Mỗi hành vi đều đưa đến điểm kết.
Tại mỗi điểm kết sẽ xét trạng thái tốt/xấu do hành vi gây ra.
Tuỳ vào trạng thái để có những pá thích hợp điều chỉnh hành vi sao cho trạng thái kế tiếp đi theo chiều hướng đã định.
Lý thuyết là vậy, còn lại phụ thuộc ý chí của nhà điều hành.
2008 là 2008, nó sẽ ko giống bất cứ cái nào diễn ra sau nó. Nhưng người ta sẽ luôn nhớ đến những yếu tố cấu thành "sự kiện 2008" để từ đó xét ở hiện tại. Nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng từ "sự kiện 2008" chắc chắn ta đã đúc kết và có những pá nhằm phát huy và/hoặc phòng bị.
Vậy, đã có những gì giống 2008 để có thể tạo thành "sự kiện"?
Xét cấp vi mô: hành vi, trạng thái để dẫn đến tốt/xấu.
Xét vĩ mô: đánh giá sự tác động của trạng thái để đưa ra những con số cụ thể (theo tháng/quí/năm).
- Lãi suất tiết kiệm
- Lãi suất cho vay.
- Trạng thái của lãi suất: tăng/giảm
- Sự cân bằng của lãi suất tiết kiệm với việc mất giá của tiền đồng: âm/dương.
- Sự biến động của tỷ giá $.
- Sự cân bằng mất giá giữa hai đồng tiền VND/$
- Thanh khoản của trái phiếu chính phủ mỗi đợt phát hành.
- Sự chênh lệch % lãi suất của trái phiếu CP với % tiền gửi tiết kiệm.
- Tỷ lệ lạm phát.
- Trạng thái ngân sách.
- Trạng thái dòng vốn ngân hàng
- Trạng thái dòng vốn đầu tư FDI.
- Tỷ lệ % vốn FDI rót vào BĐS.
- Các chính sách ...
...
vân vân và vân vân
Tợp miếng nước trà để nói câu cuối
Để định lượng rằng BĐS có thể bùm hay không, khi nào thì có thể và bởi nguyên nhân nào.
Phùuuu
Check các list về marco của Bác Ba thì so với 2008 thì hầu như đều đang ở mức tốt, duy chỉ có ngân sách có vẻ căn thẳng hơn do hụt thu từ dầu mỏ, nhưng tạm thời 3-4 năm tới vẫn có thể cân đối thông qua bán vốn tại các công ty nhà nước.
Chủ quan em đánh giá về vĩ mô VN vẫn ở mức khá, vẫn còn room xoay sở cho những năm tới. hehe