Hạng D
2/12/03
1.896
4.496
113
Vietnam
Nhiều người cho rằng nếu đã chạy tốc độ tối đa cho phép thì không cần nhường đường, nhưng luật quy định khác.

Với câu hỏi "Trường hợp đi tối đa tốc độ cho phép, tôi có được bám làn trái mà không nhường đường cho xe muốn vượt?", khảo sát từ 27/2 đến 11h ngày 29/2 trên VnExpress, có gần 6.000 độc giả trả lời, trong đó 35% lựa chọn phương án nhường đường, và 65% còn lại lựa chọn không nhường.

Phần lớn tài xế Việt hiểu sai luật nhường đường trên cao tốc

Trên một số diễn đàn về xe, giao thông cũng có những khảo sát tương tự và câu trả lời, vẫn là số đông chọn không nhường đường. Vậy luật quy định thế nào?

Theo luật sư Đặng Thành Chung, đoàn luật sư Hà Nội, kết quả này cho thấy, phần lớn người sử dụng xe đang hiểu sai về luật nhường đường. Trong trường hợp này, thiểu số đúng, vì luật quy định "nhường đường là nghĩa vụ của tài xế".


Phần lớn tài xế Việt hiểu sai luật nhường đường trên cao tốc

Biển báo xe đi chậm hơn đi về bên phải. Ảnh: Nguyên Vũ​

Cụ thể, Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt. Tất nhiên, xe xin vượt cũng phải đảm bảo điều kiện chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

Luật sư Chung cho biết, như vậy, trường hợp này lái xe đang bám làn trái và đi đúng tốc độ tối đa, nhưng khi có xe sau xin vượt, nếu đáp ứng được các điều kiện của luật quy định thì vẫn phải nhường đường, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

"Việc xe xin vượt có vi phạm tốc độ hay không sẽ thuộc chức trách kiểm tra xử lý của lực lượng chức năng", luật sư cho biết thêm.

Về chế tài, theo Nghị định 100/2019, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021, tài xế ôtô không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn có thể bị xử phạt 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 1-3 tháng hoặc 2-4 tháng nếu gây tai nạn.

Trong những trường hợp đủ điều kiện nhường đường nhưng tài xế không cho xe khác vượt có thể dẫn đến các tình huống tai nạn nguy hiểm, gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản cho chính mình và những người tham gia giao thông khác.
Theo VNExpress
Các bác Oser thấy sao về vấn đề này ạ?
 
Hạng D
18/12/10
2.038
2.498
113
Sài gòn - Huế - Hà nội
Hầu hết AEOS đều biết và hiểu, vì chuyện này đã được đề cập từ lâu trên OS, nhưng một bộ phận không nhỏ người lái xe vẫn không hiểu hoặc tự suy diễn và rất cố chấp.
Đến hôm nay khi truyền thông dẫn dắt thảo luận và chốt lại vấn đề thì rõ ràng, cho thấy một thực tế đáng tiếc có thể nói là phần lớn người lái xe đã có thói quen không đúng/mất an toàn. Đã bao năm qua cũng không có cơ quan chức năng chính thức cảnh báo những hành vi dẫn đến thói quen mất an toàn của cánh tài xế...cho đến khi tai nạn xãy ra lặp lại nhiều lần trên cao tốc, cộng đồng mạng lại lùm xùm.....mới có dịp để làm rõ kiến thức, hiểu biết cơ bản về tham gia giao thông....
Hy vọng, các nhà quản lý, thầy trò tại các trường dạy lái được cập nhật kiến thức là làm nhiệm vụ lan tỏa những hiểu biết thiết thực này cho lái xe mới.
Vấn đề còn lại: Tỉ lệ hơn một nữa tài xế hiểu chưa đúng kia đến khi nào họ mới hiểu và tự điều chỉnh lại cách nghĩ & thói quen lái xe của mình?
 
  • Like
Reactions: dnt6012
Hạng D
16/11/20
2.984
9.486
113
38
Lý thuyết quy định là thế nhưng trên thực tế có ai xử phạt cái vụ chạy chậm lane trái đâu, không nhường đường cũng có bị phạt đâu. Các xe chạy chậm còn chạy loạn xạ ví dụ ông tuân thủ thì chạy lane phải, ông không tuân thủ thì chạy lane trái vậy là chắn hết 2 lane. Ông đi lane phải thì nghĩ tao đi đúng, nhường lane trái rồi còn gì, muốn vượt thì lane trái mà vượt. Ông đi lane trái thì não oc rồi, nếu biết suy nghĩ thì đã không gây tranh cãi làm gì, không ai nhường ai thế là kẹt. Tình huống nhiều khi đã đi max tốc, chạy lane phải muốn nhường lane trái nhưng chạy 1 đoạn cứ phải đảo ra đảo vô liên tục dưới mật độ lưu thông như hiện nay còn nguy hiểm hơn thôi, ức chế vl, nhớ lại 1 câu, khi một mình ta làm đúng giữa n người làm sai thì có n người nghĩ ta sai chứ không ai nghĩ ta đúng.
 
Hạng C
18/8/20
715
6.228
93
40
Ờ, cơ bản không phải là không biết luật mà dân Việt có tính ăn thua, ra đường thì mặc nhiên bản thân mình trên hết, đéo nhường đường đó, ai làm gì tao :D :D, còn ra đường mà nhường thì chắc anh em CNLers trên này thôi :D :D
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.094
113
Sàigòn
Ý kiến riêng của mình là do Luật GTDB Việt nam quy định lủng củng, gây khó thực thi.

Lấy ví dụ luật Anh (UK), thì "vượt xe" (overtake) là việc 1 chiếc xe (chạy sau) vượt mặt một chiếc xe khác chạy trước (không quan tâm nó vượt bên phải hay bên trái, cũng không quan tâm đường có mấy làn...)

Sau đó người ta mới quy định:
- Phải vượt xe về phía bên trái (của xe bị vượt) (*ở đây luật Anh ghi là bên phải, nhưng mình việt nam hóa thành bên trái).
- Chỉ được vượt bên phải khi:
1. nếu xe phía trước đang có tín hiệu rẽ trái và còn chỗ để làm như vậy.
2. Khi làn đường của bạn đang di chuyển nhanh hơn làn đường bên trái. (quy tắc 163)

Trước đó, trong phần quy tắc chung người ta quy định rõ: khi di chuyển, bạn phải di chuyển phía bên phải đường (Once moving you should keep to the left, unless road signs or markings indicate otherwise - quy tắc 160). Quy tắc này quan trọng nhất, có cơ sở cho việc tuân thủ/xử phạt. VN thì đường nhiều làn là mạnh ai nấy đi, không buộc phải đi phía bên phải đường.

Rõ ràng điểm 2 nói trên là quy định cho trường hợp đường có nhiều làn xe, xe làn bên phải được phép chạy nhanh hơn làn bên trái (và đó cũng bị coi là hành vi "vượt xe"), trong khi VN lại không coi đây là "vượt xe".

 
Ý kiến của luật sư này cũng chưa đủ vững chắc, luật quy định "Nếu đủ điều kiện an toàn" thì mới phải nhường. Vấn đề là khi đã đạt tốc độ tối đa mà xe sau xin vượt nghĩa là xe sau quá tốc độ thì có coi là an toàn hay không. Nếu quá tốc độ mà vẫn an toàn thì người ta giới hạn tốc độ để làm gì. Vì vậy theo cá nhân mình, một xe đã đi quá tốc độ cho phép thì không còn an toàn nữa, và không có lý do gì để xin vượt xe khác.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.094
113
Sàigòn
Ý kiến của luật sư này cũng chưa đủ vững chắc, luật quy định "Nếu đủ điều kiện an toàn" thì mới phải nhường. Vấn đề là khi đã đạt tốc độ tối đa mà xe sau xin vượt nghĩa là xe sau quá tốc độ thì có coi là an toàn hay không. Nếu quá tốc độ mà vẫn an toàn thì người ta giới hạn tốc độ để làm gì. Vì vậy theo cá nhân mình, một xe đã đi quá tốc độ cho phép thì không còn an toàn nữa, và không có lý do gì để xin vượt xe khác.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Cái quan trọng là anh dựa vào đâu để xác định xe sau "quá tôc độ"?

Việc xác định 1 chiếc xe chạy đúng hay quá tốc độ theo luật là việc của cơ quan nhà nước? tại sao một người tham gia giao thông bình thường (tài xế của xe bị vượt) lại có thể xác định? anh ta không có quyền, và cũng không có khả năng! Dựa vào công tơ mét của xe mình để xác định xe sau chạy quá tốc độ là SAI!

Còn tiêu chí "đủ điều kiện an toàn" thì rộng hơn, không chỉ mỗi tốc độ, nhưng tiêu chí này nhìn từ góc độ bác nói thì nó nhắm đến điều kiện của "người cho vượt" chứ không phải của "người xin vượt".
 
Cái quan trọng là anh dựa vào đâu để xác định xe sau "quá tôc độ"?

Việc xác định 1 chiếc xe chạy đúng hay quá tốc độ theo luật là việc của cơ quan nhà nước? tại sao một người tham gia giao thông bình thường (tài xế của xe bị vượt) lại có thể xác định? anh ta không có quyền, và cũng không có khả năng! Dựa vào công tơ mét của xe mình để xác định xe sau chạy quá tốc độ là SAI!

Còn tiêu chí "đủ điều kiện an toàn" thì rộng hơn, không chỉ mỗi tốc độ, nhưng tiêu chí này nhìn từ góc độ bác nói thì nó nhắm đến điều kiện của "người cho vượt" chứ không phải của "người xin vượt".
1. Lái xe khi nào cũng kiểm soát xe mình tốc độ bao nhiêu, xe mình max mà xe sau vượt thì chắc chắn vượt max rồi, còn lý sự cùn theo kiểu xác định xe sau chạy đúng tốc độ hay không là việc của cơ quan nhà nước, thì việc xe trước không nhường có đúng luật hay không cũng là việc của cơ quan nhà nước, anh không có quyền yêu cầu xe trước nhường, luật quy định xe xin vượt chỉ được vượt khi xe trước đã sang bên phải.
Phần lớn tài xế Việt hiểu sai luật nhường đường trên cao tốc

2. Tiêu chú đủ điều kiện an toàn như bạn nói đó là chủ quan suy nghĩ của bạn, còn luật không quy định như vậy.
3. Khi học lý thuyết về văn hóa, đạo đức khi tham gia giao thông thì văn hóa giao thông là tuân thủ pháp luật, vì vậy khi đã không tuân thủ pháp luật thì đừng bàn đến văn hóa, ý thức giao thông nữa. Đừng yêu cầu người khác phải nhường mình khi mình sai, đừng cổ súy cho việc vi phạm luật.
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.094
113
Sàigòn
1. Lái xe khi nào cũng kiểm soát xe mình tốc độ bao nhiêu, xe mình max mà xe sau vượt thì chắc chắn vượt max rồi, còn lý sự cùn theo kiểu xác định xe sau chạy đúng tốc độ hay không là việc của cơ quan nhà nước, thì việc xe trước không nhường có đúng luật hay không cũng là việc của cơ quan nhà nước, anh không có quyền yêu cầu xe trước nhường, luật quy định xe xin vượt chỉ được vượt khi xe trước đã sang bên phải. View attachment 3111422
2. Tiêu chú đủ điều kiện an toàn như bạn nói đó là chủ quan suy nghĩ của bạn, còn luật không quy định như vậy.
3. Khi học lý thuyết về văn hóa, đạo đức khi tham gia giao thông thì văn hóa giao thông là tuân thủ pháp luật, vì vậy khi đã không tuân thủ pháp luật thì đừng bàn đến văn hóa, ý thức giao thông nữa. Đừng yêu cầu người khác phải nhường mình khi mình sai, đừng cổ súy cho việc vi phạm luật.
Khoản 2, điều 14: "Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải." chính là yêu cầu đối với xe xin vượt. nó có nói gì đế tốc độ của xe xin vượt hay không?

Khoản 3, điều 14: "Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt." là yêu cầu đối với xe bị vượt, cũng có nói gì đến điều kiện vận tốc hay không?

Còn nếu nói về "đạo đức" lái xe, anh không cho xe khác vượt chính là anh đang "kém" về đạo đức, và anh đang vin vào cái lý do mà anh không có quyền phán xét, đó là "tốc độ" của xe xin vượt!