Em mong cho vụ này ra toà để xem toà xử thế nào. Phải đến lúc chấm dứt cái "mọi" lệ là xe lớn đền xe nhỏ, xe nhỏ đền đi bộ. Chắt bóp mua được cái xe để đi tránh nắng, tránh mưa và an toàn cho gia đình mà ra đường lúc nào xung quanh cũng có bao nhiêu thằng rình rập chờ thời cơ nhào vào xẻ thịt.
Nó kg leo mà len qua khe hở giữa con lươn .Em ko hiểu từ khi nó băng từ bên trái qua đến lúc leo qua con lươn ko lẽ bác tài ko thấy và đề phòng hay sao.
Mà dù leo dù len gì thì tx cũng kg tài nào tránh .
Mặc nhiên , ta thấy thằng bé lỗi , tx không lỗi .
Nhưng 1 vàiyếu tố về luật....khó ở quá .
Con lươn này còn có tầm quan sát, ngán nhất QL22, hàng cây cao ở giữa, mấy bà mấy chị cứ lấp ló canh băng qua đường.
Không quá tốc độ thì kg có chuyện kg làm chủ tđMời bác đọc Điều 623, luật dân sự em post thêm. Ngoài ra khi còn có thể "bị" thêm nhiều lỗi em không biết trong luật nào như: thiếu quan sát, không làm chủ tốc độ,...
http://www.tand.hochiminhcity.gov.v..._articleId=87130&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0
Em copy, post cho bác nào chưa xem
Trường hợp của một bác trên otosaigon, mời các bạn cũng chia sẻ.
Trong trường hợp này, chủ thớt đã đúng khi có tiền thăm hỏi, chăm lo hậu sự. Nhưng gia đình kia đòi 1 tỷ 2 là quá đáng.
Chuyện là thế này: trên đường đi, ông chú đang bon bon trên đường bằng xe 4B (SUV 7 chỗ) thì gặp tai nạn với người đi bộ băng qua đường.
Thông tin nơi xảy ra tai nạn:
- giới hạn tốc độ 80 km/h (ngoài khu vực đông dân cư)
- đường đẹp, ít xe, các xe oto di chuyển giữ khoảng cách an toàn 50 - 60m
- thời tiết tốt, trời nắng, không mưa, đường tốt
- xe 4B đang di chuyển đúng làn đường dành cho oto (sát dãy phân cách cứng)
- tốc độ di chuyển của xe lúc gặp tai nạn 60~70 km/h
- người đi bộ băng qua đường ở nơi không có vạch kẻ băng qua đường cho người đi bộ
Sau khi xảy ra tai nạn, thì ông chú dừng xe, xuống xe xem tình hình. Người nhà của nạn nhân đã đưa nạn nhân đi cấp cứu vài phút sau đó. Khoảng 15' sau thì có công an khu vực đến giữ hiện trường và dẫn ông chú đến CA xã để đảm bảo an toàn.
Ở CA xã ông chú được kiểm tra nồng độ cồn: kết quả không có cồn trong khí thở.
Sau đó, CSGT được điều đến dẫn ông chú đến bệnh viện để lấy mẫu máu.
Kế đó, ông chú bị tạm giữ ở trụ sở CA để điều tra. Xe và người thân đi cùng sau đó cũng được đưa về trụ sở sau khi CSGT lập biên bản hiện trường.
Sau khi xảy ra tai nạn, phía gia đình ông chú đã gọi điện nhờ người thân đến bệnh viện để thăm hỏi.
Nghe tin nạn nhân tử vong, gia đình ông chú đã đến gia đình nạn nhân cùng bày tỏ thương tiếc, chăm lo hậu sự cho nạn nhân.
Gia đình bên kia lý luận kiểu thế này các bác xem được không?
"Nuôi đứa nhỏ từ đó đến giờ, mỗi tháng tính 10tr, 10 tháng là 100tr. Đứa bé 10 tuổi thì tính theo đó mà đền bù."
P/S: Em từng nghĩ chạy đúng luật thì không cần bồi thường gì cả cho đến khi đọc thêm điều 623, bộ luật dân sự:
Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Trong đó khoản 3:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
Lỗi cố ý là khi người bị thiệt hại thấy trước hành vi của mình có thể gây thiệt hại và mong muốn thiệt hại xảy ra, hoặc không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng có tâm lý phó mặc cho thiệt hại xảy ra. Thằng bé không phải tự tử và cũng không có tâm lý để mặc cho xe đâm chết (nếu chứng minh được thằng bé mặc kệ xe đâm chết thì không phải bồi thường). Lỗi băng qua đường này chỉ là lỗi vô ý (tự tin có thể không xảy ra tai nạn/ hoặc không nghĩ rằng xe bị xe tông).
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tình thế bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết là trường hợp thiên tai bão lụt bất ngờ hoặc xe đang chở người đi cưu chữa hoặc chữa cháy và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Nhìn hình thì khó có khả năng đoạn đường này cho chạy 80km/h và ngoài khu dân cư.
Đường có dải phân cách cứng, nhà dân 2 bên đường san sát thế kia mà?
Dù gì cũng mạng người, cho dù gia đình người ta cũng quá đáng, đừng nên thẳng quá như vậy. Nổi đau nên biết chia sẽ.Em mong cho vụ này ra toà để xem toà xử thế nào. Phải đến lúc chấm dứt cái "mọi" lệ là xe lớn đền xe nhỏ, xe nhỏ đền đi bộ. Chắt bóp mua được cái xe để đi tránh nắng, tránh mưa và an toàn cho gia đình mà ra đường lúc nào xung quanh cũng có bao nhiêu thằng rình rập chờ thời cơ nhào vào xẻ thịt.