RE: Khí động học trên xe công thức 1

..iem nghĩ là về lý thuyết thì có vể ô cê...nhưng bây giờ tòi ra thằng vật liệu, rồi hệ thống (cứ cho là) thủy lực đi...nếu được thì iem cá là các đội đã ps dụng rồi miễn sao đảm bảo quy định của FIA về vị trí và tiết diện...

Đau đầu nhể! :D
 
Hạng C
14/2/05
735
2
18
57
Hà Nội
RE: Khí động học trên xe công thức 1

Các bác có nghĩ được cách nào thì FIA nó lại thay đổi luật để cấm cách đó luôn!:D:D:D
 
Hạng C
20/2/04
881
0
18
VietNam
RE: Khí động học trên xe công thức 1

Mấy cái cánh gió này theo em thì trước mỗi một đường đua sẽ được điều chỉnh làm sao cho phù hợp với đường đua đó nhất.Ví dụ như đương đua Monaco thì cần làm tăng Downforce còn những dường đua như Monza (Ý)hay Silverstone (Anh) thì sẽ được chỉnh sao cho giảm downforce đi ít nhất (cái này có lần em xem các kĩ sư của Toyota đã thử nghiệm qua TV thấy hấp dẫn lắm)Tại một số đường đua các bác cứ để ý mà xem , hai đầu cánh gió phía sau của xe ấy nhìn nó cứ như là có khói phun ra từ đó khi mà xe chạy ở đoạn đường thẳng hoặc vào đường cua ko gấp lắm khi mà vận tốc xe vẫn còn lớn.
 
RE: Khí động học trên xe công thức 1

theo lý thuyết khí động học thì vật chuyển động mà có hình dạng như tên lửa ( to ở phần đầu còn bé dần về đuôi ) thì sẽ làm giảm lực cản xuống nhỏ nhất , sao các nhà thiết kế xe đua lại ko làm như vậy nhỉ ? cũng theo lý thuyết thì đầu nhọn mà đuôi rộng thì lực cản sẽ lớn , có bác nào tháo gỡ hộ em được ko
 
Hạng B2
20/5/05
191
0
0
RE: Khí động học trên xe công thức 1

Trích đoạn: dungnhn

theo lý thuyết khí động học thì vật chuyển động mà có hình dạng như tên lửa ( to ở phần đầu còn bé dần về đuôi ) thì sẽ làm giảm lực cản xuống nhỏ nhất , sao các nhà thiết kế xe đua lại ko làm như vậy nhỉ ? cũng theo lý thuyết thì đầu nhọn mà đuôi rộng thì lực cản sẽ lớn , có bác nào tháo gỡ hộ em được ko
Làm kiểu đầu to đuôi nhỏ thì chẳng khác nào "vẽ đường cho hươu chạy" vì xe sẽ tạo ra luồng khí hút nên xe đằng sau sẽ tận dụng và dễ dàng vượt.
 
RE: Khí động học trên xe công thức 1

Trích đoạn: Concept S
Làm kiểu đầu to đuôi nhỏ thì chẳng khác nào "vẽ đường cho hươu chạy" vì xe sẽ tạo ra luồng khí hút nên xe đằng sau sẽ tận dụng và dễ dàng vượt.
Đúng vậy đó....em còn đang chưa hiêu nếu tên lửa như bác gì nói mà làm đầu to thì sao nó bay lên trời đây ta...[8|]...bác đó nói làm em thật sự ko hiểu...:)
 
RE: Khí động học trên xe công thức 1

như bác biết đấy , khi tên lửa hay bất kì vật nào chuyển động trong chất lỏng hoặc chất khí đều phải "rẽ" môi trường , do đó mà tạo nên các đường dòng tưởng tượng ( là các đường chuyển động của các thành phần nhỏ nhất của môi trường ) , tuy nhiên sự phân bố đường dòng ko đều nên tạo ra 1 vùng ko gian hẫng phía sau , lúc đó các thành phần của môi trường sẽ chuyển động rắt nhanh dồn về phía vùng ko gian đó và tạo nên xoáy , giữa vùng trước và sau vật chuyển động có sự chênh lệch áp suất làm cho vật bị đẩy về phía sau với 1 lực rất lớn . Qua thực nghiệm người ta thấy rằng nếu vật có hình dáng nhỏ về đuôi thì lực cản ( bản chất từ sự chênh lệch áp suất) lên vật là nhỏ nhất . chính vì vậy mà tàu thủy hay máy bay đều có hình dạng như vậy
 
RE: Khí động học trên xe công thức 1

Nên nói rõ là khi 1 vật chuyển động trong không khí với vận tốc nhanh sẽ tạo nên 1 khoảng "trống" ở phần đuôi, đồng thời các luồng khí chuyển động trên bề mặt của vật đó cũng sẽ tạo lực cản nếu gặp vật cản...

Đồng ý với bác là nếu phần đuôi càng nhỏ thì sẽ giảm được hiện tượng tạo khoảng "trống" và "air turbulance", nhưng theo em hiểu thì vấn đề đó nói đến thiết kế phần đuôi nên càng nhỏ càng tốt để giảm hiện tượng nói trên chứ không nên hiểu là nên thiết kế phần đầu to...đúng không bác...:D...thiết kế theo em là tối ưu đó là hình điếu sì gà...nhỏ ở 2 đầu, to ở phần mình...:D

Còn trên chiếc F1, đố bác "chiên gia" nào thiết kế được chiếc xe có phần đuôi nhỏ hơn phần đầu...bởi đơn giản khi đó động cơ sẽ lắp ở đâu ta...[8|]...:D