Hạng D
8/3/10
1.299
5.687
113
Ngành giao thông công chính Hà Nội đã từng đưa ra nhiều đề xuất thể hiện sự yếu kém về quản lý của mình. Chỉ xin dẫn một vài ví dụ, như xe biển chẵn đi ngày chẵn, xe ngoại tỉnh không được vào Hà Nội vv... Đề xuất cấm xe máy giờ cao điểm chỉ thêm một minh chứng thể hiện trình độ của họ.
Hãy nhìn sang nước láng giềng. Ở Thái Lan, người ta có tiền mua ôtô cá nhân vài chục năm trước khi các "chuyên gia" giao thông công chính của ta bắt đầu mon men sở hữu cái ôtô, mà trong thành phố Bangkok nay vẫn có nhiều người di chuyển bằng xe máy.
Phương tiện giao thông công cộng- quên đi!
Hệ thống xe buýt Hà Nội ngày càng bất tiện. Mục tiêu quan trọng nhất của lái xe buýt hiện nay có lẽ chỉ cần về bến đúng giờ. Chính vì sức ép này, họ sẵn sàng bỏ khách, đi đường tránh chỗ tắc nghẽn để về bến đúng giờ.
Một số lái phụ xe buýt thậm chí còn không muốn đón khách lớn tuổi vì làm "mất thời gian" của họ. Còn tệ hơn nữa, điểm chờ ngày càng thưa so với trước. Khách đi xe buýt phải đến điểm chờ cách nhau gần cây số và chủ yếu di chuyển dưới lòng đường vì vỉa hè đã bị chiếm dụng hết hoặc gần hết.
Xin dẫn một đôi ví dụ như tuyến 49. Suốt phố Lý Thường Kiệt (Hà Nội) chiều đường Trần Khánh Dư - Mỹ Đình chỉ duy có 3 điểm chờ. Từ điểm chờ gần khách sạn Melia (hầu như luôn bỏ khách) đến điểm chờ tiếp theo ở gần đầu phố Khâm Thiên có lẽ khoảng trên dưới 1km. Không ai điên mà đi bộ, chủ yếu dưới lòng đường, giữa hai điểm chờ cách xa nhau như thế.
Tuyến 22 cũng không khá hơn. Nhiều điểm chờ xe buýt bị bố trí vào chỗ thậm chí là bẩn thỉu, vì các cá nhân kinh doanh không muốn có điểm chờ trước cửa hàng nhà họ. Điểm chờ tuyến 49, trước khách sạn Heritage đường La Thành là chỗ tập kết rác và xe "thương binh". Còn đâu chỗ đứng chờ cho khách?
Sở dĩ tôi có những quan sát đó vì tôi từng là một trong những người cổ vũ nhiệt tình cho việc đi lại bằng xe buýt. Nhưng 3 năm nay tôi lại đành quay trở lại dùng xe máy vì hệ thống xe buýt ở Hà Nội ngày càng bất tiện.
HAV0470_1317968838.jpg

Hệ thống xe buýt Hà Nội ngày càng bất tiện. Ảnh minh họa
Vỉa hè cho người đi bộ- không có!
Vỉa hè Hà Nội hiện nay bị các thương nhân chiếm hết lối đi bộ. Không biết "phí" chiếm dụng vỉa hè có được dùng để tu bổ vỉa hè ... hay lại được chia chác vào túi các cá nhân. Ngoài ra, chính Sở GTCC Hà Nội tận dụng hết mức vỉa hè (thậm chí cả công viên) để biến thành chỗ trông giữ xe.
Họ cho phép nhiều khách sạn, nhà hàng ... sử dụng toàn bộ vỉa hè để đỗ xe ôtô. Ví như khách sạn Fortuna, nhà hàng bia Lạc Viên, ngân hàng Agribank ... (trên đường Láng Hạ) và nhiều địa điểm khác.
Để tận dụng vỉa hè, người ta thậm chí cưa luôn cả cột biển chỉ dẫn. Hãy nhìn tấm biển chỉ Ngõ 580 La Thành. Cột của nó đã bị ai đó cưa đi từ 3 năm nay. Không rõ là ngành GTCC Hà Nội có biết không?
Bộ phận quản lý thuộc UBND phường sở tại có biết không? Nhưng 3 năm nay nó vẫn như trong ảnh - đóng đinh vào cây, còn vỉa hè thì hoàn toàn bị chiếm dụng, người đi bộ hoàn toàn phải đi dưới lòng đường. Hay các vị chỉ mải mê những việc "vĩ mô"?
New-Picture_1317969618.jpg

Thành phố vì Hòa bình: Một thành phố không vỉa hè cho người đi bộ.
Nhìn vào hoàn cảnh của Việt Nam, giờ cao điểm có những hoạt động không thể không sử dụng xe máy. Đi làm, đón con đi học về, đi chợ cho bữa ăn của cả nhà, vv... cả ngàn việc như thế không thể dựa vào hệ thống xe buýt như hiện nay.
Có lẽ đã đến lúc mỗi nhà nên sắm lấy một "con" ôtô - dù là Lada hay Liffan Tàu.
Theo nghiên cứu của ITD (vnexpress.net) , xe máy chiếm 40% mặt đường nhưng chở được 80% lượng người, còn xe hơi chiếm 55% mặt đường nhưng chỉ chở được 10%. Hơn thế nữa, theo những nhà chuyên môn về giao thông thì chưa có cơ sở khoa học chứng minh xe máy gây ùn tắc.
Với những con số cụ thể như thế và với một hiện trạng thành phố và trình độ quản lý hệ thống giao thông như hiện tại, đề xuất cấm xe máy giờ cao điểm có thể gọi tên là đề xuất gì? Sáng kiến hay tối kiến đây?
Chẳng thúc đẩy hay kéo lùi lịch sử
Có ý kiến cho rằng không phát triển ôtô ở Việt Nam là "kéo lùi lịch sử". Đó là cách nói đại ngôn, nôm na là... nói phét. Với trình độ một Việt Nam ở thế kỷ 21 mà chưa tự làm được cái bu-gi xe máy hay cái lưỡi dao cạo râu cho ra hồn thì Việt Nam vẫn chỉ là thị trường tiêu thụ lệ thuộc. Do vậy, Việt Nam có nhiều ôtô hay có ít ôtô chẳng thúc đẩy hay làm chậm lại tiến trình lịch sử nhân loại.


Ôtô đang là thủ phạm chính của nạn tắc đường tại các đô thị VN (Oto Fun)
Ngày nay, người dân của nhiều thành phố lớn ở những nước văn minh trên thế giới như Anh, Ha Lan, Phần Lan, Australia, Pháp, Hoa Kỳ, ... đã quay về với xe đạp vì những lý do ta đều biết.

New-Picture-4_1317969646.jpg

Chắc dân những thành phố Âu Mỹ này nghèo nàn, lạc hậu hơn Hà Nội và đang"kéo lùi lịch sử"?
New-Picture-5_1317969653.jpg
Đạp xe đi làm trong sương sớm London.
Các điểm cho thuê hoặc đỗ xe đạp là hình ảnh quen với người dân những thành phố này.
New-Picture-6_1317969660.jpg


Điểm cho thuê xe đạp ở Thủ đô của "Vương quốc xe hơi".
Điểm cho thuê xe đạp ở Paris.
Trước khi làm những việc "vĩ mô" khác, xin ngành GTCC Hà Nội hãy làm vài việc nhỏ sau:
Trả lại vỉa hè cho thành phố.
Trả lại ngã tư cho thành phố, tức là trả lại thói quen cho người lưu thông là đến ngã tư phải chấp hành đèn hiệu chứ không phải bưng bít như bây giờ để chiều theo thói quen xấu.
Chỉnh trang lại biển báo (dù việc này ít lợi nhuận) cho khoa học và rõ ràng.
Một chính sách sai lầm có thể góp thêm hỗn loạn xã hội.
Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cho người giao thông. Kẻ vừa lạng lách bằng xe máy hôm qua, hôm nay lái ôtô vẫn là kẻ lạng lách.
Nghiêm minh đối với hành vi vô văn hóa trong giao thông.
Cải tạo hệ thống xe buýt sao cho tiện lợi ở thành phố, trước khi cấm hoặc hạn chế xe cá nhân, chứ không phải làm cái việc ngược đời là đặt cái xe trước con bò.
Trong sạch hóa ngành giao thông công chính bằng cách thay cán bộ kém năng lực nhưng tham lam và ngạo mạn.
Để kết thúc bài viết, xin kể hai trường hợp là bạn tôi.
Ông bạn thứ nhất sở hữu xe ôtô từ những năm đầu 1990 khi Việt Nam bắt đầu nhập khẩu ôtô bán cho tư nhân. Nhưng nay phải bán đi vì theo lời ông, nhiều người mua ôtô quá không còn chỗ đỗ mỗi khi mang xe ra phố và nhiều bất tiện. Cũng theo lời ông, dùng ôtô trong thành phố Hà Nội sướng một, khổ mười và chỉ giải quyết mỗi khâu... . Bây giờ cần đi đâu ông đi xe máy hoặc taxi. Nhà ông trên khu phố cổ có hai mặt phố và có garage.
New-Picture-8_1317969674.jpg

Phố Broadway, bên sườn đại học Columbia (New York), chiều Thu
Ông bạn khác là người Mỹ sống ở Manhattan, New York, nơi được mệnh danh là "Thủ đô của thế giới". Đường phố nơi đây tuy rất đông xe cộ nhưng vẫn rộng hơn phố Hà Nội nhiều lần. Thi thoảng, ông rủ vợ ông và tôi đi ăn tiệm hoặc xem hát - lần đi bằng đi xe điện ngầm, lần bằng xe buýt, hoặc taxi trong khi chiếc Accord "đắp chăn" để ngoài phố Morningside Drive.
Tôi không hiểu tại sao ông đi lại bằng xe công cộng trong khi có xe riêng bỏ không cho đến một lần, ông chở chúng tôi bằng chiếc Accord đi ăn tiệm. Phải sau 45 phút ông mới đến được bằng taxi vì vất vả lắm mới tìm được chỗ đỗ xe ở rất xa tiệm ăn. Lúc về, cả ba chúng tôi phải cùng đi taxi đến chỗ lấy xe. Sau lần đó, tôi hiểu tại sao ông quyết định "đắp chăn" cho chiếc xe của mình để ngoài phố với gió mưa và chỉ dùng nó mỗi khi về nhà quê trên Bedford cách đó 70 dặm.
Chính sách phục vụ ai?
Nhà quản lý không chỉ cần có cái đầu, biết nhìn bằng cả hai con mắt mà còn phải có một trái tim con người. Hoạch định chính sách phục vụ ai: Đa số nhân dân hay một nhóm nhỏ?
Với thành phố của một nước nghìn năm nông nghiệp nhỏ mà phố hẹp, người đông như Hà Nội, nếu cần phải cấm xe tư nhân vào một số đường phố, thì ôtô là phương tiện cần cấm đầu tiên.
Đừng vì một số ít người sau một đêm ngủ dậy bỗng thành tỷ phú liền lên cơn hợm ôtô mà vội cấm xe máy.
Một chính sách sai lầm có thể góp thêm hỗn loạn xã hội.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-10-07-giao-thong-do-thi-dung-dat-cai-xe-truoc-con-bo-
 
Hạng D
27/10/10
2.939
8
38
38
E chi biet chu truong bay gio la han che chu chua cam,bac Bo truong noi the ah,e online mobile nen ko bo dau dc
 
Hạng C
26/5/10
688
4
0
Tp.HCM
@ pác vesau
Bài viết của pác cũng có 1 số tư liệu và thể hiên quan điểm riêng của pác. Mà quan điểm riêng của cá nhân cần được tôn trọng vì nó thể hiện ...1 xã hội dân chủ và văn minh.
Cấm 2 bánh hay 4b nhìn từ góc nào nó cũng thể hiện sự lúng túng của giới chức trách. Hay đó là sự thể hiện của vài cá nhân muốn đề suất tối kiến của mình. Tối kiến là do bí giả pháp, chưa nghiê cứu đến nơi đến chốn. Thật ra, các pác này cũng loay hoay trả lời câu hỏi : kẹt xe là do đâu. Do 2b, do 4b, do người tham gia GT thiếu ý thức. Và ở đâu trong 3 lý do này, các pác đều tìm thấy nhiều câu trả lời...thuyêt phục.
Đội mũ BH là 1 chính sách đúng nhưng nếu tổng hợp kỹ thì ko giảm số lượng những case chấn thương sọ não (xin tham khảo các bài viết trên tạp chí tiasang.com.vn.
Phạt nặng nhưng ko giảm các case vi phạm giao thông. Đua xe ngày càng phát triển ở các dạng quy mô lớn hơn, lì lợm hơn dù hàng tháng CSGT giam hàng trăm xe 2b.
Vậy thì do đâu?
Do thiêu đồng bộ. theo thiển ý.
Cố gắng của 1 ngành ko giải quyêt được vấn đề mà nó cần sự cam kết, nhất trí của tòan XH.
-GTCC : cần làm tốt việc thông thóang, thóat nước, sửa ngay đường xuống cấp, bảng biểu điề chỉnh chíh xác, kịp thời bảng biều..., kiểm định phải chuẩn ngay; xe nào ko đạt ko cho lưu thông...hiện có vô số xe bus, xe container dưới chuẩn vẫn chạy ầm ầm trên đường...
-CSGT : cần dẹp ngay việc làm luật mãi lộ, tiêu cực...
-2b cần phải bị trưng trị ngay, nghiêm các trường hợp đánh võng, lấn tuyến, chở 4,5...
-Lòng lề đường cần thông thóang cho người đi bô.
-Các đại gia phân phối xăng dầu cần phải dẹp ngay nạn đầu cơ xăng dầu, làm giá...
Và vô số các ban ngành đang tham gia quản lý XH
Trong cảnh hỗn canh hỗn cư, anh nào nhanh tay lẹ mắt thì ra sức kiếm chác còn hậu quả để cho chíh phủ lo thì đến mùa quýt mới ổn được.
Mà các ban ngành đang tham gia quản lý XH hiện nay là chíh phủ vây. Pó tay.
Người dân, từ chỗ bất mãn, đi đến ù lỳ. Quan niệm : ai cũng vậy, tui ngu gì mà gương mẫu. Kêu gọi ý thức suông là rât trừu tượng
Bức xúc có vài suy nghĩ hỗn lọan
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
12/3/11
1.908
1
0
Không cấm xe nào hết, chỉ tính chuyện thu tiền thui...
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Nếu chính sách được đưa ra sau những hộp rượu ngoại xịn,sau những contener bia và sau nhưng phong bì dày cộp hay những TK kếch xù.Thì phải hàng chục thế kỷ nữa,chúng ta mới có hy vọng sánh vai với các cường quốc năm châu như HCM mong ước được.
Chính sách cần được đưa ra bởi những con người dám quên ăn,quên ngủ và quên đi những quyền lợi của mình,chỉ nghĩ đến đất nước.
Lúc đó,chúng ta mới có khả năng nhìn thấy được những điều họ nói trở thành hiện thực.
 
Hạng D
30/1/11
1.272
57
48
NGUYEN T nói:
Nếu chính sách được đưa ra sau những hộp rượu ngoại xịn,sau những contener bia và sau nhưng phong bì dày cộp hay những TK kếch xù.Thì phải hàng chục thế kỷ nữa,chúng ta mới có hy vọng sánh vai với các cường quốc năm châu như HCM mong ước được.
Chính sách cần được đưa ra bởi <span style=""color: #ff0000;"">những con người dám quên ăn,quên ngủ và quên đi những quyền lợi của mình,chỉ nghĩ đến đất nước. </span>
Lúc đó,chúng ta mới có khả năng nhìn thấy được những điều họ nói trở thành hiện thực.
Em vote cho bác
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif

Nhưng chuyện này(tô đỏ) là hoang đường lắm bác ạh! Trong bối cảnh hiện nay.
 
Hạng D
11/5/11
3.419
5.584
113
Sài Gòn
Hãy lệnh cho các "đầy tớ" bỏ hết ô tô xe máy xịn, complet cravat đầy đủ mà đi họp, đi làm bằng xe bus.
Các đầy tớ bỏ ô tô, xe máy được thì chủ bỏ được, :D:D
 
Hạng B2
31/1/11
107
0
0
Cấm gì thì cũng từ từ chứ làm cái rụp chắc ko xong đc các bác nhẩy ?
 
Hạng D
11/12/10
3.006
8.002
113
Tôi đã từng đi xe buýt cách đây hơn 2 năm, phải rời cơ quan ở đường Thành Thái sớm để đi bộ đến trạm trước Nhi Đồng 1 mất 10-13 phút, 10-13 phút này phải chen chân đi xuống lề rồi lên lề đường, đến trạm đợi đúng số xe của mình, nếu không đưa tay vẫy vẫy như vẫy taxi thì nguy cơ xe chạy luôn là 50-50. Từ quận 10 rời cơ quan lúc 16h45 về đến nhà ở Q7 là 18h45, về đến nơi phải nói là "xe 52 chổ chở đúng 1 người". Từ nhà đến cơ quan cũng thế, phải mất từ 1h30' đến 2h mới đi đến nơi, về đến chốn cho quãng đường 10km
Người ta thường nói, thời gian là vàng bạc, vậy nên đi xe máy (mất khoảng 35 phút) hay đi ôtô (mất khoảng 45 phút) hay đi xe buýt?
Câu trả lời sẽ là tùy theo bạn thuộc đối tượng nào? Nếu bạn thuộc đối tượng không biết biến thời gian thành vàng bạc thì xe buýt là lựa chọn tối ưu (thời điểm hiện nay, chưa chứng minh được xe buýt lưu thông nhanh hơn các phương tiện khác trong nội thị). Hoặc bạn thuộc đối tượng "chỉ biết riêng cho bản thân của bạn" thì xe buýt cũng là lựa chọn tối ưu (bạn chẳng lo phải đưa đón ai)

Còn lại thì nếu chẳng đi xe máy thì đi bằng gì ngoài taxi?
Và hiện giờ trên xe buýt, trạm dừng, là "mảnh đất màu mở" cho bọn móc túi "sinh sôi nảy nở" ai dám đi xe buýt?

Tại sao quan chức được đi ô tô còn người dân thì bị cấm đi 4b? Phải chăng chỉ có các vị đó "lo cho dân cho nước" còn những người dân khác đi 4b không biết kinh doanh tạo công ăn việc làm, của cải cho xã hội?

Trước khi nói đến cấm, các "vị" đã thử nghĩ đến việc: trả lại lòng đường, hè phố theo đúng nghĩa của nó chưa? chất lượng đường xá có được nghiệm thu 1 cách nghiêm túc theo các tiêu chuẩn của các "vị" đưa ra chưa?
(lấy 1 ví dụ đơn giản cho thấy các vị thấy lợi ích nhỏ mà không thấy lợi ích lớn như thế nào. Lòng đường lưu thông có 1 xe bán hàng rong, 1 xe ba gác chở quá khổ cứ chậm chạm đi từ từ cản trở biết bao nhiêu xe phía sau, thử hỏi anh chạy ba gác, chị bán hàng rong đó sau khi tạo được doanh thu có nộp thuế không? Vì nhân đạo và không có chính sách từ Nhà nước, CSGT có bao giờ phạt họ chưa hay là vẫn để cho họ lấn chiếm lòng đường, hè phố? Họ cản bao nhiêu người, doanh nhân ngồi ôtô (người tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm, nộp biết bao nhiêu thuế?) họ cản bao nhiêu công nhân viên (1 bộ phận nộp thuế TNCN không phải ít)

Các vị nói cấm 4b đi 1 người. Vậy tôi hỏi, sau khi đưa 2 con đi học 2 trường khác nhau, tôi không được quyền đi ôtô đến cơ quan à? Hoặc tôi đi bằng gì để đón 2 con đi học về đây?
Chẳng ai muốn ra đường khoe của cả, chỉ là họ sẵn sàng mất nhiều tiền hơn cho nhiều cái được hơn. Nắng không đến mặt, mưa không đến đầu, bụi mù, khói đen không bay vào phổi, gia đình họ mát mẻ thoải mái trên đường, không nơm nớp lo sợ đám "đầu xanh, đầu đỏ" đi 2b ở đâu lạng lách rồi đâm sầm vào.

Khi nào phương tiện công cộng "nổi trội" hơn phương tiện cá nhân thì dù chẳng có cấm cũng chẳng có ai dại gì đi xe cá nhân cho mệt.
Còn tôi, vẫn dùng 4b thôi, cấm đường này, tôi đi đường khác, có nộp phí thì vẫn phải đi (chẳng lẽ quay đầu lại?)