Hạng D
27/4/09
1.533
8
38
51
Vừa rồi e có dịp may mắn 8 với 1 anh nước ngoài đã từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực vũ khí hải quân. Đặc biệt về con Submarine nuk. Đại khái thế này: khi tàu hoạt động, hệ thống trao đổi tạo phản ứng xxx ( gọi là nuk cho dễ nha các bác ) đòi hỏi lượng nước rất lớn để cool down cái engine ( cái này rất rất quan trọng ) để nó hoạt động ổn định. Để có được lượng nước này, nhất thiết phải có 1 hệ thống trao đổi từ nước biển cho ra 1 loại nước đại khái là soft water và hệ thống này bắt buộc phải hoạt động liên tục. Đồng thời lượng nuớc đã qua sử dụng sẽ phải thải ra ngoài biển. Nếu đúng như vậy thì e thắc mắc quá:
1/ Lượng nước thải ra sẽ rất lớn, liên tục và đặc biệt là rất nóng. Vậy cái này sẽ làm cho tàu ngầm nuk trở nên không còn “ngầm” nữa và dễ dàng bị detect bởi các hệ thống theo dõi và định vị …. => dễ dàng bị tiêu diệt bởi đối phương.
2/ Khi tàu ngầm khai hỏa, lượng nhiệt xung quanh nó được tạo ra bỏi sức nóng của tên lửa + lượng nước thải ra từ engine lại càng khai báo rõ hơn cho đối phương vị trí hiện tại của nó => vậy sau khi khai hỏa đối phương cử vài e chống ngầm đến thì e nó …….. bum …. Lặn mãi khg lên à.
3/ Không biết nuk submarine có cái gì để khắc phục nhược điểm này không?

A này là khách mời lại đang có hứng kể nên e khg muốn hoãn đi cái sung sướng đó nên e khg hỏi nhưng thắc mắc mãi. Bác nào giải thích cho e với.
 
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Bác vào cái thớt này, có mấy cao thủ tui nghĩ có thể giải đáp đc cho bác

[link]http://www.otosaigon.com/forum/m1673091-p3.aspx[/link]
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
Trên lý thuyết các thiết bị trinh sát và dẫn bắn tầm nhiệt đều dựa trên việc phát hiện tia hồng ngoại (InfraRed) phát ra từ nguồn nhiệt. Trong môi trường nước tia này bị triệt tiêu gần hết nên không thể phát hiện được. Vì vậy ít nguy cơ tàu ngầm lộ diện vì phát nhiệt, trừ trường hợp tàu ...nổi hoặc lặn nông. Hiện nay việc phát hiện tàu ngầm chủ yếu vẫn dựa trên thủy âm (là tiếng động do tàu phát ra, sóng âm được truyền khá tốt trong môi trường nước). Do đó các thế hệ tàu ngầm càng ít ồn ào càng có ưu thế.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Cái dụ hạt nhãn này em không rành, nhưng có vài điều cần hiểu để đánh giá sơ sơ.
Thứ nhất không phải chỉ có nước mới làm giảm nhiệt lò phản ứng. Có thể là than chì hay nước nặng.
Chúng ta biết lò phản ứng hạt phân phân rã các nguyên tử, các phản ứng này xảy ra dây chuyền liên tục, cho đến 1 lúc sẽ không kiểm soát nổi nhiệt. Do đó cần chất làm chậm, có thể là nước, kalium... Có loại lò chất làm chậm và chất truyền nhiệt đều là nứơc. Có lò chất truyền nhiệt là khí gas, kim loại nóng chảy...
Dù chất làm mát là nước thì nó vẫn là dây chuyền kín. Không phải làm theo kiểu mở cổng xả nước vào là làm mát.
Một lò phản ứng gồm 4 phần: trung tâm lò nơi phản ứng xảy ra, bộ phận dẫn nhiệt, turbine dùng hơi nước làm quay máy phát, bộ phận ngưng tụ rồi làm lạnh, chuyển về dạng lỏng.
Như vậy việc dùng nước làm mát hay chất làm mát khác đều xảy ra trong vòng kín.

Vào khoảng năm 91-61 có 1 vụ tai nạn nổi tiếng mà tới gần đây Nga mới cho thế giới biết. Đó là tàu ngầm K19. Chiếc tàu này là chiếc chạy bằng hạt nhân đầu tiên của LX, là niềm tự hào lúc đó của hải quân LX.
Khi đang lặn gần vùng biển Nauy thì gặp nạn, lò phản ứng làm lạnh bằng nước bị hỏng bộ phận nước làm chậm phản ứng. Khi đó nhiệt độ lò không thể kiểm soát, vọt lên hơn 800 độ C.
Nếu để như vậy thì sẽ gây ra nổ lò phản ứng, vùng tàu đang nằm lại gần căn cứ NATO. Thời gian đó lại căng thẳng rất cao giữa Mỹ và LX, chỉ cần nghe tin vụ nổ bất ngờ ở vùng biển quan trọng đó thì Mỹ có thể nghĩ LX châm ngòi bắn tên lửa tấn công, Mỹ sẽ bắn trả vào lãnh thổ lX, và như vậy chưa biết điều gì xảy ra khi LX cũng nghĩ tự dưng bị Mỹ đánh phủ đầu.

Trong con tàu bị nạn, thuyền trưởng quyết định mở lò phản ứng để lắp đường dẫn phụ làm mát lò. Như vậy thì tàu sẽ bị nhiễm xạ toàn bộ. Có 1 nhóm tình nguyện thao tác, họ là những người chết đầu tiên, sau đó là theo tình trạng nặng nhẹ, 2 năm sau cũng chết 1 nửa. Hiện nay còn hơn 40 người còn sống. Việc này dấu kín cho tới khi LX tan rã mới công bố.

Ngày nay mỗi tàu ngầm có 1 bí quyết công nghệ riêng chúng ta không biết họ làm mát bằng thứ gì? Có điều các lò này có thể ngắt qua 1trình phản ứng chứ không lập lại tình trạng như LX ngày xưa. Và vùng chứa tên lửa với lò rất tốt, nhằm ngăn rò rỉ nếu tàu bị nạn. Trong tàu là 1 loạt các hộp kín để tăng tình trạng sống sót.

Câu hỏi 2 như bác Tý nói, nhiệt lượng không thành vấn đề. Vấn đề là âm thanh.
Ngày xưa khi công nghệ nghe ngóng còn kém, tàu ngầm vs tàu ngầm sẽ xảy ra ở cự ly gần.
Khi tàu kia mở cổng bơm nước làm ngập ống phóng, rồi khi ngư lôi bay ra. Tàu đối phương sẽ nghe 1 loại âm thanh đặc trưng, tùy độ nhạy mà họ biết mình bị "khóa", hoặc có khi chết cũng không biết. Khi đó thì tăng tốc mà bỏ chạy, hy vọng ngư lôi nó bị vướng đứt dây... hoặc có tàu phóng ngư lôi ngược lại để cho đối phương yếu vía hơn mà bỏ chạy. Đó là những câu chuyện người ta "truyền miệng", còn thực hư ra sao thì chịu.
Ngày nay ngư lôi tầm xa hơn, khả năng nghe tốt hơn nên cự ly "thấy nhau" xa hơn, âm thanh đặc thù cũng khó biết hơn. Nói chung đó là cuộc đấu trí rất căng. Tùy loại vũ khí mà có hệ thống đánh lừa, lỡ như nghĩ ngư lôi đối phương là loại tự dẫn động nên mình thả hệ thống đánh lừa rađa, nhưng chính xác nó là loại dùng dây nối với tàu mẹ, không bị mắc lừa thì toi thôi.
Túm lại đây là cuộc chơi của công nghệ và kinh nghiệm, mấy nước mới gia nhập kiểu Vn rất bất lợi vì không có đồng minh tận tay dẫn đường.
1 tàu Mỹ bị tai nạn, nhìn cấu trúc nó đặc lắm. Gồm nhiều khoang nên có vỡ vài phần cũng lết về được. Nếu hỏng chân vịt thì cùng nhau chèo về.
04_uss_san_francisco_damage.jpg
 
  • Like
Reactions: bomong
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Dawnglow nói:
"ngư lôi vướng đứt dây"... cái này mới à nha, em k hiểu, nghĩa là có dây điều khiển nối ngư lôi với tàu phóng hả bác?

Cái này xưa như "diễm" mà bác. Các ngư lôi từ khi bắt đầu được sử dụng đều đc điều khiển hữu tuyến hết. Bây giờ chắc có nhiều loại khác nhau tui cũng ko rành. Nhưng khởi đầu, các ngư lôi có dây nối với tầu phóng.
 
Hạng D
27/4/09
1.533
8
38
51
Bác SVG cao thủ quá.
Nhưng mà tàu có hệ thống giải nhiệt cho lò phản ứng gần như khép kín như vậy thì chắc nó lớn và rộng lắm. E biết có em ngầm lớp Diesel của Nga tại Thái lan chiều ngang cũng không rộng lắm đâu, em nghĩ chỉ rộng khoảng +/- 2m , dài khoảng 10-11m thôi. Chắc em nuk phải bằng 2; 3 em Diesel này bác nhỉ.
 
Hạng D
27/4/09
1.533
8
38
51
Lạc đề tí. Các khắc tinh của tàu ngầm.

Sea King của Mỹ

sh3b1.jpeg

P3-C của Mỹ



K-27 ( model hơi cũ ) của Nga,

kamov_ka27_helix.jpg


tìm hoài mà hổng thấy hàng China. Bác nào có up lên xem nhé.
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
95.740
113
Hì hì! Cho tui đính chính lại bác sinhviengià một chút. Trong lò phản ứng nói chung và lò phản ứng của tàu ngầm nguyên tử nói riêng luôn làm mát bằng nước còn nước nặng hoặc than chì lại dùng để kiểm soát chuỗi phản ứng hạt nhân dây chuyền chứ không phải để làm mát.

Nói về tàu ngầm nguyên tử thì có lẽ cả Việt Nam chẳng có ai biết được vì theo tôi được biết là từ những lứa đầu tiên là các GS Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Văn Hiệu cho đến những lứa cuối cùng sinh vào khoảng những năm 1968-1970 đi học ở Liên Xô về vật lý hạt nhân đã quên tiệt hết những kiến thức mình đã học được hoặc có nhớ thì cũng đã khá lạc hậu vì lâu quá rồi, thế nên khi Việt Nam dự định xây dựng nhà máy điện nguyên tử sẽ phải cử người đi học lại từ đầu.

Tuy nhiên, theo suy đoán của tôi thì nhiệt độ của nước thải lại không gây ra vấn đề quá lớn đối với tàu ngầm nguyên tử vì mấy lý do:
1. Đây là lượng nước làm mát thứ cấp, tức là làm mát cho máy phát chứ không phải cho lò phản ứng vì vậy nhiệt độ không còn quá cao. Vả lại để giảm bớt nhiệt độ nước thải thì đơn giản chỉ cần tăng lượng nước này lên, vụ này thì xung quanh là biển cả nên đâu có vấn đề gì! :D

2. Nhiệt độ nước biển không đồng nhất mà luôn có chỗ nóng, chỗ lạnh nên vụ dựa vào nhiệt độ để phát hiện tàu ngầm không khả thi.

3. Tàu ngầm nguyên tử có ưu điểm là lặn rất sâu, rất lâu (có thể hàng tháng trời) và hoạt động gần như độc lập nên cơ hội biết chỗ nào để dò cũng là chuyện không tưởng.