Ôi nếu thế thì các bác vay ls cố định 2-3 năm thì sao bác!?có bị 3 tháng review ls ko!?Để tiếp theo chủ đề, em được tiếp như sau (em giải thích tiếp nốt vì sao bank hay yêu cầu điều chỉnh lãi suất định kỳ vào 01 tháng hoặc 03 tháng/ lần)
Như còm trước em đã giải thích sơ lược cơ chế giữa nhận Tiền gửi tiết kiệm và Cho vay, nhưng hiện nay các bác thấy là người dân đa phần gửi tiết kiệm với thời gian 01 tháng hoặc 03 tháng, một phần ít sẽ có người gửi 06 tháng nhưng tỷ lệ gửi trên 12 tháng là không nhiều.
(Em có ví dụ là báo cáo tài chính quý 1-2016 của ngân hàng ACB đang được public trên mạng, phần thuyết minh về Rủi ro lãi suất - cơ cấu Nợ phải trả - dòng Tiền gửi của Khách hàng, sẽ thấy tổng tiền gửi là 181k tỷ, số tiền gửi đến 01 tháng là 80.5k tỷ - từ 1 đến 6 tháng là khoảng 40k tỷ và trên 12 tháng cũng chỉ 40k tỷ)
Nếu các bác vay mua BĐS thì rõ ràng là phải vay trung-dài hạn rồi -> vì thế bank sẽ sử dụng cơ chế dòng tiền như sau:
Lúc đầu (lúc các bác nhận tiền vay - giải ngân) thì bank sẽ dùng phần tiền gửi ngắn hạn để đưa cho các bác
ví dụ bác Cọp vay 01 tỷ đồng kỳ hạn 5 năm thì bank sẽ dùng số tiền của 20 khách hàng gửi vào với mỗi khách gửi là 50 triệu và kỳ hạn là 03 tháng
Hàng tháng bác Cọp trả lãi, ví dụ 0.8 % thì bank sẽ dùng tiền nay trả lãi cho người gửi tiền (ví dụ 0.6% ) phần dư 0.2% để làm lợi nhuận và chi trả chi phí hoạt động
Tuy nhiên sau 03 tháng trả lãi thì bank bắt buộc phải trả gốc cho 20 người đã gửi tiền tiết kiệm kia (tổng số là 01 tỷ), chẳng lẽ bank lại đè bác Cọp ra lấy tuền để trả cho 20 KH kia sao?
Đâu có được...nhưng may quá, tại thời điểm đó, lại có tiếp 20 người lại mang tiền gửi tiếp cho bank - thế là bank dùng số tiền gửi mới này để trả cho 20 người có sổ đến hạn kia (cũng có thể là 15 người cũ lại gửi tiếp, không rút ra - lúc này bank chỉ cần huy động thêm 05 người mới gửi để thay thế 5 người cũ)
Lúc này sẽ có phát sinh về lãi suất mới, nếu thời điểm đó lãi suất gửi trên thị trường tăng lên thì ngân hàng sẽ bắt buộc phải tăng ls cho nhóm khách hàng gửi lại hoặc gửi mới (nếu không họ sẽ rút đi và ngân hàng sẽ hụt tiền -> ngân hàng phải vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi cao để trả cho người rút tiết kiệm - vì k thể đòi bác Cọp trả tiền được khi chưa đến kỳ) - tương tự nếu ls thị trường giảm thì bank tự động giảm ls gửi
do đó bác Cọp sẽ phải bị cộng thêm ls vay cho kỳ 03 tháng tiếp theo để bù đắp... Cứ tuần tự như vậy cho đến hết kì/ thời gian vay của bác Cọp (nôm na gọi là ls vay thả nổi)
nếu các bác soi kỹ, cũng trong bảng số liệu ví dụ mà em đưa ra, các bác có thể thấy tỷ trọng rất lớn của các khoản vay có kỳ thay đổi lãi suất là 03 tháng (125k tỷ trên tổng 144k tỷ)
để ra được lãi suất cho vay, ngoài các yếu tố cơ bản em nêu còn vô vàn các yếu tố khác có liên quan, nhưng chắc là các bác có thể hình dung ra ls nó như thế nào, hehe
mong được giải đáp được một phần nào các thắc mắc của các bác
cố định 2 3 năm thì sau thời gian cố định nó sẽ review lãi suất mỗi kìÔi nếu thế thì các bác vay ls cố định 2-3 năm thì sao bác!?có bị 3 tháng review ls ko!?
Chính xác bác ahcố định 2 3 năm thì sau thời gian cố định nó sẽ review lãi suất mỗi kì
Em cũng có hơn 10 năm làm bank. Trong nước có, ngoài nước có. Một vài thông tin chia sẻ cùng các bác
1. Bản chất của kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, vậy nên các bác đừng thắc mắc tại sao có bank lãi suất cho vay thấp, bank cho vay lãi suất cao. Bởi định hướng KH của họ khác nhau. Hồ sơ sạch, đẹp, các bác là người lựa chọn ngân hàng, và ngược lại, hồ sơ có điểm yếu, vay được là mừng rồi.
2. Mỗi ngân hàng có nhiều cách xét duyệt hồ sơ nhưng cũng xoay quanh 4 điểm:
a, tư cách Khách Hàng ( cái này mang tính cảm tính nhiều)
b, mục đích vay vốn. Tiền vay NH các bác để làm gì? Mua nhà, xe, hay đơn giản chỉ là tiêu vặt hằng ngày.
c, khả năng tài chính bao gồm 2 yếu tố là thu nhập hàng tháng và tiềm lực tài chính (thể hiện qua tài sản các bác tích luỹ được). Cái này quan trọng nhất. Vì NH họ cũng có thể cho vay khi chẳng tài sản, mục đích (khoản vay tín chấp)
d, tài sản đảm bảo. Đây là cán dao mà NH thường nắm. Đối với cá nhân thường là BDS và xe. Khác với bank trong nước, bank ngoại thường không cho vay thế chấp đất hoặc có thì khá ngặt nghèo vd; thời gian vay ngắn, tỷ lệ cho vay thấp...
Túm lại. Bank nó cho vay y như các cụ cho xem xét cho bạn mượn tiền vậy. Xem nó có uy tín trả nợ tốt ko, đã từng xù nợ ai chưa, khả năng trả nợ có không, rồi mới nghĩ đến chuyện cầm cái gì của nó cho chắc cú. Vì cuối cùng, xử lý taid sản là rất mệt mỏi, kéo dài và nếu điều đó xảy ra, cả hai ta đều khổ.
3, Bank cũng là doanh nghiệp, có đầu vào và đầu ra, khi gửi tiền, các bác đều muốn lãi suất cao và ngược lại khi vay luôn đòi hỏi lãi suất thấp, thậm chí không phí, phạt.... Điều này là không logic. Một vài trường hợp cá biệt là do KH có quan hệ với KH ở nhiều mảng như số dư TK thanh toán cao, vừa vay vừa gửi tiết kiệm.... Mà bank cân đối được lợi nhuận từ KH mang lại để có thể có chính sách đặc biệt.
4, Tâm lý KH nhìn chung bị ấn tượng bởi con số. VD lãi suất cho ưu đãi 5.99%.... Các bác nên quan tâm vài điểm như sau.
a, lãi suất này kéo dài bao lâu
b, lãi suất sau ưu đãi tính như thế nào. Phần lớn các NH đều áp dụng tính theo lãi suất 13 tháng hoặc trên 13 tháng + biên độ. Chỉ có ít NH tính theo lãi 12 tháng ( chủ yếu là NH ngoại). Thực chất kỳ hạn 13 tháng là kỳ hạn ảo, là công cụ để điều tiết lãi suất cho vay. Vậy nên mới có chuyện chỉ chênh nhau thời gian là 1 tháng mà lãi suất lệch thậm chí hơn 1% (thường bank đưa ra các rào cản kỹ thuật như lãi suất 13 tháng chỉ áp dụng cho số tiền gửi rất lớn....)
c, trả nợ trước hạn có bị thu phí? Hay thu hồi ưu đãi không? Hai khái niệm nay khác nhau, đôi khi chúng ta không để ý dẫn đến kết cục là ói ra những gì đã nuốt vào=> đắng lắm.
5, cuối cùng, các bác nên cố gắng tìm một bạn sale nào thông tin minh bạch, rõ ràng, có lộ trình rõ ràng cho hồ sơ vay và lưu ý thông tin nên được chốt lại qua email để chúng ta chủ động kiểm soát tốt công việc của mình, tránh bị đưa vào thế: chuyện đã rồi, em xin lỗi anh chị.
Còn nhiều nhiều vấn đề nữa, mong các bác góp ý thêm để chúng ta ngày càng trở thành những khác hàng thông minh hơn.
Bác nào cần thêm thông tin gì, có thể inbox cho em, trong phạm vi hiểu biết của mình, ít nhiều cũng có thể hỗ trợ các bác.
Hiện em đang làm tại Shinhanbank, rất mong các bác ủng hộ em.
Ngoài điểm khác biệt về lãi suất, em có thể hỗ trợ thêm trong trường hợp chuyển dư nợ từ NH khác về không tốn chi phí
Thân.
1. Bản chất của kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, vậy nên các bác đừng thắc mắc tại sao có bank lãi suất cho vay thấp, bank cho vay lãi suất cao. Bởi định hướng KH của họ khác nhau. Hồ sơ sạch, đẹp, các bác là người lựa chọn ngân hàng, và ngược lại, hồ sơ có điểm yếu, vay được là mừng rồi.
2. Mỗi ngân hàng có nhiều cách xét duyệt hồ sơ nhưng cũng xoay quanh 4 điểm:
a, tư cách Khách Hàng ( cái này mang tính cảm tính nhiều)
b, mục đích vay vốn. Tiền vay NH các bác để làm gì? Mua nhà, xe, hay đơn giản chỉ là tiêu vặt hằng ngày.
c, khả năng tài chính bao gồm 2 yếu tố là thu nhập hàng tháng và tiềm lực tài chính (thể hiện qua tài sản các bác tích luỹ được). Cái này quan trọng nhất. Vì NH họ cũng có thể cho vay khi chẳng tài sản, mục đích (khoản vay tín chấp)
d, tài sản đảm bảo. Đây là cán dao mà NH thường nắm. Đối với cá nhân thường là BDS và xe. Khác với bank trong nước, bank ngoại thường không cho vay thế chấp đất hoặc có thì khá ngặt nghèo vd; thời gian vay ngắn, tỷ lệ cho vay thấp...
Túm lại. Bank nó cho vay y như các cụ cho xem xét cho bạn mượn tiền vậy. Xem nó có uy tín trả nợ tốt ko, đã từng xù nợ ai chưa, khả năng trả nợ có không, rồi mới nghĩ đến chuyện cầm cái gì của nó cho chắc cú. Vì cuối cùng, xử lý taid sản là rất mệt mỏi, kéo dài và nếu điều đó xảy ra, cả hai ta đều khổ.
3, Bank cũng là doanh nghiệp, có đầu vào và đầu ra, khi gửi tiền, các bác đều muốn lãi suất cao và ngược lại khi vay luôn đòi hỏi lãi suất thấp, thậm chí không phí, phạt.... Điều này là không logic. Một vài trường hợp cá biệt là do KH có quan hệ với KH ở nhiều mảng như số dư TK thanh toán cao, vừa vay vừa gửi tiết kiệm.... Mà bank cân đối được lợi nhuận từ KH mang lại để có thể có chính sách đặc biệt.
4, Tâm lý KH nhìn chung bị ấn tượng bởi con số. VD lãi suất cho ưu đãi 5.99%.... Các bác nên quan tâm vài điểm như sau.
a, lãi suất này kéo dài bao lâu
b, lãi suất sau ưu đãi tính như thế nào. Phần lớn các NH đều áp dụng tính theo lãi suất 13 tháng hoặc trên 13 tháng + biên độ. Chỉ có ít NH tính theo lãi 12 tháng ( chủ yếu là NH ngoại). Thực chất kỳ hạn 13 tháng là kỳ hạn ảo, là công cụ để điều tiết lãi suất cho vay. Vậy nên mới có chuyện chỉ chênh nhau thời gian là 1 tháng mà lãi suất lệch thậm chí hơn 1% (thường bank đưa ra các rào cản kỹ thuật như lãi suất 13 tháng chỉ áp dụng cho số tiền gửi rất lớn....)
c, trả nợ trước hạn có bị thu phí? Hay thu hồi ưu đãi không? Hai khái niệm nay khác nhau, đôi khi chúng ta không để ý dẫn đến kết cục là ói ra những gì đã nuốt vào=> đắng lắm.
5, cuối cùng, các bác nên cố gắng tìm một bạn sale nào thông tin minh bạch, rõ ràng, có lộ trình rõ ràng cho hồ sơ vay và lưu ý thông tin nên được chốt lại qua email để chúng ta chủ động kiểm soát tốt công việc của mình, tránh bị đưa vào thế: chuyện đã rồi, em xin lỗi anh chị.
Còn nhiều nhiều vấn đề nữa, mong các bác góp ý thêm để chúng ta ngày càng trở thành những khác hàng thông minh hơn.
Bác nào cần thêm thông tin gì, có thể inbox cho em, trong phạm vi hiểu biết của mình, ít nhiều cũng có thể hỗ trợ các bác.
Hiện em đang làm tại Shinhanbank, rất mong các bác ủng hộ em.
Ngoài điểm khác biệt về lãi suất, em có thể hỗ trợ thêm trong trường hợp chuyển dư nợ từ NH khác về không tốn chi phí
Thân.
Chỉnh sửa cuối:
Inbox cho ban nhé, post ở đây mod ban nick mấtBác có thể cho em xin cái contact được không.
Ngoài ra có HSBC cho vay thế chấp ls chỉ 9%/năm (cho những ai nhận lương qua HSBC)
9,5% cho trường hợp khác.
Trước giờ m chỉ vay 2 ngân hàng này vì ls ổn định và thấp so với NH khác.
Chỉnh sửa cuối:
Có anh bạn làm chung vay HSBC để xây nhà bị ép phải mua bảo hiểm chính căn nhà đó và phải trả phí thẩm định. Mình có một số thắc mắc nhờ các bác khai sáng dùm:
- Cái này là qui định chung của tất cả các ngân hàng khi cho vay BĐS thế chấp bằng chính BĐS đó?
- Vậy vay mua căn hộ có phải mua bảo hiểm cho chính căn hộ thế chấp đó không?
- Nếu có thì mức phí bảo hiểm này tính như thế nào, khoảng bao nhiêu một tháng?
- Cái này là qui định chung của tất cả các ngân hàng khi cho vay BĐS thế chấp bằng chính BĐS đó?
- Vậy vay mua căn hộ có phải mua bảo hiểm cho chính căn hộ thế chấp đó không?
- Nếu có thì mức phí bảo hiểm này tính như thế nào, khoảng bao nhiêu một tháng?
Chắc có đó Bác, tỷ lệ tuỳ theo bank khác nhau....nhưng kg đáng kể đâu bác...chủ yếu là bảo hiểm cháy nổ thôi...Có anh bạn làm chung vay HSBC để xây nhà bị ép phải mua bảo hiểm chính căn nhà đó và phải trả phí thẩm định. Mình có một số thắc mắc nhờ các bác khai sáng dùm:
- Cái này là qui định chung của tất cả các ngân hàng khi cho vay BĐS thế chấp bằng chính BĐS đó?
- Vậy vay mua căn hộ có phải mua bảo hiểm cho chính căn hộ thế chấp đó không?
- Nếu có thì mức phí bảo hiểm này tính như thế nào, khoảng bao nhiêu một tháng?
nếu là nhà xưởng thì bắt buộc phải có bảo hiểm cháy nổ, còn mua BĐS bt chả thằng nào bắt, bảo bạn bác sang mấy NH khác hỏi thêm đi, HSBC chưa bao h nằm trong list offer vay ngon cả, ko thì post nhu cầu lên cho mấy sales NH trong này chào cho nhanhCó anh bạn làm chung vay HSBC để xây nhà bị ép phải mua bảo hiểm chính căn nhà đó và phải trả phí thẩm định. Mình có một số thắc mắc nhờ các bác khai sáng dùm:
- Cái này là qui định chung của tất cả các ngân hàng khi cho vay BĐS thế chấp bằng chính BĐS đó?
- Vậy vay mua căn hộ có phải mua bảo hiểm cho chính căn hộ thế chấp đó không?
- Nếu có thì mức phí bảo hiểm này tính như thế nào, khoảng bao nhiêu một tháng?
M có vay ở HSBC 1 lần, m phải trả phí DV công chứng ~1tr mấy + thẩm định (2tr). Hàng năm trả BH nhà (nếu nhà cấp 4 thì chỉ vài trăm K/năm). Nhưng bù lại đc ls thấp 9%/năm, phí trả trước hạn sau 3 năm thi 0%. Nên ae có thể cân nhắc tính tổng quan đường dài
Anh bạn vay 1 tỷ, đóng phí bảo hiểm mổi năm cũng kha khá đó bác, mình hỏi cũng lâu rồi nên không nhớ rõ tầm 4-5tr/nămChắc có đó Bác, tỷ lệ tuỳ theo bank khác nhau....nhưng kg đáng kể đâu bác...chủ yếu là bảo hiểm cháy nổ thôi...