4bthang2b nói:Tôi đã từng đi xe buýt cách đây hơn 2 năm, phải rời cơ quan ở đường Thành Thái sớm để đi bộ đến trạm trước Nhi Đồng 1 mất 10-13 phút, 10-13 phút này phải chen chân đi xuống lề rồi lên lề đường, đến trạm đợi đúng số xe của mình, nếu không đưa tay vẫy vẫy như vẫy taxi thì nguy cơ xe chạy luôn là 50-50. Từ quận 10 rời cơ quan lúc 16h45 về đến nhà ở Q7 là 18h45, về đến nơi phải nói là "xe 52 chổ chở đúng 1 người". Từ nhà đến cơ quan cũng thế, phải mất từ 1h30' đến 2h mới đi đến nơi, về đến chốn cho quãng đường 10km
Người ta thường nói, thời gian là vàng bạc, vậy nên đi xe máy (mất khoảng 35 phút) hay đi ôtô (mất khoảng 45 phút) hay đi xe buýt?
Câu trả lời sẽ là tùy theo bạn thuộc đối tượng nào? Nếu bạn thuộc đối tượng không biết biến thời gian thành vàng bạc thì xe buýt là lựa chọn tối ưu (thời điểm hiện nay, chưa chứng minh được xe buýt lưu thông nhanh hơn các phương tiện khác trong nội thị). Hoặc bạn thuộc đối tượng "chỉ biết riêng cho bản thân của bạn" thì xe buýt cũng là lựa chọn tối ưu (bạn chẳng lo phải đưa đón ai)
Còn lại thì nếu chẳng đi xe máy thì đi bằng gì ngoài taxi?
Và hiện giờ trên xe buýt, trạm dừng, là "mảnh đất màu mở" cho bọn móc túi "sinh sôi nảy nở" ai dám đi xe buýt?
Tại sao quan chức được đi ô tô còn người dân thì bị cấm đi 4b? Phải chăng chỉ có các vị đó "lo cho dân cho nước" còn những người dân khác đi 4b không biết kinh doanh tạo công ăn việc làm, của cải cho xã hội?
Trước khi nói đến cấm, các "vị" đã thử nghĩ đến việc: trả lại lòng đường, hè phố theo đúng nghĩa của nó chưa? chất lượng đường xá có được nghiệm thu 1 cách nghiêm túc theo các tiêu chuẩn của các "vị" đưa ra chưa?
(lấy 1 ví dụ đơn giản cho thấy các vị thấy lợi ích nhỏ mà không thấy lợi ích lớn như thế nào. Lòng đường lưu thông có 1 xe bán hàng rong, 1 xe ba gác chở quá khổ cứ chậm chạm đi từ từ cản trở biết bao nhiêu xe phía sau, thử hỏi anh chạy ba gác, chị bán hàng rong đó sau khi tạo được doanh thu có nộp thuế không? Vì nhân đạo và không có chính sách từ Nhà nước, CSGT có bao giờ phạt họ chưa hay là vẫn để cho họ lấn chiếm lòng đường, hè phố? Họ cản bao nhiêu người, doanh nhân ngồi ôtô (người tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm, nộp biết bao nhiêu thuế?) họ cản bao nhiêu công nhân viên (1 bộ phận nộp thuế TNCN không phải ít)
Các vị nói cấm 4b đi 1 người. Vậy tôi hỏi, sau khi đưa 2 con đi học 2 trường khác nhau, tôi không được quyền đi ôtô đến cơ quan à? Hoặc tôi đi bằng gì để đón 2 con đi học về đây?
Chẳng ai muốn ra đường khoe của cả, chỉ là họ sẵn sàng mất nhiều tiền hơn cho nhiều cái được hơn. Nắng không đến mặt, mưa không đến đầu, bụi mù, khói đen không bay vào phổi, gia đình họ mát mẻ thoải mái trên đường, không nơm nớp lo sợ đám "đầu xanh, đầu đỏ" đi 2b ở đâu lạng lách rồi đâm sầm vào.
Khi nào phương tiện công cộng "nổi trội" hơn phương tiện cá nhân thì dù chẳng có cấm cũng chẳng có ai dại gì đi xe cá nhân cho mệt.
Còn tôi, vẫn dùng 4b thôi, cấm đường này, tôi đi đường khác, có nộp phí thì vẫn phải đi (chẳng lẽ quay đầu lại?)
Một ý kiến các nhân hay!4bthang2b nói:Tôi đã từng đi xe buýt cách đây hơn 2 năm, phải rời cơ quan ở đường Thành Thái sớm để đi bộ đến trạm trước Nhi Đồng 1 mất 10-13 phút, 10-13 phút này phải chen chân đi xuống lề rồi lên lề đường, đến trạm đợi đúng số xe của mình, nếu không đưa tay vẫy vẫy như vẫy taxi thì nguy cơ xe chạy luôn là 50-50. Từ quận 10 rời cơ quan lúc 16h45 về đến nhà ở Q7 là 18h45, về đến nơi phải nói là "xe 52 chổ chở đúng 1 người". Từ nhà đến cơ quan cũng thế, phải mất từ 1h30' đến 2h mới đi đến nơi, về đến chốn cho quãng đường 10km
Người ta thường nói, thời gian là vàng bạc, vậy nên đi xe máy (mất khoảng 35 phút) hay đi ôtô (mất khoảng 45 phút) hay đi xe buýt?
Câu trả lời sẽ là tùy theo bạn thuộc đối tượng nào? Nếu bạn thuộc đối tượng không biết biến thời gian thành vàng bạc thì xe buýt là lựa chọn tối ưu (thời điểm hiện nay, chưa chứng minh được xe buýt lưu thông nhanh hơn các phương tiện khác trong nội thị). Hoặc bạn thuộc đối tượng "chỉ biết riêng cho bản thân của bạn" thì xe buýt cũng là lựa chọn tối ưu (bạn chẳng lo phải đưa đón ai)
Còn lại thì nếu chẳng đi xe máy thì đi bằng gì ngoài taxi?
Và hiện giờ trên xe buýt, trạm dừng, là "mảnh đất màu mở" cho bọn móc túi "sinh sôi nảy nở" ai dám đi xe buýt?
Tại sao quan chức được đi ô tô còn người dân thì bị cấm đi 4b? Phải chăng chỉ có các vị đó "lo cho dân cho nước" còn những người dân khác đi 4b không biết kinh doanh tạo công ăn việc làm, của cải cho xã hội?
Trước khi nói đến cấm, các "vị" đã thử nghĩ đến việc: trả lại lòng đường, hè phố theo đúng nghĩa của nó chưa? chất lượng đường xá có được nghiệm thu 1 cách nghiêm túc theo các tiêu chuẩn của các "vị" đưa ra chưa?
(lấy 1 ví dụ đơn giản cho thấy các vị thấy lợi ích nhỏ mà không thấy lợi ích lớn như thế nào. Lòng đường lưu thông có 1 xe bán hàng rong, 1 xe ba gác chở quá khổ cứ chậm chạm đi từ từ cản trở biết bao nhiêu xe phía sau, thử hỏi anh chạy ba gác, chị bán hàng rong đó sau khi tạo được doanh thu có nộp thuế không? Vì nhân đạo và không có chính sách từ Nhà nước, CSGT có bao giờ phạt họ chưa hay là vẫn để cho họ lấn chiếm lòng đường, hè phố? Họ cản bao nhiêu người, doanh nhân ngồi ôtô (người tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm, nộp biết bao nhiêu thuế?) họ cản bao nhiêu công nhân viên (1 bộ phận nộp thuế TNCN không phải ít)
Các vị nói cấm 4b đi 1 người. Vậy tôi hỏi, sau khi đưa 2 con đi học 2 trường khác nhau, tôi không được quyền đi ôtô đến cơ quan à? Hoặc tôi đi bằng gì để đón 2 con đi học về đây?
Chẳng ai muốn ra đường khoe của cả, chỉ là họ sẵn sàng mất nhiều tiền hơn cho nhiều cái được hơn. Nắng không đến mặt, mưa không đến đầu, bụi mù, khói đen không bay vào phổi, gia đình họ mát mẻ thoải mái trên đường, không nơm nớp lo sợ đám "đầu xanh, đầu đỏ" đi 2b ở đâu lạng lách rồi đâm sầm vào.
Khi nào phương tiện công cộng "nổi trội" hơn phương tiện cá nhân thì dù chẳng có cấm cũng chẳng có ai dại gì đi xe cá nhân cho mệt.
Còn tôi, vẫn dùng 4b thôi, cấm đường này, tôi đi đường khác, có nộp phí thì vẫn phải đi (chẳng lẽ quay đầu lại?)
knine nói:Không cấm xe nào hết, chỉ tính chuyện thu tiền thui...
Việc thu tiền này Bác có đảm bảo là sẽ làm hạn chế bớt tình trạng ùn tắt, kẹt xe ở TPHCM và HN không? Có đảm bảo tiền thu được này có đầu tư đúng vào việc mở rộng hạ tâng GT không? Có đầu tư đúng để nâng cấp hệ thống GT công cộng hay không? Hay chỉ làm béo bở thêm cho những nhóm người có Liên quan?
Nếu cứ làm việc theo cái kiểu không quản được thì cấm em nghĩ sẽ chẳng bao giờ đi tới đâu.
Muốn giải quyết vấn đề phải bắt bệnh cho đúng. Khi đã bắt bệnh đúng rồi, cần đưa ra biện pháp đúng. Giờ mà này còn đang cãi nhau không biết tại ô tô hay tại xe máy thì còn lâu mới hết bệnh được.
Muốn giải quyết vấn đề phải bắt bệnh cho đúng. Khi đã bắt bệnh đúng rồi, cần đưa ra biện pháp đúng. Giờ mà này còn đang cãi nhau không biết tại ô tô hay tại xe máy thì còn lâu mới hết bệnh được.
Em thấy bài viết này cũng hay, post cho các bác cùng xem.
Có nên lấy ý kiến người dân về đề án hạn chế xe máy?
SGTT.VN - Việc hạn chế đi lại bằng xe máy, theo các phương tiện truyền thông, sẽ được bộ Giao thông vận tải hoạch định theo một lộ trình cụ thể và đề án sẽ được công bố lấy ý kiến người dân trước khi trình Chính phủ.
http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=156516
Muốn người dân vui vẻ chấp nhận từ bỏ thói quen đi xe máy, thì mạng lưới vận chuyển công cộng phải được thiết lập rộng khắp. Ảnh: L.H.T
Làm luật dựa theo nguyện vọng của dân là ý tưởng rất tốt. Tuy nhiên, riêng trong trường hợp này, phải cân nhắc về tính khả thi của ý tưởng trước khi đưa ra thực hiện, để tránh lãng phí tiền bạc, công sức của xã hội. Nếu chỉ đặt một vài câu hỏi lớn với ý đại loại liệu người dân có đồng ý cấm hoặc hạn chế xe máy, theo kiểu trưng cầu ý dân quen thuộc ở các nước, thì chắc chắn đại đa số người dân sẽ trả lời “không”; bởi đơn giản, đại đa số ấy đang đi xe máy và đó hiện là phương tiện đi lại rẻ tiền và thuận lợi nhất so với bất kỳ cách vận chuyển nào khác. Còn nếu công bố toàn bộ dự án chứa đựng cơ man thông tin kỹ thuật phức tạp để người dân góp ý, thì dân sẽ không góp hoặc chỉ góp chiếu lệ, do không đủ sức để lĩnh hội.
Thực ra, các nhu cầu đi lại trong không gian đô thị có thể định lượng, như rất nhiều yếu tố của đời sống kinh tế, đời sống xã hội. Bài toán giao thông trong nội ô các thành phố lớn, do đó, có thể giải quyết bằng các phương pháp của khoa học chính xác, cụ thể là thông qua việc lập và giải các phương trình đại số. Đó là công việc của các chuyên gia, không phải của người dân thường. Với tư cách là người được xã hội giao chức năng quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực giao thông – vận tải, nhà chức trách giao thông có trách nhiệm tập hợp trí tuệ của các nhà chuyên môn để thu thập số liệu liên quan, rồi phân tích và xử lý để tìm giải pháp khả thi, thông qua việc áp dụng các công thức toán.
Nếu chỉ đặt một vài câu hỏi lớn với ý đại loại liệu người dân có đồng ý cấm hoặc hạn chế xe máy, theo kiểu trưng cầu ý dân quen thuộc ở các nước, thì chắc chắn đại đa số người dân sẽ trả lời “không”. Có thể về lâu dài, khi mạng lưới công sở và hệ thống cung ứng dịch vụ giáo dục, ngân hàng, y tế, văn hoá… được tổ chức tốt hơn và trải đều ở tất cả các cụm dân cư, chứ không chỉ tập trung ở nội thành như hiện nay, thì người dân sẽ ít thường xuyên đổ dồn về trung tâm thành phố và giao thông tại đó sẽ bớt tắc nghẽn.
Nhưng trước mắt người ta vẫn phải đi đến đó trong khuôn khổ sinh hoạt hàng ngày. Nếu nhà chức trách không cho đi bằng xe máy, thì phải tổ chức việc thay thế phương tiện di chuyển. Không khó nhận ra một trong những yêu cầu để việc hạn chế xe máy lưu thông trở nên khả thi trong hoàn cảnh hiện tại, đó là phải có, ngay ở thời điểm biện pháp được triển khai, một mạng lưới vận chuyển công cộng đủ sức thay thế xe máy để phục vụ cho bà con trong việc đi lại thông thường.
Vả lại, không như ở xứ lạnh, nơi người ta có thể cuốc bộ hàng cây số mà không mệt, ở Việt Nam chỉ cần đi bộ vài phút là tháo mồ hôi. Người dân thành phố còn ngại đi bộ lâu dưới trời nắng nóng, do mồ hôi pha lẫn khói, bụi, có nguy cơ làm cho bộ dạng trở nên lôi thôi, lếch thếch, dễ khiến người ta mất tự tin khi giao tiếp, đối tác trong công việc. Có thể hiểu tại sao dù chỉ cần di chuyển đoạn ngắn trong thành phố, người ta thường vẫn nhảy phóc lên xe máy rồi cỡi đi, chứ chẳng chịu nhọc chân.
Muốn người dân vui vẻ chấp nhận từ bỏ thói quen đi xe máy, thì mạng lưới vận chuyển công cộng phải được thiết lập rộng khắp: các phương tiện phải thích hợp với địa bàn, địa hình, nghĩa là phải đa dạng (xe buýt, tramway, metro...) và được trang bị phù hợp với điều kiện đi lại ở xứ nóng; các trạm dừng phải có khoảng cách hợp lý; đặc biệt, phải tổ chức sự vận hành của mạng lưới một cách khoa học để người di chuyển có thể nối chuyến hoặc thay đổi phương tiện trong hành trình một cách thuận tiện và không mất sức.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện
Có nên lấy ý kiến người dân về đề án hạn chế xe máy?
SGTT.VN - Việc hạn chế đi lại bằng xe máy, theo các phương tiện truyền thông, sẽ được bộ Giao thông vận tải hoạch định theo một lộ trình cụ thể và đề án sẽ được công bố lấy ý kiến người dân trước khi trình Chính phủ.
http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=156516
Muốn người dân vui vẻ chấp nhận từ bỏ thói quen đi xe máy, thì mạng lưới vận chuyển công cộng phải được thiết lập rộng khắp. Ảnh: L.H.T
Làm luật dựa theo nguyện vọng của dân là ý tưởng rất tốt. Tuy nhiên, riêng trong trường hợp này, phải cân nhắc về tính khả thi của ý tưởng trước khi đưa ra thực hiện, để tránh lãng phí tiền bạc, công sức của xã hội. Nếu chỉ đặt một vài câu hỏi lớn với ý đại loại liệu người dân có đồng ý cấm hoặc hạn chế xe máy, theo kiểu trưng cầu ý dân quen thuộc ở các nước, thì chắc chắn đại đa số người dân sẽ trả lời “không”; bởi đơn giản, đại đa số ấy đang đi xe máy và đó hiện là phương tiện đi lại rẻ tiền và thuận lợi nhất so với bất kỳ cách vận chuyển nào khác. Còn nếu công bố toàn bộ dự án chứa đựng cơ man thông tin kỹ thuật phức tạp để người dân góp ý, thì dân sẽ không góp hoặc chỉ góp chiếu lệ, do không đủ sức để lĩnh hội.
Thực ra, các nhu cầu đi lại trong không gian đô thị có thể định lượng, như rất nhiều yếu tố của đời sống kinh tế, đời sống xã hội. Bài toán giao thông trong nội ô các thành phố lớn, do đó, có thể giải quyết bằng các phương pháp của khoa học chính xác, cụ thể là thông qua việc lập và giải các phương trình đại số. Đó là công việc của các chuyên gia, không phải của người dân thường. Với tư cách là người được xã hội giao chức năng quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực giao thông – vận tải, nhà chức trách giao thông có trách nhiệm tập hợp trí tuệ của các nhà chuyên môn để thu thập số liệu liên quan, rồi phân tích và xử lý để tìm giải pháp khả thi, thông qua việc áp dụng các công thức toán.
Nếu chỉ đặt một vài câu hỏi lớn với ý đại loại liệu người dân có đồng ý cấm hoặc hạn chế xe máy, theo kiểu trưng cầu ý dân quen thuộc ở các nước, thì chắc chắn đại đa số người dân sẽ trả lời “không”. Có thể về lâu dài, khi mạng lưới công sở và hệ thống cung ứng dịch vụ giáo dục, ngân hàng, y tế, văn hoá… được tổ chức tốt hơn và trải đều ở tất cả các cụm dân cư, chứ không chỉ tập trung ở nội thành như hiện nay, thì người dân sẽ ít thường xuyên đổ dồn về trung tâm thành phố và giao thông tại đó sẽ bớt tắc nghẽn.
Nhưng trước mắt người ta vẫn phải đi đến đó trong khuôn khổ sinh hoạt hàng ngày. Nếu nhà chức trách không cho đi bằng xe máy, thì phải tổ chức việc thay thế phương tiện di chuyển. Không khó nhận ra một trong những yêu cầu để việc hạn chế xe máy lưu thông trở nên khả thi trong hoàn cảnh hiện tại, đó là phải có, ngay ở thời điểm biện pháp được triển khai, một mạng lưới vận chuyển công cộng đủ sức thay thế xe máy để phục vụ cho bà con trong việc đi lại thông thường.
Vả lại, không như ở xứ lạnh, nơi người ta có thể cuốc bộ hàng cây số mà không mệt, ở Việt Nam chỉ cần đi bộ vài phút là tháo mồ hôi. Người dân thành phố còn ngại đi bộ lâu dưới trời nắng nóng, do mồ hôi pha lẫn khói, bụi, có nguy cơ làm cho bộ dạng trở nên lôi thôi, lếch thếch, dễ khiến người ta mất tự tin khi giao tiếp, đối tác trong công việc. Có thể hiểu tại sao dù chỉ cần di chuyển đoạn ngắn trong thành phố, người ta thường vẫn nhảy phóc lên xe máy rồi cỡi đi, chứ chẳng chịu nhọc chân.
Muốn người dân vui vẻ chấp nhận từ bỏ thói quen đi xe máy, thì mạng lưới vận chuyển công cộng phải được thiết lập rộng khắp: các phương tiện phải thích hợp với địa bàn, địa hình, nghĩa là phải đa dạng (xe buýt, tramway, metro...) và được trang bị phù hợp với điều kiện đi lại ở xứ nóng; các trạm dừng phải có khoảng cách hợp lý; đặc biệt, phải tổ chức sự vận hành của mạng lưới một cách khoa học để người di chuyển có thể nối chuyến hoặc thay đổi phương tiện trong hành trình một cách thuận tiện và không mất sức.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện
nhiều khi rảnh, ngồi nghĩ...xe càng ngày càng nhiều...đường xá thì vẫn vậy.........đi kiểu gì nhỉ????
Lâu lắm mới thấy cờ nây nói đúng. Đúng là các đầy tớ chỉ tính chuyện thu tiền của chủ thôi, chứ chả cấm đâu. Đất nước ta rừng vàng biển bạc mà, giờ hết rùi thì thọt lấy dân thui.knine nói:Không cấm xe nào hết, chỉ tính chuyện thu tiền thui...