Hạng B2
16/4/11
133
70
28
Những bác nào cần thì gom gom số lượng để em nhập cả thể. Giá khoảng 170k/ cặp.
Giá này đã tính luôn cước về VN chưa bác? Nếu rồi, bác cho em đặt 2 cặp nha. Cám ơn bác trước.
 
Hạng F
13/9/07
6.537
2.783
113
otosaigon.com
Có bác nào thử cái này chưa?
Việc phải phơi mình dưới cái nắng hè chói chang sau kính lái quả thực không hề dễ chịu chút nào với mọi lái xe. Đen và hại da, nội thất xe bị hun nóng, điều hòa phải chạy vất vả và tốn xăng hơn là những điều ta có thể thấy ngay được. Giải pháp sử dụng phim dán kính chống nóng là cách hiệu quả nhất để giảm thiểu các vấn đề trên.

Phim chống nóng là gì?
Là một sản phẩm ra đời từ nhu cầu của các phi công máy bay dân dụng, vốn luôn phải chịu cái nóng rát của tia tử ngoại và hồng ngoại khi bay trên các tầng mây, phim chống nóng có tác dụng cản một phần lớn năng lượng nhiệt hấp thụ vào trong khoang lái. Sự ưu việt của sản phẩm này đã khiến các nhà sản xuất mau chóng áp dụng sản phẩm này vào thị trường xe hơi.​

pilot_in_airplane_drivers_cockpit_091PGB01140.jpg
Bản chất của phim chống nóng hay còn gọi là phim cách nhiệt là một tấm lọc quang phổ làm bằng nhựa polyester, nó giúp cản hầu hết tia tử ngoại (UV) chiếm 9% năng lượng trong chùm ánh sáng mặt trời và tia hồng ngoại (bản chất là sóng điện từ) chiếm 50% năng lượng trong chùm ánh sáng mặt trời. Do đó, phim cách nhiệt tiêu chuẩn có khả năng loại trừ tới 60% năng lượng nhiệt từ mặt trời xuyên qua kính xe mà không ngăn cản lượng bức xạ nhìn thấy (ánh sáng) giúp hạn chế tối đa việc giảm khả năng nhìn của tài xế.​
tint_2.jpg

Ưu điểm chính của phim cách nhiệt là làm cân bằng nhiệt độ trong xe. Ngoài ra, phim cách nhiệt còn chống lại những tia cực tím có thể gây hại cho da, bảo vệ được nội thất xe của bạn trong điều kiện nắng nóng, nâng cao tuổi thọ của nội thất và những vật dụng bên trong xe. Việc hạn chế nhiệt mặt trời lọt vào xe trong điều kiện vận hành cũng góp phần giảm tải cho hệ thống điều hòa nhiệt độ, qua đó giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ.​
Trong các ưu điểm đã nêu, nhược điểm rõ nhất khi dán phim cách nhiệt là hạn chế khoảng 20% khả năng nhìn của lái xe. Về lý thuyết, khả năng cách nhiệt của film luôn tỉ lệ thuận với khả năng xuyên sáng, do đó các nhà sản xuất film cách nhiệt cho xe hơi luôn phải áp dụng các công nghệ cao nhất để tối ưu hóa việc cách nhiệt nhưng vẫn đảm bảo khả năng nhìn của lái xe.​
tint-scale.jpg

Cấu tạo của phim cách nhiệt
Mọi sản phẩm phim cách nhiệt tiêu chuẩn đều có cấu tạo chung là được tráng các lớp hợp chất giúp hấp thụ tia tử ngoại và tia hồng ngoại (nhiệt) lên trên bề mặt nhựa polyester. Mỗi hãng có một phương pháp tráng khác nhau và sử dụng cơ chế hấp thụ riêng theo đặc thù sản phẩm của mình.​

c%E1%BA%A5u%20t%E1%BA%A1o.jpg
Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp tráng và nguyên liệu nào thì cuối cùng, sản phẩm cũng phải được thể hiện dưới các thông số như độ xuyên sáng (còn gọi là tỷ lệ truyền sáng), tỷ lệ cách nhiệt (hấp thụ tia hồng ngoại) và khả năng hấp thụ tia tử ngoại. Ngoài ra còn có các tiêu chí đánh giá về độ phản chiếu, độ chống xước, cản tia cực tím…​
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phim và hãng sản xuất phim cách nhiệt khác nhau. Tuy nhiên mỗi hãng đều chỉ có 2 hạng sản phẩm (cao cấp và phổ thông) và 2 loại film (film kính lái và film kính bên). Phim cách nhiệt cao cấp được tráng các lớp kim loại bạc nano cho khả năng hấp thụ và tản nhiệt cao nhất. Phim phổ thông chỉ sử dụng kim loại phủ thường như crôm, niken. Phim kính lái có khả năng xuyên sáng tốt hơn phim dán kính bên (khả năng cản nhiệt nhỏ hơn).​
Có nhiều bạn đọc thắc mắc rằng: tại sao với các loại phim khác nhau, có cùng thông số kỹ thuật giống nhau trên quảng cáo nhưng lại có giá thành rất khác nhau (có thể chênh lệch tới 40%). Xin thưa, các thông số kỹ thuật trên quảng cáo mà nhà sản xuất đưa ra chỉ được thực hiện trong điều kiện tĩnh của phòng thí nghiệm mà thôi.​
Trên thực tế, khả năng và hiệu xuất của phim cách nhiệt phụ thuộc nhiều vào điều kiện sử dụng thực tế. Chất liệu cấu thành phim liên quan trực tiếp tới độ bền vật lý của phim khi sử dụng ngoài trời do các phản ứng hóa học của vật liệu khi chịu tác dụng của ánh sáng mặt trời. Các lớp phủ kim loại mỏng hơn sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm và giúp tấm phim “mềm” hơn, dễ tạo hình khi dán hơn nhưng sẽ có độ bền kém hơn, tức là khả năng cách nhiệt sẽ mau chóng giảm dần trong quá trình sử dụng. Lớp keo dán trên phim tốt hơn sẽ giúp cho khả năng xuyên sáng tốt hơn, dùng lâu bong hơn. Keo dán bị biến tính do tác dụng của nhiệt sẽ gây ra các ảo ảnh khi nhìn qua kính lái. Hiên nay, trên thế giới chỉ có một số nhà sản xuất danh tiếng nắm được công nghệ keo tráng hoàn hảo trên bề mặt phim cách nhiệt.
Dán film cách nhiệt thế nào?
Đa số khách hàng dường như chỉ quan tâm tới độ “xịn” của phim cách nhiệt chứ không hề để ý xem nó được dán lên xe thế nào. Xin lưu ý, độ bền và hiệu quả sử dụng của phim cách nhiệt liên quan rất nhiều tới kĩ thuật dán. Phóng viên Otofun News đã trực tiếp tham quan một cơ sở dán phim cách nhiệt uy tín để hiểu thêm về quy trình dán film tiêu chuẩn.

IMG_7093.JPG

Yêu cầu bắt buộc là phòng dán phim phải kín, không bụi và có nhiệt độ ổn định

IMG_7088.JPG

Đầu tiên, kỹ thuật viên vệ sinh bề mặt ngoài của kính để tạo mặt dưỡng lấy khuôn phim. Để đảm bảo cho việc hóa chất tẩy rửa không tạo phản ứng hóa học với tấm phim gây giảm độ bền của phim, xà phòng tẩy rửa mặt kính thường được dùng Sonax chuyên dụng hoặc sữa tắm Johnson Baby.

IMG_7090.JPG

Sau đó, mặt kính được lau khô bằng khăn vi sợi để đảm bảo không có bụi dính vào tấm phim.

IMG_7098.JPG

Cuộn phim được trải đều trên mặt trước kính lái để lấy khuôn.

IMG_7099.JPG

Cắt phim theo mép kính.

IMG_7102.JPG

Sấy nóng đều mặt phim để tạo hình theo mặt cong của kính

IMG_7107.JPG

Đây chính là công đoạn mất nhiều thời gian nhất, đòi hỏi kỹ thuật viên phải có tay nghề cao bởi nếu tạo hình không chuẩn, phim sẽ rất nhanh bong mép sau khi dán. Phim càng cao cấp (bề mặt tráng nhiều lớp kim loại) thì việc tạo hình khuôn càng phức tạp và khó khăn.​

IMG_7108.JPG

Sau khi tạo hình phim, kỹ thuật viên sẽ vệ sinh bề mặt trong của tấm kính. Lưu ý bề mặt táp lô phải được phủ một tấm khăn lớn để tránh nước và bụi bẩn. Đối với quy trình dán phim cách nhiệt, vấn đề vệ sinh luôn được thực hiện rất khắt khe bởi chỉ một hạt cát nhỏ cũng có thể làm hỏng toàn bộ tấm phim dán.

IMG_7111.JPG

Đối với những mặt kính được dán lại phim mới, việc vệ sinh lớp keo cũ cần phải được thực hiện tỉ mỉ và kĩ càng.

IMG_7117.JPG

Sau khi phun lên bề mặt kính một lớp bọt xà phòng, tấm phim đã được tạo hình sẽ được
bóc lớp nilon bảo vệ mặt keo và dán vào mặt trong của kính.
IMG_7122.JPG

Kĩ thuật viên tiếp tục phun một lớp nước lên trên mặt phim vừa dán để giữ độ ẩm
và giúp việc dán miết phim dễ dàng hơn.​

IMG_7125.JPG

Gạt lần 1 bằng tay gạt silicon để loại bỏ xà phòng
và nước ra khỏi mặt tiếp xúc giữa tấm phim và kính lái.

IMG_7135.JPG

Gạt tiếp lần 2 bằng tay gạt nhựa để loại bỏ hoàn toàn bọt khí bên trong​

IMG_7139.JPG

Xử lý cẩn thận các mép phim để tránh bong sau khi dán

IMG_7141.JPG

Sấy lại mặt phim để lớp keo bám chặt vào bề mặt kính​

IMG_7147.JPG

Sau cùng, kỹ thuật viên kiểm tra lại bằng mắt toàn bộ bề mặt kính vừa dán

IMG_7145.JPG

Phim dán đạt yêu cầu phải đảm bảo độ trong khi nhìn qua kính lái, hình ảnh đảm bảo độ chân thực, mọi lỗi bọt khí khi dán sẽ làm xuất hiện các ảo ảnh trên mặt kính. Ta có thể thấy mép đèn neon luôn thẳng và sắc nét, đây là cách kiểm tra chất lượng dán phim đơn giản nhất.​

IMG_7150.JPG

Mép tấm phim phải ke, phẳng và sắc nét, tránh các trường hợp phải ghép phim
(một số cửa hàng dán film có thể sẽ "tiết kiệm" bằng cách ghép các miếng thừa lại với nhau).​

Hiệu quả của việc dán phim cách nhiệt​
Những con số lằng nhằng về các loại phần trăm có thể sẽ làm bạn rối trí và mơ hồ về khả năng cũng như hiệu quả cách nhiệt và chống nóng của phim dán kính. Dưới sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật, PV đã làm thử một số trắc nghiệm nhỏ
để giúp bạn hiểu rõ hơn​
công dụng của phim cách nhiệt.

IMG_7159.JPG

2 chiếc nhiệt kế có cùng nhiệt độ trung bình trong phòng điều hòa được đặt sau một tấm kính,
một nửa để trắng và một nửa được dán phim cách nhiệt.​

IMG_7162.JPG

Một chiếc đèn hồng ngoại được rọi đều cho cả 2 bên​

IMG_7166.JPG

Chỉ sau 1 phút 30 giây, nửa tấm kính không được dán phim đã nhanh chóng tăng lên 11 độ C, bên dán phim chỉ tăng 1 độ C
IMG_7175.JPG

Sau 5 phút, bên không dán phim đã tăng sấp xỉ 50 độ C và bên có dán phim chỉ tăng lên 34 độ C
Lưu ý:
- Thử nghiệm trong phòng với đèn hồng ngoại chủ yếu để chứng minh khả năng ngăn tia hồng ngoại (chứa phần lớn năng lượng nhiệt mặt trời). Trên thực tế, vẫn có tới hơn 30% năng lượng nhiệt mặt trời bị hấp thụ qua kính lái (năng lượng ánh sáng)
.
- Phim dán kính phát huy tác dụng tốt nhất khi xe đang chạy, bởi luồng gió chạy qua bề mặt kính lái sẽ giúp tản lượng nhiệt bị tấm phim giữ lại. Khi xe đỗ dưới trời nắng, các mặt kính dù có dán phim cũng vẫn sẽ mau chóng bị bão hòa nhiệt và sẽ không ngăn được sức nóng truyền vào trong nội thất xe. Lúc này, phim dán kính chỉ có tác dụng mau chóng giải thoát lượng nhiệt trong xe khi xe di chuyển.

Lựa chọn phim cách nhiệt
Dù trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu phim cách nhiệt khác nhau, có thể kể đến các thương hiệu nổi tiếng như V-Kool; Llumar; 3M; FSK; Eurocool... với giá cả chênh lệch khác nhau, chưa kể các loại phim dán có xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc... như người viết bài sẽ không khuyên bạn nên chọn thương hiệu nào bởi điều đó sẽ làm cho tính khách quan của bài viết bị giảm thiểu. Tuy nhiên, có một điều luôn đúng trong trường hợp này, đó là "tiền nào của nấy", thương hiệu uy tín luôn đảm bảo mang đến chất lượng sản phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất. Sẽ rất đáng ngạc nhiên nếu bạn đã bỏ ra cả tỉ đồng để tậu về chiếc xế cưng, nhưng lại tiết kiệm một vài triệu cho việc chống nóng cho xe. Điều đó là thất sách và rất không kinh tế.​
- See more at: http://news.otofun.net/Tu-van-15/Fi...-dieu-can-biet!-4246.ofn#sthash.TAhJ3ZFL.dpuf

Tham khảo thêm:
https://www.otosaigon.com/threads/em-di-dan-film-cach-nhiet.8728009/