Singapor còn nhỏ hơn TP.HCM mà thu nhập đầu người rất cao, so sánh với VN là rất khập khiễng. VN nên so sánh với Lào, CPC sẽ hợp lý hơn.các anh than chi cho mệt. qua Sing có tiền muốn đóng phí để có biển số chạy chưa chắc được
các anh cứ cho là mua xe giá 850tr nhưng cho trả trước 700tr còn 150tr trả lần trong 10 năm là xong
Chúc mừng năm mới các bác!
Còn về thuế phí VN hiện có rất nhiều bất hợp lý với người dân, nhưng hợp lý với nhà nước. Nguyên tắc thu nhầm hơn bỏ sót, cái lớn thì đụng trạm đến thượng tầng, nên cái nhỏ thu của cu đen dễ hơn.
Còn về phí bảo trì đường bộ và trạm thu phí trên đường nâng cấp (QL, TL, HL, ...) nó là một vấn đề lợi ích nhóm. Đúng luật thì chỉ đường làm mới hoàn toàn mới được đặt trạm BOT, còn đường nâng cấp thì dùng phí bảo trì đường bộ và thuế nhập khẩu xe, thuế tiêu thụ đặc biệt xe để làm. Nếu còn thiếu thì tăng, chứ đặt trạm bot dân sẽ hiểu phí chồng phí.
Phí bảo trì đường bộ cơ bản mình thấy ổn, phần lớn các nước đều thu. Có điều là ở VN hệ thống BOT dày đặc quá đi tới đâu cũng phải đóng phí nên gây ra hiện tượng phí chồng phí, trong khi đó hạ tầng nói chung không được cải thiện nhiều ở những tuyến không phải BOT càng gây bức xúc. Mình ở UK gần như không phải đóng phí qua trạm (số lượng đếm trên đầu ngón tay) khi sử dụng hệ thống cao tốc.
Cá nhân mình có cơ hội đc đi nhiều nơi trong mấy năm qua. Mình thấy nhiều đường ở vùng xa vùng ít dân ngoài đi vào ở miền núi tây bắc, miền trung hay tây nguyên đều đang được nâng cấp, mở rộng hàng năm. Những công trình này lấy từ nguồn bảo trì đường bộ. Mật độ các trạm thu phí cũng bớt hơn nhiều so với năm 2018-2019. Mình không biết về mặt quản lý nguồn vốn, cách sử dụng này đã tốt và đúng chưa. Nhưng mình tin tưởng vào cách chính phủ và bộ giao thông đang điều hành và xây dựng mảng này.