Thảo Luận Tác dụng của ABS

Chi hội phó GMFC
13/5/05
2.522
10
38
50
lenguyendong nói:
Cám ơn các bác đã chém ào ào vào tiểu mục này của lơ tui làm cho lơ tui thêm mở rộng tầm mắt. Chuyện cái ABS thì tạm hiểu là như thế, còn cái dzụ phân bố lực thắng điện tử và chống trượt là sao các bác nhẩy, nó có liên quan gì đến cái ABS không hả các bác?
Ba cái món này ABS, EBD, VDC (có thể mỗi hãng nó viết khác nhau) có liên hệ mật thiết với nhau và do 1 trung tâm điều khiển gọi là ECU. Cụ thể như sau:
- ABS: khi phanh nó nhấp nhảy liên tục nếu phát hiện ra bánh quay nhanh và bánh quay chậm như ở trên đã nói. Nhân tiện cũng nói thêm là ABS kích hoạt khi điều này xảy ra, còn vụ liên quan tốc độ thì dĩ nhiên là tốc độ cao mới dễ xảy ra điều kiện cho ABS hoạt động.
- EBD: đi cùng với ABS để làm sao phanh 4 bánh tốt nhất, nó tác động lên hệ thống thuỷ lực của phanh. Các yếu tố tác động là cầu trước/ sau/ 2 cầu...+ đường sá... Cứ tạm hình dung là ta đạp phanh nhưng 4 bánh sẽ có lực phanh tác động lên khác nhau để thời gian từ khi đạp phanh đến khi dừng là tối ưu.
- VDC (chống trượt): khi phát hiện 4 bánh đang chạy với tốc độ khác nhau thì ECU sẽ ngắt ga và tăng phanh ở bánh cần thiết.
 
Vì thế đi trên đường thì cả 3 cái này đều hoạt động NẾU có biến xảy ra... Vấn đề tốt/ xấu thì do thằng ECU và các cảm biến nó phân tích, chúng ta chỉ ngồi lái thôi ạ...
 
Hạng C
12/2/08
811
30
18
aquasaigon.org
wanacar nói:
lenguyendong nói:
Cám ơn các bác đã chém ào ào vào tiểu mục này của lơ tui làm cho lơ tui thêm mở rộng tầm mắt. Chuyện cái ABS thì tạm hiểu là như thế, còn cái dzụ phân bố lực thắng điện tử và chống trượt là sao các bác nhẩy, nó có liên quan gì đến cái ABS không hả các bác?
Ba cái món này ABS, EBD, VDC (có thể mỗi hãng nó viết khác nhau) có liên hệ mật thiết với nhau và do 1 trung tâm điều khiển gọi là ECU. Cụ thể như sau:
- <span style=""color: #3366ff;"">ABS: </span><span style=""color: #0000ff;"">khi phanh nó nhấp nhảy liên tục </span><span style=""color: #ff0000;"">nếu phát hiện ra bánh quay nhanh và bánh quay chậm</span> như ở trên đã nói. Nhân tiện cũng nói thêm là ABS kích hoạt khi điều này xảy ra, còn vụ liên quan tốc độ thì dĩ nhiên là tốc độ cao mới dễ xảy ra điều kiện cho ABS hoạt động.
- <span style=""color: #ff0000;"">EBD:</span> đi cùng với ABS để làm sao phanh 4 bánh tốt nhất, nó tác động lên hệ thống thuỷ lực của phanh. Các yếu tố tác động là cầu trước/ sau/ 2 cầu...+ đường sá... Cứ tạm hình dung là ta đạp phanh nhưng 4 bánh sẽ có lực phanh tác động lên khác nhau để thời gian từ khi đạp phanh đến khi dừng là tối ưu.
- VDC (chống trượt): khi phát hiện 4 bánh đang chạy với tốc độ khác nhau thì ECU sẽ ngắt ga và tăng phanh ở bánh cần thiết.
 
Vì thế đi trên đường thì cả 3 cái này đều hoạt động NẾU có biến xảy ra... Vấn đề tốt/ xấu thì do thằng ECU và các cảm biến nó phân tích, chúng ta chỉ ngồi lái thôi ạ...
 
Cho em đính chính một chút nhé ! Theo em hiểu và đã trải nghiệm thì như này:
 
ABS (Anti-lock Braking System: cái này mới làm nhiệm vụ tự động nhấp nhả liên tục khi ta đạp thắng, giúp chống bó cứng phanh (tương tự như ta đạp thắng nhấp nhả trên những xe không có ABS). Hệ thống được kích hoạt khi ta đạp cứng thắng khi xe đang chạy ở tốc độ cao trong điều kiện khô ráo, đường tốt. Khi điều kiện đường trơn ướt, đường tuyết thì hệ thống được kích hoạt ngay cả khi tốc độ chỉ khoảng 30-40km/h.
 
EBD (Electronic Brakeforce Distribution): Phân bố lực phanh điện tử, cái này được kích hoạt khi hệ thống ABS đã được kích hoạt và trong điều kiện ECU phát hiện ra có sự chênh lệch tốc độ quay của 4 bánh. Khi đó nó sẽ phân bố lực phanh phù hợp cho từng bánh giúp xe ít bị trượt ngang.
 
Em từng bị trường hợp thế này:
 
Sáng sớm, tuyết rơi dầy đặc, mới lấy xe ra khỏi nhà, tàn tàn được một đoạn, tốc độ mới khoảng 30km/h thì bất thình lình một cái xe khác từ dưới đất chui lên, từ bên trái qua, xuất hiện ngay trườc mũi xe em (do bị điểm mù góc chữ A, em không thấy một chú tây bất cẩn lao xe ra từ driveway nhà hắn. Lập tức phản xạ em đạp lút sàn, ABS kích hoạt nhẩy lụp bụp (cảm nhận rất rõ từ chân phải), xe sàng qua sàng lại một chút rồi dừng hẳn (lệch vào lề phải), chú tây kia khựng lại rồi dọt luôn. Em thì teo hết cả trim, 2 chân đều run, không phải vì lạnh mà vì sợ hết hồn. Nếu lúc đó em đang phang cỡ 50-60km/h hoặc xe không có ABS thì quất chú kia chắc luôn ! Thắng gấp quá, phản xạ nhấp nhả là không thể !
 
Sau này em có hỏi vài người rành về vụ này có nói là do đường tuyết trơn nên ABS kích hoạt sớm dù ở tốc độ tương đối thấp.
 
Hạng B2
2/7/10
494
4
0
a080712_kt_1.jpg

Hệ thống phanh ABS với EBD.

EBD là chữ viết tắt của Electronic Brake-Force Distribution, nghĩa là hệ thống phân phối lực phanh giữa các bánh trước và sau hoặc giữa các bánh xe bên phải và bên trái.

Như ta đã biết ABS là một hệ thống phanh hết sức an toàn. Trong những tình huống khẩn cấp, ABS có tác dụng chống bó cứng phanh và duy trì khả năng lái để giảm thiểu tai nạn có thể xảy ra. Nhưng để có một hệ thống phanh hiệu quả và ổn định trong mọi điều kiện địa hình, đường xá, các nhà chế tạo đã lắp thêm vào hệ thống phanh ABS các cảm biến EBD để điều khiện việc phân phối lực phanh giữa các bánh xe, tăng hiệu quả và tận dụng triệt để tính năng phanh.
a080712_kt_2.jpg

Khi di chuyển trên đường thẳng, các hệ thống phanh ABS không có EBD lực phanh phân phối giữa các bánh trước và bánh sau không thay đổi khi tải trọng tác dụng lên các bánh trước và sau thay đổi. Khi lắp EBD vào, nó dùng EBD để phân phối lực phanh đến các bánh trước và bánh sau phù hợp với điều kiện chạy xe và đường xá. Cụ thể như trong hình vẽ phân tích ở trên, lực phanh đến bánh sau sẽ tăng lên khi tải trọng tác dụng lên bánh sau tăng và giúp rút ngắn quãng đường phanh đáng kể so với hệ thống không có EBD.

Ngoài ra, trong khi phanh để quay vòng, nó cũng điều khiển các lực phanh của bánh bên phải và bên trái giúp duy trì sự ổn định của xe.
a080712_kt_3.jpg

Có thể mô tả khái quát hoạt động của EBD qua biểu đồ trên như sau:
Phân phối lực phanh của các bánh trước và sau:
Nếu tác động các phanh trong khi xe đang chạy tiến thẳng, bộ chuyển tải trọng sẽ giảm tải trọng tác động lên các bánh sau. ECU điều khiển trượt xác định điều kiện này bằng các tín hiệu từ các cảm biến tốc độ, và điều khiển bộ chấp hành ABS để điều chỉnh tối ưu sự phân phối lực phanh đến các bánh sau.
Chẳng hạn như, mức tải trọng tác động lên các bánh sau trong khi phanh sẽ thay đổi tuỳ theo xe có mang tải hay không. Mức tải trọng tác động lên các bánh sau cũng thay đổi theo mức giảm tốc. Như vậy, sự phân phối lực phanh đến bánh sau được điều chỉnh tối ưu để sử dụng có hiệu quả lực phanh của các bánh sau theo những điều kiện này.
Phân phối lực phanh giữa các bánh bên phải và bên trái (trong khi phanh để quay vòng).
Nếu tác động các phanh trong khi xe đang quay vòng, tải trọng tác động vào bánh bên trong sẽ tăng lên. ECU điều khiển trượt xác định điều kiện này bằng các tín hiệu từ các cảm biến tốc độ và điều khiển bộ chấp hành để điều chỉnh tối ưu sự phân phối của lực phanh đến bánh xe bên trong.

EBD có vai trò không kém ABS trong việc trợ giúp quá trình phanh. Nó hoạt động hoàn toàn tự động và không cần tài xế kích hoạt. Giống như tên gọi, EBD phân bổ lực phanh tới các bánh để đảm bảo xe dừng một cách cân bằng nhất. Sự kết hợp giữa hai công nghệ ABS và EBD sẽ giúp quá trình phanh trở nên tối ưu hơn.
Với những xe không trang bị EBD, có những tình huống mà lực phanh lệch hẳn về một bên khiến xe bị lệch, thậm chí có thể gây trượt bánh. Nếu có EBD, máy tính trung tâm sẽ tự động tính toán và phân bổ lực phanh dựa theo thông số về tốc độ, tải trọng xe, độ bám đường.
Ngày nay, EBD xuất hiện ngày càng nhiều trên các mẫu xe giá thấp. Tuy nhiên, dòng thể thao đa dụng SUV mới là loại được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ này. Nguyên nhân là do SUV thường có gầm cao, trọng tải lớn nên rất dễ bị trượt bánh khi không có EBD.
 
Last edited by a moderator:
Chi hội phó GMFC
13/5/05
2.522
10
38
50
@Matiz: hoàn toàn đúng bác ạ! Em chỉ giải thích mỗi cái cho nó rõ nghĩa 1 chút bằng cách nêu yếu tố hoạt động. Ví dụ 1 số bác nói ABS là để phanh mà vẫn đánh lái được: cũng đúng ạ. EBD thì ví dụ xe (đa số nặng đầu) do đó lực phanh nhiều ở bánh trước sẽ hiệu quả hơn ở bánh sau. Khi tách ra thì có vẻ là cái gì mới nhưng có thể nói EBD và VDC là hệ thống phụ hỗ trợ cho ABS. Chẳng hạn, khi vào cua thì VDC sẽ check cua trái hay phải để kìm phanh (kích hoạt EBD và ABS) thích hợp cho phần còn lại chống quăng đít...
Với em thì 3 (hoặc ít nhất là 2 ABS+EBD) là 1 hệ thống an toàn khi phanh xe...
 
Hạng D
24/9/10
1.414
403
83
Xe để trong nhà xe đừng nên cài thắng tay, để lâu, kẹt luôn.
danacons nói:
Nhân tiện có bác này hỏi về thắng, em xin hỏi ké thêm 1 câu này : Xe số tự lúc đậu  trong nhà xe (thời gian lâu) có cần phải kéo thắng tay không ah (đã chuyển P) ? Trường hợp đậu trên dốc, ngang dốc thì phải như thế nào ? Xin các cao thủ giải thích hộ , em phân vân quá ?
 
Hạng B2
13/12/09
133
7
18
Củ Chi
cafe_mine nói:
Xe để trong nhà xe đừng nên cài thắng tay, để lâu, kẹt luôn.
danacons nói:
Nhân tiện có bác này hỏi về thắng, em xin hỏi ké thêm 1 câu này : Xe số tự lúc đậu  trong nhà xe (thời gian lâu) có cần phải kéo thắng tay không ah (đã chuyển P) ? Trường hợp đậu trên dốc, ngang dốc thì phải như thế nào ? Xin các cao thủ giải thích hộ , em phân vân quá ?
Nhưng cái vấn đề là xe để chạy chứ đâu có để lâu đâu bác. Với lại em nghĩ người làm thắng tay là để xe đậu cho ổn định thì tại sao mình lại không cài thắng tay khi đậu.
Cái này đi học lái xe người ta có chấm điểm thao tác kéo và nhả thắng tay đó bác.
 
Hạng B2
12/3/07
137
3
18
Hà Nội
www.denthan.com
ABS thì hiểu đơn giản là chống bó cứng làm cho bánh ngừng quay (mà xe vẫn di chuyển) vì khi bánh ngừng quay thì dẫn tới mất lái. ABS hoạt động bằng cách phanh nhả liên tục nhiều lần. Bất kể trong trường hợp nào mà ta đạp phanh đủ lực cho bánh xe ngừng quay (mà xe vẫn di chuyển) thì hệ thống ABS sẽ hoạt động lngay lập tức để chống việc bánh bị bó cứng.
Như vậy kể cả khi ta đi với vận tốc vài KM/h trên đường trơn mà phanh thì ABS cũng có thể hoạt động.
Để sử dụng phanh có ABS khi cần phanh gấp thì đạp thoải mái thôi.
Còn sử dụng với phanh không có ABS khi phanh gấp thì cần đạp nhả nhiều lần để không bị mất lái nhưng việc này rất khó hiệu quả bằng phanh có ABS.
 
Hạng D
9/9/09
2.311
64
48
52
Saigon
Túm lại chuyện thắng tay 1 chút : Vừa rồi do đậu hơi lâu (3-4ngày) và sử dụng thắng tay cho xe đậu ở gara trong nhà !? Khi lấy đi thì bị kẹt 1 bánh sau, do đó phải tháo bánh và mở 2 má bố thắng đi đóng lại mất 2-3 tiếng ... Do đó : Rút kinh nghiệm khi đâu chổ nào bằng phẳng thì về P, nếu đậu dốc thì N và kép thắng tay, nếu đậu gara tốt nhất thì có cục kê cho xe khỏi bị xô lệch và về N phòng trường hợp kẹt bố !!!
 
Hạng C
12/2/08
811
30
18
aquasaigon.org
danacons nói:
Túm lại chuyện thắng tay 1 chút : Vừa rồi do đậu hơi lâu (3-4ngày) và sử dụng thắng tay cho xe đậu ở gara trong nhà !? Khi lấy đi thì bị kẹt 1 bánh sau, do đó phải tháo bánh và mở 2 má bố thắng đi đóng lại mất 2-3 tiếng ... Do đó : Rút kinh nghiệm khi đâu chổ nào bằng phẳng thì về P, nếu đậu dốc thì N và kép thắng tay, nếu đậu gara tốt nhất thì có cục kê cho xe khỏi bị xô lệch và về N phòng trường hợp kẹt bố !!!
Cái vụ kẹt bánh này em đoán chắc có lẽ do xe bác trước khi đậu 3-4 ngày đã đi mưa lớn, vào vùng nước ngập, hoặc mới rửa xe, nên khi kéo thắng tay rồi đậu lâu ngày bị kẹt thắng thôi.
 
 
 
Chi hội phó GMFC
13/5/05
2.522
10
38
50
Matiz còi nói:
danacons nói:
Túm lại chuyện thắng tay 1 chút : Vừa rồi do đậu hơi lâu (3-4ngày) và sử dụng thắng tay cho xe đậu ở gara trong nhà !? Khi lấy đi thì bị kẹt 1 bánh sau, do đó phải tháo bánh và mở 2 má bố thắng đi đóng lại mất 2-3 tiếng ... Do đó : Rút kinh nghiệm khi đâu chổ nào bằng phẳng thì về P, nếu đậu dốc thì N và kép thắng tay, nếu đậu gara tốt nhất thì có cục kê cho xe khỏi bị xô lệch và về N phòng trường hợp kẹt bố !!!
Cái vụ kẹt bánh này em đoán chắc có lẽ do xe bác trước khi đậu 3-4 ngày đã đi mưa lớn, vào vùng nước ngập, hoặc mới rửa xe, nên khi kéo thắng tay rồi đậu lâu ngày bị kẹt thắng thôi.
Bác danacons thấy anh em có cùng ý nghĩ không? Xe mà lội thì trước khi vô gara bác phải lấy vòi xịt 4 cái bánh cho sạch, em thấy manual nó bào thế...