Diem Huynh nói:Em ở Đức, vấn đề an sinh XH theo mọi người đánh giá là rất tốt, nhưng với em nó lại là vấn đề. VD: Ở VN, em có đủ các chế độ về BHYT, lại có người nhà làm BS nhiều nên em muốn khám ở đâu cũng được chế độ ưu tiên và muốn khám lúc nào cũng được. Nhưng qua Đức là bắt đầu có chuyện, muốn đi khám bệnh phải lấy Termin trước, nhiều khi đau muốn chết mà ko lấy được Termin ở phòng khám, phải đợi cả tuần có khi cả tháng, còn đến BV thì phải trong tình trạng cấp cứu hoặc khẩn cấp mới được tiếp nhận mà không Termin, các bác thấy mệt mỏi không? Nghĩ đến vấn đề này mới thấy, ở xứ tư bổn giàu sang mà chỉ toàn được khám ở các Phòng khám nhỏ thôi, còn ở VN thì dân tình cứ chạy vào các BV lớn. Nếu VN mà tổ chức hiệu quả các BV tuyến dưới cũng như người dân ý thức được tình trạng bệnh của minh thì các BV lớn không đông đúc và quá tải như hiện nay.
Cuối cùng, sống ở nước ngoài buồn lắm, mọi thứ đều bình lặng trôi đi, ko ai để ý đến ai, và buồn nhất là những ngày gần Tết cổ truyền như bây giờ
@ Diem Huynh: Bác làm gì mà hạ giá cuộc sống ở Đức vậy bác.
@All: Đây là một câu hỏi lớn, nó đeo đẳng em và các bạn của em suốt. Và cuối cùng em quyết định ở lại Đức bởi nhiều lí do, những lí do đó các bác có thể đọc thấy trong hai mươi mấy trang vừa qua. Ở đây em chỉ muốn nói đến khía cạnh sức khỏe. Với tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm va môi trường ô nhiễm như hiện nay ở VN, khả năng bị mắc bệnh hiểm nghèo là cao. Nếu có bác nào đã trải qua hoặc có người nhà gặp chuyện ko may rồi, thì luc đó mới thấy cuộc sông đáng quí như thế nào. Lúc đó mới ân hận, tại sao mình ko ra đi sớm hơn. Mấy đứa con mình còn nhỏ, nếu nó sống trong môi trường độc hại ăn uống đồ ăn tẩm hóa chât hang ngày, liệu bọn nó chịu nổi ko, được bao lâu nữa? Tất nhiên các bác có thể nói: trời kêu ai nấy dạ, nhưng nếu cái gì mình tránh được thì cũng nên tránh. Em ở bên Đông Đức, cộng đồng người VN cũng đông đúc nên cũng ko buồn lắm. Hai mươi bốn năm em ở đây rồi nên cũng quen.