Hạng F
4/5/11
5.181
4.036
113
54
Đà Lạt
Các bác thử nhẩm tính xem xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu thiết bị điện để phục vụ cho cuộc sống??? Nhiều và rất nhiều phải không các bác.
Và một ngày hoặc hai ngày không có điện thì chúng ta sẽ thế nào????
Bởi vậy điện năng là nguồn năng lượng rất cần thiết cho con người, và đôi khi em thấy nó rất gần gũi nữa là khác. Tuy nhiên, điện lại rất nguy hiểm, nếu chúng ta thiếu hiểu biết về nó, nó sẽ gây tai nạn và có thể gây tử vong đấy.
Cái nghề cái nghiệp của em là "an toàn".... em đã từng chứng kiến nhiều tai nạn điện mà nạn nhân là những người cha, người trụ cột của gia đình khi bị tai nạn để lại cho gia đình nhiều gánh nặng rất thương tâm; hoặc đó là những cậu ấm con trai một trong gia đình mới học nghề, tập nghề trong các cơ sở quảng cáo, gia công hàn sắt, thợ hồ, thợ xây dựng....
Trong công việc, em cũng luôn cố gắng đề xuất in những tờ rơi tuyên truyền an toàn điện, những kiến thức cơ bản nhất về điện tuyên truyền cho những hộ dân có nhà và công trình nằm ở dưới hoặc gần đường dây điện cao áp, nhưng thực tế những tai nạn điện vẫn luôn xãy ra...
Em xin phép Admin, Ban điều hành, CHT, CHP được post những bài viết chia sẽ kinh nghiệm của em về những điều cần biết để phòng tránh tai nạn điện. Bác nào biết về chuyên môn này, xin bác post bài ở đây để em được học hỏi, được giao lưu cùng bác và em được mở rộng thêm tầm mắt. Bác nào cảm thấy đây là hữu ích xin bác giới thiệu bạn bè để có thêm một số kiến thức an toàn cho bản thân. Bác cảm thấy không cần thiết cho là "nhảm" thì xin bác chém nhè nhẹ nhắc nhở để em học hỏi rút kinh nghiệm ah.
Em xin cám ơn!
P/S: Em đã từng viết bài này trong thớt Su vì thớt Su là nhà của em. Sau thời gian suy nghĩ, em cũng có nhiều người bạn trong S.O.S và em cũng có xin phép Bác Tổng Tư Lệnh được đăng bài ở đây. Những bài viết này tuy rất đơn giản, câu từ đôi khi không được hay lắm nhưng em nghĩ biết đâu có thể giúp các bác ứng phó trước những tình huống tránh được tai nạn do điện.
 
Hạng F
4/5/11
5.181
4.036
113
54
Đà Lạt
Xin mở hàng bằng một clip vui như sau:
[youtube]http://youtu.be/9x_gDMbQomQ[/youtube]
1/. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện:
- Cắt điện để sửa điện không thực hiện biện pháp an toàn "Ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc": Khi chúng ta cắt điện để sửa chữa, những người xung quanh không thể biết việc chúng ta đang làm và họ sẽ đóng CB lại thế là bị tai nạn rồi !!!:)

2/. Biện pháp phòng tránh:
- Sau khi cắt điện phải thực hiện biện pháp ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc như khóa tủ điều khiển điện, khóa cầu dao, tháo cầu chì....
- Kiểm tra thử không còn điện
- Đặt tiếp đất 3 pha với dây N bằng cách lấy 1 dây đồng lớn nối tắt 3 pha [<font]sau CB hoặc cầu dao với dây N (Nếu ai tò mò đưa tay bậc CB thì CB sẽ nhảy không đóng điện được) (NHỚ LÀ SAU CB ĐẤY NHÁ)
- Treo biển báo: "Có người đang làm việc!!!" tại cầu dao (Chớ có tọc mọc thò tay đóng điện vào tui đang làm chết tui đóa ;))
Đảm bảo an toàn cho các bác .
Continue!!!
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
4/5/11
5.181
4.036
113
54
Đà Lạt
Một kinh nghiệm khác nữa, đây là một tai nạn rất thường xãy ra ở những vùng thôn quê, khi thấy một người bị tai nạn điện nằm đó, lúc đó chúng ta chưa xác định được họ chết hay chưa, hãy đừng vội vào nắm tay chân họ khi chưa chuẩn bị một biện pháp an toàn nào....
[youtube]http://youtu.be/SuPSCrrAslc[/youtube]
Nguyên nhân người đàn ông đó bị chết tiếp theo chắc các bác biết rồi, ở đây em đưa ra biện pháp phòng tránh tai nạn:
1/Khi cứu người bị điện giật trước hết phải cắt điện tất cả những nguồn điện dẫn đến đó. Nếu là trời tối thì phỉ chuẩn bị nguồn điện chiếu sáng.
2/ Nếu không biết cắt điện ở đâu thì dùng búa rìu cán gỗ chặt đứt dây điện dẫn đến chỗ bị tai nạn.
3/Khi vào những vùng nguy hiểm mà chúng ta không biết có điện hay không tương tự như trên phải mặc áo dài tay và cài cúc, quần ống dài và mang giày đầy đủ, khi chạm vào người nạn nhân chúng ta không nên dùng tay chạm trực mà phải mang găng tay cách điện (Theo em các bác nên dùng găng tay của các mợ rửa chén loại 15K/đôi là được - em sẽ phân tích găng tay cách điện sau).
3/ Nếu không có găng tay cách điện phải quấn tay vào bao ny lon hoặc bìa giấy.... để nắm vào nạn nhân.
4/ Cách phòng chống tiếp theo em xin lắng nghe ý kiến của các bác.
 
Hạng F
4/5/11
5.181
4.036
113
54
Đà Lạt
Một tai nạn điện nữa cũng thường hay xãy ra, tương tự như clip tại xã Hòa Nam - huyện Di Linh - Lâm Đồng một em thiếu niên người dân tộc thiếu hiểu biết đã trèo lên cột điện để bắt tổ chim đã bị điện cao thế 22kV phóng và chết ngay tại chỗ:
[youtube]http://youtu.be/Wn0oMgu0Hdo[/youtube]
Xin các bác hãy luôn nhắc nhở con em, các cháu rằng: Đó là điện cao thế leo lên chưa kịp đụng đến chỉ cần quá khoảng cách an toàn là sẽ bị phóng điện chết ngay.
 
Hạng F
4/5/11
5.181
4.036
113
54
Đà Lạt
HÃY LUÔN MANG BAO TAY CAO SU ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO GIA ĐÌNH VÀ BẢN THÂN
Hiện nay anh em Điện lực được trang bị rất hiện đại nhằm đem lại sự an toàn nhất cho bản thân, một trong những trang bị đó là găng tay cách điện hạ áp, quy định khi làm việc bất cứ nơi có điện hay không có điện đều phải mang găng tay này:
img6720vp.jpg
Găng tay bằng cao su hơi dày tuy nhiên theo tiêu chí là cao su mềm nhưng theo em cảm nhận vẫn còn khá "cứng" nên khi làm nhiều cũng hơi mỏi tay, bên ngoài có thêm 1 găng tay vải bảo vệ:
img6721f.jpg

Hãng Yotsugi của Nhật bổn, giá khá mắc nhưng vẫn phải trang bị vì 1 mạng người mắc hơn nhiều ;)
img6722g.jpg
Rất thân thuộc với người công nhân ngành điện:
img6723.jpg
Tuy nhiên em có lời đề nghị như thế này: Dùng găng tay của các mợ dùng để bảo vệ làn day tay Việt Naaaaam!!!. GIÁ 15K/ĐÔI!!!!!!!
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
img6724il.jpg
Chỉ có 15K VNĐ thôi sẽ bảo vệ cho bạn và gia đình, các bác có đồng ý không????
img6725h.jpg
HÃY LUÔN MANG BAO TAY CAO SU ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO GIA ĐÌNH VÀ BẢN THÂN
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
4/5/11
5.181
4.036
113
54
Đà Lạt
Em xin lấy ví dụ này nhá: Việc sửa điện nhà biết rằng cắt cầu dao điện chính là an toàn, nhưng đôi khi chúng ta không thể cắt điện được như thay 1 cái bóng đèn neon ;). Có ai đi thay bóng đèn neon mà cắt cầu dao điện chính chưa ???? Xin thưa là không bao giờ.
Khi thay bóng đèn nhiều khi đứng lên ghế hay bàn là chưa đủ chiều cao để làm việc, ta phải dùng cái thang, nếu thợ nối dây máng đèn làm ẩu hay keo nano lâu ngày bị hở dây chạm vào máng đèn thế là bác bị giật ngã từ trên cao xuống... bị chấn thương đấy mà theo thống kê phần đầu là nhiều nhất....
HÃY MANG BAO TAY CAO SU ĐỂ SỬA ĐIỆN CHO DÙ ĐÓ LÀ CHUYỆN NHỎ NHẤT​
 
Hạng F
4/5/11
5.181
4.036
113
54
Đà Lạt
Hôm nay cuối tuần, em gửi đến các bác những câu chuyện tản mạn quanh vấn đề "điện".
- Tại sao nước ta sử dụng điện áp 220/380 Volt trong khi đó các nước tư bản lại sử dụng điện 110/220 volt.
- Tại sao ta sử dụng loại điện có tần số 50 Hz, trong khi đó các nước tư bản lại sử dụng loại điện có tần số 60 Hz, điều này dẫn đến một số thiết bị điện khi ta mua ở các nước tư bản đem về Việt Nam sài không được cho dù nó có cùng điện áp??
- Khi bị điện giật, các bác cảm thấy thế nào??? Cảm giác rung giật rất mạnh phải không ah... Tại sao khi ta sờ vào điện nó lại không cho ta cảm giác êm ái hay mát lạnh hay nóng hổi????
Tại sao và tại sao????
1/ Theo lý thuyết điện (Em xin không nêu ra ở đây) tổn thất điện năng từ nơi cung cấp đến nơi tiêu thụ phụ thuộc rất nhiều vào điện áp truyền tải, điện áp truyền tải càng cao thì tổn thất điện năng càng thấp và đường dây điện truyền dẫn đi càng xa... Điều này các bác thấy rất rõ trên lưới điện của Điện lực có đường dây 22 kV, 110 kV, 230 kV, 500 kV. Như vậy, quốc gia nào sử dụng cấp điện áp 220/380 volt ở cấp điện sinh hoạt là do họ tính toán quá nhiều vào vấn đề kinh tế của nhà sản xuất kinh doanh điện. Với một trạm cùng công suất có cấp điện áp hạ áp là 220/380V sẽ có bán kính cấp điện dài gấp đôi trạm 110/220V, thế là quá có lợi cho nhà sản xuất rồi :D. Nhưng cái gì cũng có mặt lợi và hại của nó với cấp điện áp 220/380V khi bị điện giật sẽ nguy hiểm hơn cấp điện áp 110 Volt rất nhiều.
2/ Vấn đề tần số điện: Em xin phép giải thích nôm na như thế này: ở tần số 50 Hz máy phát điện sẽ quay tốc độ chậm hơn loại điện có tần số 60 Hz, như thế nhà máy sản xuất điện sẽ tiết kiệm rất nhiều nhiên liệu :D. Giống như các bác chạy xe ở tốc độ 60 km/h sẽ ít hao xăng hơn xe chạy ở tốc độ 120km/h vậy. Theo tính toán máy phát quay ở tốc độ tần số 50 hZ là ít hao nhiên liệu nhất. Về góc độ an toàn ở tần số điện 50 -100 Hz là nguy hiểm nhất cho cơ thể con người. Với tần số cao hơn sẽ cho ta công suất của các mô tơ điện lớn hơn, điều đó chứng tỏ nước tư bản dùng điện 110/220V bắt buộc phải dùng tần số 60Hz để sử dụng cho các mô tơ lớn, như thế thì giá thành điện năng mắc. Tại các nước này họ có sử dụng 1 loại hình bảo hiểm tai nạn điện và khi 1 tai nạn chết do điện họ sẽ chi trả 1 lượng tiền khá lơn do đó họ không dám sử dụng điện 220/380 volt. Không biết có bác nào mua bảo hiểm tai nạn điện ở nước ta chưa ah?
3/ Vấn đề tại sao khi ta sờ vào điện lại gọi là "giật"???:
Với điện xoay chiều: Khi ta chạm vào điện xoay chiều, dưới tác dụng của thế điện (điện áp cao thì thế điện càng mạnh) sẽ cưỡng bức các tế bào "chạy" theo chiều của dòng điện, với xu hướng hiệu ứng bề mặt của dòng điện các tế bào sẽ di chuyển ra ngoài màng tế bào. Với tần số là 50 Hz thì các tế bào sẽ di chuyển qua lại là 0,02 sec cho 1 lần , rất nhanh phải không ạh, vì thế cảm giác của chúng ta là bị rung rất mạnh, rất đau vì các tế bào bị phân hủy.
Với điện một chiều: Khi chạm vào điện 1 chiều cũng dưới tác dụng của thế điện cao thì các phần tử trong tế bào bị phân hủy thành những ion khác dấu và bị hút ra ngoài màng tế bào, một cảm giác đau đớn xuất hiện.
P/S: Em giải thích có vần đề gì sai, xin các bác chỉ giáo ah. Những vấn đề trên là những gì em còn nhớ lại sau bao nhiêu năm học hành không tới nơi tới chốn và đã trả lại hết cho các thầy cô. Xin các thầy cô thông cảm và bỏ qua cho em :D. Em xin học hỏi tiếp ah.
Tiếp theo em sẽ giải thích tại sao khi bị điện giật cảm giác thấy bải hoải tay chân hoặc bị ngất. Người bị điện giật bị hút vào điện không gỡ ra được