RE: Phun xăng điện tử - EFI
Thực ra, nói về Phun Xăng Cơ khí thì khá dài dòng đó...!
Hệ thống phun nhiêu liệu cho động cơ xăng đã được phát triển từ ...đầu thế kỷ 20 cơ bác ạ, năm 1903 là đã có những Động cơ phun Xăng được sản xuất và Sử dụng rồi, có điều là cho ...máy bay cơ !
( Chắc phải vậy nhỉ, chứ đang bay lộn nhào mà xăng rơi ra khỏi CHK thì Tỏi làm sao?
)...
Những bộ Phun xăng Cơ khí như vậy khá đơn giản và được dẫn động bởi Động cơ ( Bơm, Cơ cấu định lượng nhiên liệu, van Điều tiết Lưu lượng..... ), càng về sau HTPXCK càng được cải thiện dần, điển hình là HT K-Jetronic của Bosch hay dùng trên các xe Mer đời cũ...!
Vậy nên, HTPXCK cũng có nhiều loại và Nguyên lý Hoạt động không giống nhau lắm, có loại hoạt động na ná như bộ Bơm cao áp và định lượng trong bơm của máy Diesel ( bác Vuong đã nói rồi đó!), Cũng có loại phun liên tục ( K-Jetronic mà em đã nói, K là chữ gì đó tương tương "continuos" của tiếng Anh, hình như là Kontinueirlich [&:] !), lượng xăng phun sẽ được điều chỉnh thông qua giá trị tuyệt đối của áp suất nhiên liệu tại kim phun..., có loại chỉ nhận tín hiệu duy nhất là vị trí Bướm ga thông qua ...dây cáp (ga lớn thì phun nhiều và ngược lại, đơn giản quá nhỉ?
) nhưng cũng có loại có đo lưu lượng khí nạp và Hồi tiếp tín hiệu đàng hòang như các bộ E.F.I đời sau, cũng có loại Phun đơn điểm, đa điểm không khác gì các bộ E.F.I sau này...!
Tuy nhiên, vì là phun Cơ khí nên sẽ rất khó giải quyết các vấn đề :
1. Sự tán sương nhiên liệu : áp suất thay đổi liên tục dù là Phun Liên tục hay ngắt quãng nên nhiên liệu phun không chuẩn, không tán sương nên hóa hơi kém, dẫn tới hiệu suất cháy nổ sinh công cũng kém, buộc lòng phải phun "dư" nhiêu liệu hơn mới bảo đảm quá trình cháy nổ trọn vẹn.
2. Sự định lượng nhiên liệu : Việc duy trì các thông số áp suất chuẩn qua thời gian sử dụng là rất khó, hơn nữa, việc đòi hỏi tín hiệu hồi tiếp từ quá nhiều giá trị liên quan ( nhiệt độ môi truờng, động cơ, áp thấp trong cổ góp, tải trọng, nồng độ khí thải...) có vẻ "quá sức" với 1 hệ thống cơ khí áp dụng cho sản phẩm dân dụng và phổ thông như Ô tô. Đây cũng có lẽ chính là điều mà bác Funcar thắc mắc...
3. SỰ bù các sai số Phát sinh trong quá trình sử dụng, nhất là khi động cơ đã cũ. Đó chính là lý do tại sao trong 1 khỏang thời gian dài, dân VN ta ưa chuộng xe CHK hơn là xe " Phun xăng" hay " Xài béc". Nói tới Phun xăng là đồng nghĩa với việc " uống như uống bia, vật gara lên bờ xuống ruông..."
Vậy nên E.F.I và các hệ thống tương đương mới ra đời để Bổ sung các nhược điểm của thế hệ trước và tồn tại tới ngày nay.....!
P.S :Bác Funcar bắt em trình bày hết chắc...chết quá, vả lại, em cũng không...thuộc bài lắm đâu, đã lâu quá rồi mà...!