Hạng F
10/3/07
5.056
9.652
113
Thủ Đức - TP.HCM
Em mới đi một chuyến Sài Gòn - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng về.

Chuyện này em nghe ở Cà Mau:
Có chị kia đến bệnh viện khám chỗ kín. Chị gặp một vị bác sĩ phụ khoa và nói: "Nhờ bác sĩ khám giùm cái mu cua của em. Nó làm em khó chịu quá. Mà chồng em vì chuyện này cũng xa lánh em luôn."

Vị bác sĩ hỏi rõ sự tình xong thì nói: "Ở đây là bệnh viện nên lần sau đến gặp bác sĩ thì chị phải nói là bị bệnh phụ khoa, chứ nói bệnh mu cua thì bác sĩ không hiểu đâu nhé."

Khám xong, bác sĩ kê toa thuốc. Một tuần sau thì chị khỏi bệnh. Tất nhiên là anh chồng cũng rất hào hứng về chuyện này. Nhân chuyến đi biển về, anh này bèn xách một bao cua biển tươi vào bệnh viện đòi gặp bằng được vị bác sĩ nọ và nói: "Cám ơn bác sĩ đã chữa lành bịnh cho vợ em. Dân biển hổng có gì cao sang, em xin tặng bác sĩ mấy ký phụ khoa ăn chơi."
 
Hạng F
10/3/07
5.056
9.652
113
Thủ Đức - TP.HCM
Cũng là chuyện liên quan đến bác sĩ:

Một cô gái tuổi đôi mươi,
Mặt mày xinh đẹp, dáng người thướt tha.
Có lần đi khám y khoa,
Gặp anh bác sĩ hào hoa vô cùng.
Về nhà cô kể lung tung,
Cha ơi, anh ấy lạ lùng lắm thay.
Nhìn con anh nói thế này:
‘Hôm nay anh gặp một ngày rất xui
Ống nghe anh đã quên rồi,
Nên anh dùng tạm tai người nghe em’
Rồi anh nghe phổi nghe tim,
Ðôi mắt anh ấy lim dim mơ màng,
Tai anh áp sát dịu dàng,
Rà lên rà xuống nhẹ nhàng đó cha,
Mà anh khám kỹ lắm nha,
Chỉ nghe tim phổi mất ba giờ liền.
Bố nhìn con gái dịu hiền,
Trong lòng rất đỗi muộn phiền nói ngay:
“Thằng cha này xỏ lá thay
Nhưng mà con cũng còn may quá trời
Nó quên cái ống nghe thôi
Chứ quên ống chích tiêu đời con luôn”.
 
Hạng F
13/9/07
6.539
2.783
113
otosaigon.com
Gửi mấy chị sắp lớn & mấy anh . . . sồn sồn:D

Chiều hôm trước, tôi vô tình gặp lại một cô bạn cũ thời cấp ba. Nghe đâu bạn lấy chồng từ hồi mới tốt nghiệp phổ thông. Cưới bạn, cả lớp chúng tôi không được mời chung vui. Đơn giản vì chồng bạn bằng tuổi bố bạn, bạn sợ tiếng lấy chồng già, sợ chúng tôi chê cười, và bắt đầu cuộc hôn nhân không một lời chúc phúc từ bạn bè. Nàng cưới trong im lặng.

Bốn năm không gặp, bạn vẫn trẻ trung và xinh đẹp như ngày nào. Nếu có khác đi chăng nữa thì chắc là bạn biết chăm chút bản thân nhiều hơn, ăn mặc hợp thời hơn và trầm tính hơn. Chồng bạn là bạn của bố vợ. Họ quen nhau khi ông chuyển công tác về quê bạn để xây dựng nhà máy mía đường. Một ngày, họ trao nhau tiếng yêu với danh xưng chú-cháu. Lắm lúc, bạn thấy có lỗi khi gặp ánh mắt bối rối của cha bạn, khi chồng một tiếng cha, hai tiếng cha hay sự ngập ngừng của mẹ khi kêu chồng mình một tiếng con rể.

Con gái vừa học hết cấp 3 đã vội vàng lấy một ông chồng bốn mươi mấy tuổi, người ngoài nhìn vào cứ tưởng bạn lấy chồng vì địa vị và tiền bạc của ông hoặc vì bạn “trót dại” chứ chẳng ai tin vào một tình yêu nào hết.Đúng là gia đình ông giàu có nhưng bạn lấy chồng vì tình cảm bạn dành cho chồng, vì sự ấm áp trong những cái ôm siết chặt, cái bờ vai vững chãi và cả sự chín chắn trong cách suy nghĩ của ông - điều mà bạn không tìm thấy ở những người bạn trai cùng tuổi chứ chẳng phải một sự lỡ làng “ăn cơm trước kẻng” nào hết.

Cạnh chồng, bạn thấy mình được chở che, an tâm và bình yên lạ. Ông không bao giờ suồng sã, không chấp nhặt những điều vợ chưa đúng. Ông bình tĩnh, điềm đạm, tôn trọng quyết định của vợ và hơn hết, ông không bao giờ coi vợ là một con nhóc mới tập tành yêu đương. Ông chân thành và nghiêm túc trong mọi mối quan hệ và không hời hợt như những cậu trai bạn từng thương. Ông biết cách làm cho vợ vui, ông biết chia sẻ những nỗi buồn đang thơ thẩn trong mắt vợ. Ông cho vợ niềm tin về một gia đình nhỏ, có ông, có bạn và những đứa con. Yêu ông, bạn chấp nhận sự phản đối của gia đình, dòng họ, chấp nhận những tiếng chê bai của người đời.

7 năm làm vợ, thỉnh thoảng bạn cũng thấy chạnh lòng khi bạn bè cùng tuổi đang vô tư tận hưởng tuổi thanh xuân, học hành, chơi bời trong khi bạn đã con bồng, con bế, suốt ngày lu bu với công việc, nhà cửa, con cái. Lắm lúc có đám cưới bạn, bạn lén đi một mình mà không có ông, một phần vì bạn ngại với bạn bè, phần nữa là sợ ông không thoải mái.

Rồi cũng không ít khi nàng tủi thân, òa khóc như một đứa trẻ, làm nũng ông, giận hờn ông vô cớ hoặc vợ chồng to tiếng với nhau chỉ vì những suy nghĩ thiếu chín chắn của ông. Nhưng hình như lúc nào ông cũng là người chủ động làm lành, mặc cho lỗi tại bạn đi chăng nữa. Và hình như, trong 7 năm đó, chưa bao giờ chồng bạn bỏ bê vợ con hay lỡ quên một ngày kỷ niệm nào trong tình yêu của họ dù ông bận tối ngày.

25 tuổi, bạn có hai đứa con, một ông chồng già tâm lý, một cửa hàng áo cưới cho riêng mình, một nhan sắc trẻ trung nhưng không kém phần sắc sảo... trong khi nhiều đứa bạn cùng tuổi với chúng tôi vẫn vô tư thất nghiệp, ế chỏng ế chơ. Bạn cười, đó là sự chọn lựa của bạn, và sự chọn lựa nào cũng phải đánh đổi. Bạn đánh đổi tuổi trẻ, chịu nhiều điều tiếng để đấu tranh cho tình yêu, chấp nhận hi sinh để có được một gia đình hạnh phúc.

Suy cho cùng, là đàn bà thì ai cũng muốn có một người đàn ông bên cạnh, cảm thông và yêu thương họ. Đàn bà sinh ra là để được yêu thương. Tôi nghe đâu đó nói như thế. Vậy thì nếu bạn tìm được một người đàn ông như thế thì già hay trẻ đâu phải là vấn đề. Đúng không?
(Sưu tầm internet)
 
Hạng D
10/3/06
1.727
346
83
Gửi mấy chị sắp lớn & mấy anh . . . sồn sồn:D

Chiều hôm trước, tôi vô tình gặp lại một cô bạn cũ thời cấp ba. Nghe đâu bạn lấy chồng từ hồi mới tốt nghiệp phổ thông. Cưới bạn, cả lớp chúng tôi không được mời chung vui. Đơn giản vì chồng bạn bằng tuổi bố bạn, bạn sợ tiếng lấy chồng già, sợ chúng tôi chê cười, và bắt đầu cuộc hôn nhân không một lời chúc phúc từ bạn bè. Nàng cưới trong im lặng.

Bốn năm không gặp, bạn vẫn trẻ trung và xinh đẹp như ngày nào. Nếu có khác đi chăng nữa thì chắc là bạn biết chăm chút bản thân nhiều hơn, ăn mặc hợp thời hơn và trầm tính hơn. Chồng bạn là bạn của bố vợ. Họ quen nhau khi ông chuyển công tác về quê bạn để xây dựng nhà máy mía đường. Một ngày, họ trao nhau tiếng yêu với danh xưng chú-cháu. Lắm lúc, bạn thấy có lỗi khi gặp ánh mắt bối rối của cha bạn, khi chồng một tiếng cha, hai tiếng cha hay sự ngập ngừng của mẹ khi kêu chồng mình một tiếng con rể.

Con gái vừa học hết cấp 3 đã vội vàng lấy một ông chồng bốn mươi mấy tuổi, người ngoài nhìn vào cứ tưởng bạn lấy chồng vì địa vị và tiền bạc của ông hoặc vì bạn “trót dại” chứ chẳng ai tin vào một tình yêu nào hết.Đúng là gia đình ông giàu có nhưng bạn lấy chồng vì tình cảm bạn dành cho chồng, vì sự ấm áp trong những cái ôm siết chặt, cái bờ vai vững chãi và cả sự chín chắn trong cách suy nghĩ của ông - điều mà bạn không tìm thấy ở những người bạn trai cùng tuổi chứ chẳng phải một sự lỡ làng “ăn cơm trước kẻng” nào hết.

Cạnh chồng, bạn thấy mình được chở che, an tâm và bình yên lạ. Ông không bao giờ suồng sã, không chấp nhặt những điều vợ chưa đúng. Ông bình tĩnh, điềm đạm, tôn trọng quyết định của vợ và hơn hết, ông không bao giờ coi vợ là một con nhóc mới tập tành yêu đương. Ông chân thành và nghiêm túc trong mọi mối quan hệ và không hời hợt như những cậu trai bạn từng thương. Ông biết cách làm cho vợ vui, ông biết chia sẻ những nỗi buồn đang thơ thẩn trong mắt vợ. Ông cho vợ niềm tin về một gia đình nhỏ, có ông, có bạn và những đứa con. Yêu ông, bạn chấp nhận sự phản đối của gia đình, dòng họ, chấp nhận những tiếng chê bai của người đời.

7 năm làm vợ, thỉnh thoảng bạn cũng thấy chạnh lòng khi bạn bè cùng tuổi đang vô tư tận hưởng tuổi thanh xuân, học hành, chơi bời trong khi bạn đã con bồng, con bế, suốt ngày lu bu với công việc, nhà cửa, con cái. Lắm lúc có đám cưới bạn, bạn lén đi một mình mà không có ông, một phần vì bạn ngại với bạn bè, phần nữa là sợ ông không thoải mái.

Rồi cũng không ít khi nàng tủi thân, òa khóc như một đứa trẻ, làm nũng ông, giận hờn ông vô cớ hoặc vợ chồng to tiếng với nhau chỉ vì những suy nghĩ thiếu chín chắn của ông. Nhưng hình như lúc nào ông cũng là người chủ động làm lành, mặc cho lỗi tại bạn đi chăng nữa. Và hình như, trong 7 năm đó, chưa bao giờ chồng bạn bỏ bê vợ con hay lỡ quên một ngày kỷ niệm nào trong tình yêu của họ dù ông bận tối ngày.

25 tuổi, bạn có hai đứa con, một ông chồng già tâm lý, một cửa hàng áo cưới cho riêng mình, một nhan sắc trẻ trung nhưng không kém phần sắc sảo... trong khi nhiều đứa bạn cùng tuổi với chúng tôi vẫn vô tư thất nghiệp, ế chỏng ế chơ. Bạn cười, đó là sự chọn lựa của bạn, và sự chọn lựa nào cũng phải đánh đổi. Bạn đánh đổi tuổi trẻ, chịu nhiều điều tiếng để đấu tranh cho tình yêu, chấp nhận hi sinh để có được một gia đình hạnh phúc.

Suy cho cùng, là đàn bà thì ai cũng muốn có một người đàn ông bên cạnh, cảm thông và yêu thương họ. Đàn bà sinh ra là để được yêu thương. Tôi nghe đâu đó nói như thế. Vậy thì nếu bạn tìm được một người đàn ông như thế thì già hay trẻ đâu phải là vấn đề. Đúng không?
(Sưu tầm internet)
Có tâm sự gì chăng?
 
Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
Gửi mấy chị sắp lớn & mấy anh . . . sồn sồn:D

Chiều hôm trước, tôi vô tình gặp lại một cô bạn cũ thời cấp ba. Nghe đâu bạn lấy chồng từ hồi mới tốt nghiệp phổ thông. Cưới bạn, cả lớp chúng tôi không được mời chung vui. Đơn giản vì chồng bạn bằng tuổi bố bạn, bạn sợ tiếng lấy chồng già, sợ chúng tôi chê cười, và bắt đầu cuộc hôn nhân không một lời chúc phúc từ bạn bè. Nàng cưới trong im lặng.

Bốn năm không gặp, bạn vẫn trẻ trung và xinh đẹp như ngày nào. Nếu có khác đi chăng nữa thì chắc là bạn biết chăm chút bản thân nhiều hơn, ăn mặc hợp thời hơn và trầm tính hơn. Chồng bạn là bạn của bố vợ. Họ quen nhau khi ông chuyển công tác về quê bạn để xây dựng nhà máy mía đường. Một ngày, họ trao nhau tiếng yêu với danh xưng chú-cháu. Lắm lúc, bạn thấy có lỗi khi gặp ánh mắt bối rối của cha bạn, khi chồng một tiếng cha, hai tiếng cha hay sự ngập ngừng của mẹ khi kêu chồng mình một tiếng con rể.

Con gái vừa học hết cấp 3 đã vội vàng lấy một ông chồng bốn mươi mấy tuổi, người ngoài nhìn vào cứ tưởng bạn lấy chồng vì địa vị và tiền bạc của ông hoặc vì bạn “trót dại” chứ chẳng ai tin vào một tình yêu nào hết.Đúng là gia đình ông giàu có nhưng bạn lấy chồng vì tình cảm bạn dành cho chồng, vì sự ấm áp trong những cái ôm siết chặt, cái bờ vai vững chãi và cả sự chín chắn trong cách suy nghĩ của ông - điều mà bạn không tìm thấy ở những người bạn trai cùng tuổi chứ chẳng phải một sự lỡ làng “ăn cơm trước kẻng” nào hết.

Cạnh chồng, bạn thấy mình được chở che, an tâm và bình yên lạ. Ông không bao giờ suồng sã, không chấp nhặt những điều vợ chưa đúng. Ông bình tĩnh, điềm đạm, tôn trọng quyết định của vợ và hơn hết, ông không bao giờ coi vợ là một con nhóc mới tập tành yêu đương. Ông chân thành và nghiêm túc trong mọi mối quan hệ và không hời hợt như những cậu trai bạn từng thương. Ông biết cách làm cho vợ vui, ông biết chia sẻ những nỗi buồn đang thơ thẩn trong mắt vợ. Ông cho vợ niềm tin về một gia đình nhỏ, có ông, có bạn và những đứa con. Yêu ông, bạn chấp nhận sự phản đối của gia đình, dòng họ, chấp nhận những tiếng chê bai của người đời.

7 năm làm vợ, thỉnh thoảng bạn cũng thấy chạnh lòng khi bạn bè cùng tuổi đang vô tư tận hưởng tuổi thanh xuân, học hành, chơi bời trong khi bạn đã con bồng, con bế, suốt ngày lu bu với công việc, nhà cửa, con cái. Lắm lúc có đám cưới bạn, bạn lén đi một mình mà không có ông, một phần vì bạn ngại với bạn bè, phần nữa là sợ ông không thoải mái.

Rồi cũng không ít khi nàng tủi thân, òa khóc như một đứa trẻ, làm nũng ông, giận hờn ông vô cớ hoặc vợ chồng to tiếng với nhau chỉ vì những suy nghĩ thiếu chín chắn của ông. Nhưng hình như lúc nào ông cũng là người chủ động làm lành, mặc cho lỗi tại bạn đi chăng nữa. Và hình như, trong 7 năm đó, chưa bao giờ chồng bạn bỏ bê vợ con hay lỡ quên một ngày kỷ niệm nào trong tình yêu của họ dù ông bận tối ngày.

25 tuổi, bạn có hai đứa con, một ông chồng già tâm lý, một cửa hàng áo cưới cho riêng mình, một nhan sắc trẻ trung nhưng không kém phần sắc sảo... trong khi nhiều đứa bạn cùng tuổi với chúng tôi vẫn vô tư thất nghiệp, ế chỏng ế chơ. Bạn cười, đó là sự chọn lựa của bạn, và sự chọn lựa nào cũng phải đánh đổi. Bạn đánh đổi tuổi trẻ, chịu nhiều điều tiếng để đấu tranh cho tình yêu, chấp nhận hi sinh để có được một gia đình hạnh phúc.

Suy cho cùng, là đàn bà thì ai cũng muốn có một người đàn ông bên cạnh, cảm thông và yêu thương họ. Đàn bà sinh ra là để được yêu thương. Tôi nghe đâu đó nói như thế. Vậy thì nếu bạn tìm được một người đàn ông như thế thì già hay trẻ đâu phải là vấn đề. Đúng không?
(Sưu tầm internet)
Ông chồng là Xedầu hử?
 
Hạng F
13/9/07
6.539
2.783
113
otosaigon.com
Có tâm sự gì chăng?

Ông chồng là Xedầu hử?

Dạ thưa . . . em chỉ hơi bị già thôi, chứ hổng có bị khùng ah!:3dcuoi:

Ở một góc độ khác (của cùng 1 tác giả) nè mấy bác.

Anh là một chàng trai vẻ ngoài khá bảnh bao, có học thức nhưng nhà nghèo. Đó là lý do khiến nhiều cô gái đi qua cuộc đời anh, dừng lại nơi anh vài tháng như dừng ở một trạm chờ xe buýt rồi quay đi. Họ khen anh đẹp, bảo anh chân thành nhưng rồi giá trị của tấm chân tình nơi anh không đủ níu họ lại. Anh nghèo đâu phải tại anh không chăm chỉ, không lo làm ăn mà những đồng tiền anh làm ra đều đổ vào giường bệnh - nơi căn bệnh ung thư đang hành hạ mẹ anh từng phút, từng ngày.

Chị là một bác sĩ giỏi, tận tâm và xinh đẹp - một kiểu phụ nữ thành đạt, tài sắc vẹn toàn nhưng... chưa chồng. Người ta bảo, mấy cô gái như chị mà chưa chồng là vì họ quá kén chọn, quá khó khăn. Có lẽ, chị là một ngoại lệ.

Những ca cấp cứu, những cơn đau quằn quại, những tiếng rên rỉ của bệnh nhân, ống tiêm, thuốc, phòng mổ... kéo tuổi thanh xuân của chị đi lúc nào chị cũng không để ý. Thỉnh thoảng, ngồi uống nước với đám bạn, nghe họ kể về cơm nước, gia đình, chồng con, chị thoáng buồn nhưng rồi lại quên ngay vì công việc còn đang dang dở.

Bố mẹ hối thúc chị đi coi mắt, tìm hết đám này đến đám kia, cuối cùng họ đâm ra chán nản vì cô con gái ham công tiếc việc. Hoặc cũng có thể những chàng trai gặp chị đều bị sự cuốn hút nơi chị hớp hồn nhưng sau ít tuần bị cho “leo cây” vài lần vì “bệnh nhân”, họ bỏ cuộc.

Rồi chị gặp anh trong bệnh viện. Anh thức đêm chăm mẹ, chị thức chăm bệnh nhân. Họ trao nhau sự quan tâm bằng những ánh mắt động viên, những cử chỉ khích lệ rồi yêu nhau lúc nào không hay. Anh thì một tiếng chị, hai tiếng chị, những lúc như vậy, chị chỉ nhìn anh bằng đôi mắt biết cười. Họ cứ yêu nhau âm thầm và im lặng như thế.
Đối với anh, chị đáng yêu, đáng tin và đáng được một người đàn ông tử tế chăm sóc. Ít nhất là người đó hơn anh. Đôi lúc, nhìn chị phờ phạc đi vì thức khuya, vì căng thẳng sau những ca phẫu thuật khiến anh chỉ muốn ôm chầm lấy chị và bảo chị hãy dựa vào anh một lúc.

Nhưng lương tâm anh không cho phép. Anh không muốn làm chị khổ vì anh và hơn hết, anh sợ mình không đủ sức để che chở cho chị. Chị bao dung quá, chín chắn quá, chị bình dị và ân cần quá. Trong khi anh vẫn chỉ là một gã trai nghèo cài win, sửa máy tính dạo... Anh nghĩ mình không xứng với chị.

Còn chị, chị yêu anh ngay từ lần đầu gặp. Dáng anh chàng thư sinh lóng ngóng đút cho mẹ từng thìa cháo khiến chị cảm động. Chị càng thương anh nhiều hơn khi biết ban ngày anh đi làm, tối đến còn thức trông mẹ, sự sống của mẹ anh phải trông cậy vào những đồng tiền công anh kiếm được. Anh ân cần và ấm áp quá, dù chị biết những thứ đó anh chỉ dành cho mẹ.

Đi qua chiếc gương lớn trong phòng y tá, chị chợt dừng lại để ngắm kỹ gương mặt mình. Mắt chị đã có nhiều nếp nhăn, da mặt không còn căng hồng như trước, môi chị nhợt nhạt và mái tóc hình như đã có vài cọng muối tiêu. Chị khẽ thở dài. Chị hơn anh tới 6 tuổi, nếu chị yêu anh, bạn bè chị, bạn bè anh sẽ cười anh, chị sợ anh xấu hổ, chị sợ mình không giữ được anh và hơn hết, chị sợ anh từ chối chị.

Có lẽ họ sẽ chỉ đứng nhìn nhau như thế cho đến một ngày. Mẹ anh mất. Anh tựa vào vai chị, mặc những giọt nước mắt rơi.
Anh lặng lẽ thu xếp hết đồ đạc của mẹ ở bệnh viện, nơi đã từng là căn nhà thứ hai của mẹ con anh từ khi mẹ anh phát hiện ra bệnh tình.

Mấy bệnh nhân ở các giường khác cũng đến chia buồn cùng anh. Anh không chào chị, anh muốn ra đi trong im lặng, anh không đủ can đảm để trả lời tiếng yêu chị dành cho anh vì anh biết, nếu gặp chị, anh sẽ đi lạc vào đôi mắt buồn của chị mất.

Sài Gòn cuối tháng bảy, trời đang nắng, bỗng mây đen ùn ùn tới, rồi mưa ngay khiến con người không kịp trở tay. Ngồi trong văn phòng, anh lo lắng bấm số của vợ, bảo chị về thẳng nhà, anh sẽ đón con. Anh bây giờ làm nhân viên IT cho một công ty truyền thông, chị vẫn là bác sĩ. Thỉnh thoảng, nghe mấy người bạn đùa anh đi “máy bay bà già”, anh cười tươi & nói rằng máy bay bà già đi chậm mà chắc, anh lấy vợ già vì anh sợ phải canh chừng mấy cô vợ trẻ.

Suy cho cùng, vợ nào cũng là vợ, đôi lúc có to tiếng cãi vã, đôi lúc nóng lên mà nặng nhẹ với nhau vài lời nhưng cuối cùng thì tình yêu vẫn không có khoảng cách về tuổi tác. Anh và chị đến với nhau mặc kệ những lời mỉa mai từ bạn bè, dù gia đình chị không đồng ý, dù đôi lúc họ thấy tự ti, mặc cảm với người đối diện.

Chiếc điện thoại trong túi anh chợt đổ chuông, đầu dây bên kia chị khẽ khàng: “a-lô, anh à tối nay mình ...”
(Sưu tầm internet)
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
16/8/11
983
1.284
93
Dạ thưa . . . em chỉ hơi bị già thôi, chứ hổng có bị khùng ah!:3dcuoi:

Ở một góc độ khác (của cùng 1 tác giả) nè mấy bác.

Anh là một chàng trai vẻ ngoài khá bảnh bao, có học thức nhưng nhà nghèo. Đó là lý do khiến nhiều cô gái đi qua cuộc đời anh, dừng lại nơi anh vài tháng như dừng ở một trạm chờ xe buýt rồi quay đi. Họ khen anh đẹp, bảo anh chân thành nhưng rồi giá trị của tấm chân tình nơi anh không đủ níu họ lại. Anh nghèo đâu phải tại anh không chăm chỉ, không lo làm ăn mà những đồng tiền anh làm ra đều đổ vào giường bệnh - nơi căn bệnh ung thư đang hành hạ mẹ anh từng phút, từng ngày.

Chị là một bác sĩ giỏi, tận tâm và xinh đẹp - một kiểu phụ nữ thành đạt, tài sắc vẹn toàn nhưng... chưa chồng. Người ta bảo, mấy cô gái như chị mà chưa chồng là vì họ quá kén chọn, quá khó khăn. Có lẽ, chị là một ngoại lệ.

Những ca cấp cứu, những cơn đau quằn quại, những tiếng rên rỉ của bệnh nhân, ống tiêm, thuốc, phòng mổ... kéo tuổi thanh xuân của chị đi lúc nào chị cũng không để ý. Thỉnh thoảng, ngồi uống nước với đám bạn, nghe họ kể về cơm nước, gia đình, chồng con, chị thoáng buồn nhưng rồi lại quên ngay vì công việc còn đang dang dở.

Bố mẹ hối thúc chị đi coi mắt, tìm hết đám này đến đám kia, cuối cùng họ đâm ra chán nản vì cô con gái ham công tiếc việc. Hoặc cũng có thể những chàng trai gặp chị đều bị sự cuốn hút nơi chị hớp hồn nhưng sau ít tuần bị cho “leo cây” vài lần vì “bệnh nhân”, họ bỏ cuộc.

Rồi chị gặp anh trong bệnh viện. Anh thức đêm chăm mẹ, chị thức chăm bệnh nhân. Họ trao nhau sự quan tâm bằng những ánh mắt động viên, những cử chỉ khích lệ rồi yêu nhau lúc nào không hay. Anh thì một tiếng chị, hai tiếng chị, những lúc như vậy, chị chỉ nhìn anh bằng đôi mắt biết cười. Họ cứ yêu nhau âm thầm và im lặng như thế.
Đối với anh, chị đáng yêu, đáng tin và đáng được một người đàn ông tử tế chăm sóc. Ít nhất là người đó hơn anh. Đôi lúc, nhìn chị phờ phạc đi vì thức khuya, vì căng thẳng sau những ca phẫu thuật khiến anh chỉ muốn ôm chầm lấy chị và bảo chị hãy dựa vào anh một lúc.

Nhưng lương tâm anh không cho phép. Anh không muốn làm chị khổ vì anh và hơn hết, anh sợ mình không đủ sức để che chở cho chị. Chị bao dung quá, chín chắn quá, chị bình dị và ân cần quá. Trong khi anh vẫn chỉ là một gã trai trẻ cài win, sửa máy tính dạo... Anh nghĩ mình không xứng với chị.

Còn chị, chị yêu anh ngay từ lần đầu gặp. Dáng anh chàng thư sinh lóng ngóng đút cho mẹ từng thìa cháo khiến chị cảm động. Chị càng thương anh nhiều hơn khi biết ban ngày anh đi làm, tối đến còn thức trông mẹ, sự sống của mẹ anh phải trông cậy vào những đồng tiền công anh kiếm được. Anh ân cần và ấm áp quá, dù chị biết những thứ đó anh chỉ dành cho mẹ.

Đi qua chiếc gương lớn trong phòng y tá, chị chợt dừng lại để ngắm kỹ gương mặt mình. Mắt chị đã có nhiều nếp nhăn, da mặt không còn căng hồng như trước, môi chị nhợt nhạt và mái tóc hình như đã có vài cọng muối tiêu. Chị khẽ thở dài. Chị hơn anh tới 6 tuổi, nếu chị yêu anh, bạn bè chị, bạn bè anh sẽ cười anh, chị sợ anh xấu hổ, chị sợ mình không giữ được anh và hơn hết, chị sợ anh từ chối chị.

Có lẽ họ sẽ chỉ đứng nhìn nhau như thế cho đến một ngày. Mẹ anh mất. Anh tựa vào vai chị, mặc những giọt nước mắt rơi.
Anh lặng lẽ thu xếp hết đồ đạc của mẹ ở bệnh viện, nơi đã từng là căn nhà thứ hai của mẹ con anh từ khi mẹ anh phát hiện ra bệnh tình.

Mấy bệnh nhân ở các giường khác cũng đến chia buồn cùng anh. Anh không chào chị, anh muốn ra đi trong im lặng, anh không đủ can đảm để trả lời tiếng yêu chị dành cho anh vì anh biết, nếu gặp chị, anh sẽ đi lạc vào đôi mắt buồn của chị mất.

Sài Gòn cuối tháng bảy, trời đang nắng, bỗng mây đen ùn ùn tới, rồi mưa ngay khiến con người không kịp trở tay. Ngồi trong văn phòng, anh lo lắng bấm số của vợ, bảo chị về thẳng nhà, anh sẽ đón con. Anh bây giờ làm nhân viên IT cho một công ty truyền thông, chị vẫn là bác sĩ. Thỉnh thoảng, nghe mấy người bạn đùa anh đi “máy bay bà già”, anh cười tươi & nói rằng máy bay bà già đi chậm mà chắc, anh lấy vợ già vì anh sợ phải canh chừng mấy cô vợ trẻ.

Suy cho cùng, vợ nào cũng là vợ, đôi lúc có to tiếng cãi vã, đôi lúc nóng lên mà nặng nhẹ với nhau vài lời nhưng cuối cùng thì tình yêu vẫn không có khoảng cách về tuổi tác. Anh và chị đến với nhau mặc kệ những lời mỉa mai từ bạn bè, dù gia đình chị không đồng ý, dù đôi lúc họ thấy tự ti, mặc cảm với người đối diện.

Chiếc điện thoại trong túi anh chợt đổ chuông, đầu dây bên kia chị khẽ khàng: “a-lô, anh à tối nay mình ...”
(Sưu tầm internet)

“a-lô, anh à tối nay mình ... tới lịch nha mình ”