Ai thường xuyên theo dõi các chương trình TV kỹ thuật hoặc các tạo chí oto hẳn chẳng lạ gì ý tưởng ôt tự lái của các nhà sản xuất , có nhiều phương án và vài dự án đang được thủ nghiệm , xem ra , cái khó không ở chỗ bế tắc về giải pháp kỹ thuật , mà cái khó chính là ở chỗ giá thành của hệ thống , vì nó quyết định mức độ sử dụng rộng rãi đến mức độ nào trong môi trường giao thông của thế giới .
Nhân xem băng giới thiệu kỹ thuật của một hãng SX thiết bị tự lái cho oto , tôi xin được chụp lại hình và giới thiệu để anh em cùng bàn luận cho vui .
Điều đáng ngạc nhiên là hệ thống này không quá phức tạp như người ta nghĩ ban đầu , nó vận dụng một nguyên lý đơn giản đến sửng sốt , mà cách giải thích làm cho một bạn đọc lớp 9/12 cũng hiểu thấu đáo ( Tất nhiên nếu bạn ấy không cầm đèn đỏ về môn vật lý
) :
Không phải là hệ thống GPS tối tân và tốn kém , không phải hệ thống đo vận tốc và khống chế vận tốc theo kiểu súng Lade , không phải là hệ thống cảm biến vạch sáng như các bạn Bách khoa dùng để dẫn đường cho Robot trong các cuộc tỷ thí khu vực gần đây , hệ thống lái tự động này dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ mà ai cũng biết !
Dọc theo cung đường , người ta cấy xuống những thỏi nam châm điện to cỡ bắp tay , cục này tiếp sau cục khác trên suốt chiều dài , cực âm quay lên rồi lại đến cực dương quay lên , có vài hàng như thế , để tạo ra những vùng từ trường khác nhau trên toàn bộ bề mặt đường , trên xe , người ta lắp những vòng dây ứng , để hình thành một điện áp với biên độ , cường độ và tần số nào đó khi xe chạy trên đường với một tốc độ xác định !
Cáy nam châm lên mặt đường :
Cục nam châm :
Khi chiếc xe có xu hướng lấn sang một phía nào đó , dòng điện trong cuộn dây sẽ tăng lên do nó được đưa đến gần cực nam châm hơn , qua hệ thống máy tính , bơm tay lái sẽ tiến hành đẩy bánh qua hướng đối diện .
Trên những khúc cua gấp , các cục nam châm được gắn dày đặc , cung cấp tín hiệu một cách liên tục hơn và thực hiện việc giảm tốc độ cho hợp lý .
Máy tính điều khiển tay lái :
Khỏang cách với xe phía trước được quản lý bới hệ thống đo khỏang cách theo kiểu các cảm biến vẫn dùng trong các xe đời mới hiện nay .
Khỏang cách luôn được duy trì giữa các xe :
Người lái có thể theo dõi tình trạng xe chạy :
Tại các giao lộ không có đèn đèn và hệ thống phát tính hiệu " Dừng " hoặc " Đi " , người ta thiết lập mạng lưới cảm ứng điện , nối các nam châm trong khu vực lại với nhau , xe ở đường phụ chỉ có thể khởi hành khi không có tín hiệu từ các nam châm trên đường chính ( Do các xe đang chạy trên đường chính gây ra ) , khi đường chính hoàn toàn trống , xe ở đường phụ sẽ lao ra theo đúng chường trinh mà người chủ xe đã cài đặt trên bản đồ " Đường xá điện tử "
Khi một xe bị chết máy , bánh xe ngừng quay trên đường , nó nằm kế bên một cục nam châm nào đó , từ trường của cục nam châm đó đối vói vùng xung quanh bị suy giảm , các cảm biến gắn suốt dọc đường lập tức báo động toàn khu vực và phát ra các chùm tia tác động lên cảm tốc độ khiến cho cả đoàn xe dừng lại .
Trên quan điểm An toàn là trên hết , cuối cùng , người ta đã thiết kế thêm một hệ thống phát sóng , để cho mỗi chiếc xe cũng nhận được đầy đủ thông tin về chiếc đi trước và chiếc đi sau mình , nhằm mục đích đảm bảo phản ứng nhanh nhất trong trường hợp mặt đường bị ảnh hưởng của vật lạ hoặc thời tiết nên không cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết .
Xe tải cũng được thử hệ thống tự lái :
Người ta khẳng dịnh rằng , với một chiết Lap top thông thường , chiếc xe của bạn có đủ thẩm quyền chạy trên nhừng "con đường thông minh" chỉ với vài bộ phận gắn thêm " !!?? , chưa ai nói đến giá thành cả !
, khi đó , bạn tha hồ nhậu trên xe , khỏi phải ra Ngã ba sông ! ( Đụng tý là lại ra Ngã Ba Sông , nghe phát ham ! )
Hình ảnh con đường thông minh :
Chỉ có điều cần chú ý là nếu một chiếc xe không được trang bị hệ thống tự lái mà lạc vô con đường này , thì đó cũng là lần cuối cùng người ta nhìn thấy nó và người lái còn nguyên vẹn !!![:-]