Thông thường các hợp đồng vay để mua BĐS thì bank sẽ y/c vay trung-dài hạn (từ 13 tháng trở lên)
Để có tiền cho các bác vay thì bank phải đi huy động từ nguồn tiền nhàn rỗi từ cư dân (phần lớn) và các DN (phần ít).
Nếu như các bác vay dài hạn thì bank cũng phải kiếm nguồn tiền gửi dài hạn tương ứng.
Ví dụ: xem bác Mèo là ngân hàng, bác Cọp là khách vay mua nhà, bác Man là người gửi tiền tiết kiệm ngân hàng
Khi bác Cọp muốn vay mua BĐS và trả trong 03 năm thì bank là bác Mèo phải kiếm được khách hàng gửi tiết kiệm cũng với thời gian 03 năm
Lúc này bác Man chấp nhận lãi suất tiền gửi 03 năm ví dụ 6%/năm do bác Mèo chào thì sẽ mang tiền đến cho bác Mèo giữ (thực chất là bác Man cho bác Mèo vay)
Lúc này thì bác Mèo sẽ cho bác Cọp vay lại với ls 9,5%/năm với lợi nhuận 3,5%/năm
Trường hợp chưa đến 03 năm lỡ các bác Cọp có nguồn tiền dư ra, muốn trả hết cho bác Mèo (gọi là tất toán khoản vay) thì bác Mèo phải thu các bác Cọp một khoản gọi là Phí trả nợ trước hạn
lý do là bác Mèo cũng không thể gọi bác Man để đòi trả lại cục tiền cho bác Man
-> vì vậy bác Mèo phải có cục tiền để bù phần lãi mà bác Mèo phải trả cho bác Man và phần chút ít dôi ra để chi trả các chi phí...
Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều khách hàng gửi tiền như bác Man và cũng có rất nhiều khách hàng vay như bác Cọp, do đó nhiệm vụ của bác Mèo là phải điều phối các cục tiền để có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho chính bác Mèo và bác Man
Cũng có bác sẽ thắc mác là tại sao huy động 6% mà cho vay đến 9.5%: thật ra số ngừoi trả nợ tốt như bác Cọp tuy nhiều nhưng cũng sẽ có một số ít không trả được nợ, có nghĩa là bác Mèo sẽ bị mất nợ - mặc dù vẫn phải trả tiền gửi cho bác Man, các khoản tiền mất này một phần sẽ ăn vào vốn ban đầu của bác Mèo (hiện ngân hàng VN đang quy định là nếu anh có 01 đòng vốn sẽ được huy động 20 đồng từ thị trường) và một phần vào lợi nhuận hàng năm (gọi là trích lập dự phòng rủi ro) -> để đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì bác Mèo sẽ phải cộng thêm chi phí vào lãi suất cho vay, vì vậy đôi khi ls có vẻ cao
Phần lý thuyết này còn dài nữa và có liên quan đến thời gian thay đổi lãi suất định kỳ (01 tháng/ 03 tháng hoặc ... tháng tuỳ theo option các bác chọn) nhưng do hôm nay đuối quá nên em k kịp viết, có gì mai em hầu các bác tiếp nhe
Để có tiền cho các bác vay thì bank phải đi huy động từ nguồn tiền nhàn rỗi từ cư dân (phần lớn) và các DN (phần ít).
Nếu như các bác vay dài hạn thì bank cũng phải kiếm nguồn tiền gửi dài hạn tương ứng.
Ví dụ: xem bác Mèo là ngân hàng, bác Cọp là khách vay mua nhà, bác Man là người gửi tiền tiết kiệm ngân hàng
Khi bác Cọp muốn vay mua BĐS và trả trong 03 năm thì bank là bác Mèo phải kiếm được khách hàng gửi tiết kiệm cũng với thời gian 03 năm
Lúc này bác Man chấp nhận lãi suất tiền gửi 03 năm ví dụ 6%/năm do bác Mèo chào thì sẽ mang tiền đến cho bác Mèo giữ (thực chất là bác Man cho bác Mèo vay)
Lúc này thì bác Mèo sẽ cho bác Cọp vay lại với ls 9,5%/năm với lợi nhuận 3,5%/năm
Trường hợp chưa đến 03 năm lỡ các bác Cọp có nguồn tiền dư ra, muốn trả hết cho bác Mèo (gọi là tất toán khoản vay) thì bác Mèo phải thu các bác Cọp một khoản gọi là Phí trả nợ trước hạn
lý do là bác Mèo cũng không thể gọi bác Man để đòi trả lại cục tiền cho bác Man
-> vì vậy bác Mèo phải có cục tiền để bù phần lãi mà bác Mèo phải trả cho bác Man và phần chút ít dôi ra để chi trả các chi phí...
Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều khách hàng gửi tiền như bác Man và cũng có rất nhiều khách hàng vay như bác Cọp, do đó nhiệm vụ của bác Mèo là phải điều phối các cục tiền để có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho chính bác Mèo và bác Man
Cũng có bác sẽ thắc mác là tại sao huy động 6% mà cho vay đến 9.5%: thật ra số ngừoi trả nợ tốt như bác Cọp tuy nhiều nhưng cũng sẽ có một số ít không trả được nợ, có nghĩa là bác Mèo sẽ bị mất nợ - mặc dù vẫn phải trả tiền gửi cho bác Man, các khoản tiền mất này một phần sẽ ăn vào vốn ban đầu của bác Mèo (hiện ngân hàng VN đang quy định là nếu anh có 01 đòng vốn sẽ được huy động 20 đồng từ thị trường) và một phần vào lợi nhuận hàng năm (gọi là trích lập dự phòng rủi ro) -> để đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì bác Mèo sẽ phải cộng thêm chi phí vào lãi suất cho vay, vì vậy đôi khi ls có vẻ cao
Phần lý thuyết này còn dài nữa và có liên quan đến thời gian thay đổi lãi suất định kỳ (01 tháng/ 03 tháng hoặc ... tháng tuỳ theo option các bác chọn) nhưng do hôm nay đuối quá nên em k kịp viết, có gì mai em hầu các bác tiếp nhe