Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Nga lấy chiến hạm Mỹ cho SU-24 tập chiến đấu

(Video) - Ngày 12/4, chiến đấu cơ Su-24 của Nga đã bất ngờ bay áp khu trục hạm tên lửa USS Donald Cook của Mỹ trên biển Baltic ở khoảng cách "nguy hiểm".

Hãng tin Reuters dẫn lời giới chức Mỹ cho biết, vụ việc xảy ra lần đầu tiên vào ngày 11/4 khi tàu USS Donald Cook vừa rời thành phố cảng Gdynia, Ba Lan và đang tiến ra biển Baltic để thực hiện một bài diễn tập thông thường.
Chiến đấu cơ Su-24 liên tiếp bay qua chiến hạm Mỹ khoảng 20 lần ở độ cao khoảng 30m. Đến ngày 12/4, một máy bay trực thăng Ka-27 của Nga còn bay vòng quanh tàu khu trục của Mỹ và chụp ảnh. Vùng lãnh thổ gần nhất của Nga lúc đó là Kaliningrad, cách vị trí xảy ra vụ việc khoảng 130km.
Chỉ huy tàu Donald Cook cho biết, ông đã cố liên lạc với máy bay Nga ngay khi phát hiện ra chúng nhưng không nhận được phản hồi.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
nga-lay-chien-ham-my-lam-muc-tieu-dien-tap_14915201.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Chiếc Su-24 áp sát chiến hạm Donald Cook hôm 12/4.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo nhận định của vị chỉ huy tàu Mỹ, đây có thể là động tác tấn công giả định của máy bay Nga, coi đây là hành động không an toàn và không chuyên nghiệp. Dù phát hiện ra máy bay Nga từ xa nhưng tàu USS Donald Cook đã không có bất kỳ hành động đáp trả nào.
Hiện Nga chưa có phản ứng chính thức trước thông tin trên. Trong khi ngày 13/4, Nhà Trắng tuyên bố đã biết về vụ các máy bay chiến đấu Nga bay gần "một cách nguy hiểm" tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Donald Cook ở Biển Baltic hôm 12/4 và tiếp tục bày tỏ quan ngại về hành vi này.
Phát biểu trước truyền thông ngay sau vụ việc, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nêu rõ: "Nhà Trắng đã biết về vụ việc trên..., vốn hoàn toàn đi ngược với các chuẩn mực chuyên nghiệp của quân đội hoạt động gần nhau trong hải phận quốc tế và không phận quốc tế".
Được biết, đây là lần thứ 2 Nga dùng chiến đấu cơ Su-24 áp sát chiến hạm USS Donald Cook của Mỹ ở khoảng cách "nguy hiểm" kể từ khi xung đột tại Đông Ukraine và sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Tuy nhiên, lần này thủy thủ Mỹ đã khá bình tĩnh xử lý tình huống.
Ngày 12/4/2014, một chiếc máy bay chiến đấu Su-24 Fencer của Nga đã khiêu khích chiến hạm Mỹ, trong vòng một tiếng rưỡi nó đã 12 lần bay qua sát chiếc tàu khu trục USS Donald Cook với động thái “hết sức khiêu khích”, trong khi tàu đang di chuyển trên Biển Đen.
Chiếc Su-24 đã không trả lời khi tàu USS Donald Cook nhiều lần phát tín hiệu cảnh báo và liên lạc với máy bay. Tuy nhiên, khu trục hạm Mỹ cũng không có động thái đáp trả và vụ việc đã kết thúc sau khoảng 90 phút mà không có sự cố nào xảy ra.
Sau vụ việc này, báo Độc lập của Nga (Nezavisimaya Gazeta) dẫn nguồn từ Reuters cho biết, sự kiện chiếc Su-24 của Nga nhiều lần bay qua lại trên đầu chiếc khu trục hạm USS Donald Cook của Mỹ hóa ra còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn người ta tưởng.
Sau sự kiện này, các thành viên thủy thủ đoàn đã phải gặp nhà tâm lý học sau khi bị căng thẳng tâm lý vì những hành động nguy hiểm của chiếc Su-24. Sau đó, 27 thuyền viên của tàu khu trục nộp đơn từ chức và xin thôi việc. Bình luận về hành động này, họ nói rằng không có ý định mạo hiểm với tính mạng của mình.

http://baodatviet.vn/video/nga-lay-chien-ham-my-cho-su-24-tap-chien-dau-3305656/
 
23/8/12
1.162
3
38
Trực thăng Nga bất bại với hệ thống phòng thủ mới

(Vũ khí) - Để trực thăng Nga an toàn tại những khu vực có sự hiện diện của tên lửa vác vai, Nga sẽ trang bị hệ thống President-S cho 5 mẫu trực thăng.

Bộ Quốc phòng Nga hiện đang có kế hoạch tích hợp hệ thống phòng thủ President-s cho dòng trực thăng chiến đấu đa năng gồm Mi-171Sh, Mi-17-V, Mi-28NE, Ka-52 và trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26T2.
Công ty trực thăng Nga cho biết, có 12 trực thăng bán cho một số khách hàng nước ngoài cũng sẽ được trang bị President-s trong năm 2016, hệ thống dự kiến được lắp đặt trên Mi-2NE và Ka-52 Alligator năm 2017.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter|50x@]
{tbody}
{tr}
{td}
truc-thang-nga-bat-bai-oi-he-thong-phong-thu-moi_15632795.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Ka-52 sẽ là một trong những trực thăng đầu tiên được Nga tích hộp hệ thống President-S.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Theo giới thiệu, hệ thống President-S dùng để bảo vệ máy bay và trực thăng trước các cuộc tấn công băng các tổ hợp tên lửa phòng không và đường không, cũng như các tổ hợp pháo phòng không của đối phương bô trí trên mặt đất hoặc các mục tiêu dưới biển.
“President-S” có nhiệm vụ phát hiện các mối de dọa tấn công máy bay bằng các loại máy bay tiêm kích, các tổ hợp tên lửa phòng và pháo phòng không, tiêu diệt (chế áp) các đầu tự dẫn quang học của các tên lửa đường không và phòng không (gồm các đầu tự dẫn của tên lửa phòng không vác vai), chế áp vô tuyến điện các đầu tự dẫn radar cũng như các trạm dẫn bắn của các tổ hợp pháo phòng không của đối phương.
“President-S” cho phép phát hiện và theo dõi tên lửa tấn công, phóng nguồn phát xạ laze đa phổ đến đầu tự dẫn quang học hoặc gây nhiễu chủ động cho các đầu tự dẫn của tên lửa.
Tùy thuộc vào chủng loại và chức năng của thiết bị bay, trong thành phần của “President-S” thường gồm thiết bi điều khiển, trạm cảnh báo bức xạ laze, trạm cảnh báo tấn công tên lửa, trạm gây nhiễu tích cực, trạm chế áp quang điện tử laze...
“President-S” do Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến điện (trực thuộc Rostekh) của Nga sản xuất trên cơ sở các khối (trạm), có thể bố trí trong hoặc ngoài các điểm treo trên thân máy bay hoặc trực thăng.
Theo tiết lộ của lực lượng vũ trang Nga, những trực thăng của Nga như dòng Mi và Ka-52 của nước này đang hoạt động tại Syria cũng đã được tích hợp hệ thống President-S.
Và đây có thể chính là lý do khiến dàn trực thăng Nga bất bại tại Syria dù phiến quân đang sở hữu những tên lửa vác vai cực nguy hiểm.

Video http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/truc-thang-nga-bat-bai-voi-he-thong-phong-thu-moi-3305723/
 
23/8/12
1.162
3
38
"Người khổng lồ Antaeus" - Vận tải cơ cánh quạt lớn nhất thế giới

Chiếc máy bay vận tải quân sự An-22 được đặt theo tên người khổng lồ bất khả chiến bại trong thần thoại Hy Lạp - Antaeus.

An-22 Antaeus (hay còn có tên gọi Antei, tên định danh NATO Cook) là chiếc máy bay vận tải chiến lược hạng nặng do Cục thiết kế Antonov nghiên cứu phát triển, nó được đưa vào phục vụ trong Không quân Liên Xô từ năm 1967.​
Trong 10 năm sản xuất (1966 - 1976), chỉ có 68 chiếc An-22 được chế tạo, tính đến thời điểm hiện tại còn khoảng 7 chiếc đang hoạt động trong Không quân Nga và Hãng hàng không Antonov Airlines của Ukraine.​
nguoi-khong-lo-antaeus-van-tai-co-canh-quat-lon-nhat-the-gioi.jpg
 
Status
Không mở trả lời sau này.