Sau hơn hai tháng phát động chiến dịch không kích chống IS, kết quả thu về của Nga không đạt được những gì mà các tướng lĩnh nước này kỳ vọng.
- Putin lệnh tiêu diệt ngay bất cứ lực lượng nào đe doạ Nga / Nga tuyên bố khó hàn gắn với Mỹ nếu còn bị trừng phạt
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Chiến đấu cơ Nga tham gia chiến dịch không kích IS ở Syria. Ảnh: RT{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi Nga quyết định can thiệp quân sự ở Syria hôm 30/9, Daniel W.Drezner, giáo sư chuyên ngành chính trị quốc tế ở trường Luật và Ngoại giao thuộc Đại học Tuffs đã viết rằng "Những nước lớn luôn tỏ ra mình mạnh nhất khi họ mở rộng hoạt động trong một khu vực. Nhưng những gì xảy ra sau đó mới là vấn đề".
Theo giới phân tích, những vấn đề trong chiến dịch can thiệp của Nga đang ngày càng lộ rõ, và quốc gia này có thể sẽ sa lầy vào một cuộc chiến dài hơi trong lần đầu tiên điều quân ra xa lãnh thổ của mình đến vậy.
Giáo sư Drezner cho rằng sau hai tháng không kích, những kết quả mà Nga đạt được ở Syria không mấy khả quan. Dù không quân Nga đã thực hiện hàng nghìn lượt xuất kích để yểm trợ hỏa lực, quân đội Syria không giành thêm được bất kỳ vùng lãnh thổ đáng kể nào trong các chiến dịch phản công.
Trong khi đó, cái giá mà Nga phải trả cho chiến dịch quân sự này là không hề nhỏ. Một máy bay hàng không dân dụng Nga bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đặt bom nổ tung trên bầu trời Ai Cập. Một chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ khiến quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ xuống cấp nghiêm trọng, và một trực thăng bị bắn cháy khi đang cố gắng tìm kiếm phi công Nga, khiến hai quân nhân Nga thiệt mạng.
Trong bài bình luận đăng trên Bloomberg, cây bút Henry Meyer cho rằng ngay từ đầu, các quan chức Nga có thể đã không lường trước được nguy cơ bị sa lầy ở Syria.
"Khi chiến dịch mới bắt đầu, nhiều quan chức cấp cao ở Moscow nói rằng hoạt động hỗ trợ tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ kéo dài chỉ vài tháng. Giờ đây không còn ai nhắc đến con số đó nữa, thậm chí có người đang hy vọng chiến dịch sẽ không kéo dài vài năm", Meyer viết.
Theo lời một quan chức giấu tên, Nga ban đầu dự chi khoản ngân sách 1,2 tỷ USD cho cuộc chiến ở Syria trong năm 2016, tương đương 4 triệu USD mỗi ngày. Nhưng khi Tổng thống Putin quyết định tăng quân số và khí tài quân sự hồi giữa tháng 11, chi phí quân sự tăng gấp đôi lên 8 triệu USD/ngày, tức khoảng 3 tỷ USD/năm, theo tính toán của Viện Các lực lượng vũ trang Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), một tổ chức nghiên cứu quân sự ở London.
Anton Lavrov, một chuyên gia phân tích quân sự người Nga cho rằng, khi quân đội Syria dưới sự yểm trợ hỏa lực của Nga giành được một số thắng lợi như phá thế bao vây của IS suốt hai năm qua ở một căn cứ không quân chiến lược gần thành phố Aleppo, cũng là lúc Tổng thống Putin bắt đầu nhận ra rằng không thể đánh bại IS nếu chỉ không kích chúng.
Thay đổi chiến lược
Michael Crowley, chuyên gia chính sách đối ngoại kỳ cựu của tờ Politicocho rằng Nga sẽ không giải quyết được cuộc khủng hoảng ở Syria bằng biện pháp quân sự, mà phải trông cậy nhiều hơn vào một giải pháp ngoại giao.
Theo các nguồn tin phương Tây, có nhiều dấu hiệu cho thấy Iran đã phải rút bớt hơn một nửa quân số tham chiến ở Syria về nước sau khi hứng chịu nhiều thương vong, trong đó có cả các tướng lĩnh cấp cao của Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC), và có thể là do bất đồng về chiến lược với Nga.
Reuters hôm 11/12 đưa tin Tổng thống Putin nói rằng Nga sẽ yểm trợ hỏa lực trên không cho lực lượng nổi dậy Quân đội Syria Tự do (FSA) trong các chiến dịch tấn công phiến quân IS. Đây là lần đầu tiên Nga thể hiện sự ủng hộ các đối thủ của Tổng thống Assad trong cuộc chiến chống IS, thể hiện sự thay đổi đáng kể về lập trường của Moscow ở Syria.
Trước đây, Nga coi các phần tử đối lập ở Syria là "khủng bố", trong đó có các nhóm vũ trang thuộc FSA. Chính quyền của ông Assad lại luôn phản đối việc đàm phán với FSA hay bất cứ tổ chức vũ trang nào khác ở Syria, khiến Nga có thể lâm vào tình thế mắc kẹt giữa một bên là chính quyền Damascus, một bên là phe nổi dậy FSA.
Trong tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Moscow để gặp Tổng thống Putin. Theo giới phân tích, do hoạt động can thiệp quân sự ở Syria tiến triển chậm hơn so với kỳ vọng nên nhiều khả năng ông Putin sẽ sẵn sàng hợp tác với phía Mỹ để tìm ra giải pháp cho cuộc chiến.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/tr}
{tr}
{td}
Ngoại trưởng Mỹ Kerry trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin hồi tháng 5/2015. Ảnh: APTN{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Giáo sư Drezner không tin là chính quyền Obama có thể thuyết phục Nga đạt được một giải pháp chính trị mang tính xây dựng trong lúc Moscow đang thất vọng với kết quả đạt được trên chiến trường ở Syria.
Để thực hiện được điều này, Nga cần có sự hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ, nước bị tố là hỗ trợ rất lớn cho các nhóm phiến quân ở Syria. Trong bối cảnh quan hệ hai nước đang vô cùng căng thẳng sau vụ Su-24 bị bắn rơi, khả năng hợp tác chống IS giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là gần như không thể.
Giới phân tích cho rằng khi yêu cầu đưa lực lượng quân sự vào một quốc gia nào đó, lãnh đạo các cường quốc cần phải trả lời được câu hỏi can thiệp ở quy mô lớn đến đâu mới có thể cải thiện được tình hình. "Những gì mà Nga đang đối mặt ở Syria cho thấy một nước dù lớn đến đâu khi can thiệp vào các cuộc nội chiến ở Trung Đông đều có thể phải hứng chịu nguy cơ sa lầy rất lớn", ông Drezner nhấn mạnh.
Duy Sơn