Hạng B2
25/11/10
468
99
28
....em nó còn đủ sức đi đến bịnh diện là Ok rồi.... chứ em thấy em nó nằm 1 chỗ hoài cũng thấy xót lém.... nếu Bác ko rảnh đưa em nó đi chơi thì Bác gửi em nó qua em chăm sóc giúp Bác 1 thời gian cho.... em đảm bảo sẽ cho em nó chu du khắp nơi luôn và đảm bảo khi về em nó....ko có sức đến bịnh diện luôn ....hihi
Đưa cho bác để Chạy thẳng lên Thái Nguyên hả bác Hổ con ?
 
sjw
Chi Hội Phó FFC
4/8/10
2.801
604
113
Chia sẻ kinh nghiệm lái xe của bác Nai:
"Bạn mình gởi cho mình. Mình thấy hay nên mình gởi cho các bác.
Để giải quyết vấn đề có thể tốt hơn.bạn phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp ?
Lái xe là một nhu cầu cần thiết, một việc chúng ta làm hằng ngày, quen thuộc đến nỗi trở nên một phản xạ tự nhiên. Dầu vậy, rất ít người trong chúng ta biết cách hành xử khi bất thình lình gặp những trường hợp khẩn cấp trong khi lái xe như xe bị bể bánh, xe thắng không ăn, xe bị trượt, xe bị hết nước, xe bị hết dầu, xe đâm xuống sông, …vân…vân…Nếu một trong những điều trình bày dưới đây không may xảy ra trong khi chúng ta đang lái xe với vận tốc cao, và nếu chúng ta không bình tĩnh, không phản ứng đúng cách, sinh mạng của chúng ta và những người thân trong xe có thể bị nguy hiểm.
Tác giả không mong những điều xui xẻo này sẽ xảy đến cho các bạn, nhưng lỡ trong tương lai, nếu một trong những trường hợp hoạ hiếm này thực sự xảy ra, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp các bạn thoát được cơn hiểm nguy, và được an toàn bình an vô sự.
Sự BÌNH TĨNH là điều tối quan trọng trong bất cứ trường hợp khẩn cấp nào. Nếu bạn hoảng hốt, bạn sẽ làm cho tình thế trở nên tệ hại hơn vì trong nhiều trường hợp, bạn chỉ có một vài giây để phản ứng mà mạng sống của bạn và những người thân trong xe hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự quyết định của bạn trong thời gian ngắn ngủi đó. Nếu bạn giữ bình tĩnh, bạn đã có 50% cơ hội để sống sót, 50% phần còn lại sẽ tuỳ thuộc vào sự hiểu biết và phản ứng đúng hay sai, nhanh hay chậm của bạn. Phản ứng nhanh, đúng phương pháp sẽ tăng cơ hội sống còn của bạn và những người trong xe một cách đáng kể.
Dưới đây là những trường hợp tiêu biểu trong rất nhiều trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra trong khi chúng ta đang lái xe.
1. Xe bị đứt thắng:

Bạn đang lái xe, bỗng nhiên thắng xe của bạn không còn hữu hiệu để ngừng xe lại hay giảm tốc lực xe nữa. Bạn đạp mạnh trên bàn thắng, nhưng xe vẫn chạy vù vù. Hệ thống thắng xe của bạn đã bị hư hỏng. Thắng không ăn, hay còn gọi là đứt thắng, thường xảy ra không báo trước, do một trong những hư hỏng liên quan đến hệ thống thắng xe của bạn như hết dầu thắng, ống dẫn dầu bị bể, heo dầu bị hư, bố
thắng mòn quá mức, vân…vân…Xe của bạn có thể hư thắng khi bạn đang ở trong thành phố, đang ở trên xa lộ hoặc tệ hơn nữa, đang đổ dốc trên đường đèo.
Bất cứ trong trường hợp nào, luôn giữ bình tĩnh, nên nhớ mục đích tối hậu của bạn là tìm mọi cách để dừng xe lại một cách an toàn càng sớm càng tốt.
A. Hư thắng trong thành phố/trên xa lộ:
Nếu thắng bị hư khi bạn đang chạy trong thành phố, với một vận tốc trung bình khoảng trên dưới 65 km/giờ, những điều bạn cần làm là:• Giữ bình tĩnh. Không nên tắt máy xe vì nếu bạn không cẩn thận, tay lái có thể bị khoá. Hơn nữa, khi bạn tắt máy xe, tay lái sẽ trở nên rất nặng khó điều khiển. • Bật đèn chớp emergency Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa • Đạp thắng nhiều lần, hy vọng thắng sẽ hoạt động trở lại • Buông chân ga Trả về số nhỏ. Nếu bạn lái xe số tay, trả số về số 4 hoặc 3, rồi 2, rồi 1. Nếu bạn lái xe số tự động, kéo cần số về hết phía sau • Từ từ kéo thắng tay và lách vào lề phải (*Nếu bạn đang chạy trên xa lộ, với một vận tốc cao 100-120 km/giờ, chờ cho xe giảm tốc độ xuống khoảng 65 km/giờ, rồi mới từ từ, kéo thắng tay và lách vào lề phải.) Chú ý: Cẩn thận, nếu bạn kéo thắng tay khi xe còn đang ở tốc độ cao, và nếu bạn kéo quá mạnh, hoặc quá nhanh, xe của bạn có thể sẽ bị trượt, quay vòng 360 độ hoặc lật úp.
B. Hư thắng khi đang đổ dốc trên đường đèo:

Nếu bạn đang đổ dốc với một vận tốc cao 100-120 km/giờ mà thắng xe bị hư, bạn đang lâm vào tình trạng rất nguy hiểm. Sự an toàn của bạn và những người thân trong xe hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự hành xử mau lẹ và đúng phương pháp của bạn. Những điều cần bạn làm trong trường hợp này: • Giữ thật bình tĩnh. • Không nên tắt máy xe vì nếu bạn không cẩn thận, tay lái có thể bị khoá. Hơn nữa, khi bạn tắt máy xe, tay lái sẽ trở nên rất nặng khó điều khiển. • Bật đèn chớp emergency Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa • Đạp thắng nhiều lần, hy vọng thắng sẽ hoạt động trở lại • Buông chân ga Trả về số nhỏ. Nếu bạn lái xe số tay, trả số về 4 hoặc 3, rồi 2, rồi 1. Nếu bạn lái xe số tự động, kéo cần số về hết phía sau. Xe của bạn sẽ giảm tốc lực chút đỉnh nhưng vẫn đổ dốc với tốc lực cao.
  • Từ từ, kéo thắng tay Chú ý: Cẩn thận, nếu bạn kéo thắng tay quá mạnh, hoặc quá nhanh, xe của bạn sẽ chắc chắn sẽ bị trượt hoặc sẽ quay vòng 360 độ hoặc lật úp.• Nếu sau một thời gian ngắn xe bạn vẫn không dừng lại, có lẽ hệ thống thắng tay của bạn đã bị cháy và trở nên hoàn toàn vô hiệu. Để ý và tức khắc lái xe vào những “đường cứu nạn”. Đây là những đường nhánh hoặc lối ra đặc biệt dành cho những xe đang đổ dốc bị hư thắng. Đường thường được trang bị những đụn cát để dừng xe lại. Hầu hết trên các đoạn đường đổ dốc đều có bảng chỉ dẫn để vào những con đường đặc biệt này. • Nếu không có “đường cứu nạn”, cố gắng làm giảm tốc lực xe bằng cách quẹt bên phải của xe vào những chướng ngại vật trên đường như bụi rậm, bờ rào cản… Đừng lo lắng về sự hư hại của chiếc xe. Mạng sống của bạn và những người trên xe quan trọng hơn. • Nếu bạn đã làm hết mọi cách mà xe vẫn không dừng, cách cuối cùng để làm cho xe ngừng lại là ủi xe vào bụi rậm. Bụi rậm bên đường là chỗ an toàn nhất cho trường hợp này. Chú ý: Tuyệt đối không bao giờ lao xe vào gốc cây, cột đèn hay mõm đá. Luôn luôn ghi nhớ là, trong những điều tệ hại, bạn sẽ có cơ hội sống còn nếu bạn khôn ngoan chọn điều ít tệ hại nhất.
2. Xe bị bể bánh:
Bạn đương lái xe trên xa lộ với tốc lực cao, bỗng nhiên một trong 4 bánh xe của bạn bị nổ vì những lý do như bánh xe mòn quá độ an toàn ( gai xe mỏng hơn 1/32 hay .030 của một inch), bánh xe cán qua những vật sắc nhọn, bơm bánh xe quá độ…. Xe của bạn lập tức sẽ bị mất thăng bằng, và sẽ chao đảo. Những điều bạn cần làm trong trường hợp này là: • Giữ bình tĩnh và không đạp thắng. Nếu bạn hốt hoảng đạp thắng, xe của bạn có thể quặt về một bên và sau đó sẽ lật và sẽ lăn nhiều vòng. • Buông chân ga và kềm chặt tay lái. Sau một vài giây chao đảo, xe của bạn sẽ lấy lại được thăng bằng và bạn có thể điều khiển xe. • Sau khi xe hết chao đảo, bật đèn chớp emergency, đạp thắng và từ từ lách vào lề phải. • Nếu bạn đang ở gần lối ra xa lộ, lái xe chậm ra khỏi xa lộ. Đừng bận tâm về việc hư vỏ xe và niền xe. Sự an toàn của bạn quan trọng hơn. • Nếu bạn ở quá xa lối ra xa lộ, tấp và đậu xe sát lề phải. Gọi ĐT cứu hộ xin tiếp cứu nếu bạn có phôn cầm tay. Nếu đang ở gần hộp điện thoại khẩn cấp trên xa lộ, bạn có thể gọi xin tiếp cứu tại đó. Bạn chỉ cần nhắc điện thoại lên, điện thoại sẽ tự động nối với tổng đài và sẽ có nhân viên trực giúp đỡ bạn. • Trong khi chờ đợi để được tiếp cứu, vào trong xe, khoá chặt cửa xe cho đến khi thấy CS hoặc nhân viên của hãng kéo xe tới. Chú ý: Tuyệt đối không bao giờ băng ngang xa lộ hoặc thay bánh xe trên xa lộ.
Không mở cửa xe cho bất cứ một người lạ mặt nào nếu không phải là CS hay nhân viên của hãng kéo xe
3. Xe bị trượt (skid or hydroplaning):
Xe bị trượt có nhiều lý do, thường là vì bạn thắng gấp, quẹo gắt hoặc vì đường trơn trợt trong mùa mưa, hay đường bị đóng băng. Nếu bạn không để ý và bảo trì vỏ xe của bạn đúng mức đến nỗi chúng bị mòn quá độ (gai bánh xe mỏng hơn 1/32 của một inch), bạn đang đánh bài với sinh mạng của bạn và những người thân trong xe mỗi khi bạn lái xe trên đường hoặc xa lộ, nhất là vào mùa mưa. Lý do là khi những bánh xe của bạn quá mòn, những rãnh bánh xe sẽ không còn khả năng thoát nước hoặc gai xe không còn khả năng bám trên mặt đường, khi bạn lái xe qua khoảng đường mưa ướt đóng vũng, xe của bạn sẽ có cơ hội bị trượt ngang và bạn sẽ mất sự điều khiển chiếc xe. Đôi khi xe của bạn sẽ trượt trên bãi sình lầy như người trượt tuyết. Trường hợp này thường xảy ra khi xe đạt tốc độ 50 km/giờ, tệ nhất là khoảng 90 km/giờ. Những điều nên làm trong trường hợp này là: • Giữ bình tĩnh và không đạp thắng. Nếu bạn hốt hoảng đạp thắng, xe của bạn có thể sẽ quay vòng 360 độ, sẽ lật và lăn nhiều vòng, sẽ đâm vào gốc cây hoặc thành xi măng chắn trên xa lộ. • Buông chân ga • Nếu xe trượt vì đi ngang qua đoạn đường có nước đọng vũng, bạn chỉ cần kềm chặt tay lái, sau khi xe qua khỏi vũng nước, xe sẽ trở lại thăng bằng, bạn sẽ có thể lấy lại sự điều khiển xe. • Nếu xe đuôi bị trượt ngang vì đường sình lầy, bạn chỉ cần bẻ tay lái cùng chiều với đuôi xe đến khi bạn cảm thấy có thể điều khiển được xe. Sau đó, cẩn thận bẻ tay lái ngược lại đến khi xe trở lại thăng bằng
4. Máy xe bị nóng quá độ (engine overheating):
Máy xe bị nóng quá độ có thể do nhiều nguyên nhân như bình nước hoặc những ống cao su dẫn nước bị lủng làm mất hết nước, bơm nước bị hư, dụng cụ điều hoà nhiệt độ (thermostat) bị hư hoặc dây kéo cánh quạt bị đứt, vân…vân… Nhiều khi chỉ vì bạn xài máy lạnh quá độ trong mùa hè, hoặc bị kẹt xe nhiều tiếng đồng hồ trên đường hay xa lộ cũng làm cho máy xe bị nóng quá mức. Trong điều kiện bình thường, cây kim chỉ nhiệt độ trong xe của bạn sẽ nằm ở giữa mực nóng (H) và lạnh (C). Bạn nên luôn để ý đến cây kim này. Nếu một khi nó vượt khỏi mức chính giữa của H và C, bạn sẽ phải có hành động. Những điều nên làm trong trường hợp này là: • Nếu bạn đang ở một nơi xa lạ và điều kiện an toàn không cho phép bạn dừng lại, và nếu cây kim chỉ nhiệt độ chưa hoàn toàn lên đến vạch đỏ (H), bạn có thể tiếp tục lái về nhà, đến nơi an toàn, hoặc đến tiệm sửa xe nếu bạn làm những điều sau đây: 1. Tắt máy lạnh
2. Quay tất cả cửa kiếng xuống và mở máy sưởi đến mức tối đa bằng cách kéo cần nhiệt độ về hết tay phải và mở quạt đến mức mạnh nhất. Những điều này có thể giúp làm giảm nhiệt độ máy xe để bạn có thể chạy tiếp tục • Nếu điều kiện an toàn cho phép hoặc nếu cây kim chỉ nhiệt độ đã lên đến vạch đỏ, bạn nên dừng lại bên lề đường, tắt máy, mở nắp xe và chờ cho máy nguội hoặc gọi cho cảnh sát hoặc xe kéo Chú ý: Điều tối quan trọng trong trường hợp này là không bao giờ mở nắp bình nước khi máy xe còn nóng. Nếu bạn mở nắp bình nước xe trong khi máy xe còn nóng, nước trong bình sẽ xịt ra với một áp xuất rất cao, bạn sẽ bị phỏng hoặc bị mù.
5. Bàn đạp ga bị kẹt:
Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe, bạn muốn xe chạy chậm lại, nhưng khi bạn nhấc chân ra khỏi bàn đạp ga, xe vẫn phon phon chạy. Hoặc bất thình lình bàn đạp ga tự nhiên bị kéo xuống, xe của bạn vọt tới trước và gia tăng tốc lực. Bạn phải làm gì trong trường hợp này? Những điều bạn cần làm là: • Giữ thật bình tĩnh. • Bật đèn chớp emergency • Tắt máy xe Chú ý: Cẩn thận, vặn chìa khoá ngược chiều kim đồng hồ chỉ một nấc. Tay lái xe sẽ khoá cứng nếu bạn vặn hết hai nấc. • Đạp thắng cho xe ngừng lại cành nhanh càng tốt • Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại và tắp vào lề phải. Tay lái xe bạn sẽ rất nặng nhưng bạn vẫn có thể bẻ lái được.
6. Xe không thể bẻ lái được:
Xe không thể bẻ lái được có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không báo trước. Bạn không còn điều khiển được xe như ý muốn. Có thể hệ thống bẻ lái xe của bạn đã bị hư một bộ phận. Đôi khi, bạn vẫn điều khiển xe được nhưng tay lái rất nặng, như trường hợp dây kéo bị đứt hoặc phần trợ lực tay lái (power steering) bị hư. Những điều cần bạn làm trong trường hợp này: • Giữ thật bình tĩnh. • Bật đèn chớp emergency • Bóp kèn, pha đèn, ra hiệu cho những xe chung quanh biết bạn đang gặp trở ngại nguy hiểm để họ tránh xa • Đạp thắng để xe ngừng lại càng sớm càng tốt • Đậu xe sát lề và gọi cho cảnh sát hoặc xe kéo
7. Xe bị mất áp suất của nhớt máy:
Khi đèn báo áp suất nhớt máy bất thình lình hiện lên, không có nghĩa là xe bạn bị hết nhớt, mà đó là dấu hiệu của áp suất nhớt xuống thấp hơn mức bình thường. Điều này có thể do xe thiếu nhớt, bơm dầu xe bị hư, hoặc đôi khi chính hệ thống đèn báo bị hư. Trong bất cứ trường hợp nào, bạn nên dừng xe lại tức thời và kiểm soát lại hệ thống nhớt. Những điều nên làm trong trường hợp này: • Bật đèn chớp emergency và tắp xe vào lề phải • Mở nắp xe và kiểm soát mực nhớt bằng cây đo. Nếu mực nhớt quá thấp, đổ thêm nhớt ( luôn luôn đem theo trong xe ít nhất một hoặc hai lon nhớt dự trữ). Kiểm soát lại mực nhớt • Nếu mực nhớt ở mức bình thường mà đèn báo vẫn sáng, nếu bạn không nghe những tiếng kêu bất thường từ động cơ xe, và nếu điều kiện an toàn không cho phép để bạn chờ cảnh sát hoặc xe kéo đến, bạn có thể lái xe một vài km để đến tiệm sửa xe, nhưng đừng lái xa hơn.
8. Xe bị đâm xuống sông, hồ….
Trong một vài trường hợp hoạ hiếm xe của bạn bị lạc tay lái và đâm thẳng xuống sông hoặc xuống hồ. Thông thường, xe của bạn sẽ nổi vào khoảng vài phút trước khi chìm hoàn toàn xuống nước. Nếu bạn bình tĩnh và nếu bạn hành xử đúng cách trong thời gian này, bạn sẽ có nhiều cơ hội thoát ra ngoài và sống sót. Những điều bạn cần làm là: • Giữ thật bình tĩnh. Đừng phí thì giờ vô ích để tìm cách mở cửa xe. Áp suất bên ngoài của nước sẽ làm cửa xe bạn không thể nào mở được. Quay cửa kiếng xuống và thoát ra ngoài bằng cửa sổ • Nếu cửa kiếng xe của bạn thuộc loại sử dụng điện, và bạn không thể hay chỉ có thể quay cửa kiếng xuống được một phần vì điện trong xe bị mất, nhanh chóng di chuyển về phía sau xe nơi vẫn còn dưỡng khí (vì đầu xe nặng sẽ chìm trước), chờ đến khi trong xe hoàn toàn ngập nước để áp suất bên ngoài và bên trong bằng nhau, hít một hơi dài, mở cửa xe và thoát ra ngoài.
9. Buồn ngủ:
Buồn ngủ hoặc mệt mỏi trong khi lái xe là một trong những nguyên nhân chính đưa đến tai nạn trên xa lộ đưa đến cái chết cho hằng trăm ngàn người tại Mỹ. Phương thuốc chữa bịnh buồn ngủ hay nhất là giấc ngủ. Vì vậy, nên cố gắng ngủ đầy đủ trước khi ngồi trước tay lái hoặc trước khi làm một cuộc hành trình đường dài. Không bao giờ lái xe quá sức của mình hoặc trên 12 tiếng một ngày. Nếu bạn đang lái xe và bỗng dưng cảm thấy buồn ngủ, hoặc có những triệu chứng như mệt mỏi, chảy nước mắt, đầu óc mơ màng, mở mắt không nổi, giật mình tỉnh giấc khi xe cán lên những lằn đinh ngăn đường, vân…vân…, và nếu bạn không dừng xe lại mà vẫn tiếp tục lái, bạn đang đánh bài với sinh mạng của chính bạn, của những người thân trong xe và của những người chung quanh. Những điều bạn cần phải làm ngay là:
• Bật đèn chớp emergency • Tắp vào lề, dừng xe lại và đổi tay lái cho người khác. Nếu bạn chỉ có một mình:
• Lái xe vào đường nhánh (lối ra) nếu bạn đang ở trên xa lộ, tìm nơi an toàn và ngả ghế ngủ khoảng 15 hay 20 phút để lấy lại sức, ra khỏi xe và đi bách bộ chung quanh xe khoảng 10 phút để máu lưu thông tuần hoàn trong cơ thể, hoặc làm một vài động tác thể dục. Bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và có thể tiếp tục • Nếu bạn không thể lái xe ra khỏi xa lộ, quay cửa kiếng xuống nếu trời lạnh hoặc quay cửa kiếng lên và mở máy lạnh tối đa khi trời nóng. Điều nên nhớ là, nhiệt độ trong xe càng cao sẽ làm bạn càng thêm buồn ngủ • Nếu trong xe có đá lạnh, lấy một cục và bỏ lên sau gáy • Uống cà phê nóng hoặc trà nóng (trà sâm là tốt nhất) • Nghe nhạc giựt gân hoặc nói chuyện với người bên cạnh • Nếu đã làm tất cả các điều trên mà bạn vẫn lim dim, mơ màng, hoặc giật mình tỉnh giấc mỗi khi xe cán qua lằn đinh ngăn đôi đường, bạn phải tức khắc tìm chỗ an toàn ngừng xe lại và ngủ một giấc để lấy lại sức. Không bao giờ cố gắng tiếp tục lái xe khi bạn đang buồn ngủ
10. Những xa lộ tử thần:
Tại Hoa Kỳ, có những xa lộ được mệnh danh là những “xa lộ tử thần” vì số người tử thương trên những xa lộ này. Đó là những xa lộ xuyên bang, hoặc trong tiểu bang, thường được gọi là xa lộ đồng quê, chỉ có hai lối (lanes) cho xe chạy, chỉ có lằn đinh ngăn đôi đường nhưng không có tường chắn ở giữa. Bạn nên tránh dùng những xa lộ này nếu có thể. Thay vào đó, bạn nên dùng những xa lộ có tường chắn ở giữa và có nhiều lối ra cho xe chạy. Nếu bạn bắt buộc phải dùng những xa lộ này, xin nhớ kỹ những điều sau đây: • Chỉ qua mặt ở những chỗ mà lằn vẽ đứt đoạn ở bên phần đường của mình • Khi muốn qua mặt xe khác, bạn phải chắc chắn là phía trước không có xe ngược chiều đang đi tới, hoặc nếu có xe ngược chiều đang đi tới, bạn phải chắc chắn là bạn có đủ thời giờ để qua mặt • Không bao giờ qua mặt xe khác tại những khúc đường quanh, hoặc trên dốc • Không bao giờ qua mặt xe khác khi điều kiện thời tiết không an toàn như: nắng chói, sương mù, mưa, đường có vương đất sét, đất đỏ, sình lầy, vân…vân… Chú ý: Tuyệt đối không bao giờ qua mặt ban đêm khi bạn nhìn thấy hai ánh đèn xe phía trước dù rất nhỏ. Lý do là bạn sẽ không thể lượng định được khoảng cách của chiếc xe ngược chiều và sẽ không có đủ thì giờ để qua mặt Nếu bạn đang lái xe trên những xa lộ này và bỗng dưng bạn nhận thấy chiếc xe ngược chiều đang từ từ lấn sang phần đường của bạn. Điều này thường xảy ra vì người tài xế của chiếc xe đó lơ đãng, không tập trung trong việc lái xe, đang buồn ngủ, đang bị ảnh hưởng của rượu, ma tuý, thuốc uống… hoặc do những lý do khác. Bạn phải làm gì ? Nếu bạn không nhanh chóng hành động hoặc hành động không đúng cách, sinh mạng của bạn và của những người thân trong xe sẽ bị nguy hiểm. Những điều bạn nên làm trong trường hợp này là:
•Bóp kèn, pha đèn báo động người tài xế của chiếc xe ngược chiều. Hầu hết trong mọi trường hợp, người tài xế chiếc xe ngược chiều sẽ sửa sai và trở về phần đường của anh ta Nếu bóp kèn và pha đèn không đem lại kết quả, lái xe về sát phía bên phải để tránh tai nạn Chú ý: Không bao giờ lách về phía trái vì người tài xế xe ngược chiều có thể giật mình, sửa sai và lách về bên phải của anh ta. Bạn và anh ta sẽ đụng nhau ở giữa đưỡng ***
Du lịch đường trường bằng xe hơi là điều rất thú vị, đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm khó quên, nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận một thực tế rất phũ phàng: xe hơi là loại vũ khí giết người nếu chúng không được sử dụng đúng cách nhất là trong những trường hợp khẩn cấp. Tác giả chỉ ước mong bài viết này đã đem đến cho cá bạn những kiến thức căn bản hầu có thể bình an vô sự nếu những rủi ro, hoạ hiếm đề cập ở trên xảy ra cho các bạn. Chúc các bạn lái xe thật cẩn thận và an toàn.
Làm sao để thoát chết khi kẹt chân ga ?
Những bước cứu nguy

Nhiều người khá ngạc nhiên khi mới đây, tạp chí Consumer Reports, chuyên trắc nghiệm mọi vật dụng, sản phẩm và dịch vụ dành cho người tiêu thụ, đưa ra kết quả nghiên cứu nói rằng trong trường hợp xe lồng lên như ngựa, chạy nhanh lên vì kẹt chân ga, thì động tác đạp chân thắng “không đủ” để thoát hiểm.
Hãy thuộc lòng 4 bước sau, theo Consumer Reports, hầu có thể cứu mạng mình và nhiều người khác:
1. Đầu tiên, quan trọng nhất: Lập tức đẩy cần số qua “Neutral,” là nấc có chữ N, thường là màu xanh lá cây. 2. Đạp và giữ thắng, chứ “đừng nhấp/nhồi thắng,” trong khi đó tiếp tục lái xe vào lề hoặc thoát khỏi xa lộ, vào nơi an toàn. 3. Tắt máy trong khi cần số vẫn đang để ở vị trí Neutral, là nấc có chữ N màu xanh lá cây đã nêu trên. 4. Khi xe đã tắt máy, đẩy cần số qua vị trí Park, là nấc có chữ P, như vẫn hay dùng khi đậu xe.
Hầu hết tài xế quen lái xe có hộp số tự động thì ít để ý tới vị trí “N” trong các nấc gạt cần số. Nhiều xe lại có cấu trúc cần sang số hơi đặc biệt khiến chúng ta bối rối, như BMW, Mercedes chẳng hạn.
Những tình huống nguy hiểm cận kề trong gang tấc lại không phải là lúc để suy nghĩ. Vậy thì phải chuẩn bị làm sao, xin đọc phần sau.
Thực tập trước
Bạn hãy lái xe vô bãi vắng, hoặc sân đậu xe rộng rãi thênh thang ở đâu đó vào ngày nghỉ, thực tập động tác vừa lái xe vừa đẩy cần số qua nấc chữ “N.”
Tốt nhất là tập 4 bước đã liệt kê ở phần trước, trong khi chạy xe ở tốc độ bình thường hoặc chầm chậm thôi. Thử tới thử lui cho quen tay.
Cứ thực tập cho đến lúc có thể đưa tay gạt cần số mà chỉ cần liếc mắt thật nhanh, không cần cúi đầu xuống nhìn tìm, dò dẫm.
Nhiều người có thử làm rồi, không khó và cũng không mất thì giờ đâu, nhưng cứu mạng chúng ta đấy.
Các lưu ý quan trọng
1. Đừng hoảng lên mà tắt máy:
Chuyện tắt máy xe cũng chẳng giúp xe đi chậm lại bao nhiêu so với việc gạt cần số qua “Neutral,” nhưng nó lại làm cho tay lái cứng ngắc, khó điều khiển xe trong lúc nguy biến. Sáng dậy ngồi vào xe đi làm, khoan mở máy, bạn thử bẻ lái thì biết. Đó là chưa kể đến chuyện tắt máy xe xong, xe còn chạy vù vù, bạn đang loay hoay bẻ lái, tay lái bị “lock,” khóa cứng lại cái cụp, là tiêu. (Khi lái xe tới chỗ làm rồi, sau khi tắt máy, bạn ráng xoay qua xoay lại tay lái thì biết: Nó kêu cái cụp là khóa cứng luôn. Đến khi xỏ chìa khóa mở máy lại, xoay xoay tay lái lần nữa thì nó mới nhả ra)
2. Đừng hoảng lên mà nhấp thắng khi cần gạt số “chưa” đẩy về “N:” Chỉ nội cái chuyện bạn nhồi thắng khi chân ga đang kẹt cũng khiến chiếc xe tự động sang qua số thấp và dùng hết sức mạnh cơ khí để kháng cự lại, nếu xe dùng hộp số tự động. Nhiều người đã có kinh nghiệm này khi lái trên xa lộ: Khi chúng ta nhấn “mạnh” chân ga để vượt qua một chiếc xe khác hoặc để tăng tốc độ, người lái dễ dàng cảm thấy xe chuyển qua số thấp hơn và mạnh hơn, máy rú lên đẩy xe vọt nhanh. Nếu bạn nhấp thắng (“đạp-buông-đạp” luân phiên) thì tình hình càng tệ hại hơn nữa. Khi đó chân thắng cũng cứng ngắc luôn, theo trắc nghiệm của tạp chí Consumer Reports.
3. Bài viết này có tính “tham khảo và chia sẻ thông tin,” không phải là cẩm nang cam kết bảo đảm an toàn. Nếu có bác nào trong lúc thực tập mà tông gốc cây, hàng rào, hoặc bị CS hỏi thăm, thì người viết xin miễn trách nhiệm và không bình luận.
Kết luận:
Khi xe kẹt chân ga, động tác thắng xe chỉ hữu dụng khi đi kèm với việc đẩy cần số qua nấc “N.”
Khi đã gạt cần số qua “N,” hãy đạp thắng và giữ như vậy trong khi lái xe vào lề hoặc thoát khỏi luồng lưu thông nguy hiểm.
Lúc đó máy xe tha hồ rú rít, thậm chí gầm lên dữ dội vì xe đang bị đạp hết ga. Đừng sợ tiếng máy hoặc lo chuyện hư xe, hư máy.
Hãy lo cho mạng sống của cộng đồng, của mình và của những người thân yêu đi cùng."
 
Hạng F
13/9/07
6.539
2.783
113
otosaigon.com
Vậy cả 2 cái đều là coolant temperature sensor, cái thứ 2 là cái nối với đồng hồ nhiệt trên taplo, còn cái thứ 1 là nối với ECM! Thiệt là bé cái lầm nghen! ;)

Vì ko phải là dân chuyên nghiệp nên nhẫm lẫn là chuyện. . . bình thường thôi bác ah.;)

Sau nhiều ngày tìm hiểu trên mạng Tây ta đủ kiểu + với đi hỏi tùm lum đủ nơi về các ng/nhân, có thể gây ra hiện tượng kim nhiệt nước máy tăng cao ở Previa, em xin kể lại cho các bác nghe qua, để mà phòng tránh thay đồ búa xua (giống như BS dzỏm nên qoánh kháng sinh bao vây vậy)

Đầu tiên là cái ly hợp quạt, ngta nói rằng nếu 1 trong 2 yếu tố dưới đây xảy ra thì có nghĩa là ly hợp quạt đã bị tuột ít nhiều, dẫn đến giải nhiệt kém.
+ Dùng tay xoay các cánh quạt giải nhiệt két nước máy 5 lần mà với 5 lần đó, ta cảm thấy độ nặng nhẹ là như nhau.
+ Khi tắt máy, cánh quạt giải nhiệt két nước vẫn còn quay thêm nhiều hơn 2 giây

Nếu 1 trong 2 yếu tố trên xảy ra thì ngta dùng phụ gia nhớt bổ sung thêm vào ly hợp là hết chuyện. Phụ gia này khỏi qua Mỹ mua chi cho mắc công, các garage ở VN có biết phụ gia này.

Ngược lại, theo Mr Tấn thì khi mới nổ máy nếu quạt giải nhiệt hụ lên (gió mạnh - ko phải do vòng tua máy tăng do bù ga nha) và giảm liền sau đó có nghĩa ly hợp quạt còn ok
.. . . ly hợp quạt của em còn good:3dquaytay:


Đi dọc đường, nếu ly hợp quạt bị điếc thì nên mở máy lạnh nhưng tháo cầu chì ko cho máy nén chạy, khi đó ta sẽ lợi dụng quạt giải nhiệt của dàn nóng máy lạnh để làm mát cho két nước máy. Nên chạy nhanh, ngoài 60km/h nếu có thể.
 
  • Like
Reactions: Tam Bình
Hạng F
13/9/07
6.539
2.783
113
otosaigon.com
Dzậy là xử xong dzụ kim nhiệt cao thấp bất thường rồi hả cha? Trở lại xe thần thánh chưa? ;)

Xong rồi bác ah. Nói kết quả thay cái gì thì quá dễ, nhưng mò từng thứ từ nắp két nước, bơm nước, van hằng nhiệt, cảm biến, két nước v.v... cuối cùng lòi ra cái đồng hồ nhiệt bị hư. Hehehe.

Ah! Cái cảm biến dẫn lên đồng hồ nhiệt là cái 1 dây (điện), ko phái cái 2 dây như mấy bác nói nhé!
 
Hạng F
3/10/10
7.379
3.127
113
Previa Club
www.tanyplastic.com
Xong rồi bác ah. Nói kết quả thay cái gì thì quá dễ, nhưng mò từng thứ từ nắp két nước, bơm nước, van hằng nhiệt, cảm biến, két nước v.v... cuối cùng lòi ra cái đồng hồ nhiệt bị hư. Hehehe.

Ah! Cái cảm biến dẫn lên đồng hồ nhiệt là cái 1 dây (điện), ko phái cái 2 dây như mấy bác nói nhé!
Đúng! 1 dây thôi!
PREVIA CLUB: KHU VỰC THẢO LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ KỸ THUẬT
 
Hạng F
10/3/07
5.056
9.739
113
Thủ Đức - TP.HCM
Kinh các Bác,

Em chuẩn bị làm một việc rất điên rồ là tự vệ sinh và súc rửa hệ thống lạnh. Trước khi làm việc này em cần phải xả ga máy lạnh ra.

Các Bác cho em hỏi với xe Previa thì mình xả ga bằng cách nào? Xả ốc chỗ bơm ga rồi cho ga xì ra ngoài không khí luôn được không ạ?
 
Hạng F
13/9/07
6.539
2.783
113
otosaigon.com
Kinh các Bác,

Em chuẩn bị làm một việc rất điên rồ là tự vệ sinh và súc rửa hệ thống lạnh. Trước khi làm việc này em cần phải xả ga máy lạnh ra.

Các Bác cho em hỏi với xe Previa thì mình xả ga bằng cách nào? Xả ốc chỗ bơm ga rồi cho ga xì ra ngoài không khí luôn được không ạ?

Xả gas mà xả bỏ thì em từng làm qua. Bác cứ tìm đại cái khớp nối nào thuận lợi cho việc thao tác thì bác nới nhè nhẹ con ốc ra 1 chút, chỉ là 1 chút thôi nhé là nó xì hết liền.

Dung dịch tẩy rửa trong đường ống cũng như kinh nghiệm làm thế nào để đưa hết các mạt kim loại (nếu có) trong đường ống ra ngoài thì . . .em ko biết ah. Khổ nổi khâu này lại cần phải làm kỹ!!!!
 
Hạng C
26/9/12
504
641
93
Kinh các Bác,

Em chuẩn bị làm một việc rất điên rồ là tự vệ sinh và súc rửa hệ thống lạnh. Trước khi làm việc này em cần phải xả ga máy lạnh ra.

Các Bác cho em hỏi với xe Previa thì mình xả ga bằng cách nào? Xả ốc chỗ bơm ga rồi cho ga xì ra ngoài không khí luôn được không ạ?
Nếu bác có đồng hồ đo gas thì bác bắt vào chổ ốc xả gas rồi mở vale đồng hồ từ từ là gas sẽ thoát hết ra ngoài. Sau đó bác tháo dàn lạnh trước và dàn lạnh sau ra vệ sinh. Nếu bác chọn cách vệ sinh là tháo hết dàn lạnh ra thì khi sạc gas lại thì bác nhớ phải hút chân không thật kỹ trước khi sạc lại gas nhé bác. Tuy nhiên bác phải hết sức cân nhắc khi chọn vệ sinh cách này, bởi vì khi sạc lại gas bác phải cân áp suất gas của cả hai đường đi và về của gas của 2 chế độ là garanti và tua máy cao luôn thì mới ổn
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
29/7/14
8
1
3
49
Binh Thanh,Tp HCM
Chao cac Bac,e cung moi mua xe Pre94 lai cua ong chu,e muon tham gia hoi Pre xin cac bac don nhan cho.co gi cac bac chi bao dum.nhan tien day cung cho e hoi cac bac co biet o dau ban tấm che nắng bên phụ,va o đau sua lỗi đèn túi khí sáng luôn khong tắt.thanks