Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
Thân gửi các bác,


Mình xin được nói ngay: Lái xe, dù có muốn cũng không có cơ hội để phạm lỗi với tên gọi "không đi đúng phần đường, làn đường quy định".
Hầu như 99% các trường hợp xxx áp lỗi "sai phần đường, làn đường quy định" cho lái xe trước nay là họ phạt sai.



Câu hỏi:
1- Khi nào lái xe phạm lỗi "đi không đúng phần đường"?
2- Khi nào lái xe phạm lỗi "đi không đúng làn đường"?

Trả lời:
1- Khi nào lái xe phạm lỗi "đi không đúng phần đường"?
Chỉ những khi xe cơ giới lưu thông vào nơi có biển 304 "đường dành cho xe thô sơ", và biển 305 "đường dành cho người đi bộ" (Hình #1), đồng thời trên làn đó có gắn biển báo cấm đối với phương tiện của mình (biển tròn viền đỏ), thì mới phạm lỗi "lưu thông không đúng phần đường quy định".

2- Khi nào lái xe phạm lỗi "đi không đúng làn đường"?
Lái xe hầu như không có cơ hội để phạm lỗi này
(vì các lỗi lái xe có thể mắc phải trong trường hợp này đều được luật quy định rõ ràng dưới hình thức các lỗi cụ thể khác rồi).


--------------------------
Giải thích thêm:

Lỗi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định" thuộc nhóm các "lỗi loại trừ", được nêu tại Điểm c, Khoản 4 Điều 8
(Lỗi loại trừ là lỗi lái xe mắc phải khi vi phạm biển báo, vạch kẻ đường, nhưng không được áp vào lỗi "không tuân thủ biển báo vạch kẻ đường").

1- Lỗi "đi không đúng phần đường":
Luật gtđb chỉ quy định 2 loại phần đường là "phần đường dành cho xe cơ giới" và "phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ".
Do vậy, chỉ khi xe cơ giới lưu thông vào nơi có biển 304 "đường dành cho xe thô sơ", và biển 305 "đường dành cho người đi bộ" (Hình #1) thì mới phạm lỗi "lưu thông không đúng phần đường quy định".

Ngoài trường hợp trên, các trường hợp khác đều không đủ cơ sở pháp lí để xem là phạm lỗi "lưu thông không đúng phần đường quy định" (ví dụ: khi xe đi trên làn đường của hướng di chuyển ngược lại, khi xe đi vào đường ngược chiều, khi xe quay đầu trên vạch kẻ dành cho người đi bộ, v.v...).

Xin xem thêm tại link: [link]http://www.otosaigon.com/forum/FindPost/7442087[/link]

2- Lỗi "đi sai làn đường"
Chiểu theo quy định của luật và theo thực tế biển báo, vạch kẻ đường, hiện nay csgt hầu như không có cơ sở pháp lí để phạt lái xe với lỗi "lưu thông không đúng làn đường quy định", vì 3 lí do sau:

a- Lỗi này chỉ được quy định bằng Nghị định (NĐ34 & NĐ71), là loại văn bản thấp hơn luật gtđb và Quy chuẩn quốc gia về Báo hiệu đường bộ (QC41).
Trong khi Luật gtđb và Quy chuẩn 41 buộc "lái xe phải tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường", nhưng:
- gtcc không hề đặt các biển báo cụ thể, có hiệu lực tác dụng buộc thi hành, để "quy định làn đường", làm cơ sở pháp lí xác định lỗi "đi không đúng làn đường quy định"; hoặc
- một số lỗi, về bản chất có thể coi là "đi không đúng làn đường quy định", nhưng theo QC41 lại chỉ bị coi là lỗi "không tuân thủ vạch kẻ đường", hoặc được liệt kê vào lỗi loại trừ khác, chứ không được coi là lỗi "đi không đúng làn đường quy định".

b- QC41 có các biển chỉ dẫn 412 (a, b, c, d) "làn đường dành riêng cho ...", biển 413(a, b, c) "đường có làn đường dành cho ô tô khách", nhưng khi đứng một mình thì các biển 412, 413 này không có hiệu lực tác dụng buộc phải thi hành.

c- Có một số lỗi khác, về bản chất có thể coi là "đi không đúng làn đường quy định", nhưng theo QC41 chỉ bị coi là lỗi "không tuân thủ vạch kẻ đường", hoặc được liệt kê vào lỗi loại trừ khác, chứ không phải lỗi "đi không đúng làn đường quy định".

Ví dụ,
Mức phạt 100-200K khi vi phạm Khoản 1 Điều 8, nếu đi vào làn xe có:
- (khi chưa được phép bằng tín hiệu đèn) vạch 1.19 "quy định ranh giới làn xe dự trữ để tăng làn xe cho chiều xe có lưu lượng lớn" (Hình #2)
- vạch số 1.23 là chữ A, quy định làn đường cho xe khách (đường ≤60 km/h, Hình #3),
- vạch số 54 "Vạch chỉ đường chuyên dùng" (đường >60 km/h, hình #4)
- đi vào làn đường có các ký hiệu bằng chữ viết quy định "Làn đường dành cho xe cỡ lớn" và "Làn đường dành cho xe cỡ nhỏ" (chữ "Xe cỡ lớn" và "Xe cỡ nhỏ", Hình #5)

Mức phạt 800-1,2 triệu khi vi phạm Điểm i Khoản 4 Điều 8 nếu:
- "điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc".

3- Riêng với biển 412, 413: trường hợp lái xe 4b đi vào các làn đường có cắm biển 412, 413 (là loại biển chỉ dẫn, không có hiệu lực bắt buộc thi hành), nhưng:
a- nếu trên các làn đường đó không cắm biển cấm loại xe mình đang điều khiển → không hề phạm luật;
b- nếu trên các làn đường đó có cắm biển cấm loại xe mình đang điều khiển → phạm lỗi "đi vào đường cấm", chứ không phải lỗi "đi không đúng làn đường";
c- nếu dưới đường có kẻ vạch số 54 hoặc vạch 1.23 →chỉ phạm lỗi "không tuân thủ vạch kẻ đường".
d- đối với biển "gộp hình" không có trong luật, hình chữ nhật hoặc vuông, nền xanh: không phạm lỗi gì cả, vì công dân không có nghĩa vụ phải tuân thủ một biển báo không có quy định trong luật. Xxx cũng không có cơ sở pháp lí khi dựa vào một biển không có trong luật để bắt lỗi,mđể chứng minh lỗi vi phạm.

Hình #1- Biển 304, 305 quy định "Phần đường cho xe thô sơ" và "Phần đường cho người đi bộ".
Rất khó để phạm lỗi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định"


Hình #2- Vạch số 1.9 "quy định ranh giới làn xe dự trữ để tăng làn xe cho chiều xe có lưu lượng lớn"
Rất khó để phạm lỗi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định"


Hình #3- vạch số 1.23 (là chữ A)- "Làn đường cho xe khách theo tuyến" (đường có tốc độ ≤60km/h). Ở hai đầu làn xe phải cắm biển 412a, 413a.
Rất khó để phạm lỗi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định"


Hình #4- vạch số 54 "Vạch chỉ đường chuyên dùng (vẽ kèm tên loại phương tiện, ví dụ Xe buýt, Xe cỡ lớn, Xe cỡ nhỏ (đường có tốc độ >60km/h)
Rất khó để phạm lỗi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định"



Hình #5- Kí hiệu bằng chữ "Làn đường dành cho xe cỡ lớn" và "Làn đường dành cho xe cỡ nhỏ" (chữ "Xe cỡ lớn" và "Xe cỡ nhỏ"), đường có tốc độ >60km/h.
Rất khó để phạm lỗi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định"

 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
4/7/13
1.567
6.525
133
Sài Gòn
Thông tin của bác rất chi tiết và dễ hiểu nhưng để tranh cãi thắng được CSGT lại là chuyện khác và cần nhiều thời gian. Em năm lần bẩy lượt bị lập BB, giữ giấy tờ, rồi tranh cãi, rồi xin lỗi, rồi trả lại giấy tờ cho em mà chưa mất một đồng tiền phạt nào nhưng mất rất nhiều thời gian. Bây giờ em chọn phương án đi theo lối mòn của cả lũ cừu cho nó lành, khi nào vội quá thì mới là người hiểu luật thôi.
 
Neversad nói:
Thông tin của bác rất chi tiết và dễ hiểu nhưng để tranh cãi thắng được CSGT lại là chuyện khác và cần nhiều thời gian. Em năm lần bẩy lượt bị lập BB, giữ giấy tờ, rồi tranh cãi, rồi xin lỗi, rồi trả lại giấy tờ cho em mà chưa mất một đồng tiền phạt nào nhưng mất rất nhiều thời gian. Bây giờ em chọn phương án đi theo lối mòn của cả lũ cừu cho nó lành, khi nào vội quá thì mới là người hiểu luật thôi.


E cũng hành xử giống bác, né cho đỡ mất thời gian và công sức
 
Tập Lái
7/11/13
5
1
3
Thông tin của bác chủ thớt là rất hữu ích. Đã là LX đương nhiên phải chấp hành luật GT,tuy vậy việc hiểu và chấp hành lại là một vấn đề khác. Vì vậy,LX cần trau dồi học hỏi những người am hiểu như cụ chủ thớt. Còn đã nắm rõ mà vẫn cố tình lách luật để cãi lại là vấn đề khác.....! Về phía e,vẫn luôn có quan điểm là chấp hành đúng và hầu như ko bao giờ bị xxx cạp nong.
 
Tập Lái
7/11/13
5
1
3
Văn hoá GT của VN mới ở bước sơ khai so với các nc đã phát triển từ lâu. Cơ sở hạ tầng đan xen nhiều loại hình tham gia GT rất phức tạp. Việc các nhà chức năng vẫn đang dần hoàn thiện các công cụ,cho nên những bất cập,mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Vì vậy đòi hỏi ý thức của ng tham gia GT là rất quan trọng. Nó góp phần rất lớn cho cái gọi là văn hoá GT.
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
7/11/13
5
0
0
với 1 nền giao thông hỗn+ô hợp thì ngoài việc ý thức của dân ra thì vai trò của các cấp công quyền quản lý là không cần phải bàn cãi, chả hiểu sao dân vẫn cãi :)
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
phản biện thử:

Luật GTĐB quy định:
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
...
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Và biển 412 (biển chỉ dẫn) ghi rõ hướng dẫn "làn đường dành riêng cho từng loại xe, loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này" rồi, vậy cũng dễ vi phạm chứ?
Rất khó để phạm lỗi "đi không đúng phần đường, làn đường quy định"


Bác SGB có lẽ nhầm lẫn giữa 2 việc có dễ vi phạm hay không, và GTCC cắm bảng đúng quy định hay chưa.
Thực sự lỗi này rất dễ vi phạm, nhưng bảng GTCC cắm thì chưa đúng quy cách. Việc phạt hay không tuỳ nhận định của xxx và cơ quan liên quan.
 
Hạng D
10/9/08
2.895
6.294
113
dawmgoodman ® nói:
phản biện thử:

Luật GTĐB quy định:
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
Vậy nếu vi phạm điều 11.1 thì phạt ra sao bác nhỉ?