Tập Lái
13/3/09
14
3
0
46
Kho Đạn Quân Khu 4
Phá Tam Giang - nơi đầu biển cuối sông

Một chiều lang thang trên phá
Bên em hương tóc thơm lừng
Mây trời dìu nhau qua núi
Ta dìu nhau qua bâng khuâng

Mênh mang mạn thuyền sóng vỗ
Cánh chim tung trời về đâu?
Bên tai thì thầm em hát
Gió mang lời về muôn sau.

Con còng lang thang góc biển
Cho đời khoảng vắng bình yên
Xin đừng biển Đông xe cát
Ru tình qua giấc cô miên.

Phá Tam Giang chiều ráng đỏ
Màu hoàng hôn buông chơi vơi
Liệu tình hôm nay tha thiết
Mai sau còn tựa vai người.

(Hoàng hôn trên phá Tam Giang - Mai Hữu Phước)

Bởi thuở xưa vẫn thường cùng bè bạn chạy xe về biển Thuận An qua đoạn đường có phá Tam Giang nên nơi đây còn vương vấn trong ký ức tôi nhiều lắm. Tôi không dám nói Thuận An là vùng biển đẹp, bởi thiếu cả nét duyên dáng lẫn thanh bình của Lăng Cô, nhưng dẫu sao nó gần, và đoạn đường đến biển đầy thơ mộng nên Thuận An vẫn là lựa chọn của nhiều người trong những dịp cuối tuần.

Trên con đường đi biển, phá Tam Giang mênh mông với những con sóng lăn tăn vỗ nhẹ hiện ra trong ánh nắng ban mai rất non - thứ nắng "thủy tinh" lẫn trong làn sương mờ buổi sớm khiến lòng thêm man mác. Chiều từ biển trở về, phá Tam Giang lại nhuộm ánh hoàng hôn thắm đỏ, sóng sánh như mật ong khiến lòng phiêu diêu.

Phá Tam Giang là một vùng nước lợ trù phú với diện tích hơn 50km2, thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng gần 250km2 trải dọc tỉnh Thừa Thiên Huế, không chỉ là vùng đầm phá tiêu biểu của Việt Nam mà còn là vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Tam Giang có nghĩa là ba sông, tức là nơi ba con sông đổ vào (sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu) và tiếp giáp với biển. Do đặc điểm địa hình, khí hậu và môi trường nước lợ tự nhiên mà thủy hải sản nuôi ở đây rất ngon.

Tam Giang tuy là vùng đầm phá nhưng vẫn có sóng, bây giờ sóng khá hiền nhưng ngày xưa từng có những đợt sóng dữ vẫn được gọi là sóng thần nên có câu ca dao:

"Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang"

Tương truyền rằng, trước đây truông nhà Hồ là một vùng đất bạt ngàn hiểm trở vốn là sào huyệt của một băng cướp rất nguy hiểm, còn phá Tam Giang thì hay có "sóng thần". Quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng nổi tiếng thông minh, biết được nỗi lo sợ của dân chúng đã tìm cách dẹp yên. Một hôm ông cho xe chở lúa và hàng hóa qua truông, cài sẵn một người lính ngồi trong thùng xe chở lúa. Khi bị cướp, người lính ngồi trong thùng xe rải lúa ra dọc đường. Nhờ dấu lúa này mà ông đã lần ra sào huyệt của bọn cướp và cho quân bắt gọn. Dẹp xong cướp truông nhà Hồ, quan Nội tán lại tìm cách trị sóng thần phá Tam Giang. Một mặt ông sai người lặn xuống mở rộng cửa phá để trừ sóng dữ, mặt khác ông cho loan báo trong dân chúng là quan Nội tán sẽ cho quân dùng súng thần công bắn sóng thần trừ họa. Đến ngày đã định, Nguyễn Khoa Đăng đem súng chĩa ra phá, ra lệnh bắn ba phát lớn. Sau khi ba tiếng súng vang lên, khói bay mù mịt và một luồng nước đỏ như máu loang trên mặt phá. Nguyễn Khoa Đăng bảo với dân chúng là sóng thần đã bị trúng đạn chết, từ nay không phải lo sợ nữa. Thực ra thì người của ông đã bí mật lặn xuống và rải phẩm đỏ cho tan dần trong nước. Từ đó sóng thần không còn, thuyền bè qua lại trên phá Tam Giang đều bình an vô sự. Nỗi lo sợ về truông nhà Hồ, phá Tam Giang không còn nữa, nhưng câu hát xưa vẫn còn, nay được chắp thêm hai câu ghi nhớ công ơn của quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng:

"Phá Tam Giang ngày nay đã lặng
Truông Nhà Hồ nội tán dẹp yên"

Chiều qua phá Tam Giang, nghe hương muối mằn mặn tan trong gió biển và nhìn ráng hoàng hôn đỏ rực một góc trời, thấy lòng bình yên lắm. Trập trùng trên mặt phá là những dãy hàng rào lưới, phía xa là hàng phi lao xanh rì vi vút gió. Nếu có thời gian, bạn ngủ một đêm trên phá, theo ghe đi câu mực, đánh cá, bắt tôm, sau đó nướng ăn tại trận thì không còn gì tuyệt bằng. Hải sản Tam Giang, đặc biệt là tôm cá, vốn ngon nổi tiếng. Con tôm phá Tam Giang cũng làm nên nhiều đặc sản đi khắp bốn phương trời. Ở đây còn có thứ ghẹ tí hon chỉ bằng vài ngón tay nhưng ngon ngọt đến "lặng cả người".

pha%20tam%20giang.jpg


tamgiang1.jpg


images293643_tamgiang.jpg


(copyright by Athena)
 
Tập Lái
13/3/09
14
3
0
46
Kho Đạn Quân Khu 4
Dòng sông kỷ niệm

Tôi đã đi qua nhiều dòng sông, nhưng vẫn không thấy con sông nào thơ mộng như dòng Hương xứ Huế. Một người bạn Pháp của tôi quả quyết rằng về bản chất tự nhiên thì sông Hương còn đẹp hơn sông Seine, và dòng sông này như một phụ nữ đẹp quyến rũ, bí ẩn và nguy hiểm, bởi nước sông trong xanh và êm đềm như không hề có sóng, nhưng thực tế thì đây là con sông sâu với rất nhiều vực thẳm.

Lại nhớ câu thơ của Thu Bồn:

“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”

Hue_01.jpg


Có nhiều giai thoại về tên con sông này. Tục truyền rằng ngày xưa vua Trần gả Huyền Trân công chúa cho vua nước Chiêm Thành là Chế Mân để lấy hai châu Ô, Lý, khi thuyền đi ngang dòng sông này thì nàng thấy một mùi hương dìu dịu tỏa ra, bèn đặt tên là sông Hương. Sử sách lại cho rằng chúa Nguyễn Hoàng đương lúc băn khoăn không biết nên xây chùa ở đâu thì đêm nằm mộng được một bà tiên bảo rằng hãy đốt hương đi dọc bờ sông, khi nào hương tắt thì dừng lại xây chùa. Chúa Nguyễn làm theo, sau đó đặt tên dòng sông này là sông Hương và ngôi chùa bên bờ sông là chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là Linh Mụ). Xoay quanh cái tên của dòng sông này còn có nhiều giai thoại khác, tôi xin trích một đoạn trong bài Sông hoa của Lê Huỳnh Lâm: “Các cụ ngày xưa nói nước sông Hương pha trà thì rất thơm, ngon nên được gọi là sông Thơm, rồi một vài ý kiến lại nói nước trên dòng sông này toả ra một mùi hương dìu dặt của loài cỏ Thạch Xương Bồ mọc dọc ven bờ sông, kẽ đá phía thượng nguồn.” Còn trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: “…tôi thích nhất một huyền thoại kể rằng vì yêu quý con sông xinh đẹp của quê hương, con người ở hai bờ đã nấu nước trăm hoa đổ xuống lòng sông, để làn nước thơm tho mãi mãi. Tôi lĩnh hội ý nghĩa của truyền thuyết ấy như nhà thơ chọn bút hiệu của mình, gửi gắm vào đấy tất cả ước vọng muốn đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây đắp văn hoá và lịch sử.”

Sông Hương đoạn nào cũng đẹp, từ chỗ thượng nguồn nơi có thể nhìn khúc sông uốn lượn từ đồi Vọng Cảnh, đến chỗ dòng nước chia hai ôm lấy cồn Hến và chảy ven vùng Vỹ Dạ xanh tươi trù phú. Nước sông Hương ngọt ngào tạo nên những vườn cây nổi tiếng của đất cố đô như Kim Long, Vỹ Dạ, cả những món ăn rất đặc trưng mà nơi khác làm khó sánh bằng vì thiếu loại hến ngon và loại bắp thơm ngọt của cồn Hến.
Hue_38.jpg


Với tôi, sông Hương là một dòng sông kỷ niệm. Đó là những ngày chủ nhật, vài ba đứa bạn kéo nhau qua Kim Long ăn bánh cuốn hay bún thịt nướng, ngắm vườn cây xanh mướt ven sông. Đó là những chuyến đi chơi thuyền Rồng ngược dòng lên chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén và lăng Minh Mạng rồi thuyền tắt máy, để xuôi theo dòng nước tự trôi về trong làn gió đêm mát rượi và lấp lánh ánh trăng tan, thả những chiếc đèn lồng thắp nến và lặng lẽ chiêm ngưỡng hoa đăng lung linh huyền ảo lững lờ trôi trên mặt nước. Đó là những năm cấp III còn học trường Quốc Học, vào giờ chơi vẫn cùng bè bạn băng qua đường đi dạo ở bãi cỏ rộng và xanh trước bờ sông. Đường Lê Lợi rợp mát bóng cây, chạy dài từ ga tàu đến Đập Đá dọc theo sông Hương, băng qua nhiều trường học nên vẫn được du khách gọi bằng một cái tên trìu mến: “con đường áo trắng”.

Hue_39.jpg


Hue_25.jpg


Hue_22.jpg


OS Huế (OS Cố Đô)


2008051417311530378359_T.Jpg


(copyright by Athena)
 
Tập Lái
29/9/08
38
0
6
35
Hà Nội
360.yahoo.com
Xin chào các bác OS Cố đô, em ở OS Nghệ An mới vào, hien tai dang nghi o duong Thanh hai, cho gan DIEN BIEN PHU a .bac nao cafe thi hu em voi nhe.em dang dieu tri da day nen chiu may khoan nhau nhet, mong cac bac thong cam.
em la Phuong - 1989,cuc gach: 0975898880. Cam on cac bac
(xin loi vi may em TV bi dien, ko go co dau duoc)
 
Hạng C
1/12/07
718
52
28
Đà Nẵng
Tybuidoi nói:
Phá Tam Giang - nơi đầu biển cuối sông

Một chiều lang thang trên phá
Bên em hương tóc thơm lừng
Mây trời dìu nhau qua núi
Ta dìu nhau qua bâng khuâng

Mênh mang mạn thuyền sóng vỗ
Cánh chim tung trời về đâu?
Bên tai thì thầm em hát
Gió mang lời về muôn sau.

Con còng lang thang góc biển
Cho đời khoảng vắng bình yên
Xin đừng biển Đông xe cát
Ru tình qua giấc cô miên.

Phá Tam Giang chiều ráng đỏ
Màu hoàng hôn buông chơi vơi
Liệu tình hôm nay tha thiết
Mai sau còn tựa vai người.

(Hoàng hôn trên phá Tam Giang - Mai Hữu Phước)

Bởi thuở xưa vẫn thường cùng bè bạn chạy xe về biển Thuận An qua đoạn đường có phá Tam Giang nên nơi đây còn vương vấn trong ký ức tôi nhiều lắm. Tôi không dám nói Thuận An là vùng biển đẹp, bởi thiếu cả nét duyên dáng lẫn thanh bình của Lăng Cô, nhưng dẫu sao nó gần, và đoạn đường đến biển đầy thơ mộng nên Thuận An vẫn là lựa chọn của nhiều người trong những dịp cuối tuần.

Trên con đường đi biển, phá Tam Giang mênh mông với những con sóng lăn tăn vỗ nhẹ hiện ra trong ánh nắng ban mai rất non - thứ nắng "thủy tinh" lẫn trong làn sương mờ buổi sớm khiến lòng thêm man mác. Chiều từ biển trở về, phá Tam Giang lại nhuộm ánh hoàng hôn thắm đỏ, sóng sánh như mật ong khiến lòng phiêu diêu.

Phá Tam Giang là một vùng nước lợ trù phú với diện tích hơn 50km2, thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng gần 250km2 trải dọc tỉnh Thừa Thiên Huế, không chỉ là vùng đầm phá tiêu biểu của Việt Nam mà còn là vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Tam Giang có nghĩa là ba sông, tức là nơi ba con sông đổ vào (sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu) và tiếp giáp với biển. Do đặc điểm địa hình, khí hậu và môi trường nước lợ tự nhiên mà thủy hải sản nuôi ở đây rất ngon.

Tam Giang tuy là vùng đầm phá nhưng vẫn có sóng, bây giờ sóng khá hiền nhưng ngày xưa từng có những đợt sóng dữ vẫn được gọi là sóng thần nên có câu ca dao:

"Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang"

Tương truyền rằng, trước đây truông nhà Hồ là một vùng đất bạt ngàn hiểm trở vốn là sào huyệt của một băng cướp rất nguy hiểm, còn phá Tam Giang thì hay có "sóng thần". Quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng nổi tiếng thông minh, biết được nỗi lo sợ của dân chúng đã tìm cách dẹp yên. Một hôm ông cho xe chở lúa và hàng hóa qua truông, cài sẵn một người lính ngồi trong thùng xe chở lúa. Khi bị cướp, người lính ngồi trong thùng xe rải lúa ra dọc đường. Nhờ dấu lúa này mà ông đã lần ra sào huyệt của bọn cướp và cho quân bắt gọn. Dẹp xong cướp truông nhà Hồ, quan Nội tán lại tìm cách trị sóng thần phá Tam Giang. Một mặt ông sai người lặn xuống mở rộng cửa phá để trừ sóng dữ, mặt khác ông cho loan báo trong dân chúng là quan Nội tán sẽ cho quân dùng súng thần công bắn sóng thần trừ họa. Đến ngày đã định, Nguyễn Khoa Đăng đem súng chĩa ra phá, ra lệnh bắn ba phát lớn. Sau khi ba tiếng súng vang lên, khói bay mù mịt và một luồng nước đỏ như máu loang trên mặt phá. Nguyễn Khoa Đăng bảo với dân chúng là sóng thần đã bị trúng đạn chết, từ nay không phải lo sợ nữa. Thực ra thì người của ông đã bí mật lặn xuống và rải phẩm đỏ cho tan dần trong nước. Từ đó sóng thần không còn, thuyền bè qua lại trên phá Tam Giang đều bình an vô sự. Nỗi lo sợ về truông nhà Hồ, phá Tam Giang không còn nữa, nhưng câu hát xưa vẫn còn, nay được chắp thêm hai câu ghi nhớ công ơn của quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng:

"Phá Tam Giang ngày nay đã lặng
Truông Nhà Hồ nội tán dẹp yên"

Chiều qua phá Tam Giang, nghe hương muối mằn mặn tan trong gió biển và nhìn ráng hoàng hôn đỏ rực một góc trời, thấy lòng bình yên lắm. Trập trùng trên mặt phá là những dãy hàng rào lưới, phía xa là hàng phi lao xanh rì vi vút gió. Nếu có thời gian, bạn ngủ một đêm trên phá, theo ghe đi câu mực, đánh cá, bắt tôm, sau đó nướng ăn tại trận thì không còn gì tuyệt bằng. Hải sản Tam Giang, đặc biệt là tôm cá, vốn ngon nổi tiếng. Con tôm phá Tam Giang cũng làm nên nhiều đặc sản đi khắp bốn phương trời. Ở đây còn có thứ ghẹ tí hon chỉ bằng vài ngón tay nhưng ngon ngọt đến "lặng cả người".

pha%20tam%20giang.jpg


tamgiang1.jpg


images293643_tamgiang.jpg


(copyright by Athena)
Chiều trên phá Tam Giang
anh chợt nhớ em
nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ
đến bất tận
em ơi
em ơi

Giờ này thương xá sắp đóng cửa
người lao công quét dọn hành lang
giờ này thành phố chợt bùng lên
để rồi tắt nghỉ sớm
ôi Sàigòn Sàigòn giờ giới nghiêm
ôi Sàigòn Saigòn mười một giờ vắng yên
ôi em tôi Sàigòn không buổi tối

Giờ này có thể trời đang nắng
em rời thư viện đi rong chơi
hàng cây viền ngọc thạch len trôi
nghĩ đến ngày thi tương lai thúc hối
căn phòng nhỏ cao ốc vô danh
rồi nghĩ tới anh
rồi nghĩ tới anh
nghĩ tới anh

Giờ này có thể trời đang mưa
em đi dưới hàng cây sướt mướt
nhìn bong bóng nước chạy trên hè
như đóa hoa nở vội
giờ này em vào quán nước quen
nơi chúng ta thường hẹn
rồi bập bềnh buông tân trí
trên từng đợt tiếng lao xao

Giờ này thành phố chợt bùng lên
em giòng lệ vẫn rát chảy tuôn
nghĩ đến một điều em không rõ
nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ
đến một người đi giữa chiến tranh
lại nghĩ tới anh
lại nghĩ tới anh
nghĩ tới anh...
 
Hạng B2
28/6/09
110
3
18
Nhớ Huế ! HS Quốc Học chính tông,sau còn theo Tổng hợp gần dòn Cứu thế. anh em nào thương cảnh ngồi nhìn mưa Saigon mà nhớ Sông trăng Vĩ dạ thì cho xin vài trăm tiền ảnh, Huế chừ ra răng rồi
Dành cho những ai nhớ Huế mà chưa về được .

TRui ui, tui nhớ Huế, xin có vai trăm tiền ảnh mà nhận được cả một cuốn khảo cứu biên soạn công phu. Ảnh thì quá dẹp, quá đẹp. Thật không biết lấy gì đền đáp được. Bác Tybuidoi ! thiệt chỉ có ở Huế miềng mới có những hạt bụi vàng như bác.
 
Hạng C
1/12/07
718
52
28
Đà Nẵng
PhamGia nói:
Em xin cảm ơn các bác OSH đã tiếp đón một buổi tối vui và ấn tượng. Nhất là món Cua gân huyết của bác 114. Hẹn gặp Huế thương.

Độc món của 114 đấy Bác,tối nào em ở Huế cũng ra đó làm 1 tô với Chú Hoả.
 
Tập Lái
13/3/09
14
3
0
46
Kho Đạn Quân Khu 4
Hix OSDN ra nhiều thía mà mình lại nằm vùng ở Hà Tỉnh nên không nhậu được với mấy bác được tiếc thật :( :(

@3diops : Bác cứ quan trọng vấn đề hehe C&P thôi mà :p

@Hatrangphat : Bác nghe em hát bài Chiều Trên Phá Tam Giang của Trần Thiện Thanh bảo đảm bác không say không về :)) hehe