Sau khi nâng cấp (không biết là sẽ nâng cấp hay hạ cấp vì chưa test) cold air intake, em đi bước nữa đến nâng cấp luôn hệ thống xà turbo-back. Lúc trước các đây vài tháng em đã nâng cấp ống xả cat-back rồi nên bây giờ chỉ cần gắn thêm 2 khúc pô nữa là thành turbo-back.
Tại sao em lại không làm một lèp turbo-back luôn mà phải chia làm 2 giai đoạn như trên. Lý do là vì khi độ turbo-back thì gần như 99% là phải tinh chỉnh lại ECU. Tinh chỉnh lại ECU để 1) làm cho ECU tương thích với sự thay đổi, 2) nâng công suất động cơ bằng cách tận dụng những ưu điểm mà turbo-back mang lại.
Ưu điểm chủ đạo của turbo-back là không khác gì làm cho "đường xả" của động cơ rộng hơn, thoải mái hơn, ít cản trở hơn. Tuy nhiên to quá thì không phải là một điều tốt vì to quá sẽ ảnh hưởng đến quá trình nạp của động cơ (back pressure) nên chỉ to đến một mức tối ưu thôi. Giang hồ cho rằng kích thước đường ống 3 inch là tối ưu so với zin là 2.75 inch. Ngoài kích thước đường ống ra, độ uốn lượn của đường ống cũng góp phần cải thiện công suất. Bẻ cua gắt quá như thiết kế zin thì chắc chắn luồn không khí không thể di chuyển dễ dàng như đường cong mềm mại như của thằng nâng cấp.
Hệ thống pô được nôm na chia làm 4 khúc:
1) J-pipe: "J" ở đây ý là cái ống pô hình chữ J. Ở một số xe khác thì còn có thể được gọi là downpipe. Nhưng do turbo của WRX 2015 nằm ở dưới nên đường ống không có "down" mà chỉ đi theo hình chữ "J" mà thôi.
2) Straight pipe: đơn giản là một đường ống thẳng. Đường ống này có thể chia làm nhiều khúc. Trong trường hợp của em là 2 khúc. Trên đường ống này có thể sẽ tích hợp các bộ phận như resonator (hộp giảm công hưởng âm thanh), catalytic converter (bộ giảm nồng độ Nitơ trong khí thải).
3) Spiltter: là ống chia làm 2 ngõ cho 2 cái bầu pô. WRX 2015 có 2 bầu bô nằm ở 2 bên xe nên phải có cái slitter này
4) Muffer: là bộ giảm âm thanh. Không có thì sẽ nổ đùng đùng, nếu có thì sẽ là "giừ giừ"
Đây là 2 khúc pô để hoàn thành cái turbo-back. Khúc cong cong hình chữ "J' gọi là "J" pipe. Nó nối với phần xả của turbo.
Mặt pít của J pipe
Phần bo cong này rất "mềm mại", tốt hơn rất nhiều so với cua 90 độ gắt của thiết kế zin. Các bác có thể chú ý có 2 cái oxy sensor. Theo thiết kế chuẩn thì 1 cái nằm trước catalytic converter, 1 cái nằm nau nhưng với thằng nâng cấp này thì cái catalytic converter nằm ở straight pipe. Phải lập trình lại ECU để ECU nhận ra sự khác biệt này. (nhưng sau này thì nếu catalyctic converter bị hư thì ECU sẽ không biết để báo hiệu cho tài xế nữa)
Đây là cái catalytic converter được bố trí ở phần straight pipe.
Catalytic converter nhìn từ ngoài vào.
Mặt pít để kết nối với phần pô cat- back. Chú ý có phần cho phép dao động nhỏ.
Tấm bảo vệ turbo nằm dưới lòng xe. Tháo tấm này ra mới can thiệp vào turbo đc.
Đây là turbo lộ thiên. Khác với các dòng máy khác, FA20DIT bố trí turbo nằm ở dưới. Cái J pipe zin nằm ở bên phải nếu các bác chú ý.
Đây là cái J-pipe. Phần phù ra là cái catalytic converter.
Oxy sensor thứ 1 nằm trước catalytic converter
Oxy sensor thứ 2 nằm sau catalytic converter.
Đây là 2 sensor oxy khi tháo ra.
Khi tháo phần J-pipe ra khỏi turbo thì bị tuôn hết 1 con tán. Tuôn ốc turbo là bình thườn và có thể đoán trước vì khi hoạt động turbo bị gia nhiệt đến mức rất cao, có thể đạt 300-500 độ, nên con ốc sau lâu ngày sẽ bám rất chặt vào turbo. Khi vặn ra sẽ bị tuôn. Do đó em phải hàn 1 con tán vào đầu ốc đế dùng chìa khóa + hơ lửa để vặn ra.
Hơ lửa để bẻ gẫy liên kết giữa turbo và con ốc. Em bị tất cả 2 con ốc dưới của turbo.\
Sau khi tháo ra thì nó giống như thế này.
Chú ý phần răng của con ốc bị tuôn và phần ba dớ bám lại trong lỗ ốc. Ba dớ này bám rất chặt vào lỗ ốc nên em phải taro để "tiện" nó ra.
Ba dớ bám vào lỗ ốc.
Em phải taro lại để đẩy các ba dớ ra.
Sau khi taro lại, trắng trẻo mượt mà.
So sánh giữa zin và nâng cấp. Chú ý vị trí catalytic converter.
Đây là phần J-Pipe. Các bác có thể thấy đc thiết kế nâng cấp bẻ cua ống mượt mà hơn rất nhiều so với zin.
Phần J-pipe nối với stright pipe.
Tất cả lỗ ốc đã được taro và lắp trục ốc vào. Trục ốc này đặc biệt riêng của Subaru. Em thay mới cả 4 trục ốc này.
Lắp được phần J-pipe lên. Tất cả con tán đều được siết đúng lực bằng tourque wrench theo quy định của nhà sản xuất.
Nay mai em sẽ hoàn chỉnh phần pô. Lúc đó em sẽ lắp thêm vài dự án nữa là em sẽ bắt đầu tune ECU. Hi vọng sau upgrade này sẽ cải thiện được lớn công suất động cơ.