Hạng C
22/8/14
724
1.434
93
Về vấn đề lãi suất, đúng là bây giờ KH khá sướng khi có nhiều sự lựa chọn từ nhiều gói ưu đãi đến mức các bác như bị lạc giữa một đám rừng. Nhưng nếu em là người đi vay, em sẽ chọn NH theo các trình tự sau:
1. Quan trọng nhất: NH mà mình có nhân viên tín dụng quen biết. Một người mà mình tin tưởng, người có tâm vì KH để luôn đưa ra các lời tư vấn chính xác, phù hợp và có lợi cho mình nhất. Cái này xét trên cả vấn đề chọn NH nào, vì với một nhân viên có tâm, khi họ thấy tình hình hiện tại ở NH họ bất lợi cho KH quen, họ sẽ không ngần ngại nói nhỏ với các bác chuyển sang NH nào có điều kiện tốt hơn. Em có nhiều KH nói với em rằng em làm NH nào thì họ sẽ vay NH đó. Em rất vui và tự tin khi biết rằng những lợi ích KH đạt được khi mình tư vấn đã vượt qua sự chênh lệch 1 -2% lãi suất thời điểm giữa các NH với nhau.
2. Thứ 2, về vấn đề lãi suất thì nếu bạn đang là KH VIP ở NH nào, hãy vay NH đó. Vì chính sách lãi suất của các NH chung nhóm tại một thời điểm là na ná nhau, trong thị trường phẳng hiện nay chả ai dại mà đưa ra mức lãi suất chênh lệch nhiều để KH bỏ đi hết. Đặc biệt khi bác đã là KH VIP tại NH đó thì đương nhiên chính sách ưu đãi không nằm trong các gói "thông thường", họ thật sự không muốn mất các KH tốt như các bác nên sẽ làm tất cả để giữ các bác lại, hồ sơ thủ tục đương nhiên cũng sẽ nhanh gọn nhất. Lúc này tư tưởng "đứng núi này trông núi nọ" thật sự sai lầm. Trừ phi bác đang giao dịch với 1 NH quá nhỏ để có thể offer cái ưu đãi tốt như các ông nhóm 1, nhóm 2. Hầu như chi phí để bắt đầu 1 mối quan hệ mới và chi phí cơ hội khi chấm dứt mối quan hệ cũ sẽ tốn kém hơn cái trước mắt bạn sẽ đạt được từ chỗ mới.
3. Nếu hồ sơ của bạn không thuộc dạng "chuẩn không cần chỉnh", NH nào cũng làm được: nên chọn NH có khẩu vị cho vay và chính sách phù hợp với mình để không mất thời gian:
- Mua nhà, bên bán bắt phải giao tiền ngay, trong khi hầu hết các NH hiện phải phong tỏa tiền giải ngân chờ làm xong thủ tục sang tên...
- Có hộ khẩu TP nên được người quen nhờ đứng tên vay dùm cái điện thoại trả góp, xong người đó không trả đúng hạn --> mình bị nợ xấu luôn vay không được.
- Muốn vay NH A để mua chung cư X, nhưng chung cư X chỉ liên kết cho vay được với NH B.
- Định giá quá thấp, không vay đủ số tiền mình cần.
- Thu nhập có thật mà không chứng minh cụ thể được qua giấy tờ ... v.v...
Đó là 3 tiêu chí chính đảm bảo các bác đi đúng đường, không bị lạc trong cái rừng quảng cáo hiện thời.
Các nhân viên Sacombank chỗ em nhiệt tình với khách lắm, khó khăn thế nào cũng ráng tháo gỡ giúp KH (đối với KH tốt và "tháo gỡ" là hợp pháp ah nha hihi). Em cũng luôn bảo với các bạn làm việc gì cũng phải có tâm một chút, không ăn sỏi ở thì. Quan điểm tín dụng của Sacom hiện nay cũng khá thoáng.
Nên nếu các bác không chê bên em là NH nhóm 2 thì sẵn sàng hợp tác mọi phương diện (cứ inbox số điện thoại em sẽ gọi lại), kể cả các bác banker ở đây muốn giao lưu ạ.

Cám ơn bác đã chia sẽ lời khuyên rất hữu ích. Mình có thắc mắc là như thế nào mới gọi là khách VIP, mình chưa từng vay, chỉ gởi tiết kiệm và nhận lương ở 1 ngân hàng 15 năm nay thi có gọi là VIP không? Hay phải thật nhiều tiền mới gọi là VIP? Thẻ tín dụng mình lại của ngân hàng khác và có lịch sử thanh toán trong 6 năm nay tốt có thể được coi là khách VIP ở ngân hàng này không bác?
 
Tập Lái
8/8/15
16
299
48
Cám ơn bác đã chia sẽ lời khuyên rất hữu ích. Mình có thắc mắc là như thế nào mới gọi là khách VIP, mình chưa từng vay, chỉ gởi tiết kiệm và nhận lương ở 1 ngân hàng 15 năm nay thi có gọi là VIP không? Hay phải thật nhiều tiền mới gọi là VIP? Thẻ tín dụng mình lại của ngân hàng khác và có lịch sử thanh toán trong 6 năm nay tốt có thể được coi là khách VIP ở ngân hàng này không bác?
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều căn cứ vào mức lợi nhuận mà KH cụ thể mang lại cho NH để xét hạng KH. Mức lợi nhuận càng cao thì thứ hạng càng cao. Để NH có lãi lợi nhuận nhiều thì KH đó phải có doanh số (vay, gửi, thẻ...) lớn. Lớn như thế nào là tùy thuộc vào quy mô của NH đó. Hạng KH thường được NH thông tin cụ thể cho từng KH của mình, bác có thể hỏi nhân viên NH đó để biết hiện mình đang được xếp hạng như thế nào.
Bên Sacombank phân hạng KH khá rõ ràng và có chính sách ưu đãi riêng cụ thể cho từng hạng.
Theo em, như bác hiện đã là KH thân thiết của NH nhiều năm như vậy thì NH sẽ rất vui vẻ muốn tiếp tục giao dịch với bác. Kể cả khi bác chưa đạt hạng do doanh số chưa đạt chẳng hạn thì NH cũng sẽ tự động áp dụng cho bác các ưu đãi khác tốt hơn KH mới, Sacombank cũng vậy.
 
Hạng B2
28/10/11
214
730
93
Có anh bạn làm chung vay HSBC để xây nhà bị ép phải mua bảo hiểm chính căn nhà đó và phải trả phí thẩm định. Mình có một số thắc mắc nhờ các bác khai sáng dùm:
- Cái này là qui định chung của tất cả các ngân hàng khi cho vay BĐS thế chấp bằng chính BĐS đó?
- Vậy vay mua căn hộ có phải mua bảo hiểm cho chính căn hộ thế chấp đó không?
- Nếu có thì mức phí bảo hiểm này tính như thế nào, khoảng bao nhiêu một tháng?
Trường hợp nhà phố, nếu giá trị đất không đủ lớn, phải tính thêm giâ trị nhà => phải mua bảo hiểm cho giá trị phần xây dựng.
Nếu bác mua căn hộ, thường bank ngoại yêu cầu mua bảo hiểm, giá trị tối thiểu bằng giá trị khoản vay. Bank nội có thể ko mất phí này.
Về phí, không nhiều, bên Shinhan em tính 0,1% trên phần giá trị phải mua cho 1 năm. VD căn hộ 1 tỷ, phí là 1 trd/năm.
 
  • Like
Reactions: naquan
Hạng B2
28/10/11
214
730
93
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều căn cứ vào mức lợi nhuận mà KH cụ thể mang lại cho NH để xét hạng KH. Mức lợi nhuận càng cao thì thứ hạng càng cao. Để NH có lãi lợi nhuận nhiều thì KH đó phải có doanh số (vay, gửi, thẻ...) lớn. Lớn như thế nào là tùy thuộc vào quy mô của NH đó. Hạng KH thường được NH thông tin cụ thể cho từng KH của mình, bác có thể hỏi nhân viên NH đó để biết hiện mình đang được xếp hạng như thế nào.
Bên Sacombank phân hạng KH khá rõ ràng và có chính sách ưu đãi riêng cụ thể cho từng hạng.
Theo em, như bác hiện đã là KH thân thiết của NH nhiều năm như vậy thì NH sẽ rất vui vẻ muốn tiếp tục giao dịch với bác. Kể cả khi bác chưa đạt hạng do doanh số chưa đạt chẳng hạn thì NH cũng sẽ tự động áp dụng cho bác các ưu đãi khác tốt hơn KH mới, Sacombank cũng vậy.
Ý kiến của bác đúng với trường hợp gửi tiết kiệm. Đối với quan hệ tín dụng em thấy ngược lại.
Thường các bank, chủ yếu tập trung ưu đãi cho các KH mới nhằm lôi kéo KH về, còn KH cũ thì không có ưu đãi, thậm chí áp dụng biên độ cao hơn nhằm tối đa lợi nhuận vì KH muốn chuyển dư nợ đi tốn kém nhiều chi phí và nhiều ràng buộc khác => nếu có thể, các bác nên trải nghiệm dịch vụ ở nhiều ngân hàng để có kinh nghiệm cho mình.
 
Hạng B2
28/10/11
214
730
93
Sống và làm việc ở TP.HCM 20 năm mà bác vẫn để hộ khẩu ở Tỉnh thì cũng đủ ấn tượng mạnh với Ngân hàng rồi.
Hộ khẩu không nói được điều gì đâu bác. Biết đâu bác ấy là địa chủ ở tỉnh thì sao. :)))
mọi việc đều có lý do cả, em nói vậy phải không bác naquan :))
 
V2 confirmed
Hạng B2
17/8/05
225
11.992
93
otosaigon.com
Hộ khẩu không nói được điều gì đâu bác. Biết đâu bác ấy là địa chủ ở tỉnh thì sao. :)))
mọi việc đều có lý do cả, em nói vậy phải không bác naquan :))

Đi vay tiền, nên làm sao để Bên cho vay hỏi càng ít câu hỏi càng tốt.

Nếu đạt tới cảnh giới cuối cùng, chỉ phải nghe một câu thôi: Anh cần vay bao nhiêu ?

Bị Bên cho vay hỏi trên 06 câu hỏi cơ bản thì ít khi toại nguyện lắm, bác ạ.
 
Hạng C
29/1/16
549
6.572
93
nếu là nhà xưởng thì bắt buộc phải có bảo hiểm cháy nổ, còn mua BĐS bt chả thằng nào bắt, bảo bạn bác sang mấy NH khác hỏi thêm đi, HSBC chưa bao h nằm trong list offer vay ngon cả, ko thì post nhu cầu lên cho mấy sales NH trong này chào cho nhanh
Có bác, VIB Public phải mua bảo hiểm nhà mình mua,
 
Tập Lái
28/10/15
29
276
53
51
Trước đây (cũng khá lâu), em vay tín chấp bên HSBC thì bên đó cấp hạn mức ~10x so với lương đó bác. Nhưng thủ tục cũng hơi lằng nhằng và lãi suất vay tín chấp cao. Giờ không rõ thế nào. Kẹt quá thì mới vay tín chấp thôi.
Nếu thu nhập cao ít ai vay tín chấp cả. Đằng nào vay thế chấp nó cũng bắt chứng minh thu nhập.
 
  • Like
Reactions: bravevu and HIRO