Hạng F
7/4/09
12.426
6.649
113
HCMC
www.flickr.com
Re: Ọp trao đổi kiến thức pháp luật để xử lý tình huống đời thường.

Mr Fil nói:
Không phải Luật sư nhưng em trả lời thẳng luôn.
Đừng mon men dòm nghó gì vào 3 cái hình ảnh linh tinh đấy Bác ạ


Em cũng nghĩ vậy, nhưng thấy tụi nó share và like từa lưa hạt dưa
 
Hạng D
24/4/10
3.904
52
48
Có vấn đề khá thời sự luôn, cho em hỏi việc có mấy đám ngu lên đến hàng ngàn tấn công húc ngã cửa các khu chế xuất / khu công nghiệp giống như xe tăng ta húc cổng dinh ngày xưa, sau đó tràn vào các cty TQ và tưởng là TQ để đập phá, đốt ... trong khi lực lượng bảo vệ khu thì quá mỏng kô chặn được, công an thì bất lực (nghĩa đen) đứng nhìn.

Vậy thiệt hại này ai chịu? cty tự chịu, hay quản lý KCX /KCN hay đơn vị bán bảo hiểm cháy nổ cho các cty trong khu?
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
TRong các ràng buộc về kinh tế thì điều khoản luôn nói rõ : Không bồi thường cho các trường hợp thay đổi chế độ, bạo loạn, lật đổ, chiến tranh, phá hoại, thiên tai
Em biết thế thôi vì em hay dùng từ này
 
Hạng D
24/4/10
3.904
52
48
TRong các ràng buộc về kinh tế thì điều khoản luôn nói rõ : Không bồi thường cho các trường hợp thay đổi chế độ, bạo loạn, lật đổ, chiến tranh, phá hoại, thiên tai
Em biết thế thôi vì em hay dùng từ này
Chính xác rồi, tks bác. Doanh nghiệp tự mà chịu vậy, sau khi chính quyền hứa sẽ hỗ trợ một ít tiền chắc đủ mua thuốc an thần ^^
 
Hạng D
24/4/10
3.904
52
48
Mấy trường hợp này bảo hiểm lo; nhưng có dáy (HĐ) mới được lo nhe.:D
Bảo hiểm không có đền khi có bạo loạn đâu ạ. Tuy nhiên chưa thấy tiền đền bao nhiêu mà thấy tiền uỷ lạo (coi như mời xxx xuống) hết 50 chai, xxx nào nằm viện thì thêm 1 chai / chú / lần thăm, hằng ngày cơm nước mười mấy chai / ngày / khu (khoảng 200 chú).
 
Hạng B2
3/5/13
381
283
63
Cũng tùy bảo hiểm gì nữa bạn. Do tiết kiệm chi phí nên đại đa số các doanh nghiệp TQ hoặc Đài Loan chỉ mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của nhà nước mà thôi. Nhiều doanh nghiệp còn tìm cách để né không thực sự mua bảo hiểm nữa kìa.

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, như cái tên của nó đã nói lên rồi. Như vậy không bảo hiểm cho tổn thất về tài sản hoặc các thương tật thân thể gây ra bởi Đình công, bạo động, bạo loạn dân sự, khủng bố, chiến tranh, nội chiến.

Một số chương trình bào hiểm có sự tư vấn của đơn vị quản lý rủi ro và tư vấn bảo hiểm (bên thứ 3), thì thường sẽ có điều khoản mở rộng gọi là SRCC - Strike, Riot, Civil Commotion, chính là mở rộng để bảo hiểm cho tổn thất về tài sản gây ra bởi Đình công, bạo động, bạo loạn dân sự. Dĩ nhiên, công ty bảo hiểm sẽ tính thêm phí. Thường các doanh nghiệp của Mỹ hoặc Châu Âu đều có bảo hiểm này, một phần cũng phát sinh từ kinh nghiệm thực tế lịch sử của họ về đình công, bạo loạn dân sự do tính chất dân chủ của nên chính trị. Họ sẵn sàng bỏ chi phí để mua bảo hiểm. Chứ còn mấy doanh nghiệp TQ với Đài Loan, phần lớn mua bảo hiểm theo kiểu đối phó thì...
 
Hạng D
27/9/09
4.015
87
63
trăm điều vui
Mấy vấn đề các bác đặt ra rất hay, em lu xa bu ko cập nhật mấy ngày qua uổng quá. Nay chú tâm lại ;).
Bác Anphamvn trả lời vầy chắc dân trong nghề bảo hiểm rồi ;). Em là Ls mảng khác, ko chuyên BH nên chỉ nắm tinh thần chung.
 
Hạng D
24/4/10
3.904
52
48
Tks bác Anphamvn. Như vậy là nếu cty kô mua các điều khoản mở rộng thì cty tự chịu, túm lại ban quản lý khu (có đội bảo vệ) cũng không có trách nhiệm liên quan phải kô các (em trân trọng ý kiến cả BH và LS và các ngành nghề khác hen). Mở rộng ra, cơ quan chức năng yếu kém, cũng chẳng có trách nhiệm gì pk các bác.
 
Hạng B2
3/5/13
381
283
63
Tks bác Anphamvn. Như vậy là nếu cty kô mua các điều khoản mở rộng thì cty tự chịu, túm lại ban quản lý khu (có đội bảo vệ) cũng không có trách nhiệm liên quan phải kô các (em trân trọng ý kiến cả BH và LS và các ngành nghề khác hen). Mở rộng ra, cơ quan chức năng yếu kém, cũng chẳng có trách nhiệm gì pk các bác.

Cái gọi là trách nhiệm, nói cho cùng cũng rất khó xác định vì nhiều khi chỉ một thay đổi nhỏ trong chuỗi sự kiện cũng có thể làm sự 2 sự kiện thoạt nhình có vẻ giống nhau nhưng lại có kết luận trách nhiệm khác nhau.

VD: tình huống: ở một sảnh khách sạn có đông người ra vào, hàng ngày nhân viên vệ sinh vẫn lau sàn nhà làm cho sàn bị ướt và trơn trượt. Một người khách đi vào bị trượt chân té và bị gẫy tay. Vậy ai là người phải chịu trách nhiệm? Thoạt nghĩ có thể quy trách nhiệm cho khách sạn vì để sàn ướt. Nhưng có mấy yếu tố như sau cần suy nghĩ.

1/ Việc lau sàn này là do ai phụ trách? khách sạn, hay hợp đồng với công ty dịch vụ?
- Nếu là hợp đồng với cty dịch vụ thì liệu có quy định rõ giờ lau, cách thức thực hiện công việc, phương tiện bảo đảm an toàn (VD: đặt biển báo cho người khác lưu ý khu vực bị ướt)?
- Nếu là khách sạn phụ trách, vậy nhân viên thực hiện việc lau sàn có được huấn luyện nghiệp vụ không? Hay tùy tiện cử người lau sàn vì đây là chuyện đơn giản? Khách sạn có quy trình cho việc lau sàn ( quy định rõ giờ lau, cách thức thực hiện công việc, phương tiện bảo đảm an toàn (VD: đặt biển báo cho người khác lưu ý khu vực bị ướt) không?

2/ Giả sử các quy trình nêu ở điểm trên đều có đủ, vậy hôm xảy ra sự cố thì ai là người thực hiện lau sàn? Có tuân thủ các quy định về giờ giấc, phương tiện đảm bảo an toàn không? (xác định được rồi thì xem lại ý bên trên)

3/ Giả sử mọi thứ đều làm đúng quy trình, vậy liệu hôm đó biển báo có được đặt ở nơi dễ nhìn thấy hay không? Liệu một người bình thường có thể hiểu nội dung biển báo hay không (hình ảnh, chữ viết, ngôn ngữ) hay là dùng một cái biển báo sai chuẩn có thể gây hiểu lầm cho người đọc?


Nếu tất cả câu trả lời bên trên đều quy về việc khách sạn đều thực hiện đúng, vậy thì rất có thể họ không bị quy trách nhiệm phát sinh và không phải bồi thường. Vì sao lại là "rất có thể"? Bởi vì nếu chẳng may trong quá trình trao đổi với nạn nhân, đại diện của khách sạn mà có lỡ thừa nhận một lỗi gì đó hoặc nhiều khi chỉ là một câu trấn an đại loại như "xin lỗi quý khách, lẽ ra chúng tôi phải ... bla bla bla" là xong, cũng coi như bạn đã thừa nhận trách nhiệm.

Đây là tình huống có thực đã xảy ra ở một khách sạn lớn ở TP HCM. Mình chỉ kể để bác thấy sự phức tạp của một trường hợp "phát sinh trách nhiệm". Không đơn giản chút nào đâu bác.

Quay lại câu hỏi của bác thì thật sự tại thời điểm này không dám xác định là Ban quản lý có trách nhiệm hay không, nếu có thì trách nhiệm như thế nào. Phải xem xét thêm:

1/ Liệu họ có quy định rõ trách nhiệm của mình trong hợp đồng với các công ty thuê đất trong khu công nghiệp hay không?
2/ Khi xảy ra sự cố, họ đã làm gì? Và có hợp lý hay không? (VD: có báo cáo ngay với chính quyền địa phương?, có tổ chức ngăn cản những người biểu tình khi sự việc bùng phát? có "hành động quá mức cần thiết" trong khi thực hiện những biện pháp ngăn cản hay không? Có thông báo cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và/ hoặc đưa ra những khuyến cáo cho họ hay không - mình biết có một trường hợp BQL đề nghị doanh nghiệp tạm thời cho công nhân nghỉ ngày hôm đó và khuyến cáo nếu doanh nghiệp có nhân viên là người TQ thì nên khuyên họ đừng bước vào khu công nghiệp kẻo vạ lây)
3/ BQL có phối hợp với cơ quan chức năng khi được yêu cầu hay không?
4/ BQL có thực hiện việc bảo vệ đảm bảo an toàn cho các điểm trọng yếu trong KCN hay không? VD: trạm phát điện, điểm tập kết khẩn cấp ...

Có thể số lượng yếu tố cần phải xem xét sẽ còn nhiều nữa tùy diễn biến phát sinh của sự việc.
Ngoài ra, theo mình biết thì trong phần lớn các hợp đồng thuê đất trong KCN đều quy định là BQL chỉ chịu trách nhiệm cho những tổn thất đối với công trình chung, phần đất chung chứ đã giao cho doanh nghiệp rồi thì doanh nghiệp có trách nhiệm tự quản lý lấy, chiếu theo các quy định đề ra.
Đó là chưa kể đến một thực tế là ở VN mình số vụ bạo động chưa xảy ra nhiều nên không nhiều BQL có kinh nghiệm ứng phó khi xảy ra sự kiện này. Điều này cũng góp một phần làm giảm mức độ trách nhiệm của BQL.

Tóm lại, rất khó quy trách nhiệm cho BQL KCN trong trường hợp như thế này, ít nhất là cho tới thời điểm này.