Hạng D
30/7/11
1.302
240
83
61
Đây là nguyên tắc hoạt động của thiết bị an toàn, có liên quan đến con người nên cần thận trọng khi khẳng định nguyên lý. Những ý kiến trích từ diễn đàn chỉ để tham khảo, chỉ có văn bản của nhà sản xuất mới là chính thức. Phát tán sự hiểu nhầm là nguy hiểm cho cộng đồng.
"
Còn muốn biết hãng xe nào khác cũng bung túi khí ngay cả khi seatbelt không cài, thì các bác tìm sách hướng dẫn sử dụng của nó. Sách nào có đoạn nếu không cài seatbelt sẽ bị thương nếu túi khí bung, thì loại xe đó sẽ bung tuốt luốt bất kể seatbelt.
Nếu bác nào tìm được loại xe nào có câu "túi khí chỉ bung khi cài seatbelt" thì post lên nhé."
Đồng ý với bác.
„Túi khí bung rất nhanh (khoảng 200-400km/h) nên sức va đập rất lớn, nếu một người trưởng thành không cài dây an toàn (để giảm tốc độ lao về phía trước) thì sẽ bị nứt hoặc vỡ lồng ngực khi túi khí nổ. Vì vậy về sau người ta thiết kế túi khí chỉ nổ khi bạn đã cài dây an toàn.“
Đề nghị bác chủ cho nguồn trích dẫn.
„In vehicles equipped with an occupant sensor for the front passenger seat, the ETD will only be activated if the sensor detects an occupant in the seat or if the seatbelt is fastened. „
ETD (emergency tension device) là thiết bị „căng“ khẩn cấp dây BH, là 1 phần của seatbelt chứ không liên quan gì đến túi khí cả.
Tìm trên mạng(nước ngoài) thì ý kiến 2 chiều đều có nhưng so ra ý kiến cho rằng không có sự liên quan lại có dẫn chứng thực tế. Còn riêng trường hợp tôi đã trải nghiệm thì chỉ có mình tôi lái, bên phụ vẫn bung túi (renault). Tác dụng của túi khí lên mặt chả có kịp để lại cảm nhận gì cả. Cả tôi và người đâm vào xe tôi (sau đó hắn đâm tiếp trực diện cột đèn) đều chui ra khõi xe nói chuyện bình thường. Ý kiến nói rằng túi khí nổ gây nguy hiểm chỉ có tác dụng tốt cho „tình tiết giảm nhẹ của các trường hợp „xe điên“ mà thôi.
Về nguyên tắc: dây AT là thiết bị chủ yếu bảo vệ (cả cơ thể) hành khách, túi khí chỉ có tác dụng giảm thương vong cho phần đầu , ngực. Nhà sản xuất không „dại“ gì mà thêm điều kiện cho túi khí hoạt động là ‚phải thắt dây. Hãy giả sử ai đó không đeo dây, túi khí không bung, sau đó nói là có cài nhưng túi khí không bung. Như vậy có phải là nhà SX tự làm khó cho mình không?
Trách nhiệm của lái xe là phải thắt dây, túi khí phải có tác dụng trong điều kiện va chạm theo mục đích thiết kế là của nhà SX, Không hiểu sao lại cứ phải “lăn tăn” về sự ràng buộc này nhỉ?
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
16/5/11
234
786
93
"Lăn tăn" là do sau mỗi vụ tai nạn đều có thớt "Đụng xe sao ko thấy túi khí bung" dù coi cái hình đố mà biết được túi khí có bung không. Sau đó có 2 luồng ý kiến, một đòi kiện NSX, hai là ko đeo seatbelt sao túi khí bung được.
Một năm ít nhất là chục thớt kiểu này, nên sẽ cứ lăn tăn dài dài thôi.
 
Tập Lái
27/5/13
3
0
1
Bài viết khá đầy đủ và chi tiết, tuy nhiên ảnh copy từ trang khác nên đã không còn nhìn thấy được. Mình cũng tìm hiểu khá nhiều về vấn đề này, nếu ai muốn biết chi tiết và tổng quan hơn hãy đọc bài viết này: Mọi thắc mắc về túi khí ô tô