Hạng D
21/4/10
3.116
37.602
113
HCM city
hoangbao nói:
Em mới coi cái được kết quả survey về thu nhập của cộng đồng châu Á tại Mỹ, không biết thực hư ra sao, và nếu thực thì tại sao:

Người Việt nghèo nhất cộng đồng châu Á tại Mỹ

Theo khảo sát của Đại học Brown (Mỹ), người Ấn Độ có thu nhập bình quân cao nhất tại đây với 89.600 USD năm 2010, xếp sau là Philippines, Trung Quốc và Nhật Bản.

http://kinhdoanh.vnexpres...-a-tai-my-2839173.html


Còn so với người Việt sống tại Việt Nam thì thế nào?
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.526
113
Camry03012007 nói:
NG Việt rhu nhập cao thì cũng có khá nhiều ......nhưng lương thì thấp ..... chơi trò tiền mặt thì làm sao thống kê đc ?


Thường các bài viết như thế này họ lấy số liệu gốc từ ban thống kê dân số rồi phân tích và xào nấu thành 1 bài báo.

http://www.census.gov/

Ban thống kê dân số họ không lấy số liệu từ cảnh sát, cơ quan pháp quyền, toà án,... mà họ trực tiếp gởi giấy hoặc gặp mặt nếu cần để lấy thống kê.

Cơ quan này lấy số liệu và công bố số liệu độc lập và không phụ thuộc bất cứ cơ quan nào khác.

Thường thì lượng tiền mặt làm ra khá nhỏ so với lượng tiền điện tử (chuyển ngân) và phần lớn cũng quay lại mua hàng tiêu dùng và chi trả cần thiết.

Thống kê bản chất chỉ là "phản ánh" và "số đông" chứ không thể quá sát.

Tôi cũng từng đọc các số liệu thống kê dân số ở VN. Khá vui. Vui nhất ở chỗ là 85% dân VN khai: "không tôn giáo" :) và số đảng viên thấp hơn số đảng viên do đảng công bố rất nhiều :)
 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.526
113
Liembk nói:
hoangbao nói:
Em mới coi cái được kết quả survey về thu nhập của cộng đồng châu Á tại Mỹ, không biết thực hư ra sao, và nếu thực thì tại sao:

Người Việt nghèo nhất cộng đồng châu Á tại Mỹ

Theo khảo sát của Đại học Brown (Mỹ), người Ấn Độ có thu nhập bình quân cao nhất tại đây với 89.600 USD năm 2010, xếp sau là Philippines, Trung Quốc và Nhật Bản.

http://kinhdoanh.vnexpres...-a-tai-my-2839173.html
Còn so với người Việt sống tại Việt Nam thì thế nào?


Người Việt sống tại VN tuy thu nhập trung bình thấp nhưng có rất nhiều "hàng chục tỉ" phú vì giá nhà và đất rất cao.

Ví dụ công an phường hoặc CSGT trên 10 năm nghề, cho dù lương không bao nhiêu nhưng gia sản thì đố bác sĩ Việt Kiều ở Mỹ nào bì kịp.
 
Hạng B2
8/1/10
483
73
28
Liembk nói:
hoangbao nói:
Em mới coi cái được kết quả survey về thu nhập của cộng đồng châu Á tại Mỹ, không biết thực hư ra sao, và nếu thực thì tại sao:

Người Việt nghèo nhất cộng đồng châu Á tại Mỹ
...


Còn so với người Việt sống tại Việt Nam thì thế nào?


Đừng căng thẳng quá bác, em chỉ hỏi cho rõ lý do để coi có nên move hay không mà thôi, không có ý châm chọc gì VK đâu, bà con em có một nửa dòng họ ở bển. Với em VK cũng là người Việt, họ mà thành đạt thì em cũng mừng.
 
Hạng D
21/4/10
3.116
37.602
113
HCM city
SubaruLover nói:
Liembk nói:
hoangbao nói:
Em mới coi cái được kết quả survey về thu nhập của cộng đồng châu Á tại Mỹ, không biết thực hư ra sao, và nếu thực thì tại sao:

Người Việt nghèo nhất cộng đồng châu Á tại Mỹ

Theo khảo sát của Đại học Brown (Mỹ), người Ấn Độ có thu nhập bình quân cao nhất tại đây với 89.600 USD năm 2010, xếp sau là Philippines, Trung Quốc và Nhật Bản.

http://kinhdoanh.vnexpres...-a-tai-my-2839173.html
Còn so với người Việt sống tại Việt Nam thì thế nào?


Người Việt sống tại VN tuy thu nhập trung bình thấp nhưng có rất nhiều "hàng chục tỉ" phú vì giá nhà và đất rất cao.

Ví dụ công an phường hoặc CSGT trên 10 năm nghề, cho dù lương không bao nhiêu nhưng gia sản thì đố bác sĩ Việt Kiều ở Mỹ nào bì kịp.

Với cái VD của bác thì dân mẽo cũng ngã nón chào thua. VK làm gì có cửa so sánh. :D


hoangbao nói:
Liembk nói:
hoangbao nói:
Em mới coi cái được kết quả survey về thu nhập của cộng đồng châu Á tại Mỹ, không biết thực hư ra sao, và nếu thực thì tại sao:

Người Việt nghèo nhất cộng đồng châu Á tại Mỹ
...


Còn so với người Việt sống tại Việt Nam thì thế nào?


Đừng căng thẳng quá bác, em chỉ hỏi cho rõ lý do để coi có nên move hay không mà thôi, không có ý châm chọc gì VK đâu, bà con em có một nửa dòng họ ở bển. Với em VK cũng là người Việt, họ mà thành đạt thì em cũng mừng.


Hehe, bác chưa hiểu ý em rồi. :D
Theo Báo cáo đó thì người Việt tại Mỹ là nhóm có thu nhập thấp, nhưng theo em nghĩ thì vẫn cao hơn nhiều so với người Việt sống và làm việc tại VN.
 
Hạng D
2/5/08
1.288
184
63
54
Nếu có điều kiện mình sẽ cho F1 qua đó du học mình đi đi về về thăm chúng, có thể chúng học xong có thể ở lại nhưng mình sẽ về VN sống, vì khi đã lớn tuổi k đâu bằng quê hương phải k các bác
080402cool_prv.gif

 
DGM
Hạng D
Liembk nói:
hoangbao nói:
Em mới coi cái được kết quả survey về thu nhập của cộng đồng châu Á tại Mỹ, không biết thực hư ra sao, và nếu thực thì tại sao:

Người Việt nghèo nhất cộng đồng châu Á tại Mỹ

Theo khảo sát của Đại học Brown (Mỹ), người Ấn Độ có thu nhập bình quân cao nhất tại đây với 89.600 USD năm 2010, xếp sau là Philippines, Trung Quốc và Nhật Bản.

http://kinhdoanh.vnexpres...-a-tai-my-2839173.html


Còn so với người Việt sống tại Việt Nam thì thế nào?
Củng vậy thôi. Người Việt nghèo nhất trong các cộng đồng ỡ VN.
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
Về VN thôi, tha hồ chém gió bẳng tiếng Việt
Chém gió bằng tiếng Tây, bọn tây nó kêu Pú-lịch cho vào viện dưỡng lão

bikecarevodao nói:
Nếu có điều kiện mình sẽ cho F1 qua đó du học mình đi đi về về thăm chúng, có thể chúng học xong có thể ở lại nhưng mình sẽ về VN sống, vì khi đã lớn tuổi k đâu bằng quê hương phải k các bác
080402cool_prv.gif


 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.526
113
<h1>Trải nghiệm ngày hội khoa học tại Mỹ – Nguyễn Hữu Hoàng</h1>By HỌC THẾ NÀO • 12/07/2013
Từ lúc còn học đại học ở Việt Nam, tôi đã mơ về nước Mỹ với nền giáo dục hiện đại, có những trường đại học với nền khoa học kĩ thuật nông nghiệp tiên tiến mà chẳng mảy may nghĩ đến một ngày nào đó tôi sẽ bước chân vào trường trung học và kinh ngạc trước những gì tôi học được từ những đứa trẻ lớp 6. Quả thật, đã 3 năm ở Mỹ, trải 3 mùa Hội Khoa học (Science fair), đây vẫn là một trong những trải nghiệm đáng nhớ của tôi trên đất nước này.

Ngày Hội Khoa học là một cuộc thi mang quy mô toàn nước Mỹ. Bắt đầu từ cấp địa phương, cấp hạt, cấp bang và cuối cùng là cấp liên bang. Mục đích của cuộc thi này là dạy cho học sinh đặt câu hỏi, đặt vấn đề cho chính mình, khơi gợi tính sáng tạo, đồng thời cũng nhằm phát hiện và tuyên dương những học sinh có năng khiếu khoa học đặc biệt.

Vào đầu mỗi mùa Thu, các trường trung học ở Mỹ thường gửi thư điện tử đến trường đại học và một số doanh nghiệp trong vùng để mời học viên sau đại học và một số viên chức đăng kí làm giám khảo. Tôi thường chọn cho mình một trường gần nhà để tiện việc đi lại. Hai tuần sau, tôi nhận được thư cảm ơn của trường, ghi rõ lịch hẹn, có bản đồ, chỉ dẫn đậu xe, người liên hệ… Với chuyên ngành học là nông nghiệp, tôi thường được phân công chấm những bài thi thực vật của học sinh lớp 6 và lớp 7.

Đến ngày hẹn, chúng tôi tự mình tìm đến trường và được giáo viên hướng dẫn vào một phòng họp. Tại đây mọi người được nghe trình bày ngắn gọn về một số quy tắc làm việc và ứng xử với thí sinh, nguyên tắc chấm thi… Chúng tôi tự xếp mình vào các nhóm 5-7 người rồi tiến vào hội trường nơi trưng bày các tác phẩm dự thi. Nhóm của tôi có một chú cảnh sát, một ông kế toán, còn lại là giáo viên về hưu và học viên sau đại học. Con đường từ phòng họp đến hội trường tuy ngắn nhưng những vật chất và trang thiết bị dạy học làm tôi không khỏi bồi hồi khi nghĩ về quê nhà. Ước gì trẻ con của mình cũng được như vậy.

Phòng thi là một nhà thi đấu thể thao lớn với rất nhiều poster, sản phẩm dự thi cùng thí sinh đứng bên cạnh chuẩn bị thuyết trình. Đây mới thực sự là lúc cuộc chơi bắt đầu trở nên thú vị. Xin giới thiệu một vài hình ảnh, bài thi và thí sinh khiến tôi không thể không suy nghĩ về các bạn trẻ Mỹ.

Trước tiên, xin nói sơ qua, một trong những yêu cầu bắt buộc của cuộc thi này là thí sinh phải tự đặt ra cho mình một câu hỏi/giả thuyết về bất kì vấn đề nào đó và sau đó bằng mọi cách tự tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình, chứng minh giả thuyết đặt ra là đúng hay sai. Bạn sẽ tìm thấy cái khuôn này ở mọi đề tài: Tên đề tài, vấn đề đặt ra, giả thuyết, giới thiệu, vật liệu, phương pháp, kết quả, giải thích, và tài liệu tham khảo. Dù chỉ là sản phẩm của học sinh lớp 6 tự làm nhưng nhiều bài thi tỏ ra chuyên nghiệp một cách bất ngờ, thuyết trình một cách suôn sẻ như một nhà khoa học thực sự.

Ảnh đề tài: Nước tiểu chó có gây độc cho cỏ hay không?


Đề tài: Nước tiểu chó có gây độc cho cỏ hay không? Olivia bật mí cho tôi biết phần khó nhất là… làm sao lấy được nước tiểu chó. Sau một tháng không thể thu được nước tiểu từ 3 chú chó cưng, em tự mày mò tài liệu và quyết định thay thế bằng dung dịch ammoniac 9.3g/L. Em thử nghiệm trên 4 loại cỏ và lặp lại 2 lần. Giám khảo bất ngờ tập 1!!!

Một hình ảnh trích ra từ bài dự thi của Jonathan.


Một hình ảnh trích ra từ bài dự thi của Jonathan. Đây là một trong những đề tài làm tôi bất ngờ nhất. Em cho rằng cây cà chua lấy dinh dưỡng từ đất, do phải bơm lên ngọn nên tốn năng lượng. Nếu trồng lộn ngược xuống thì chắc cây sẽ nhiều trái hơn. Giám khảo bất ngờ tập 2!!!

Hình ảnh khác từ bài dự thi của Jonathan


Jonathan cho tôi biết điều quan trọng nhất em học được sau dự án này là cách sử dụng excel để tính toán và so sánh thí nghiệm.
Đề tài: Kính hiển vi tự chế


Đề tài: Kính hiển vi tự chế. Tim cho chúng tôi thấy có thể xem được tế bào vảy hành và tinh thể muối ăn. Em tự làm từ những đồ chơi có sẵn ở nhà.

Sandra với câu hỏi: Âm nhạc ảnh hưởng đến cây cối như thế nào? Em rất yêu âm nhạc và cây cỏ nên đã thực hiện đề tài này. Mỗi ngày em cho cây nghe nhạc 2h, đủ mọi thể loại nhac và có thấy một chút khác biệt.
Âm nhạc ảnh hưởng đến cây cối như thế nào?


Đề tài được đánh giá cao nhất trong vòng thi cấp trường thuộc về Nalini K. Em đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên năng suất cây trồng (Shorgum). Để thực hiện được đề tài này em đã dành cả mùa hè của mình làm việc tại Đại học Florida với sự hướng dẫn của một giáo sư và một học viên sau đại học. Tôi hỏi Nalini một câu hỏi ngẫu nhiên về tác động của nhiệt độ lên sự nảy mầm của hạt phấn. Việc em có thể trả lời với mức hiểu biết của một sinh viên đại học chuyên ngành sinh học khiến tôi và các giám khảo khác đều tỏ ra kinh ngạc.

Nalini với đề tài của mình


Đề tài đoạt giải là những đề tài có ý tưởng hay, phương pháp chứng minh chặt chẽ, ghi chép theo dõi rõ ràng, và phải có phương pháp thống kê chính xác.

Không phải đề tài nào cũng mang hàm lượng khoa học cao. Jenni và Alex là hai bạn trẻ thích ăn bánh nên thử nghiệm các loại ngũ cốc khác nhau để làm bánh, sau đó… tự ăn bánh để đánh giá chất lượng. Trẻ em Mỹ được dạy kĩ năng giao tiếp từ sớm nên rất tự tin khi thuyết trình.

Jenni và Alex

Cuộc thi không phải 100% khoa học mà vẫn có nhiều chỗ cho yếu tố “vui là chính”. Một số học sinh mặc dù không có phương pháp tốt nhưng chúng có những ý tưởng khiến giám khảo phải kinh hoàng.

Dự án của Tony tìm hiểu tác động của thức ăn lên… mùi rắm. Với thí sinh này tôi bó tay toàn tập!!!

Pete với câu hỏi đặc biệt của mình: Kiểu tóc ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ chạy? Cậu cho rằng nếu cậu để kiểu tóc trái dừa sẽ chạy nhanh hơn nhiều so với khi cắt đầu đinh.

Pete và kiểu tóc giúp cậu chạy nhanh


Học sinh được khuyến khích tham gia cuộc thi bằng điểm cộng. Chúng nhận được sự hỗ trợ của giáo viên, giáo sư trường đại học, sinh viên, và bố mẹ trong quá trình thực hiện đề tài nhưng sản phẩm cuối cùng phải thực sự là sản phẩm của học sinh. Phần lớn các gia đình ở Mỹ không làm bài tập thay cho con, nếu có thì chỉ sau vài câu hỏi là giám khảo có thể xác định và loại ra ngay. Các bạn trẻ nhận được giải thưởng đều là những nhà khoa học tiềm năng trong tương lai. Những hoạt động tương tự như thế này cũng thường được tổ chức hàng năm tại một số quốc gia châu Âu và Úc, không chỉ ươm mầm cho thế hệ trẻ mà còn tạo điều kiện cho công chúng tiếp xúc với khoa học.

Thay cho lời kết, thông qua một vài hình ảnh trích lược và trải nghiệm của mình, tôi muốn gửi đến bạn đọc trẻ một hoạt động có ý nghĩa và một vài ý tưởng điên rồ mà không kém phần thú vị cho cuộc sống.

Thích thú với câu hỏi mà các em đặt ra, tôi cũng tự hỏi mình: Khi nào thì tôi đi chấm cuộc thi này ở Việt Nam?

Nguyễn Hữu Hoàng.