Hạng D
4/5/10
1.745
41
48
67
cf2d.goodforum.net
Re:[S.O.S] Các ký hiệu trên bảng táp lô

Bác chủ thớt năm nay có đi đâu tham quan chụp hình,nhớ hú em với nhé.(campuchia).
Dt em đây:0908499963.
 
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.497
168.464
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
<h1>Ý nghĩa các loại đèn báo trên bảng táp-lô xe hơi</h1>


autopro-den-bao-tren-bang-taplo-xe-hoi-%281%29-7a5e0.jpg


<h2> Không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của các loại đèn báo trên bảng táp-lô xe hơi, ngay cả những người lái dày dặn kinh nghiệm.</h2>Mới đây, hãng Britannia Rescue đã tổng hợp hình vẽ của 64 ký hiệu đèn xuất hiện trên 15 trong số những mẫu xe phổ biến nhất tại Anh, từ nhãn hiệu Nissan đến Mercedes-Benz. Tất nhiên, trong đó chỉ có 12 ký hiệu đèn thường xuyên xuất hiện trên tất cả các mẫu xe.
Trong 64 loại đèn do Britannia Rescue liệt kê, chắc chắn có những ký hiệu lạ lẫm với người lái Việt Nam. Cũng có thể những loại ký hiệu đó cũng xuất hiện trên bảng táp-lô của dòng xe nhập khẩu về Việt Nam nhưng chưa được dùng đến bao giờ vì không phù hợp với điều kiện giao thông cũng như thời tiết.

Tuy nhiên, các tài xế Việt Nam vẫn có thể tìm hiểu bảng ký hiệu các loại đèn của Britannia Rescue để nếu có gặp cũng không cảm thấy bỡ ngỡ. Cùng tìm hiểu ý nghĩa các loại đèn trên bảng táp-lô qua bảng ký hiệu dưới đây.

autopro-den-bao-tren-bang-taplo-xe-hoi-%282%29-7a5e0.jpg


1. Đèn sương mù (trước)
2. Đèn cảnh báo trợ lực lái điện
3. Đèn sương mù (sau)
4. Đèn cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp
5. Đèn cảnh báo má phanh
6. Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình
7. Đèn báo rẽ
8. Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng
9. Đèn báo chế độ lái mùa đông
10. Đèn báo thông tin
11. Đèn báo sấy nóng bugi/dầu diesel
12. Đèn cảnh báo trời sương giá
13. Đèn báo bật công tắc khóa điện
14. Đèn báo chìa khóa không nằm trong ổ
15. Đèn cảnh báo khóa bấm điều khiển từ xa sắp hết pin
16. Đèn cảnh báo khoảng cách
17. Đèn báo nhấn chân côn
18. Đèn báo nhấn chân phanh
19. Đèn báo khóa vô-lăng
20. Đèn báo bật đèn pha
21. Đèn báo áp suất lốp ở mức thấp
22. Đèn báo thông tin đèn xi-nhan
23. Đèn báo lỗi đèn ngoại thất
24. Đèn cảnh báo đèn phanh
25. Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel
26. Đèn báo lỗi móc kéo
27. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo
28. Đèn cảnh báo chuyển làn đường
29. Đèn cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác
30. Đèn báo không thắt dây an toàn
31. Đèn báo phanh đỗ xe
32. Đèn cảnh báo hết ắc-quy/lỗi máy giao điện
33. Đèn báo hỗ trợ đỗ xe
34. Đèn báo xe cần bảo dưỡng
35. Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng
36. Đèn báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha
37. Đen cảnh báo cánh gió sau
38. Đèn cảnh báo mui của xe mui trần
39. Đèn cảnh báo túi khí
40. Đèn cảnh báo phanh tay
41. Đèn báo nước vào bộ lọc nhiên liệu
42. Đèn báo tắt hệ thống túi khí
43. Đèn báo lỗi xe
44. Đèn báo bật đèn cos
45. Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn
46. Đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu
47. Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo
48. Đèn cảnh báo nhiệt độ
49. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống phanh chống bó cứng
50. Đèn cảnh báo bộ lọc nhiên liệu
51. Đèn báo cửa xe mở
52. Đèn báo nắp capô mở
53. Đèn báo xe sắp hết nhiên liệu
54. Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động
55. Đèn báo giới hạn tốc độ
56. Đèn báo giảm xóc
57. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp
58. Đèn báo làm tan băng trên kính chắn gió
59. Đèn báo cốp xe mở
60. Đèn báo tắt hệ thống cân bằng điện tử
61. Đèn báo cảm ứng mưa
62. Đèn cảnh báo động cơ/khí thải
63. Đèn báo làm tan băng trên cửa sổ sau
64. Đèn báo cần gạt kính chắn gió tự động

(theo Autopro)
 
Hạng C
10/9/12
824
22
18
Nơi mình thích
Ha Sonata nói:
<h1>Ý nghĩa các loại đèn báo trên bảng táp-lô xe hơi</h1>


autopro-den-bao-tren-bang-taplo-xe-hoi-%281%29-7a5e0.jpg

<h2> Không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của các loại đèn báo trên bảng táp-lô xe hơi, ngay cả những người lái dày dặn kinh nghiệm.</h2>Mới đây, hãng Britannia Rescue đã tổng hợp hình vẽ của 64 ký hiệu đèn xuất hiện trên 15 trong số những mẫu xe phổ biến nhất tại Anh, từ nhãn hiệu Nissan đến Mercedes-Benz. Tất nhiên, trong đó chỉ có 12 ký hiệu đèn thường xuyên xuất hiện trên tất cả các mẫu xe.
Trong 64 loại đèn do Britannia Rescue liệt kê, chắc chắn có những ký hiệu lạ lẫm với người lái Việt Nam. Cũng có thể những loại ký hiệu đó cũng xuất hiện trên bảng táp-lô của dòng xe nhập khẩu về Việt Nam nhưng chưa được dùng đến bao giờ vì không phù hợp với điều kiện giao thông cũng như thời tiết.

Tuy nhiên, các tài xế Việt Nam vẫn có thể tìm hiểu bảng ký hiệu các loại đèn của Britannia Rescue để nếu có gặp cũng không cảm thấy bỡ ngỡ. Cùng tìm hiểu ý nghĩa các loại đèn trên bảng táp-lô qua bảng ký hiệu dưới đây.

autopro-den-bao-tren-bang-taplo-xe-hoi-%282%29-7a5e0.jpg


1. Đèn sương mù (trước)
2. Đèn cảnh báo trợ lực lái điện
3. Đèn sương mù (sau)
4. Đèn cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp
5. Đèn cảnh báo má phanh
6. Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình
7. Đèn báo rẽ
8. Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng
9. Đèn báo chế độ lái mùa đông
10. Đèn báo thông tin
11. Đèn báo sấy nóng bugi/dầu diesel
12. Đèn cảnh báo trời sương giá
13. Đèn báo bật công tắc khóa điện
14. Đèn báo chìa khóa không nằm trong ổ
15. Đèn cảnh báo khóa bấm điều khiển từ xa sắp hết pin
16. Đèn cảnh báo khoảng cách
17. Đèn báo nhấn chân côn
18. Đèn báo nhấn chân phanh
19. Đèn báo khóa vô-lăng
20. Đèn báo bật đèn pha
21. Đèn báo áp suất lốp ở mức thấp
22. Đèn báo thông tin đèn xi-nhan
23. Đèn báo lỗi đèn ngoại thất
24. Đèn cảnh báo đèn phanh
25. Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel
26. Đèn báo lỗi móc kéo
27. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo
28. Đèn cảnh báo chuyển làn đường
29. Đèn cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác
30. Đèn báo không thắt dây an toàn
31. Đèn báo phanh đỗ xe
32. Đèn cảnh báo hết ắc-quy/lỗi máy giao điện
33. Đèn báo hỗ trợ đỗ xe
34. Đèn báo xe cần bảo dưỡng
35. Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng
36. Đèn báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha
37. Đen cảnh báo cánh gió sau
38. Đèn cảnh báo mui của xe mui trần
39. Đèn cảnh báo túi khí
40. Đèn cảnh báo phanh tay
41. Đèn báo nước vào bộ lọc nhiên liệu
42. Đèn báo tắt hệ thống túi khí
43. Đèn báo lỗi xe
44. Đèn báo bật đèn cos
45. Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn
46. Đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu
47. Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo
48. Đèn cảnh báo nhiệt độ
49. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống phanh chống bó cứng
50. Đèn cảnh báo bộ lọc nhiên liệu
51. Đèn báo cửa xe mở
52. Đèn báo nắp capô mở
53. Đèn báo xe sắp hết nhiên liệu
54. Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động
55. Đèn báo giới hạn tốc độ
56. Đèn báo giảm xóc
57. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp
58. Đèn báo làm tan băng trên kính chắn gió
59. Đèn báo cốp xe mở
60. Đèn báo tắt hệ thống cân bằng điện tử
61. Đèn báo cảm ứng mưa
62. Đèn cảnh báo động cơ/khí thải
63. Đèn báo làm tan băng trên cửa sổ sau
64. Đèn báo cần gạt kính chắn gió tự động

(theo Autopro)
Hay quá! Rất có ích cho các bác tài! Cám ơn bác Tư nhiều nhoén
033102flo_1_prv.gif
.

 
Hạng B1
15/5/13
88
5
8
Hãng Britannia đã khảo sát 2.018 bác tài ở Anh và cho một kết quả thật bất ngờ. Có 98% các bác khi được hỏi không thể hiểu hết các ý nghĩa của tổng số 64 ký hiệu, hơn một nữa (52%) các bác tài chỉ có thể hiểu chính xác 16 trên 64 ký hiệu. Một phần tư trong số họ có ít nhất một hoặc nhiều ký hiệu cảnh báo sáng lên lúc đang lái xe mà họ không hề biết là chuyện gì, chủ yếu liên quan đến cảnh báo đèn động cơ, pin hoặc cảnh báo dầu. Gần một nữa (48%) thậm chí không nhận ra đèn báo phanh và hơn một phần ba (35%) không thể hiểu được cảnh báo túi khí trong đó có tới 27% nhầm đấy là cảnh báo dây an toàn. Thật là bất ngờ.
emoji-E107.png

(Thông tin từ danhgiaxe)
http://www.danhgiaxe.com/dien-dan/y-nghia-cac-den-canh-bao-tren-bang-tap-lo.htm


 
Tập Lái
2/5/07
38
0
6
Re:[S.O.S] Các ký hiệu cảnh báo quan trọng trên bảng táp lô

Khi gap tinh huong phuc tap: di qua giao lo, phai danh lai va thang nhieu, den ESC cua xe toi doi luc lai bat sang. Nhung khi luu thong tro lai binh thuong den nay van tiep tuc sang. Muon tat den nay chi co mot cach la phai dung xe, tat may sau do khoi dong lai thi bieu tuong do moi khong xuat hien nua! Lieu xe toi co van de gi ve ky thuat khong?
Tinh trang noi tren khong thuong xuyen xuat hien.
Xin loi may toi su dung go khong co dau!
 
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.497
168.464
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
Re:[S.O.S] Các ký hiệu cảnh báo quan trọng trên bảng táp lô

[font="verdana; font-size: 14px; font-weight: normal; line-height: 1.8"]Những kí hiệu trên bảng điều khiển ôtô – Có phải bạn đã biết? [/font]</h1>

14-67514-80ee2.gif



how-to-understand-the-dashboard-lights-thumb-1370_2-dd311.jpg


1. Đèn báo ABS: nó sẽ được bật lên khi có vấn đề xảy ra với hệ thống phanh chống bó. Chú ý rằng đèn này cũng sáng lên lúc xe vừa khởi động, nhưng sau đó sẽ tắt sau vài giây nếu hệ thống phanh này hoạt động bình thường.
2. Thông báo sắp hết nhiên liệu: biểu tượng này được bật lên khi xe bạn sắp hết nhiên liệu và cần được bổ sung kịp thời.
3. Cảnh báo về dây bảo hiểm: biểu tượng này sẽ xuất hiện khi động cơ được khởi động và dây an toàn chưa được cài vào. Với từng hãng xe biểu tượng này còn đi kèm theo âm thanh báo động liên tục cho đến khi dây an toàn được cài vào.
4. Cảnh báo vấn đề về điện: biểu tượng này được bật lên khi xảy ra vấn đề về hệ thống điện của xe.
5. Cảnh báo vấn đề về hệ thống phanh: nếu hệ thống phanh của chiếc xe gặp vấn đề, biểu tượng này sẽ phát sáng.
6. Đèn cảnh báo: nếu chiếc xe của bạn gặp một vấn đề nào không bình thường, biểu tượng này phát sáng, và chắc chắn bạn nên mang xe đi kiểm tra ngay.
7. Ghế dành riêng cho trẻ em: biểu tượng phát sáng nếu ghi nhận một chiếc ghế dành cho trẻ em được lắp vào trong xe.
8. Kiểm soát áp suất lốp: biểu tượng xuất hiện khi áp suất lốp xe dưới mức cho phép, điều đó sẽ làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu hoặc giảm hoạt động của phanh xe.


how-to-understand-the-dashboard-lights-thumb-1370_3-dd311.jpg

9. Bộ lọc không khí: biểu tượng thường xuất hiện tại vị trí trung tâm bàng điều khiển, nó cho biết có một trục trặc xảy ra tại khoang lọc không khí trong xe.
10.Túi khí phía trước: hiển thị sự kiểm soát hoạt động của túi khí phía trước, khi túi khí được bật ra cũng như khi nó gặp vấn đề hoặc cần phải kiểm tra kỹ thuật một cách kĩ càng.
11. Túi khí hai bên: có cùng cơ chế hoạt động như túi khí phía trước.
12. Ghế trẻ em: biểu tượng này biểu thị thông tin giống như biểu tượng ở mục 7, nhưng có hình dáng khác do được sử dụng bởi từng hãng xe khác nhau.
13. Biểu tượng thông báo đền sương mù, đèn gầm đã bật lên.
14. Rửa kính chắn gió: biểu tượng bật sáng khi hệ thống gạt nước mưa được kích hoạt.
15. Đèn chiếu sáng chính được bật.
16. Hệ thống sưởi kính đã được bật

how-to-understand-the-dashboard-lights-thumb-1370_6-dd311.jpg

17. Cảnh báo ghế trẻ em: khác với cảnh báo về ghế trẻ em ở trên, kí hiệu này giúp thông báo về việc lắp ghế trẻ em sai.
18. Cảnh báo dầu phanh: thông báo về vấn đề về dầu phanh
19. Cảnh báo ắc quy: biểu tượng được bật lên nếu ắc quy của bạn gặp vấn đề.
20. Khóa an toàn trẻ em được bật lên.
21. Cấp cứu: xuất hiện khi người điều khiển nhấn nút khẩn cấp.
22. Kiểm soát hành trình: biểu tượng xuất hiện khi hệ thống kiểm soát hành trình được bật, mỗi hãng xe biểu tượng này có sự khác nhau.
23. Hệ thống sưởi kính chắn gió hoạt động
24. Sự cố về hệ thống truyền động – nó xuất hiện khi có vấn đề xảy ra với hệ thống truyền động trên xe, xe đang trong tình trạng nguy hiểm, cần phải kiểm tra kỹ thuật ngay khi có thể.

sua-24715.jpg

25. Cảnh báo trượt: thường được trang bị trên những chiếc xe cao cấp, nó cảnh báo xe đang mất độ bám đường do điều kiện lái xe khó khăn.
26. Cảnh báo đóng cửa: biểu tượng được bật sáng khi xe khởi động mà cửa xe chưa hoàn toàn đóng đúng cách.
27. Hệ thống chống trộm: độc quyền cài đặt trên mẫu xe Ford, biểu tượng nhấp nháy khi công nghệ chống trộm Securilock đã được kích hoạt
28. Hệ thống kiểm soát bướm ga tự động: biểu tượng được bật sáng khi động cơ xe được khởi động, nếu có sự cố xảy ra với hệ thống tự động kiểm soát bướm ga
29. AWD – (All Wheel Drive): thông báo hệ thống dẫn động 4 bánh xe chủ động đã được bật.
30. Hệ thống cảm biến cân bằng điện tử ESP/BAS : tương tự như biểu tượng cảnh báo ABS, nhưng đặc biệt là báo cho người điều khiển biết có vấn đề về hệ thống cảm biến ESP/BAS.
31. Overdrive: biểu tượng cho thấy các trình điều khiển hệ thống tăng tốc đã được tắt.
32. Đèn báo xi nhan được bật khi thay đổi hướng xe.

how-to-understand-the-dashboard-lights-thumb-1370_8-dd311.jpg

33. Đèn báo nhiệt độ: biểu tượng cảnh báo người lái xe về khả năng động cơ quá nóng và thường yêu cầu người lái xe dừng xe.
34. Cảnh báo OBD: biểu tượng cảnh báo các lỗi làm việc của động cơ như lỗi liên quan tới sự hình thành hỗn hợp nhiên liệu, không khí và các thiết bị kiểm soát khí thải.
35. Đèn pha hoạt động.
36. Cảnh báo áp suất dầu: cảnh báo này được bật nếu ECU phát hiện một vấn đề với các áp lực dầu, người lái xe thường được khuyên để dừng xe và dịch vụ nó càng sớm càng tốt.
 
Hạng B2
26/6/13
163
203
43
Re:[S.O.S] Các ký hiệu cảnh báo quan trọng trên bảng táp lô

Các bác giải thích giùm em cái đèn báo màu đỏ có ký hiệu chữ "i" đặt trong ô vuông. Cái đèn này chớp liên tục khi tắt máy, giống như 1 số xe 2 bánh tay ga như SH, không biết để làm gì? Trong sổ tay hướng dẫn sử dụng thấy ghi là báo có tin nhắn do hệ thống xe gửi (sắp hết xăng, hết nước làm mát chăng? Em đoán vậy vì không rõ)
 
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.497
168.464
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
Re:[S.O.S] Các ký hiệu cảnh báo quan trọng trên bảng táp lô

Sự bí ẩn của đèn “Check Engine” trên xe</h1>
Chỉ mỗi cái đèn màu hổ phách trên bảng điều khiển, một bóng đèn nhỏ xíu bên dưới miếng mica có kích thước nhỏ như con tem, lại bao hàm một thông điệp rất lớn.

Tùy theo đời xe và hãng sản xuất, nó sẽ hiện lên “CHECK ENGINE” (Hãy kiểm tra động cơ) làm như là bạn có khả năng bật nắp capo lên để chẩn đoán bệnh tình máy móc vậy. Nhiều xe lại ghi là “SERVICE ENGINE SOON” (Hãy bảo dưỡng động cơ mau), dạng chữ nghĩa như thúc giục chúng ta đừng trì hoãn trong việc bảo trì động cơ.

Bất kể những cảnh báo đó có ý nghĩa gì, hậu quả tất nhiên là khó lường. Làm sao mà biết được động cơ sẽ gặp sự cố gì... chỉ có hệ thống máy tính mới chẩn đoán được.

Nhưng để khám phá điều bí ẩn của chiếc đèn nho nhỏ này xem ra rất dễ, thậm chí không vất vã như mọi người vẫn tưởng. Trong khi chưa đến nỗi phải tắt máy xe và cuống quít đi gọi thợ máy, ta cũng đừng để chiếc đèn cảnh báo đó sáng quá lâu.

Các ký hiệu báo lỗi
Vậy nó có ý nghĩa gì ?

Những chiếc xe ngày nay được trang bị hàng tá bộ cảm biến và có một máy tính để liên tục điều chỉnh để tăng tối đa hiệu suất sử dụng nhiên liệu và giảm tối thiểu lượng khí thải các-bon. Nếu một bộ cảm biến phát hiện ra trục trặc nào, nó sẽ gửi một mã số đến máy tính, và thế là hiện ra câu: “CHECK ENGINE.”

Mã số đó được lưu trong máy tính – và đèn bật sáng cho đến khi được tắt đi. Việc tắt nó đi cũng đơn giãn đến kinh ngạc: chỉ cần cắm một thiết bị cầm tay vào một ổ cắm thường được nằm ở dưới trục vô-lăng.

Điều gì không nên làm?

Đừng hốt hoảng. Nếu đèn bật sáng mà động cơ không bị khục khặc, khởi động không khó khăn lắm, không bốc khói, thì bạn cứ cho xe tiếp tục chạy. Trong một vài dòng xe, đèn sẽ chớp nháy hoặc chuyển sang màu đỏ nếu tình trạng nguy cấp, trong trường hợp này thì dừng xe càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên cũng đừng phớt lờ cảnh báo này. Thứ nhất, có thể có vần đề trong việc kiểm soát lượng khí thải. Thêm nữa, nhiều sự cố hay trục trặc nhỏ có thể gây ra những phí tổ lớn cho động cơ nếu không được sửa chữa kịp thời

Mẹo: Đừng tốn tiền chỉ để thợ đọc mã số báo lỗi vì việc này thường miễn phí vì rất đơn giản. Hãy đề nghị gara cộng thêm phí đó vào tiền sửa chữa sau khi hoàn tất.

Điều gì nên làm?

Đương nhiên nếu xe vẫn còn bảo hành thì hãy liên lạc với chính hãng. Nhưng với xe cũ, nhiều gara sẽ đọc mã số miễn phí cũng như xoá lỗi .

Trên thị trường ở nước ngoài hiện nay cũng có một số máy đọc lỗi với giá khoảng 50$ đến 200$, và một số phần mềm sẽ biến laptop của bạn thành công cụ chẩn đoán với một đầu kết nối chuyên biệt. Mốt số đầu đọc chỉ đưa ra các mã số liên hệ đến những tài liệu khác; những máy quét đắt tiền thì sẽ hiển thị những thông tin chi tiết hơn.
Ít nhất, mã số đó có thể giúp bạn (hay các anh thợ) chẩn đoán đúng bệnh hơn.

Tại sao xe không báo trực tiếp cho ta biết cái gì hỏng?

Said Deep, một phát ngôn viên của Ford Motor, cho biết những đồng hồ đo trên các xe hiện đại ngày càng tinh vi và hỗ trợ cho người lái nhiều, ví như còn bao lâu nữa thì nên thay nhớt máy hoặc lốp xe có thiếu hơi hay không.

“Song không có nhiều chỗ trống trên bảng điều khiển," Deep nói “và có rất nhiều thông tin về tình trạng quá tải mà chúng tôi không muốn cho chúng hiện ra.”

Các hãng xe chỉ thêm vào những thông tin mà người lái có thể xử lý được, kiểu như đèn pha đang sáng hoặc nước rửa kính xe sắp hết.
“Khi chúng ta can thiệp vào hoạt động của máy tính, ví như quá trình trộn hỗn hợp xăng-khí, hoặc phương thức chuyển số, đó là những việc mà chúng tôi nghĩ là chỉ phù hợp với một người thợ đã qua đào tạo cùng với những trang thiết bị tương xứng” Deep cho biết.

Vậy thì đèn sẽ báo gì?

Máy tính có thể dò ra những sự cố tiềm ẩn, sắp xếp theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Nhiều khi đèn báo lỗi cũng bật sáng khi nắp xăng chưa được xoáy đủ chặt hay que thăm nhớt máy chưa cắm vô hết mức.

Giả dụ khi máy tính cảnh báo về một sự cố của bộ cảm biến lượng oxy, nó là thiết bị đo lượng oxy tại ống thải mà lại rất hay gặp trục trặc. Dù không có thông tin phản hồi, động cơ vẫn khởi động, vận hành và dường như hoạt động bình thường. Xe có thể sẽ bị hao xăng hơn một chút, mặc dù hơi khó nhận ra điều này. Vậy thì tại sao lại phải đi sửa cho tốn kém?

Bởi vì đã đến hạn đi đăng kiểm môi trường ư, không phải vậy. Nếu lượng khí thải qua ống bô xe bạn không đạt, xe bạn sẽ bị cấm ngay.

Mức độ nào thì đèn báo lỗi sẽ bị kích hoạt ?

Trước những năm 1980, bảng điều cho ta thấy tất cả những ký hiệu thiết yếu khi đi trên đường: lượng nhiên liệu, áp suất dầu, nhiệt độ, vòng tua máy, và nhiều khi có cả đồng hồ Vôn của máy phát xoay chiều.

Song những hiển thị này không cho ta thấy mức cân bằng của hỗn hợp nhiên liệu hay lượng khí thải các-bon. Khi khói bụi trở thành một vấn đề chính trị vào đầu thập niên 1980, chính phủ liên bang đã can thiệp bằng những tiêu chuẩn về khí thải. Ngày càng phức tạp hơn để làm sao cho xe vận hành tốt trong những quy định đó.

Có vô số tình huống làm cho xe bạn bị cản lại bởi những tiêu chuẩn đó; nếu không có các bộ cảm ứng dẫn dắt, các tay thợ sẽ mất nhiều thì giờ để mò mẫm hơn là sửa chữa. Ngoài những kỳ kiểm định khí thải hàng năm, làm thế nào để những người lái xe quan tâm đến môi trường nhận biết rằng xe họ là một mối hiểm họa?

Theo cách nghĩ đó, công bằng mà nói thì chiếc đèn MIL giống như một người bạn đường tin cậy.

“Những chiếc xe cũ thì đơn giản hơn, song chúng ta đã đi được một quãng đường dài” Jaap nói. “Tôi phải nói rằng thật ra việc chẩn đoán một động cơ hiện đại thì dễ hơn nhiều – nếu bạn có thiết bị phù hợp. Thế giới này sẽ ngày càng đẹp hơn.”

OS - Nguồn MSNBC​


0