Hạng B2
28/6/09
110
3
18
Nhớ Huế ! HS Quốc Học chính tông,sau còn theo Tổng hợp gần dòn Cứu thế. anh em nào thương cảnh ngồi nhìn mưa Saigon mà nhớ Sông trăng Vĩ dạ thì cho xin vài trăm tiền ảnh, Huế chừ ra răng rồi
 
Hạng C
1/12/07
718
52
28
Đà Nẵng
3diops nói:
Nhớ Huế ! HS Quốc Học chính tông,sau còn theo Tổng hợp gần dòn Cứu thế. anh em nào thương cảnh ngồi nhìn mưa Saigon mà nhớ Sông trăng Vĩ dạ thì cho xin vài trăm tiền ảnh, Huế chừ ra răng rồi
Thay lời OS Huế:
Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn còn Núi Ngự bên Bờ Sông Hương


 
Tập Lái
13/3/09
14
3
0
46
Kho Đạn Quân Khu 4
Dành cho những ai nhớ Huế mà chưa về được .


Đường về thiền viện


Đã quen sống ở Sài Gòn xô bồ nhộn nhịp, một ngày nọ chợt thấy lòng tĩnh lặng, muốn đi một chốn nào thanh vắng, đẹp và thơ để vừa thưởng thức vừa tĩnh tâm, tôi tìm đến miền Trung thơ mộng với một ngôi chùa tuổi đời còn rất trẻ nhưng có phong cảnh thiên nhiên cực kỳ tươi đẹp: thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã.

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã là một ngôi chùa thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử, tọa lạc trên một ngọn đồi của vùng núi rừng Bạch Mã, phía trước là hồ nước xanh như ngọc, trong đến mức thấy sỏi cát dưới đáy hồ. Thiền viện được khởi công từ tháng 3/2006, hoàn thành sau hơn 2 năm xây dựng với tổng kinh phí gần 15 tỉ đồng. Cảnh sắc nơi đây quả là sơn thủy hữu tình, đem đến cho khách hành hương cái cảm xúc rất lạ giữa một không gian núi non trùng điệp trong thoáng bình yên chim hót, nước thì mênh mang màu trời hòa lẫn cỏ cây, mát như giọt sương mai buổi sớm, tách khỏi chốn trần gian bụi bặm đời thường.

Tôi đến với thiền viện vào một ngày nắng, theo xe đi về phía Nam của mảnh đất thần kinh, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 30km. Rời khỏi quốc lộ là một con đường nhỏ mang chút thi vị của lũy tre làng xanh ngắt ven sông, tuy chưa đến bao giờ mà sao vương vấn một phút giây hoài cổ:

Ừ nhỉ, hồn quê soi bóng nước
Chạnh lòng thương nhớ bạn bè xưa

Xứ này vốn dĩ mang một cái tên không được mĩ miều cho lắm: Truồi. Ấy vậy mà sông Truồi, hồ Truồi, núi Truồi, đất Truồi đều mang nét đẹp sống động và nên thơ, lắng trong lòng bao du khách một cảm giác bâng khuâng với mây trời bát ngát, cây trái xanh tươi, nước trong sóng sánh, ngay đến đồ ăn thức uống cũng đậm đà lưu luyến khách đường xa… Qua khỏi đập Truồi là hồ nước trong vắt như một mảnh ngọc lam giữa núi rừng. Tôi choáng ngợp trước cảnh núi gối đầu mây trắng và những hòn đảo nhỏ đậm sắc cây nổi giữa hồ xanh.

Cái thú vị của cuộc hành trình có lẽ là chuyến đi thuyền hoặc phà khoảng 10 phút qua hồ để đến thiền viện. Đó là giây phút cực kỳ thư giãn khi thấy mình lọt thỏm giữa núi rừng, dưới chân là nước lững lờ trôi, gió lồng lộng thổi tung mái tóc và xa xa thiền viện lấp ló sau con đường quanh co bên chân núi. 172 bậc tam cấp lên cổng Tam Quan không làm khách hành hương mệt mỏi, bởi đâu đây là tiếng suối reo chim hót giữa đất trời mênh mông, và từ trên cao nhìn xuống thấy cảnh nước non đẹp chẳng khác nào một bức tranh thủy mặc.

OS Huế (OS Cố Đô)


OS Huế (OS Cố Đô)


OS Huế (OS Cố Đô)


Thiền viện được xây theo lối kiến trúc tương tự những ngôi chùa dòng pháp thiền phái Trúc Lâm. Qua khỏi cổng Tam Quan, nhìn sang hai bên là lầu chuông và lầu trống, phía trước là chính điện với tượng Phật Bổn Sư Thích Ca bên trong. Nếu như từ lầu chuông nhìn ra là những rặng núi chìm trong mây ôm lấy hồ nước trong xanh thì từ lầu trống có thể thấy cảnh lá hoa và vườn lan thơ mộng.

OS Huế (OS Cố Đô)


OS Huế (OS Cố Đô)


Nếu một ngày nào đó bạn muốn lòng bình yên, thay vì một chuyến du lịch về nơi phố thị xa hoa, sao không tìm đến thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã mà hòa mình với cảnh trời mây non nước? Đến vùng Truồi, bạn còn có dịp thưởng thức một đặc sản nổi tiếng: bánh ướt thịt heo quay. Muốn vui chơi nhiều hơn thì có thể đi thuyền tắm thác Nhị Hồ và chơi rừng nguyên sinh, ngắm những con đường mòn đầy hoa mua và sim tím, hay lên đỉnh Bạch Mã nhìn xuống vùng Truồi xanh mướt uốn lượn quanh co, trèo thác Đỗ Quyên nên thơ và kỳ ảo. Nói đến đây lại nghe lòng nhớ. Xuân đã về rồi – cái mùa mà hoa đỗ quyên nở đỏ rực như thảm nhung hai bên vách núi, ôm lấy dòng thác trắng xóa cuồn cuộn chảy từ phía đỉnh trời, chợt thấy mình bé nhỏ làm sao trước thiên nhiên hùng vĩ.


( copyright by Athena )
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
13/3/09
14
3
0
46
Kho Đạn Quân Khu 4
Kỳ ảo núi rừng Bạch Mã

Huyền thoại xưa kể rằng, Bạch Mã vốn là chốn bồng lai tiên cảnh. Ngày xưa ở nơi đây thường có các vị tiên ngồi đánh cờ. Ngựa của tiên mải đi ăn cỏ đồng xa, khi trở lại thì tiên đã bay về trời, ngựa lang thang đi tìm rồi hóa thành mây trắng. Cái tên Bạch Mã ra đời từ đó.

Tôi đi Bạch Mã vào một ngày đầu tháng 5. Đây là dịp khá lý tưởng để khám phá chốn núi non kỳ ảo này, vì dịp đó khí trời ấm áp, không mưa. Cùng với Sa Pa và Đà Lạt, Bạch Mã là một trong những vùng hiếm hoi có khí hậu ôn đới ở Việt Nam. Nhưng nếu như ở Sa Pa và Đà Lạt chỉ có vẻ đẹp hoa cỏ, núi đồi thì Bạch Mã là nơi tổng hòa vẻ đẹp thiên nhiên: mây, núi, biển, hồ… Chẳng thế mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết một thiên bút ký tuyệt vời về Bạch Mã đã gọi đây là “ngọn núi ảo ảnh”.

Núi Bạch Mã thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km, được xem là "vùng ôn đới giữa miền nhiệt đới", có vườn quốc gia với nhiều động thực vật quý hiếm và gần chục thác nước, các sườn núi luôn chìm trong mây. Bạch Mã càng lên cao càng lạnh, và mây trắng bay lững lờ xung quanh, sánh đặc như kem, tưởng có thể dùng muỗng mà xúc được. Ngay cả trong những ngày nắng nhẹ, Bạch Mã vẫn lẫn trong sương và mây trắng. Vào mùa lạnh, có thể mịt mù đến mức chỉ nghe tiếng mà không thấy người.

OS Huế (OS Cố Đô)

Bạch Mã chìm trong mây

Trong rừng có rất nhiều khe suối, nước mát lạnh và trong vắt, có thể thấy từng viên sỏi và lá mục dưới đáy. Rừng yên tĩnh nhưng luôn có tiếng ve và chim hót – tiếng ve râm ran như gợi lại một hồi ức xa xưa. Tôi băng qua những dòng suối róc rách chảy, ngồi trên những thân cây bắc ngang và thò chân xuống nước, thấy dễ chịu vô cùng. Từ đỉnh Bạch Mã nhìn xuống biển và thung lũng rất đẹp. Tôi chợt hiểu vì sao người ta đặt tên biển là Chân Mây, bởi biển xanh dưới chân núi luôn chìm trong mây trắng. Hồ Truồi như một tấm gương lớn phẳng lặng lấp lánh ánh nắng.

OS Huế (OS Cố Đô)

Từ Hải Vọng Đài nhìn xuống, hôm ấy biển khuất trong mây nên khó thấy qua máy ảnh

Để khám phá hết những địa danh chính của Bạch Mã như Hải Vọng Đài, Ngũ Hồ, rừng lan, thác Trượt, thác Đỗ Quyên, thác Trĩ Sao, thác Bạc, thác Mơ, thác Bạch Trì, thác Phướn... phải đi khoảng 2 ngày. Hải Vọng Đài là một cái đài quan sát trên đỉnh núi để nhìn xuống biển. Đứng ở đây quan sát cảnh thiên nhiên vừa nên thơ vừa hùng vĩ, đẹp như tranh thủy mặc, chợt thấy mình nhỏ bé làm sao. Ngũ Hồ là nơi có thác nước cùng năm chiếc hồ nhỏ quy tụ lại một điểm. Rừng lan là một dải rừng đủ loại hoa lan thường khoe sắc vào mùa xuân (dịp này trên Bạch Mã hoa anh đào cũng nở rất đẹp). Và thác – Bạch Mã nổi tiếng với gần chục thác nước mang những vẻ đẹp riêng: thác Bạc có những khối đá bàng bạc sáng rực dưới ánh nắng; thác Đỗ Quyên vừa mang vẻ kỳ vĩ với một thác nước lớn cao hơn 300m vừa có nét thơ mộng của hoa đỗ quyên đỏ nở rộ như thảm nhung ở hai bên vào mùa xuân; thác Trĩ Sao là nơi không chỉ có thác, có rừng mà còn rất nhiều chim trĩ đẹp vẫn thường ra chơi khi không gian yên tĩnh; thác Trượt là nơi được nhiều người tắm nhất... Thường chỉ có dân Tây là chịu khó đi bộ lâu như vậy để khám phá thiên nhiên, chứ tôi đi chưa đầy một ngày nên chỉ xem vài điểm thôi (nhưng băng rừng lội suối mệt cũng muốn đứt hơi), tay nghề chụp ảnh cũng chưa chuyên nghiệp nên không lấy được toàn cảnh mà chỉ một vài góc độ.

OS Huế (OS Cố Đô)

Một góc thác Bạc

OS Huế (OS Cố Đô)

Một góc thác Đỗ Quyên

( copyright by Athena )

 
Tập Lái
13/3/09
14
3
0
46
Kho Đạn Quân Khu 4
Café ở Huế

Huế là nơi có nhiều quán café đẹp với phong cảnh hữu tình, hương vị café cũng đậm đà rất hợp với khí trời lành lạnh và mưa dầm rả rích mỗi dịp đông về. Những lúc nắng lên, cây lá mướt một màu xanh sà qua mái phố, lẫn với muôn sắc màu của hoa và nước sông thăm thẳm xanh ngắt mây trời khiến lòng thêm thèm những phút giây tĩnh lặng ngồi nghe nhạc và uống nước, thả hồn trong không gian mộng ảo của đất kinh kỳ.

Tôi nhớ những ngày xưa – cái thời đi học vẫn cùng bè bạn ngồi ở café Sông Xanh, Lộng Gió, Cây Si, Cũng Đành, Nhạc Hoa Viên… Cũng Đành là một quán café giữa hồ hoa súng với không gian rất rộng, để đến đó phải đi một quãng đường dài qua cánh đồng xanh rì và ngạt ngào hương lúa lúc vào mùa. Có lẽ vì thế mà quán có tên là Cũng Đành chăng – vì đến đó, hẳn là ai cũng thốt lên hai từ ấy mà thôi? Lộng Gió thì nằm ngay trung tâm, ngồi đây mà không cột tóc thì gió sông Hương thổi lên lồng lộng sẽ làm rối tung đi mất. Giới học sinh – sinh viên hay vào đây có lẽ cũng vì gần trường, bởi trên con đường Lê Lợi có nhiều trường học. Chồng tôi trong một lần cùng tôi về Huế và đi uống café ở chốn này chợt nói rằng thảo nào mà người Huế lãng mạn thế, bởi cảnh sông nước cỏ cây thơ mộng và thi vị vô cùng. Cây Si thì nằm ngay bên hông trường Quốc Học. Ở đây có một cây si cổ thụ rất to, không biết có phải là nơi hẹn hò của các mối tình hoa niên giữa hai ngôi trường nổi tiếng nằm sát bên nhau là Quốc Học và Hai Bà Trưng (trước kia là trường nữ sinh Đồng Khánh)? Sông Xanh là điểm thường xuyên ghé chân của chúng tôi những năm đại học. Nằm giữa vườn cây xanh mát ven sông, nhìn sang bờ bên kia là thôn Vỹ Dạ với “nắng hàng cau nắng mới lên” và cả “vườn ai mướt quá xanh như ngọc – lá trúc che ngang mặt chữ điền” đã đi vào thơ Hàn Mặc Tử. Còn Nhạc Hoa Viên – tôi vừa mới trở lại nhưng dường như không tìm lại được không gian của ngày xưa ấy, có lẽ vì tôi đến vào buổi tối. Ngày xưa, mỗi lần có dịp đi ngang hoàng thành, men theo con đường 23-8 rợp bóng xà cừ và sân cỏ “Cột Cờ” mà nhiều nghệ nhân vẫn đem diều ra thả mỗi buổi chiều trước Đại Nội, tôi cùng bè bạn vẫn ghé vào Nhạc Hoa Viên nghe nhạc Trịnh, uống nước và ngắm tượng nghệ thuật trong một không gian rất “đẹp và thơ”. À, quên nữa, tháng 4 tạt qua công viên Tứ Tượng, ngồi café Sơn mà ngắm hoa ngô đồng thì còn gì bằng.

Một quán café nữa cũng rất đặc sắc là Hoàng Phương ở đường Chi Lăng. Nơi đây mà đến muộn thì thường không có chỗ, nhưng đã đến rồi thì nhớ mãi bởi "ánh trăng đọng trên mặt nước" như câu hát của Nguyễn Duy về sông Danube xanh. Quán nhỏ, nằm ven dòng Hương Giang, có một vị thế mà nhiều họa sĩ khẳng định là không có nơi nào ngắm trăng đẹp hơn, và café cũng rất ngon. Còn nữa, đến Thủy Trúc Viên, ngồi trong gian nhà gỗ mà nhìn ra sông Ngự Hà thì cũng thấy lòng xa vắng lắm.

Lần này về Huế, ngay buổi sáng vừa từ sân bay về nhà, tôi cùng cô bé đồng nghiệp đi uống nước ở Vỹ Dạ Xưa. Đây quả là một không gian “rất Huế”, nằm ngay giữa vùng Vỹ Dạ như một nét duyên thầm níu chân khách đường xa, với nhà rường cổ kính, rất nhiều lá hoa và cả liễu rủ bên cầu. Nhân viên phục vụ mặc áo dài đi lại thướt tha, cung cách cũng nhẹ nhàng dịu ngọt.

OS Huế (OS Cố Đô)


Chúng tôi còn lên sân thượng khách sạn Emperior ngồi uống nước. Viết về café Huế thì có lẽ không nên đề cập đến chốn này, bởi sự sang trọng và cách phục vụ rất Tây của một khách sạn 5 sao khiến ta có cảm giác đang ở Sài Gòn hơn, nhưng cái hay là từ đây ngắm Huế về đêm rất đẹp. Khi thành phố lên đèn, sông Hương chảy một dòng lấp lánh với ánh sáng những ngọn đèn từ hai bờ và cầu Tràng Tiền rọi xuống trông như những ánh sao.

Đến Huế mà không thưởng thức vài quán café Huế thì chuyến đi sẽ mất bớt một phần hồn. Tin tôi đi, cảnh sắc và vị café Huế sẽ luôn đọng lại nếu một lần đã ghé qua.

(copyright by Athena)
 
Tập Lái
13/3/09
14
3
0
46
Kho Đạn Quân Khu 4
Thưởng thức trà đạo

Uống trà cũng là một thú vui tao nhã của người dân đất kinh kỳ. Các trà đình ở Huế thường có không gian hoài cổ, cảnh sắc nên thơ, trà ngon và nghệ thuật pha tra, thưởng thức trà cũng không kém phần thú vị. Trà đạo được xem là một "môn khoa học" giản dị mà tinh tế. Trà cũng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.

Chúng tôi đến với trà đình Vũ Di - một trong những điểm thưởng thức trà nổi tiếng ở đất cố đô - vào một buổi sáng khá oi bức sau khi ghé chơi đồi thông Thiên An thơ mộng. Vào đây chợt thấy tâm hồn thư thái hẳn. Trà đình nằm trong khu vườn cảnh rộng gần 2000m2, ẩn mình dưới rừng thông xanh mướt. Nơi uống trà là những chiếc đình bằng gỗ nâu bóng, bên trong có nhiều bức thư pháp và những chiếc sập gỗ nhỏ để ngồi bệt uống trà như người Nhật Bản. Từ chỗ uống trà nhìn xuống là hồ cá bơi lượn tung tăng và rất nhiều hoa lá.

OS Huế (OS Cố Đô)


OS Huế (OS Cố Đô)


Vũ Di có nghĩa là mưa bay. Ngồi trong gian nhà gỗ mà ngắm mưa lất phất trên đồi thông thì rất tuyệt. Hôm chúng tôi đến thì trời nắng. Chúng tôi được hướng dẫn cách tráng ấm, pha trà, lọc trà, các loại trà cụ, và đương nhiên là cả cách thưởng thức trà từ khâu ngửi đến uống. Uống trà là phải nhấm nháp để hương vị thấm vào bên trong chứ không phải uống ừng ực như bia. Có rất nhiều loại trà: hồng trà, thanh trà, bạch trà, lục trà, hoa trà... Trà cụ cũng được làm bằng nhiều chất liệu: gốm, sứ, thủy tinh. Dùng kèm với trà có hạt bí tẩm trà xanh, mứt sen và bánh đậu xanh (loại dùng riêng để uống trà chứ không phải thứ bánh đặc sản Hải Dương). Tôi cực kỳ ấn tượng với hạt bí tẩm trà xanh. Hương vị của nó thật đặc biệt, thơm ngon độc đáo vô cùng. Tôi muốn mua thật nhiều để làm quà nhưng tiếc rằng vào dịp lễ, du khách mua quá nhiều nên quán không đủ bán.

OS Huế (OS Cố Đô)


OS Huế (OS Cố Đô)


Dĩ nhiên, ngoài trà là thức uống chính, nơi đây còn có café và các loại nước giải khát khác., mà đặc sắc nhất là café pha sữa dê. Uống trà xong, có thể đi vòng quanh vườn chụp hình kỷ niệm vì cảnh sắc nơi đây khá đẹp, và xem các sản phẩm được trưng bày hoặc mua về làm quà. Trà cụ khá cầu kỳ cả về kiểu dáng và chất liệu với hàng trăm loại khác nhau. Tôi tự hỏi có ai sành điệu tới mức sắm cho đủ bộ sưu tập trà cụ ở đây nhỉ?

(copyright by Athena )
 
Tập Lái
13/3/09
14
3
0
46
Kho Đạn Quân Khu 4
Thành phố lăng

Từ Bạch Mã trở về, xe chúng tôi băng qua cửa biển Tư Hiền và vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tôi sẽ viết về phá Tam Giang trong một bài khác). Sau đó, chúng tôi đi xem thành phố lăng.

“Thành phố lăng” là cách gọi của báo chí, còn dân thường vẫn hay nói nôm na là “thành phố ma” hay “thành phố chết”. Đây là khu nghĩa trang xa xỉ nhất nước với hàng ngàn ngôi mộ xây dựng công phu, giá bét thì vài trăm triệu, cao thì mấy tỉ, có cái xây đến 2,5 năm mới xong. Báo chí viết nhiều về nơi này vì sự lãng phí đua đòi nhưng nó vẫn thu hút nhiều người hiếu kỳ đến xem (trong đó có tôi
tongue.gif
).

OS Huế (OS Cố Đô)


Nói là mộ, nhưng thực chất mỗi ngôi mộ là một dạng “cung điện nhỏ” với diện tích khoảng bằng một căn biệt thự, được chạm trổ rất tinh xảo và đúc kiên cố bằng móng đá. Mỗi cột, vách... đều là những bức bích họa ghép bằng gốm sứ. Nhiều khách nước ngoài bị lạc vào đây còn tưởng nhầm là mình đang ở trong quần thể di tích vua chúa nhà Nguyễn, mãi đến khi nhìn ngày trên bia mộ mới biết là không phải. Nơi đây vẫn đang được xây dựng hàng ngày, và chính mắt tôi nhìn thấy những bình gốm sứ nguyên vẹn được mua về đập ra để khảm.

OS Huế (OS Cố Đô)


OS Huế (OS Cố Đô)


Rời thành phố lăng, tôi thấy lòng trĩu nặng, tuy đã thỏa trí tò mò về cái chốn nghĩa địa xa hoa mà báo chí vẫn xôn xao. Mảnh đất miền Trung, vốn chẳng giàu có gì, ngay cả sự hiện diện trên bản đồ cũng chỉ là một phần eo thắt lại nghiệt ngã, mà sao nhiều người còn cố sống chết với hủ tục này làm vậy?

(copyright by Athena)
 
Tập Lái
13/3/09
14
3
0
46
Kho Đạn Quân Khu 4
Về đây, ngắm bình minh trên biển

Tôi sẽ kể bạn nghe về một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Ở nơi ấy, nước biển thì xanh quá, bờ cát thì mịn và trắng quá, sóng vỗ rì rào ru bản tình ca của gió, núi lại kỳ vĩ và nên thơ. Ở nơi ấy, bạn không thể dậy muộn bởi làm sao bỏ qua được cái khoảnh khắc ngắm thứ bình minh đẹp đến lạ kỳ của vùng biển nằm kề bên núi, cũng không thể cầm lòng khi dạo biển dưới bóng trăng đêm.

Chuyện kể rằng, xưa nơi đây là một vùng biển vắng đầy cánh cò bay. Chiều chiều, từng đàn cò trắng chấp chới rợp trời và bay về đậu khắp làng chài. Người Pháp đến, chọn nơi đây làm khu nghỉ dưỡng và đọc trại “làng cò” thành “Lăng Cô”.

Lại có thêm một giả thuyết nữa về tên gọi của vùng biển này, nghe cũng không kém phần thuyết phục. Trước đây, làng chài có tên là An Cư, phiên âm sang tiếng Pháp là L’Anco, dần dần đọc thành Lăng Cô.

Xuất xứ tên gọi thực hư ra sao, cho đến giờ vẫn chưa thể xác định. Nhưng có một điều ai cũng công nhận: biển Lăng Cô sạch và đẹp.

Lăng Cô nằm không xa đèo Hải Vân – vốn được mệnh danh là “Việt Nam đệ nhất hùng quan”. Biển có bờ cát trắng dài thoai thoải, nước biển trong và xanh ngắt - cái màu xanh đặc biệt pha giữa sắc lam của mây trời lẫn sắc lục của núi rừng. Tắm ở đây thật thoải mái không chỉ vì cảnh đẹp, nước sạch mà còn vì có thể ra xa thoải mái - đến mấy chục mét mà nước vẫn chưa tới thắt lưng.

Sáng sớm, mây trắng từ đỉnh núi như muốn sà xuống biển, tỏa ra một làn sương hư ảo. Rồi mặt trời dần dần ló sau khe núi, rọi những tia nắng mai lung linh trên vùng biển vắng, do có cái mong manh của sương và cái thoáng rộng của núi mà tạo nên một cảnh bình minh vừa trong trẻo, vừa nồng ấm, vừa mát lạnh, vừa dịu dàng, vừa kỳ ảo lại vừa mênh mang. Đâu đó một chiếc thuyền lênh đênh trên biển, cánh chim chao nghiêng bên sườn núi, và những âm thanh sống động từ phía làng chài khiến lòng nôn nao thèm một tô cháo cá mối, bánh canh chả cua, dĩa vẹm xanh nướng… cùng bao món hải sản trứ danh khác.

Hải sản ở Lăng Cô có tiếng là ngon và rẻ - phải nói là ngon và rẻ đến mức bất ngờ. Chúng tôi gồm 4 người lớn và 2 trẻ con, ăn hải sản đến no căng bụng dù miệng vẫn thèm mà chỉ mất hơn 500.000 đồng. Hải sản ở đây có đặc điểm là không lớn lắm, nhưng thịt lại ngọt và chắc. Nếu có thời gian rỗi đi sâu vào xóm chài, có thể mua hải sản vừa đem từ ghe về với giá rất mềm.

Lăng Cô còn có một thứ đặc sản theo chân người xa xứ đi từ Nam chí Bắc: mắm sò. Bạn có thể mua mắm sò về làm quà, hoặc dùng cho gia đình trong những bữa ăn ngon. Chưa hết, do vùng này có sông núi, đầm hồ, rừng nguyên sinh… nên nếu có thời gian, bạn tha hồ khám phá. Những con suối trong góc núi cùng thác nước, bãi đá, rừng cây mang vẻ đẹp hoang sơ quyến rũ của miền sơn cước.



langcos.jpg


LANG%20CO%202.jpg


LANG%20CO%206.jpg
LANG%20CO%201.jpg


OS Huế (OS Cố Đô)


(copyright by Athena)